Cho đến nay, nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước đã được nhiều năm, phải nói rằng những năm đó là khoảng thời gian đầy khó khăn và thử thách đối với các doanh nghiệp Nhà nước vốn đã quen với cơ chế bảo hộ của Nhà nước, nay phải chịu sự sàng lọc ra một bước ngoặt trong lịch sử phát triển kinh tế Việt Nam. Cơ chế thị trường nếu biết vận hành tốt sẽ phát huy được những mặt tích cực, nhưng nó cũng đặt ra một yêu cầu: cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước phải thực sự đổi mới cho phù hợp với tình hình mới. Chuyển sang cơ chế thị trường đồng nghĩa với Nhà nước đã chuyển giao cho các doanh nghiệp Nhà nước những quyền lợi to lớn và gắn liền với nó là những trách nhiệm nặng nề khi sự hỗ trợ của Nhà nước còn rất ít.
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra thì doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh sao có hiệu quả ở mức cao nhất. Chính vì vậy, đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh là một vấn đề đặt ra hết sức cần thiết cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và Trung tâm Datapost thuộc Bưu điện Hà Nội nói riêng.
61 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2151 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh tại trung tâm Datapost thuộc bưu điện Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU 3
DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT 4
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 5
1.1 Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 5
1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bưu chính 5
1.3 Đặc điểm của doanh nghiệp bưu chính 7
1.4 Vai trò của bưu chính 10
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bưu chính 10
1.5.1 Môi trường vĩ mô 11
1.5.2 Môi trường vi mô 13
1.6 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bưu chính 16
1.6.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng quát. 16
1.6.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bộ phận 17
1.7 Ý nghĩa của việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh 23
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM DATAPOST THUỘC BƯU ĐIỆN HÀ NỘI 24
2.1 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Trung tâm Datapost 24
2.1.1 Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Datapost 25
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác các đơn vị trực thuộc Trung tâm 25
2.2 Tình hình sản xuất, kinh doanh của Trung tâm Datapost 38
2.2.1 Sản phẩm và dịch vụ của Datapost 38
2.2.2 Quy trình dịch vụ datapost 39
2.2.3 Tiến độ thực hiện 39
2.2.4 Cước dịch vụ DATAPOST 40
2.2.5 Lợi ích của DataPost 41
2.2.6 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2008 đến tháng 5 năm 2011 41
2.3 Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của Trung tâm Datapost 43
2.3.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của trung tâm Datapost 43
2.3.2 Khách hàng sử dụng các dịch vụ tại TT.Datapost 46
3.1 Định hướng phát triển của Trung tâm Datapost 50
3.1.1 Phương hướng hoạt động kinh doanh của Bưu điện Hà Nội 50
3.1.2 Phương hướng phát triển của Trung tâm Datapost 50
3.2 Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh 52
3.2.2 Tổ chức bộ máy 52
3.2.3 Biện pháp về nâng cao trình độ nguồn nhân lực, quản lý và sử dụng nhân lực 52
3.2.4 Biện pháp mở rộng kinh doanh, phát triển thị trường 54
3.2.5 Biện pháp phát triển sản phẩm mới 55
3.2.6 Biện pháp chăm sóc khách hàng 55
3.2.7 Biện pháp quản lý tài chính 56
3.2.8 Biện pháp đầu tư xây dựng sửa chữa tài sản 57
KẾT LUẬN 58
LỜI MỞ ĐẦU
Cho đến nay, nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước đã được nhiều năm, phải nói rằng những năm đó là khoảng thời gian đầy khó khăn và thử thách đối với các doanh nghiệp Nhà nước vốn đã quen với cơ chế bảo hộ của Nhà nước, nay phải chịu sự sàng lọc ra một bước ngoặt trong lịch sử phát triển kinh tế Việt Nam. Cơ chế thị trường nếu biết vận hành tốt sẽ phát huy được những mặt tích cực, nhưng nó cũng đặt ra một yêu cầu: cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước phải thực sự đổi mới cho phù hợp với tình hình mới. Chuyển sang cơ chế thị trường đồng nghĩa với Nhà nước đã chuyển giao cho các doanh nghiệp Nhà nước những quyền lợi to lớn và gắn liền với nó là những trách nhiệm nặng nề khi sự hỗ trợ của Nhà nước còn rất ít.
Để đạt được những mục tiêu đã đề ra thì doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh sao có hiệu quả ở mức cao nhất. Chính vì vậy, đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh là một vấn đề đặt ra hết sức cần thiết cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói chung và Trung tâm Datapost thuộc Bưu điện Hà Nội nói riêng. Trước hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm và sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Ngọc Minh, cũng như sự giúp đỡ của Ban lãnh đạo Trung tâm Datapost thuộc Bưu điện Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp về : “Biện pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh tại trung tâm Datapost thuộc bưu điện Hà Nội”.
DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ công tác tổ chức và quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các hoạt động này chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế khách quan, trong quá trình phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý vĩ mô của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế đòi hỏi các hoạt động sản xuất kinh doanh phải tuân thủ theo các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá như quy luật cung cầu, giá trị, cạnh tranh. Đồng thời các hoạt động này còn chịu tác động của các nhân tố bên trong, đó là tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất, tình hình sản xuất, tiêu thụ, giá cả các chính sách tiếp thị, khuyến mãi.v.v,. . và các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như sự thay đổi về cơ chế, chính sách thuế, tỷ giá ngoại tệ, chính sách ưu đãi đầu tư, v.v. Do vậy khi thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cần hiểu rõ ý nghĩa, nhiệm vụ, đặc điểm, hệ thống chỉ tiêu thống kê, và phải thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cả về mặt số lượng lẫn chất lượng.
Các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu của các đối tượng tiêu dùng, không tự sản xuất được hoặc không đủ điều kiện để tự sản xuất những sản phẩm vật chất và dịch vụ mà mình có nhu cầu tiêu dùng, hoạt động này sáng tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ để cung cấp cho người tiêu dùng nhằm thu được tiền công và lợi nhuận kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động sáng tạo ra sản phẩm vật chất và dịch vụ cung cấp cho nhu cầu xã hội nhằm mục tiêu kiếm lời.
Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bưu chính
Quá trình cung ứng và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời
Hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính có những đặc điểm đặc thù xuất phát từ chính đặc điểm của bản thân đối tượng lao động trong hệ thống sản xuất và cung ứng dịch vụ.
Doanh nghiệp và khách hàng phải trực tiếp tiếp xúc với nhau. Doanh nghiệp tạo ra và chuyển giao dịch vụ, khách hàng tiếp nhận lợi ích của dịch vụ, do vậy doanh nghiệp phải tổ chức các điều kiện gặp gỡ khách hàng một cách thuận tiện nhất theo hai hướng: một là thiết lập các điểm cung cấp dịch vụ gần nơi sinh sống, làm việc của khách hàng; hai là chủ động đến tận địa chỉ khách hàng để cung ứng dịch vụ. Các hình thức cung ứng dịch vụ từ xa rất khó có cơ hội phát triển.
Do có sự tham gia của khách hàng trong quá trình tạo ra và chuyển giao dịch vụ nên doanh nghiệp khó hoạch định và kiểm soát tiến độ cung ứng dịch vụ. “Trình độ” của khách hàng ảnh hưởng tới gian tiến độ cung ứng dịch vụ cũng như chất lượng dịch vụ.
Hoạt động cung ứng dịch vụ có ảnh hưởng trực tiếp và ngay lập tức đến khách hàng. Xuất phát từ việc sản xuất đến đâu tiêu dùng đến đó nên khác với các ngành sản xuất vật chất, không có khả năng kiểm tra chất lượng dịch vụ trước khi chuyển giao, do vậy nếu chất lượng dịch vụ kém thì khách hàng là người trực tiếp chịu ảnh hưởng. Hàng rào kiểm soát chất lượng dịch vụ rất khó lấp kín mọi lỗ hổng nên việc thực hiện đúng các quy trình dịch vụ, các tác nghiệp đã được quy định là rất quan trọng. Nhân viên cung ứng các dịch vụ phải thực hiện phương châm làm đúng ngay từ đầu.
Doanh nghiệp cần phải quản trị toàn bộ các tiếp xúc giữa doanh nghiệp với khách hàng. Do sự tiếp xúc trực tiếp giữa các doanh nghiệp với khách hàng nên cảm nhận về chất lượng và lợi ích của dịch vụ có phạm vi rộng hơn so với đánh giá chất lượng đối với một hàng hoá hữu hình. Khách hàng sẽ đánh giá thông qua lợi ích cơ bản của dịch vụ qua thái độ giao tiếp, cơ sở vật chất của doanh nghiệp…
Tải trọng dịch vụ không đồng đều theo thời gian và không gian
Nhu cầu sử dụng dịch vụ bưu chính không đồng đều giữa các giờ trong ngày, các ngày trong tuần, các tháng trong năm… và các vùng miền địa lý khác nhau.
Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh:
Doanh nghiệp khó được hưởng lợi thế kinh tế theo quy mô. Dịch vụ chỉ được tạo ra khi có mặt khách hàng nên không thể sản xuất số lượng lớn dịch vụ để dự trữ trong kho.
Khó cân bằng giữa cung và cầu. Lượng khách hàng đến với doanh nghiệp biến đổi rất khó kiểm soát và cân bằng do vậy doanh nghiệp thường phải cố gắng thích ứng với sự biến đổi đó.
Có nhiều đơn vị khác nhau tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ
Tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ có nhiều cá nhân, nhiều tập thể, nhiều đơn vị, thậm chí nhiều quốc gia. Mỗi cá nhân, mỗi đơn vị chỉ làm một bước công việc, một khâu công tác của quá trình cung ứng dịch vụ. Lao động của các cá nhân, đơn vị chỉ là lao động bộ phận. Kết quả của toàn bộ quá trình thể hiện công sức của tất cả các cá nhân và tập thể cùng tham gia vào quá trình đó. Khách hàng sẽ trả tiền cước dịch vụ cho toàn bộ quá trình cung ứng dịch vụ. Bưu cục gốc, nước gốc chỉ là người đại diện thu cho cả quá trình đó.
Xuất phát từ đặc điểm trên mà trong kinh doanh dịch vụ bưu chính cần phải quan tâm đến các vấn đề sau:
Phân chia giá trị giữa các đơn vị, bộ phận, quốc gia
Quy trình, thủ tục phải nhất quán
Phải phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các đơn vị, bộ phận
Phải có cơ chế và cơ sở để phân định trách nhiệm đối với mỗi thành viên tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ.
Khác với hoạt động tự túc tự cấp phi kinh doanh, động cơ và mục đích của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bưu chính là sản xuất sản phẩm vật chất hay dịch vụ không phải để tự tiêu dùng mà để phục vụ cho nhu cầu của người khác nhằm thu lợi nhuận.
Hoạt động kinh doanh phải hạch toán được chi phí sản xuất, kết quả sản xuất và hạch toán được lãi (lỗ) trong kinh doanh.
Sản phẩm của hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp bưu chính tạo ra là sản phẩm và dịch vụ. Doanh nghiệp sẽ phải tự chịu trách nhiệm đối với sản phẩm dịch vụ của mình.
Hoạt động kinh doanh phải luôn luôn nắm được các thông tin về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường như các thông tin về số lượng, chất lượng, giá cả sản phẩm, thông tin về xu hướng tiêu dùng của khách hàng, thông tin về kỹ thuật công nghệ để chế biến sản phẩm, về chính sách kinh tế tài chính, pháp luật Nhà nước có liên quan đến sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh luôn thúc đẩy mở rộng sản xuất và tiêu dùng xã hội, tạo điều kiện cho tích luỹ vốn phát triển sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, phát triển khoa học kỹ thuật, mở rộng quan hệ giao lưu hàng hoá, tạo ra sự phân công lao động xã hội và cân bằng cơ cấu sản xuất trong nền kinh tế.
Đặc điểm của doanh nghiệp bưu chính
Theo quy định của Chính phủ, Bưu chính Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước duy nhất về bưu chính, thực hiện chức năng kinh doanh theo quy định của pháp luật và thực hiện nhiệm vụ công ích theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển bưu chính của Nhà nước và những nhiệm vụ công ích khác theo yêu cầu đột xuất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bưu chính Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là VIETNAM POST và là doanh nghiệp duy nhất được sử dụng cụm từ “Bưu chính Việt Nam”.
Lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh của Bưu chính Việt Nam bao gồm:
Thiết lập, quản lý, khai thác và phát triển mạng bưu chính công cộng, cung cấp các dịch vụ bưu chính công ích theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
Cung cấp các dịch vụ công ích khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Kinh doanh các dịch vụ bưu chính dành riêng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
Kinh doanh các dịch vụ bưu chính, phát hành báo chí, chuyển phát trong và ngoài nước;
Tham gia các hoạt động cung cấp dịch vụ bưu chính quốc tế và các dịch vụ khác trong khuôn khổ điều ước quốc tế trong lĩnh vực bưu chính mà Việt Nam ký kết, gia nhập khi được Nhà nước cho phép;
Hợp tác với các doanh nghiệp viễn thông để cung cấp dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin;
Tư vấn, nghiên cứu, đào tạo, dạy nghề vè ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bưu chính.
Kinh doanh các dịch vụ trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật;
Kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm, tài chính, ngân hàng theo quy định của pháp luật;
Kinh doanh vận tải hành khách, vận tải hàng hoá theo quy định của pháp luật;
Kinh doanh các dịch vụ Logistics;
Mua, bán, sửa chữa xe và vật tư, thiết bị xe, máy;
Mua, bán, đại lý mua, đại lý bán các loại hàng hoá dịch vụ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
Xuất khẩu, nhập khẩu vật tư, thiết bị bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, thiết bị văn phòng và các loại hàng hoá, dịch vụ khác;
Cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận tải theo quy định của pháp luật;
In, sao bản ghi các loại, xuất bản, kinh doanh xuất bản phẩm;
Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng;
Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch, quảng cáo;
Sản xuất giấy và các sản phẩm về giấy theo quy định của pháp luật;
Tư vấn, nghiên cứu thị trường, xây dựng, lưu trữ và khai thác cơ sở dữ liệu theo quy định của pháp luật;
Thiết kế, xây dựng công trình, hạng mục công trình trong lĩnh vực bưu chính viễn thông;
Kinh doanh các ngành, nghề khác theo quy định của pháp luật;
Ngoài ra còn có các doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam được kinh doanh dịch vụ chuyển phát khi có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ chuyển phát đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước hoặc có Giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực chuyển phát tại Việt Nam đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với phần vốn góp của bên nước ngoài tối đa đến 51%.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với phần vốn góp của bên nước ngoài trên 51%, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được kinh doanh dịch vụ chuyển phát kể từ ngày 11 tháng 1 năm 2012.
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát thư của cơ quan có thẩm quyền.
Doanh nghiệp có vốn trong nước có đặc điểm:
Ngoại trừ Bưu chính Việt Nam với các điều kiện lịch sử đặc thù, các doanh nghiệp chuyển phát trong nước có tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, lao động ít.
Tập trung khai thác tại các vùng thị trường có nhu cầu cao (đô thị, khách hàng doanh nghiệp) nên việc nắm bắt thị trường, phát triển dịch vụ mới, đưa ra các chính sách khuyến mại, chăm sóc khách hàng rất nhanh nhạy, do đó tốc độ tăng trưởng khá với tỷ lệ lợi nhuận cao.
Quy mô còn nhỏ, mạng lưới còn hạn chế.
Các dịch vụ chưa đa dạng, chất lượng dịch vụ chưa cao.
Doanh nghiệp có vốn nước ngoài có đặc điểm:
Có tiềm lực về tài chính, trang thiết bị, công nghệ truy tìm định vị, thương hiệu mạnh, được quảng bá thường xuyên.
Trình độ quản trị, cung cấp dịch vụ, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
Mạng lưới chủ yếu ở một số ít thành phố, thị xã, nhiều tỉnh thành khác phải gửi qua Bưu chính Việt Nam.
Giá cước cao nên khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp nước ngoài, liên doanh…
Vai trò của bưu chính
Ngành bưu chính là ngành có vai trò vô cùng quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Ngành bưu chính tạo ra khả năng tiếp cận thông tin và tri thức, tạo dựng sự tin cậy đối với các công nghệ mới, đảm bảo sự an toàn, phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết cho xã hội thông tin. Sự đóng góp lớn nhất của ngành bưu chính chính là ở khả năng tạo điều kiện tiếp cận thông tin cho hàng triệu người thông qua mạng bưu chính toàn cầu với hơn 660.000 đại lý được thiết lập tại những vùng sâu vùng xa nơi mà hầu như không có dịch vụ nào cung cấp được. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển, thì bưu chính thực sự là một phương tiện truyền thông cần thiết của người dân và cũng là công cụ giúp họ phá vỡ được chuỗi đói nghèo và sự cô lập. Thông qua các dịch vụ bưu chính cơ bản cũng như các dịch vụ tài chính bưu chính, kinh doanh điện tử và chính phủ điện tử, những cách cửa mới có thể được mở tới các nguồn lực, tới thị trường và tới sự độc lập. Vai trò quan trọng của ngành bưu chính như chiếc cầu nối của khoảng cách số. Ngành bưu chính có thể mang thông tin và những công nghệ mới cho những người mà hiện nay không thể hoặc không có điều kiện tiếp cận.
Từ xa xưa, bưu chính viễn thông đã là một ngành nghề quan trọng của xã hội, khi đóng vai trò cầu nối trong mọi quan hệ, mọi mạng lưới liên lạc của đời sống kinh tế-xã hội. Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của viễn thông, vai trò này càng trở nên nổi bật hơn.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, những năm qua, ngành bưu chính Việt Nam đã không ngừng xây dựng và phát triển, đặc biệt là trong 20 năm đổi mới, Bưu chính viễn thông Việt Nam đã có bước tăng trưởng vượt bậc, trở thành trụ cột của ngành công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) của Việt Nam, đóng góp quan trọng vào thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước và nền kinh tế tri thức thông tin Việt Nam.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Bưu chính
Môi trường kinh doanh là tập hợp các nhân tố, các lực lượng có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh tiêu biểu cho một loạt các thế lực không thể kiểm soát được mà doanh nghiệp phải dựa vào đó để xây dựng chiến lược kinh doanh thích hợp.
Các doanh nghiệp bưu chính phải thấy được ảnh hưởng của môi trường đến các hoạt động kinh doanh của mình bằng việc dự đoán tác động của chúng và đưa ra các quyết định thích nghi được với các tác động đó.
Các doanh nghiệp bưu chính chịu sự tác động mạnh mẽ từ các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh.
Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố bên ngoài, tác động một cách gián tiếp đến các doanh nghiệp bưu chính.
Các yếu tố này có phạm vi rất lớn, bao trùm toàn bộ nền kinh tế mà môi trường vĩ mô do nhiều tiêu thức tạo thành. Các yếu tố môi trường vĩ mô gồm có:
1.5.1,a Kinh tế
Việc nghiên cứu sự tác động của các nhân tố kinh tế tới hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính không chỉ tập trung vào biến số GDP mà còn bao gồm cả việc nghiên cứu các lĩnh vực then chốt nào đó của nền kinh tế mà các lĩnh vực này đặc trưng cho môi trường ngành của doanh nghiệp bưu chính.
Mối quan hệ giữa số lượng bưu phẩm và tăng trưởng kinh tế được các chuyên gia bưu chính cho rằng ở trong khoảng 0.8 đến 1, nhiều cơ quan bưu chính các nước đã đồng ý với tỷ lệ này. Tuy nhiên do các nước có mức dự báo tăng trưởng khác nhau nên sẽ dẫn đến các kịch bản tăng trưởng khác nhau.
1.5.1,b Chính trị - Pháp luật
Đặc trưng nổi bật về sự tác động của môi trường chính trị - pháp luật đối với hoạt động kinh doanh thể hiện ở những mục đích mà thể chế chính trị nhằm tới. Thể chế chính trị giữ vai trò định hướng, chi phối các hoạt động trong xã hội – trong đó có hoạt động kinh doanh.
Hệ thống pháp luật được xây dựng dựa trên nền tảng của các định hướng chính trị, nhằm quy định những điều mà các thành viên trong xã hội không được làm và là cơ sở để chế tài những hành động vi phạm các mối quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.
Chính phủ có vai trò quan trọng là tạo lập, thúc đẩy, điều chỉnh và duy trì tốc độ phát triển kinh tế. Sự can thiệp ở mức hợp lý của Chính phủ vào hoạt động kinh doanh Bưu chính là rất cần thiết bởi Chính phủ giữ vai trò tạo lập một môi trường kinh doanh thuận lợi và tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh Bưu chính.
Các doanh nghiệp Bưu chính hoạt động kinh doanh dưới sự quản lý của Nhà nước và Pháp luật.
Cơ chế bảo hội sản xuất trong nước bao gồm nhiều chính sách, biện pháp khác nhau được thiết lập nhằm giúp đỡ các doanh nghiệp Bưu chính trong nước tránh khỏi (hoặc giảm bớt) sự cạnh tranh tiềm tang (hoặc hiện tại) hay tránh khỏi những bất lợi chính trị từ nước ngoài.
Sự ổn định chính trị tạo ra môi trường thuận lợi đối với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp được đảm bảo an toàn về đầu tư, quyền sở hữu và các loại tài sản khác.
1.5.1,c Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Ảnh hưởng của phát triển công nghệ đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính là rất lớn và có thể tăng lên trong tương lai. Sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh dịch vụ bưu chính theo hai hướng:
Thứ nhất là, mối đe doạ từ sự thay thế của phương truyền thông điện tử cho vận chuyển bưu chính. Việc thay thế, nghĩa là mất thị phần do khách hàng sử dụng các phương tiện truyền thống khác. Trong thự