1. Lý do chọn đề tài
Xã hội hiện đại có những thay đổi toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội và lối sống với tốc độ nhanh đã làm nảy sinh những vấn đề mà trước đây con người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa phải ứng phó, đương đầu hoặc có những vấn đề đã xuất hiện trước đây nhưng nó chưa phức tạp, khó khăn và đầy thách thức như trong xã hội hiện đại nên con người dễ hành động theo cảm tính và không tránh khỏi rủi ro. Nói cách khác, để đến bến bờ thành công và hạnh phúc trong cuộc đời, con người sống trong xã hội trước đây ít gặp những rủi ro và thách thức như con người sống trong xã hội hiện đại. Chính vì vậy, con người trong xã hội hiện đại cần phải có kỹ năng sống để đáp ứng những thách thức và thời cơ trong quá trình toàn cầu hóa mà mục đích chính là nâng cao chất lượng con người và chất lượng cuộc sống.
Người ta đã dùng hình ảnh cây cầu và dòng sông để diễn tả sự cần thiết của kỹ năng sống đối với mỗi người. Con người sống trong xã hội hiện đại muốn sang được bến bờ của thành công và hạnh phúc thì phải vượt qua con sông chứa đầy những rủi ro, nguy cơ, thách thức như AIDS, mang thai ngoài ý muốn, nghiện rượu, ma túy, bệnh lây nhiềm qua đường tình dục, chết vì bạo lực, vi phạm pháp luật, thất bại học đường Khi đó những kỹ năng sống như những nhịp cầu tạo thành cây cầu giúp cho con người chuyển tải những điều đã biết làm thay đổi được hành vi, nhờ đó mà sang bờ bên kia của lối sống lành mạnh đảm bảo chất lượng cuộc sống (xin xem sơ đồ dưói).
Tiến hành giáo dục kỹ năng sống là tiếp cận giáo dục quốc tế, đó là giáo dục con người về môi sinh, giáo dục con người vì hòa bình nhân loại, giáo dục vì cuộc sống chung, vì ngôi nhà chung là thế giới. Do đó mà mỗi cá nhân, mỗi dân tộc phải cố gắng để một mặt chấp nhận người khác có thể suy nghĩ và xử lý khác mình và mặt khác còn tin rằng cách sống của mình không có sự cao siêu hơn người khác. Sự cố gắng nói trên là cần thiết khi không gian cuộc sống ngày càng xích lại gần nhau hơn, sự phụ thuộc vào nhau tăng lên trên thế giới, bắt buộc chúng ta phải “nhìn vào” người khác dù rằng chúng ta không muốn làm như vậy đi chăng nữa thì đó vẫn là điều cần thiết.
Trong số 15 nội dung cơ bản về giáo dục vì sự phát triển bền vững đã được UNESCO xác định có nhiều nội dung thống nhất với nội dung giáo dục kỹ năng sống như: quyền con người, hòa bình và an ninh, bình đẳng giới, đa dạng văn hóa và hiểu biết về giao thoa văn hóa, sức khỏe, HIV/AIDS, các nội dung về môi trường như tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, sự thay đổi khí hậu, sự phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, kinh tế thị trường.
Xét dưới góc độ giáo dục, kỹ năng sống là một biểu hiện của chất lượng giáo dục. Cho nên trong mục tiêu 6 của kế hoạch hành động Dakar (2000) về giáo dục cho mọi người, kỹ năng sống được coi là một khía cạnh của chất lượng giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục cần tính đến những tiêu chí đánh giá kỹ năng sống của người học. UNESCO đã nêu: “Đánh giá chất lượng giáo dục phải bao hàm đánh giá mức độ đạt được các kỹ năng sống và tác động của kỹ năng sống đối với xã hội và cá nhân. Thế hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng còn một khoảng cách khá xa so với những yêu cầu về con người trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Mặc dầu về học thuật, chúng ta có rất nhiều học sinh, sinh viên học rất giỏi, thậm chí đạt được nhiều thành tích rất cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế, song kỹ năng sống còn quá non. Mặc dù chúng ta đã tiến hành giáo dục kỹ năng sống qua lồng ghép một môn học từ tiểu học đến phổ thông trung học và triển khai hàng loạt dự án, một số dự án được nước ngoài tài trợ, được thực hiện ở một số địa phương như: Chương trình xóa mù chữ và tăng thu nhập cho phụ nữ năm 1996 – 2000 do UNICEF tài trợ nhằm giáo dục kỹ năng sống cho phụ nữ miền núi. Dự án dân số và sức khỏe sinh sản do PDI (tổ chức dân số phát triển quốc tế) tài trợ đã triển khai trên nhiều địa phương (Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Phước). Sự lồng ghép kỹ năng sống được kiểm định bằng sự nhận thức thông qua thi cử, chưa chú trọng đến hành vi đạt được đến mức thói quen, nhu cầu của con người. Các dự án chủ yếu hướng vào các đối tượng ít có cơ hội hoặc nguy cơ cao. Chúng ta đã và đang bước đầu giáo dục kỹ năng sống cho cá nhân, cho cộng đồng nhưng chừng đó vẫn chưa đủ so với yêu cầu chung của giáo dục kỹ năng sống và còn một khoảng cách rất lớn mới đáp ứng được những đòi hỏi của thời kỳ hội nhập.
Ký túc xá của các trường CĐ, ĐH là nơi ở của sinh viên, là một xã hội thu nhỏ, nơi đó đã và đang diễn ra học tập, nghiên cứu, giao lưu, vui chơi, giải trí và cả những điều không tốt như uống rượu, cờ bạc, thậm chí cả ma túy v.v Có thể nói cuộc sống ở ký túc xá đa dạng, không ít phức tạp và cạm bẫy. Dân cư của xã hội đó là sinh viên, một thế hệ đầy triển vọng của sự thành công đều xuất thân từ vùng nông thôn (hiện nay ký túc xá chủ yếu giải quyết cho sinh viên vùng sâu, vùng xa, con em thương binh, liệt sĩ). Các nhà quản lý đã và đang đau đầu với vấn đề sinh viên nội trú, mặc dù đã đưa ra nhiều biện pháp giáo dục nhưng kết quả chưa được như mong đợi. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trên là sinh viên chưa có những kỹ năng sống phù hợp với môi trường sống ở ký túc xá.
Với tất cả lý do trên nên tôi nghiên cứu đề tài: “Biện pháp giáo dục kỹ năng sống của giáo viên chủ nhiệm lớp cho sinh viên nội trú ở trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang - Khánh Hòa” để thực hiện luận văn thạc sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định hệ thống kĩ năng sống và các biện pháp giáo dục kỹ năng sống đó cho sinh viên nội trú thông qua công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường Cao đẳng sư phạm.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục sinh viên nội trú ở trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang - Khánh Hòa.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên nội trú ở trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang - Khánh Hòa.
4. Giả thuyết khoa học
Các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên nội trú sẽ mang lại hiệu quả nếu giáo viên chủ nhiệm biết dựa vào những kỹ năng sống cơ bản, phù hợp với đặc điểm tâm lý và xã hội của sinh viên, với môi trường sống ở ký túc xá và kết hợp tác động này với nhiệm vụ giáo dục sinh viên nói chung.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1.1. Xác định cơ sở lý luận và thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên nội trú trường cao đẳng sư phạm trong công tác giáo viên chủ nhiệm.
5.1.2. Xác định hệ thống kỹ năng sống phù hợp với đặc điểm sinh viên trường Cao đẳng sư phạm trong môi trường nội trú.
5.1.3. Xây dựng các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên nội trú trong công tác giáo viên chủ nhiệm.
5.1.4. Thực nghiệm sư phạm.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn kỹ năng sống ở lứa tuổi sinh viên cao đẳng.
- Nghiên cứu trong điều kiện sống nội trú của sinh viên Cao đẳng sư phạm Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Tổng quan lý thuyết.
- Khái quát hóa.
- Phân tích logic – lịch sử
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra giáo dục.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
- Phương pháp thực nghiệm.
6.3. Các phương pháp khác
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp sử dụng toán thống kê.
96 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5668 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp giáo dục kỹ năng sống của giáo viên chủ nhiệm lớp cho sinh viên nội trú ở trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang - Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở ĐầU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội hiện đại có những thay đổi toàn diện về kinh tế, văn hóa, xã hội và lối sống với tốc độ nhanh đã làm nảy sinh những vấn đề mà trước đây con người chưa gặp, chưa trải nghiệm, chưa phải ứng phó, đương đầu hoặc có những vấn đề đã xuất hiện trước đây nhưng nó chưa phức tạp, khó khăn và đầy thách thức như trong xã hội hiện đại nên con người dễ hành động theo cảm tính và không tránh khỏi rủi ro. Nói cách khác, để đến bến bờ thành công và hạnh phúc trong cuộc đời, con người sống trong xã hội trước đây ít gặp những rủi ro và thách thức như con người sống trong xã hội hiện đại. Chính vì vậy, con người trong xã hội hiện đại cần phải có kỹ năng sống để đáp ứng những thách thức và thời cơ trong quá trình toàn cầu hóa mà mục đích chính là nâng cao chất lượng con người và chất lượng cuộc sống.
Người ta đã dùng hình ảnh cây cầu và dòng sông để diễn tả sự cần thiết của kỹ năng sống đối với mỗi người. Con người sống trong xã hội hiện đại muốn sang được bến bờ của thành công và hạnh phúc thì phải vượt qua con sông chứa đầy những rủi ro, nguy cơ, thách thức như AIDS, mang thai ngoài ý muốn, nghiện rượu, ma túy, bệnh lây nhiềm qua đường tình dục, chết vì bạo lực, vi phạm pháp luật, thất bại học đường… Khi đó những kỹ năng sống như những nhịp cầu tạo thành cây cầu giúp cho con người chuyển tải những điều đã biết làm thay đổi được hành vi, nhờ đó mà sang bờ bên kia của lối sống lành mạnh đảm bảo chất lượng cuộc sống (xin xem sơ đồ dưói).
Tiến hành giáo dục kỹ năng sống là tiếp cận giáo dục quốc tế, đó là giáo dục con người về môi sinh, giáo dục con người vì hòa bình nhân loại, giáo dục vì cuộc sống chung, vì ngôi nhà chung là thế giới. Do đó mà mỗi cá nhân, mỗi dân tộc phải cố gắng để một mặt chấp nhận người khác có thể suy nghĩ và xử lý khác mình và mặt khác còn tin rằng cách sống của mình không có sự cao siêu hơn người khác. Sự cố gắng nói trên là cần thiết khi không gian cuộc sống ngày càng xích lại gần nhau hơn, sự phụ thuộc vào nhau tăng lên trên thế giới, bắt buộc chúng ta phải “nhìn vào” người khác dù rằng chúng ta không muốn làm như vậy đi chăng nữa thì đó vẫn là điều cần thiết.
Trong số 15 nội dung cơ bản về giáo dục vì sự phát triển bền vững đã được UNESCO xác định có nhiều nội dung thống nhất với nội dung giáo dục kỹ năng sống như: quyền con người, hòa bình và an ninh, bình đẳng giới, đa dạng văn hóa và hiểu biết về giao thoa văn hóa, sức khỏe, HIV/AIDS, các nội dung về môi trường như tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, sự thay đổi khí hậu, sự phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, kinh tế thị trường.
Xét dưới góc độ giáo dục, kỹ năng sống là một biểu hiện của chất lượng giáo dục. Cho nên trong mục tiêu 6 của kế hoạch hành động Dakar (2000) về giáo dục cho mọi người, kỹ năng sống được coi là một khía cạnh của chất lượng giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục cần tính đến những tiêu chí đánh giá kỹ năng sống của người học. UNESCO đã nêu: “Đánh giá chất lượng giáo dục phải bao hàm đánh giá mức độ đạt được các kỹ năng sống và tác động của kỹ năng sống đối với xã hội và cá nhân. Thế hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng còn một khoảng cách khá xa so với những yêu cầu về con người trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Mặc dầu về học thuật, chúng ta có rất nhiều học sinh, sinh viên học rất giỏi, thậm chí đạt được nhiều thành tích rất cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc tế, song kỹ năng sống còn quá non. Mặc dù chúng ta đã tiến hành giáo dục kỹ năng sống qua lồng ghép một môn học từ tiểu học đến phổ thông trung học và triển khai hàng loạt dự án, một số dự án được nước ngoài tài trợ, được thực hiện ở một số địa phương như: Chương trình xóa mù chữ và tăng thu nhập cho phụ nữ năm 1996 – 2000 do UNICEF tài trợ nhằm giáo dục kỹ năng sống cho phụ nữ miền núi. Dự án dân số và sức khỏe sinh sản do PDI (tổ chức dân số phát triển quốc tế) tài trợ đã triển khai trên nhiều địa phương (Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Phước). Sự lồng ghép kỹ năng sống được kiểm định bằng sự nhận thức thông qua thi cử, chưa chú trọng đến hành vi đạt được đến mức thói quen, nhu cầu của con người. Các dự án chủ yếu hướng vào các đối tượng ít có cơ hội hoặc nguy cơ cao. Chúng ta đã và đang bước đầu giáo dục kỹ năng sống cho cá nhân, cho cộng đồng nhưng chừng đó vẫn chưa đủ so với yêu cầu chung của giáo dục kỹ năng sống và còn một khoảng cách rất lớn mới đáp ứng được những đòi hỏi của thời kỳ hội nhập.
Ký túc xá của các trường CĐ, ĐH là nơi ở của sinh viên, là một xã hội thu nhỏ, nơi đó đã và đang diễn ra học tập, nghiên cứu, giao lưu, vui chơi, giải trí và cả những điều không tốt như uống rượu, cờ bạc, thậm chí cả ma túy v.v… Có thể nói cuộc sống ở ký túc xá đa dạng, không ít phức tạp và cạm bẫy. Dân cư của xã hội đó là sinh viên, một thế hệ đầy triển vọng của sự thành công đều xuất thân từ vùng nông thôn (hiện nay ký túc xá chủ yếu giải quyết cho sinh viên vùng sâu, vùng xa, con em thương binh, liệt sĩ). Các nhà quản lý đã và đang đau đầu với vấn đề sinh viên nội trú, mặc dù đã đưa ra nhiều biện pháp giáo dục nhưng kết quả chưa được như mong đợi. Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng trên là sinh viên chưa có những kỹ năng sống phù hợp với môi trường sống ở ký túc xá.
Với tất cả lý do trên nên tôi nghiên cứu đề tài: “Biện pháp giáo dục kỹ năng sống của giáo viên chủ nhiệm lớp cho sinh viên nội trú ở trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang - Khánh Hòa” để thực hiện luận văn thạc sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định hệ thống kĩ năng sống và các biện pháp giáo dục kỹ năng sống đó cho sinh viên nội trú thông qua công tác giáo viên chủ nhiệm ở trường Cao đẳng sư phạm.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục sinh viên nội trú ở trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang - Khánh Hòa.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên nội trú ở trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang - Khánh Hòa.
4. Giả thuyết khoa học
Các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên nội trú sẽ mang lại hiệu quả nếu giáo viên chủ nhiệm biết dựa vào những kỹ năng sống cơ bản, phù hợp với đặc điểm tâm lý và xã hội của sinh viên, với môi trường sống ở ký túc xá và kết hợp tác động này với nhiệm vụ giáo dục sinh viên nói chung.
5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1.1. Xác định cơ sở lý luận và thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên nội trú trường cao đẳng sư phạm trong công tác giáo viên chủ nhiệm.
5.1.2. Xác định hệ thống kỹ năng sống phù hợp với đặc điểm sinh viên trường Cao đẳng sư phạm trong môi trường nội trú.
5.1.3. Xây dựng các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên nội trú trong công tác giáo viên chủ nhiệm.
5.1.4. Thực nghiệm sư phạm.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn kỹ năng sống ở lứa tuổi sinh viên cao đẳng.
- Nghiên cứu trong điều kiện sống nội trú của sinh viên Cao đẳng sư phạm Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
- Tổng quan lý thuyết.
- Khái quát hóa.
- Phân tích logic – lịch sử
6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra giáo dục.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
- Phương pháp thực nghiệm.
6.3. Các phương pháp khác
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp sử dụng toán thống kê.
Chương 1
Cơ sở lý luận của giáo dục kỹ năng sống
trong công tác giáo viên chủ nhiệm
1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề
Kỹ năng sống và vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho con người đã có mầm mống từ lâu như học ăn, học nói, học gói, học mở, học dăm ba chữ để làm người, học để đối nhân xử thế, học để ứng phó với thiên nhiên. Đó là những kỹ năng đơn giản nhất mang tính chất kinh nghiệm, phù hợp với đời sống lúc bấy giờ. Thuật ngữ “kỹ năng sống” được người Việt Nam biết đến bắt đầu từ chương trình của UNICEF (1996) “Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thiếu niên trong và ngoài nhà trường.” Trong chương trình này chỉ giới thiệu những kỹ năng cơ bản như: kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định giá trị và kỹ năng ra quyết định.
Khái niệm “kỹ năng sống” thực sự được hiểu với nội hàm đa dạng sau hội thảo “Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống” do UNICEF và Viện chiến lược và chương trình giáo dục tổ chức từ ngày 23 - 25 tháng 10 năm 2003 tại Hà Nội. Từ đó người làm công tác giáo dục ở Việt Nam đã hiểu đầy đủ hơn về kỹ năng sống. Từ năm học 2002 – 2003 ở Việt Nam đã thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông (Tiểu học và Trung học cơ sở) trong cả nước. Trong chương trình Tiểu học đổi mới đã hướng đến giáo dục kỹ năng sống thông qua lồng ghép một số môn học có tiềm năng như : Giáo dục đạo đức, Tự nhiên – Xã hội (ở lớp 1 – 3) và môn Khoa học (ở lớp 4 – 5). Kỹ năng sống được giáo dục thông qua một số chủ đề: “Con người và sức khỏe”.
Thông qua đổi mới về mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục, các dự án phát triển giáo dục trung học đều nhấn mạnh việc hình thành các năng lực cơ bản như: năng lực thích nghi, năng lực hành động, năng lực ứng xử, chuyển từ quan điểm “ lấy thầy và kiến thức làm trung tâm” sang quan điểm “lấy trò và năng lực cần đào tạo làm trung tâm”. Giáo dục kỹ năng sống căn bản được thực hiện lồng ghép và dựa vào một số bộ môn có tiềm năng như: môn công nghệ, môn giáo dục công dân ... Một số chương trình và dự án như chương trình thực nghiệm “Giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ năng sống” do UNICEF hỗ trợ đã được triển khai thí điểm ở 20 trường thuộc 5 quận, huyện của tỉnh: Lạng Sơn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, An Giang.
Trong đổi mới giáo dục đại học, kỹ năng đã được chú ý trong mục tiêu dạy học của mỗi bài, mỗi chương trong một số giáo trình. Tuy nhiên mức độ đạt được còn nhiều hạn chế, hướng vào kỹ năng nghề (chuyên ngành) là chủ yếu, còn kỹ năng sống chưa được chú trọng. Một số dự án đã triển khai nhằm hình thành cho sinh viên những kỹ năng sống như: kỹ năng bảo vệ môi trường, kỹ năng phòng chống HIV chỉ mới đạt được mức độ nhận thức và thái độ còn hành vi thì chưa thể đạt được như mong muốn. Như vậy ở Việt Nam, việc giáo dục kỹ năng sống đã và đang tiến hành trên phạm vi rộng vừa theo chuyên đề, dự án vừa có tính chất lồng ghép vào các môn học. Đối tượng được hưởng hết sức đa dạng, từ trẻ em đến người lớn nhưng chủ yếu chỉ tập trung vào những nhóm đối tượng có nguy cơ cao (xóa mù chữ, những đối tượng lây nhiễm HIV...) bước đầu đã thu được những kết quả tương đối khả quan. Tuy nhiên ở các bậc học, cấp học chưa có môn giáo dục kỹ năng sống nhưng hiện nay đã có giáo trình giáo dục kỹ năng sống của dự án đào tạo giáo viên Trung học cơ sở. Một số đại học đã tiến hành dạy môn giáo dục kỹ năng sống cho một số chuyên ngành Tâm lý học.
Dưới góc độ luận án tiến sĩ, luận văn cao học thì giáo dục kỹ năng sống chưa được nghiên cứu nhiều. Đặc biệt giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên ở nội trú chưa thấy xuất hiện công trình nghiên cứu nào. Đề tài: “Giáo dục một số kỹ năng sống cho học sinh trung học phổ thông” - Mã số B2005-75-126, (Nguyễn Thanh Bình chủ nhiệm) cho thấy rằng: học sinh trung học phổ thông có nhu cầu rất cao về kỹ năng sống; (THPT Nguyễn Tất Thành, Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) và THPT Mỹ Hào (Hưng Yên). Trong đó có 4 kỹ năng được học sinh xác định là rất cần được giáo dục như: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xác định mục tiêu, kỹ năng ra quyết định, giải quyết vấn đề và đã thiết kế một số chủ đề cốt lõi như:
- Kỹ năng tự nhận thức.
- Kỹ năng xác định mục tiêu cho cuộc sống.
- Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng kiên định.
1.2. Những vấn đề lí luận về kỹ năng sống
1.2.1. Khái niệm kĩ năng sống
Một số tổ chức quốc tế đã định nghĩa khái niệm kĩ năng sống tương tự nhau. Kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày (UNESCO). Tổ chức y tế thế giới (WHO) cho rằng, kỹ năng sống là những kỹ năng thiết thực mà con người cần để có cuộc sống an toàn khỏe mạnh. Đó là những kỹ năng mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàng ngày để tương tác một cách hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn đề, những tình huống trong cuộc sống hàng ngày. Theo Chương trình giáo dục kĩ năng sống của Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF, 1996), kỹ năng sống bao gồm những kỹ năng cốt lõi như : kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng kiên định và kỹ năng đạt mục tiêu. Các nhà giáo dục Thái Lan xem kỹ năng sống là thuộc tính hay năng lực tâm lý xã hội giúp cá nhân đương đầu với tất cả tình huống hàng ngày một cách có hiệu quả và có thể đáp ứng với hoàn cảnh tương lai để có thể sống hạnh phúc, bao gồm:
1. Kĩ năng ra quyết định một cách đúng đắn.
2. Kỹ năng sáng tạo.
3. Kĩ năng giải quyết xung đột.
4. Kĩ năng phân tích và đánh giá tình hình.
5. Kĩ năng giao tiếp.
6. Kĩ năng quan hệ liên nhân cách.
7. Kĩ năng làm chủ cảm xúc.
8. Kĩ năng làm chủ được cú sốc.
9. Kĩ năng đồng cảm.
10. Kĩ năng thực hành.
Người ấn Độ hiểu kỹ năng sống là những khả năng tăng cường sự lành mạnh về tinh thần và năng lực của con người, gồm có: Kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹ năng đối phó với tình trạng căng thẳng, kỹ năng từ chối, kỹ năng kiên định, hài hòa và kỹ năng ra quyết định. Philipine cho rằng kỹ năng sống là những năng lực thích ứng và tính tích cực của hành vi giúp cho cá nhân có thể đối phó một cách hiệu quả với những yêu cầu, những thay đổi, những trải nghiệm và tình huống của đời sống hàng ngày, gồm 11 kỹ năng sau:
1. Kỹ năng tự nhận thức.
2. Kỹ năng đồng cảm.
3. Kỹ năng giao tiếp có hiệu quả.
4. Kỹ năng quan hệ liên nhân cách.
5. Kỹ năng ra quyết định.
6. Kỹ năng giải quyết vấn đề.
7. Kỹ năng tư duy sáng tạo.
8. Kỹ năng tư duy phê phán.
9. Kỹ năng ứng phó.
10. Kỹ năng làm chủ xúc cảm và căng thẳng.
11. Kỹ năng làm doanh nghiệp.
ở Bhutan người ta hiểu kỹ năng sống là bất kỳ kỹ năng nào góp phần phát triển xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa, tinh thần và tạo quyền cho cá nhân trong cuộc sống hàng ngày của họ và giúp xóa bỏ nghèo đói dẫn đến phẩm cách và cuộc sống hạnh phúc trong xã hội. Đó là:
- Những giá trị tinh thần.
- Niềm tin và thực hành.
- Cầu nguyện và những thực hành tôn giáo khác.
- Truyền thống xã hội.
- Ra quyết định.
- Giải quyết vấn đề.
- Giao tiếp liên nhân cách.
- Lãnh đạo.
- Đào tạo kỹ năng nghề nghiệp.
- Hệ thống tín dụng nhỏ.
- Hợp tác.
- Những hoạt động thúc đẩy văn hóa.
- Trao đổi giữa những nền văn hóa.
- Văn hóa địa phương.
- Tính đồng nhất và cái riêng biệt về văn hóa.
Thuật ngữ kỹ năng sống được người Việt Nam biết đến nhiều từ chương trình của UNICEF (1996) “Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên trong và ngoài nhà trường”. Khái niệm kỹ năng sống được giới thiệu trong chương trình này bao gồm những kỹ năng sống cốt lõi như : kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng kiên định và kỹ năng đạt mục tiêu. Tham gia chương trình đầu tiên này có ngành Giáo dục và Hội chữ thập đỏ. Sang giai đoạn 2 chương trình này mang tên: “Giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ năng sống”. Ngoài ngành giáo dục còn có Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Hội liên hiệp phụ nữ đã định nghĩa như sau: Kỹ năng sống là các kỹ năng thiết thực mà con người cần đến để có cuộc sống an toàn, khỏe mạnh và hiệu quả. Theo họ những kỹ năng cơ bản như: kỹ năng ra quyết định, kỹ năng từ chối, kỹ năng thương thuyết, đàm phán, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng nhận biết… ở đây kỹ năng giao tiếp được phân nhỏ để chị em phụ nữ dễ hiểu hơn. Khái niệm kỹ năng sống được hiểu với nội hàm đầy đủ và đa dạng hơn sau hội thảo “Chất lượng giáo dục và kỹ năng sống” được tổ chức từ ngày 23 đến 25 tháng 10 năm 2003 tại Hà Nội. Đó là:
- Năng lực thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.
- Hành vi làm cho cá nhân thích ứng và giải quyết có hiệu quả các thách thức của cuộc sống.
- Những kỹ năng liên quan đến tri thức, những giá trị.
- Năng lực đáp ứng và những hành vi tích cực giúp con người có thể giải quyết có hiệu quả những yêu cầu và thách thức của cuộc sống.
- Bốn trụ cột trong giáo dục là cách tiếp cận kỹ năng sống.
Từ những quan niệm trên có thể thấy các quốc gia đều dựa trên quan niệm về kỹ năng sống của các tổ chức quốc tế (WHO, UNESCO, UNICEF) nhưng có tính khác biệt do điều kiện chính trị, kinh tế văn hóa của từng quốc gia. Nội dung giáo dục kỹ năng sống vừa đáp ứng những cái chung có tính chất toàn cầu vừa có tính đặc thù quốc gia. Một số quốc gia coi trọng một số kỹ năng như: kỹ năng tư duy, kỹ năng thích ứng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác và cạnh tranh, kỹ năng luân chuyển công việc. Một số nước khác lại chú trọng đến kỹ năng xóa đói giảm nghèo, kỹ năng phòng chống HIV/AIDS. Trong đề tài này chúng tôi hiểu khái niệm kĩ năng sống như sau:
Kĩ năng sống từ quan điểm giáo dục là tất cả những kĩ năng cần thiết trực tiếp giúp cá nhân sống thành công và hiệu quả, trong đó tích hợp những khả năng, phẩm chất, hành vi tâm lí, xã hội và văn hóa phù hợp với và đương đầu được với những tác động của môi trường. Những kỹ năng sống cốt lõi cần nhấn mạnh là kỹ năng tư duy, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng hợp tác và cạnh tranh, kỹ năng thích ứng cao, kỹ năng làm chủ bản thân.
1.2.2. Phân loại kỹ năng sống
1.2.2.1. Các nhóm kĩ năng sống từ góc độ xã hội
- Kỹ năng nhận thức bao gồm các kỹ năng cụ thể như tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, kỹ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định, xác định mục tiêu, định hướng giá trị.
- Kỹ năng đương đầu với cảm xúc, bao gồm: ý thức trách nhiệm, cam kết, kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, kỹ năng tự điều chỉnh…
- Kỹ năng xã hội hay kỹ năng tương tác như: giao tiếp thương thuyết, từ chối, hợp tác, chia sẻ, khả năng nhận thấy sự chia sẻ của người khác.
1.2.2.2. Các nhóm kĩ năng sống từ góc độ giáo dục giá trị (UNESCO)
- Vệ sinh, thực phẩm, sức khỏe, dinh dưỡng.
- Các vấn đề về giới tính, sức khỏe sinh sản.
- Ngăn ngừa và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS.
- Phòng tránh rượu và thuốc lá.
- Ngăn ngừa thiên tai, bạo lực và rủi ro.
- Hòa bình và giải quyết xung đột.
- Gia đình và cộng đồng.
- Giáo dục công dân.
- Bảo vệ thiên nhiên, môi trường.
- Phòng tránh buôn bán trẻ em và phụ nữ.
1.2.2.3. Các nhóm kĩ năng sống từ góc độ giáo dục hành vi xã hội (UNICEF)
- Các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình (Kĩ năng tự nhận thức, Kĩ năng tự trọng, Kĩ năng kiên định, Kĩ năng ứng xử với cảm xúc, Kĩ năng đương đầu với căng thẳng)
- Những kỹ năng nhận biết và sống với người khác (Kỹ năng quan hệ/tương tác liên nhân cách, Kĩ năng cảm thông, Kĩ năng đứng vững trước áp lực một cách nhanh chóng nhất, Kĩ năng thương lượng).
- Các kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả (Tư duy phê phán, Tư duy sáng tạo, Giải quyết vấn đề, Ra quyết định…).
1.2.2.4. Các nhóm kỹ năng sống theo những quan điểm khác
- Kỹ năng giao tiếp liên nhân cách như : giao tiếp bằng lời nói, giao tiếp không lời, kỹ năng biểu hiện cảm xúc, kỹ năng lắng nghe và kỹ năng xin lỗi.
- Kỹ năng thương lượng và từ chối bao gồm: kỹ năng thương lượng và kiềm chế xung đột, kỹ năng từ chối, kỹ năng hợp tác và làm việc theo nhóm...
- Kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề gồm: kỹ năng thu thập thông tin, kỹ năng phân tích, kỹ năng thực hành để đạt được kết quả.
- Các kỹ năng tư duy tích cực: kỹ năng nhận biết thông tin và lĩnh hội nguồn thông tin thích ứng.
- Các kỹ năng phát triển và kiểm soát nội tâm gồm: kỹ năng xây dựng tự tin và lòng tự trọng, các kỹ năng tự nhận thức bản thân bao gồm: nhận thức về quyền lợi, nghĩa vụ, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, các kỹ năng ấn định mục tiêu.
- Các kỹ năng kiềm chế cảm xúc: Sự kiềm chế tức giận, xử lý trạng thái bồn chồn, kỹ năng xử lý với trạng thái mệt mỏi, các kỹ năng kiềm chế trạng thái căng thẳng như : tư duy tích cực, lạc quan và các phương p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nội dung chính LV.doc
- MUC LUC - LOI CAM ON - PHU LUC.doc