Luận văn Biến động thành phần, số lượng các loài tảo ở vùng biển tỉnh Bình Thuận
Nước ta nằm ở phía tây Biển Đông có bờ biển dài 3200 km, phía Bắc có vịnh Bắc Bộ, phía Nam giáp với vịnh Thán Lan, với cả một thềm lục địa rộng lớn hơn một triệu km2 cùng với điều kiện thiên nhiên ưu đãi. Song song đó nước ta là nước khí hậu nhiệt đới gió mùa, do đó điều kiện thời tiết khí hậu rất phù hợp cho các loài sinh vật phát triển. Đặc biệt hiện nay nước ta đang chú trọng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản phục vụ nhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu. Vì vậy việc bảo đảm an toàn thực phẩm đang là vấn đề quan trọng hàng đầu, hàng năm trên thế giới có rất nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm do việc sử dụng các loài thủy hải sản không đảm bảo vệ sinh. Như chúng ta đã biết sự nở hoa của thực vật phù du (TVPD) Biển hoặc thủy “triều đỏ” là một hiện tượng tự nhiên. Khoảng 300 loài TVPD hình thành sự nở hoa với mật độ lên đến hàng triệu tế bào trên lít, khoảng ¼ trong số các loài gây hiện tượng nở hoa sản sinh độc tố đang là mối đe doạ thậm chí có thể tàn phá khu hệ động và thực vật bao gồm sự thiệt hại về con người. Sức khoẻ con người có nguy cơ do tiêu thụ thực phẩm biển nhiễm độc đã được công bố trên thế giới, chính phủ của nhiều nước buộc phải hạn chế tiêu thụ các sản phẩm biển. Vì vậy, để đảm bảo an toàn thực phẩm biển nhiều quốc gia phải thực hiện những phân tích độc tố tảo cùng với một chương trình giám sát tảo độc hại.Từ những yêu cầu trên việc thiết lập một chương trình giám sát tảo (đặt biệt tảo độc) là cần thiết và phải được tìm hiểu một cách cụ thể và sâu rộng về vấn đề tảo độc ở nước ta nói chung và ở Miền Nam nói riêng. Xuất phát từ những yêu cầu và được sự phân công của Khoa Thủy Sản Trường Đại Học Nông Lâm TP. HCM. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “ PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN, SỐ LƯỢNG CÁC LOÀI TẢO Ở VÙNG BIỂN TỈNH BÌNH THUẬN”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- r.doc
- r.pdf