Luận văn Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng

Đất nước ta đang trên đà phát triển để hội nhập cùng nền kinh tế chung của thế giới. Muốn đạt được đều đó thì nền kinh tế của đất nước phải vững mạnh. Nước ta là nước nông nghiệp, nền kinh tế chủ yếu dựa vào việc sản xuất nông nghiệp. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với đà phát triển chung đã làm ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất của nông dân, nhu cầu vốn để sản xuất của họ ngày càng lớn nhưng vốn tự có của họ thì có hạn không đủ để đáp ứng cho việc sản xuất. Ngân hàng là nơi họ có thể tin tưởng để vay vốn, đặc biệt đối với hộ sản xuất thì Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn là Ngân hàng gần gũi nhất và luôn tạo điều kiện tốt để họ vay vốn phục vụ cho sản xuất. Tuy nhiên không phải lúc nào Ngân hàng cũng có đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu của toàn bộ hộ sản xuất do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Do điều kiện kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, lạm phát làm cho Ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Nguồn vốn huy động thấp th ì Ngân hàng sẽ không đủ khả năng để phát triển hoạt động tín dụng của mình, đặc biệt là tín dụng hộ sản xuất.

pdf118 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1756 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN MỸ TÚ – SÓC TRĂNG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ THU TRANG TRỊNH NGỌC MAI MSSV: 4053576 Lớp: Kế toán tổng hợp-K31 Cần Thơ 2009 DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: Nhân sự phòng tín dụng ........................................................................ 29 Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNN & PTNT qua 3 năm 2006, 2007, 2008.......................................................................................... 40 Bảng 3: Tổng nguồn vốn của Chi nhánh NHNN & PTNT qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ..................................................................................................................... 45 Bảng 4: Nguồn vốn huy động của Chi nhánh NHNN & PTNT qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ........................................................................................................... 48 Bảng 5: Tình hình cho vay vốn của Chi nhánh NHNN & PTNT qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ........................................................................................................... 51 Bảng 6: Tình hình cho vay hộ sản xuất theo thời gian của Chi nhánh NHNN & PTNT qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ..................................................................... 55 Bảng 7 Tình hình cho vay hộ sản xuất theo ngành của Chi nhánh NHNN & PTNT qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ..................................................................... 58 Bảng 8: Tình hình thu nợ hộ sản xuất theo thời gian của Chi nhánh NHNN & PTNT qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ..................................................................... 62 Bảng 9: Tình hình thu nợ hộ sản xuất theo ngành của Chi nhánh NHNN & PTNT qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ................................................................................ 65 Bảng 10: Hệ số thu nợ hộ sản xuất ...................................................................... 68 Bảng 11: Tình hình dư nợ hộ sản xuất theo thời gian của Chi nhánh NHNN & PTNT qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ..................................................................... 70 Bảng 12: Tình hình dư nợ hộ sản xuất theo ngành của Chi nhánh NHNN & PTNT qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ..................................................................... 73 Bảng 13: Tỷ lệ dư nợ hộ sản xuất ........................................................................ 76 Bảng 14: Tình hình nợ quá hạn hộ sản xuất theo thời gian của Chi nhánh NHNN & PTNT qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ................................................................. 78 Bảng 15: Tình hình nợ quá hạn hộ sản xuất theo ngành của Chi nhánh NHNN & PTNT qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ..................................................................... 80 Bảng 16: Tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất ................................................................ 82 Bảng 17: Vòng vay vốn tín dụng hộ sản xuât ...................................................... 82 Bảng 18: Tình hình nợ xấu của Chi nhánh NHNN & PTNT qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ........................................................................................................... 84 Bảng 19: Hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất của của Chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú ............................................................................................ 86 Bảng 20: Số lượng hộ sản xuất Huyện Mỹ Tú .................................................... 88 Bảng 21: Điều tra thực tế về tuổi, trình độ của hộ sản xuất của Huyện Mỹ Tú .. 89 Bảng 22: Diện tích đất sản xuất theo loại hình sản xuất Huyện Mỹ Tú qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ................................................................................................. 90 Bảng 23: Nhu cầu vốn của hộ sản xuất ................................................................ 91 Bảng 24: Nguồn vốn sản xuất .............................................................................. 92 Bảng 25:Nguồn vốn vay của hộ sản xuât ............................................................ 93 Bảng 26: Hồ sơ vay vốn của hộ sản xuất ............................................................. 94 DANH MỤC HÌNH VẼ Trang Hình 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú qua 3 năm 2006, 2007, 2008 .................................................................... 43 Hình 2: Tình hình nguồn vốn của Chi nhánh NHNN & PTNT qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ........................................................................................................... 46 Hình 3: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh NHNN & PTNT qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ................................................................................................. 48 Hình 4: Tình hình cho vay vốn của Chi nhánh NHNN & PTNT qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ........................................................................................................... 52 Hình 5: Tình hình cho vay hộ sản xuất theo thời gian của Chi nhánh NHNN & PTNT qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ..................................................................... 56 Hình 6: Tình hình cho vay hộ sản xuấtt theo ngành của Chi nhánh NHNN & PTNT qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ..................................................................... 59 Hình 7: Tình hình thu nợ hộ sản xuất theo thời gian của Chi nhánh NHNN & PTNT qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ..................................................................... 63 Hình 8: Tình hình thu nợ hộ sản xuất theo ngành của Chi nhánh NHNN & PTNT qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ................................................................................ 66 Hình 9: Tình hình dư nợ hộ sản xuấtt theo thời gian của Chi nhánh NHNN & PTNT qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ..................................................................... 71 Hình 10: Tình hình dư nợ hộ sản xuấtt theo ngành của Chi nhánh NHNN & PTNT qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ..................................................................... 74 Hình 11: Tình hình nợ quá hạn hộ sản xuất theo thời gian của Chi nhánh NHNN & PTNT qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ................................................................. 79 Hình 12: Tình hình nợ quá hạn hộ sản xuất theo ngành của Chi nhánh NHNN & PTNT qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ..................................................................... 81 DANH MỤC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú ........... 28 Sơ đồ 2: Mạng lưới giao dịch của Chi nhánh NHNN & PHNT Huyện Mỹ Tú .. 31 Sơ đồ 3: Qui trình cho vay trực tiếp .................................................................... 35 Sơ đồ 4 : Qui trình cho vay gián tiếp ................................................................... 37 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHNN & PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn SXKD : Sản xuất kinh doanh HĐND : Hội Đồng Nhân Dân UBND : Ủy Ban Nhân Dân DNNN : Doanh nghiepj Nhà Nước CBCNV : Cán bộ công nhân viên NHNN : Ngân hàng Nhà Nước TÓM TẮT ĐỀ TÀI Đất nước ta đang trên đà phát triển để hội nhập cùng nền kinh tế chung của thế giới. Muốn đạt được đều đó thì nền kinh tế của đất nước phải vững mạnh. Nước ta là nước nông nghiệp, nền kinh tế chủ yếu dựa vào việc sản xuất nông nghiệp. Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với đà phát triển chung đã làm ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất của nông dân, nhu cầu vốn để sản xuất của họ ngày càng lớn nhưng vốn tự có của họ thì có hạn không đủ để đáp ứng cho việc sản xuất. Ngân hàng là nơi họ có thể tin tưởng để vay vốn, đặc biệt đối với hộ sản xuất thì Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn là Ngân hàng gần gũi nhất và luôn tạo điều kiện tốt để họ vay vốn phục vụ cho sản xuất. Tuy nhiên không phải lúc nào Ngân hàng cũng có đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu của toàn bộ hộ sản xuất do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan. Do điều kiện kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, lạm phát làm cho Ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Nguồn vốn huy động thấp thì Ngân hàng sẽ không đủ khả năng để phát triển hoạt động tín dụng của mình, đặc biệt là tín dụng hộ sản xuất. Bài viết sẽ đi vào đánh giá tình hình hoạt động tín dụng hộ sản xuất như tình hình huy động vốn, doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn hộ sản xuất trong 3 năm 2006, 2007, 2008 của chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Huyện Mỹ Tú. Từ đó ta thấy được những yếu kém còn tồn tại trong hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của Ngân hàng nhằm đề suất biện pháp để năng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với đối tượng này. Cũng từ đó tạo cho đất nước có được nền kinh tế vững mạnh để cạnh tranh với các nước trong khu vực nói chung và thế giới nơi riêng vì nước ta là nước nông nghiệp, sản xuất có phát triển, nông dân có giàu có thì đất nước mới phát triển phồn vinh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.TS. Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân, Lê Nam Hải (2000), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê. 2. TS Nguyễn Văn Tiến (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê. 3. ThS Thái Văn Đại (2005), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Trường đại học Cần Thơ. 4. Edward W.Reed, Edward K.Gill (1993), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản TP.HCM. PHỤ LỤC BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA THỰC TẾ ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT HUYỆN MỸ TÚ Tên: Tuổi: Địa chỉ: Trình độ văn hóa: Câu 1: Xin Cô (Chú) vui lòng cho biết số lao động trong gia đình a. 1 b. 2 c. 3 d. Nhiều hơn Câu 2: Xin Cô (Chú) cho biết diện tích đất của gia đình? a. Dưới 0,5ha b. Từ 0,5 – 5ha c.Trên 5ha Câu 3: Xin Cô (Chú) vui lòng cho biết lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chủ yếu của gia đình a. Trồng lúa, mía b. Làm vườn c. Chăn nuôi d. Sản xuất khác Câu 4: Với mỗi ha đất thì Cô (Chú) cần bao nhiêu vốn để sản xuất? (Đồng) a. Trồng lúa, mía b. Làm vườn c. Chăn nuôi d. Sản xuất khác * 10.000.000 * 20.000.000 * 17.000.000 * 10.000.000 * 15.000.000 * 22.000.000 * 20.000.000 * 12.000.000 Câu 5: Trong chi phí bỏ ra cho mỗi năm sản xuất thì chủ yếu là vốn vay hay vốn tự có? a. Vốn vay b. Vốn tự có c. Vốn vay và vốn tự có Câu 6: Nếu vay vốn thì nhu cầu vay trên mỗi ha là bao nhiêu? a. Trồng lúa, mía b. Làm vườn c. Chăn nuôi d. Sản xuất khác * 2.000.000 * 10.000.000 * 3.400.000 * 2.000.000 * 3.000.000 * 11.000.000 * 4.000.000 * 2.400.000 Câu 7: Ngân hàng mà Cô (Chú) thường vay vốn a. Ngân hàng NN & PTNT b. Ngân hàng chính sách c. Ngân hàng đầu tư phát triển d. Ngân hàng khác Câu 8: Thủ tục vay vốn của Ngân hàng mà Cô (Chú) đang vay vốn a. Rờm rà, khó khăn b. Đơn giản, dễ dàng Câu 9: Vấn đề tài sản thế chấp như thế nào? a. Đất ruộng b. Đất nhà c. Đất vườn d. Tài sản khác Câu 10: Mức lãi suất của Ngân hàng mà Cô (Chú) đang vay vốn như thế nào? a. Cao b. Hợp lí c. Thấp Câu 11: Thời gian đáo hạn của khoảng vốn vay a. Đến 12 tháng b. Trên 12 tháng đến 5 năm c. Trên 5 năm Câu 12: Thái độ phục vụ của nhân viên Ngân hàng a. Tận tình, vui vẻ b. Khó khăn, hách dịch Câu 13: Quá trình thẩm định và quyết định cho vay của Ngân hàng? a. Phức tạp, mất nhiều thời gian b. Gọn gàng, nhanh chóng Câu 14: Cô (Chú) có ý định hợp tác lâu dài với Ngân hàng mà Cô (Chú) đang vay vốn? Câu 15: Năm vừa rồi có nhiều biến động về lãi suất ở các Ngân hàng, vấn đề đó có ảnh hưởng gì đến khả năng vay vốn của Cô (Chú) ở Ngân hàng? Câu 16: Cô (Chú) có đề suất gì đối với Ngân hàng mình đang hợp tác? Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Việt Nam là một nước nông nghiệp, hơn 80% dân số sống bằng nghề nông, vì vậy nông nghiệp luôn giữ một vị trí rất quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Nước ta từ chỗ thiếu lương thực đã trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới, được vậy phải nói đến sự làm việc không ngừng của những hộ sản xuất nông nghiệp. Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế cũng như sự ra đời của hàng loạt các chính sách về nông nghiệp đã làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên, vốn. Do đó, người sản xuất không phải lúc nào cũng đủ vốn, có lúc thừa nhưng cũng có lúc thiếu vốn. Chính sự tác động cộng hưởng của nền kinh tế và thiên nhiên đã gây nên cơn thiếu vốn cho người dân. Vì lẽ đó, mối quan hệ giữa tín dụng và nông nghiệp không những là yêu cầu khách quan mà còn là điều kiện cần thiết để đảm bảo liên tục quá trình sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp. Sự chuyển hướng của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (NHNN & PTNT) cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất ở nông thôn là phù hợp với yêu cầu khách quan của nền kinh tế đáp ứng lòng mong đợi của hàng triệu hộ nông dân được vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh, khôi phục ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới…đánh thức tiềm năng lao động, đất đai, giải quyết việc làm, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn… Mỹ Tú là một huyện vùng sâu của Tỉnh Sóc Trăng nói riêng, của cả nước nói chung. Với nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trình độ dân trí thấp, thu nhập người dân thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn kém phát triển, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn là vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu. Do đó Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn (NHNN & PTNT) Mỹ Tú cần phải chú ý tới việc phát triển tín dụng đối với hộ sản xuất. Tín dụng hộ sản xuất là hoạt động có thể xem là khá mạnh hơn so với các hoạt động tín dụng khác. Tín dụng hộ sản xuất góp phần ổn định và nâng cao sản xuất, đời sống của nông dân, giúp người dân trong huyện có đủ khả năng để phát triển ngành nghề Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 2 sản xuất của mình, và tạo cho Ngân hàng nông nghiệp có khả năng mở rộng qui mô phát triển. Tuy nhiên hoạt động tín dụng hộ sản xuất của Ngân hàng hiện nay gặp một số khó khăn do ảnh hưởng từ tình hình kinh tế chung của thế giới. Để tín dụng hộ sản xuất có thể phát triển vững mạnh giúp nông dân hoạt động tốt trong lĩnh vực sản xuất của mình và giúp đất nước vững bước trên đà hội nhập thì việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất luôn cần phải được quan tâm giải quyết. Xuất phát từ sự cần thiết của tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp nói riêng và đối với nền nông nghiệp của đất nước nói chung mà em đã chọn đề tài “Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Tập trung phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng hộ sản xuất của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Mỹ Tú qua các năm từ 2006 – 2008 để thấy rõ thực trạng tình hình tín dụng và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình chung của chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú - Phân tích tình hình hoạt động tín dụng hộ sản xuất của chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú qua 3 năm (2006-2008) cụ thể qua tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn của tín dụng hộ sản xuất. - Đánh giá chung về nhu cầu vay vốn hộ sản xuất và khả năng đáp ứng của Ngân hàng. - Đề suất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất nhằm tạo điều kiện thuận lợi để nông dân có đủ khả năng phát triển sản xuất giúp nền nông nghiệp đất nước ngày càng vững mạnh. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Nguồn vốn huy động của Ngân hàng có đáp ứng được nhu cầu cho vay hộ sản xuất của Ngân hàng không? Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 3 - Tình hình thu nợ hộ sản xuất của Ngân hàng có tương xứng với tình hình cho vay hay không? - Tình hình nợ quá hạn hộ sản xuất có làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của Ngân hàng không? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian Nghiên cứu về thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng. 1.4.2. Thời gian Thời gian nghiên cứu đề tài trong 3 tháng (từ ngày 02/02/2009 đến ngày 01/05/2009), số liệu phân tích được sử dụng qua 3 năm 2006 – 2008. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là số liệu phát sinh từ các bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu còn là số liệu kết quả kinh doanh của lĩnh vực huy động vốn và cho vay của Ngân hàng như tình hình nguồn vốn của Ngân hàng, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tình hình dư nợ và nợ quá hạn của Ngân hàng. Nhưng đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là các số liệu có liên quan đến lĩnh vực tín dụng hộ sản xuất như tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn hộ sản xuất của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Mỹ Tú qua 3 năm 2006, 2007, 2008. Bên cạnh đó đối tượng nghiên cứu của đề tài còn là các số liệu có được từ việc thu thập thực tế từ hộ sản xuất qua bảng câu hỏi thực tế. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Trong bài viết có nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến hoạt động tín dụng cũng như rủi ro về tín dụng trong ngân hàng, một số luận văn và khóa luận của trường Đại học Cần Thơ, Cao đẳng tài chính kế toán Vĩnh Long như: - Th.S Thái Văn Đại (2005), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Trường đại học Cần Thơ. Tham khảo các nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng thương mại, phân tích hoạt động tài chính Ngân hàng thương mại. - Ngân hàng Thương mại. Tác giả: Lê Văn Tư, Lê Tùng Văn, Lê Nam Hải (2000). Nội dung chính viết về các nghiệp vụ hoạt động của ngân hàng thương Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 4 mại như: tạo lập vốn và sử dụng vốn, các nghiệp vụ của ngân hàng trên thị trường chứng khoán, các hoạt động tài trợ ngoại thương, nội dung về rủi ro lãi suất và quản lý lãi suất,… - Sinh viên Trần Tú Thanh, Luận văn tốt nghiệp. Phân tích tình hình tín dụng hộ sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng. Trường Đại Học Cần Thơ, năm 2006, lớp Tài chính khóa 29. Qua bài luận văn em tìm hiểu cách phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. - Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Phạm Thị Thanh Thiết, Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2005, đề tài: Thực trạng và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Huyện Mỹ Tú. Qua bài luận văn em tìm hiểu về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng GVHD: Lê Thị Thu Trang SVTH: Trịnh Ngọc Mai 5 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Một số vấn đề về tín dụng 2.1.1.1. Khái niệm về tín dụng a. Khái niệm Tín dụng là quan hệ giữa bên đi vay và bên cho vay được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hoá, trong mối quan hệ kinh tế đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả vốn và lãi sau một thời gian sử dụng nhất định