Luận văn Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tam Đảo - Vĩnh Phúc

1. Lí do chọn đề tài Gooc ki viết: “Sức mạnh giàu có của một dân tộc không phải là ở chỗ nhiều đất đai, rừng, gia súc và các loại quặng quý mà ở số lượng và chất lượng những con người có học thức, ở sự nhạy bén năng động và khả năng sáng tạo của trí tuệ”. Sức mạnh trí tuệ có thể giúp cá nhân con người trở nên tự tin hơn, độc lập hơn và có khả năng giải quyết được những vấn đề đầy thách thức mà cuộc sống vốn dĩ luôn ẩn chứa. Giáo dục là biện pháp hữu hiệu nhằm tăng cường sức mạnh cho mỗi cá nhân. Không có quốc gia tiên tiến nào trên thế giới, để đạt tới những thành tựu kinh tế xã hội như ngày nay, mà không có sự đầu tư vào giáo dục. ở nước ta tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế xã hội đã được Đảng và Nhà nước xác định rất rõ. Đảng ta đặt con người ở vị trí trung tâm, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Nghị quyết trung ương 4, khoá VII của Đảng cộng sản Việt Nam đã ghi rõ: “ Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng câo dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, và coi “Giáo dục và đào tạo là chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai”. Nghị quyết trung ương 2, khoá VIII của Đảng, văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và hội nghị trung ương 6 khoá IX đã khẳng định: “ phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy, nguồn lực con người – yếu tố cơ bản phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Giáo dục tiểu học được coi là bậc học nền tảng, nền móng cho ngôi nhà giáo dục, và tất nhiên chúng ta sẽ không thể xây lên được những ngôi nhà cao, đẹp, chắc chắn, bền vững trên một nền móng yếu ớt. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ về các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên. Quản lí trường tiểu học, một vấn đề nhạy cảm mang dấu ấn đặc trưng của quá trình lao động sư phạm, mà người hiệu trưởng là hạt nhân chủ yếu ứng dụng khoa học quản lí, cải tiến các biện pháp quản lí để thực hiện mục tiêu giáo dục và đồng thời là người chịu trách nhiệm quản lí các hoạt động của trường mình. Công tác quản lí của người hiệu trưởng trong các nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng chủ yếu là quản lí hoạt động dạy học. Hiệu quả công tác quản lí phụ thuộc phần lớn vào các biện pháp quản lí. Nếu người hiệu trưởng có các biện pháp quản lí đúng đắn thì sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục của nhà trường. Công tác quản lí hoạt động dạy học ở tiểu học có nhiều điểm khác với quản lí hoạt động dạy học ở các cấp học khác. Từ khi Bộ GD - ĐT quyết định bỏ kì thi tốt nghiệp tiểu học, công tác quản lí hoạt động dạy học ở tiểu học càng có ý nghĩa quan trọng. Tuy vậy, việc nghiên cứu các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trưởng tiểu học nói chung, ở địa bàn miền núi nói riêng, nhất là sau khi bỏ thi tốt nghiệp chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục nói chung và hoạt động dạy học nói riêng ở cấp tiểu học. Là một người trực tiếp làm công tác quản lí trường tiểu học nhiều năm ở miền núi, chúng tôi thấy đây là một vấn đề cấp thiết vừa có ý nghĩa lí luận vừa có ý nghĩa thực tiễn. Vì vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu vấn đề: “Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc” làm đề tài luận văn của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài góp phần hoàn thiện các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tiểu học ở huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lí trường học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học. 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay, việc quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tam Đảo đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục song trong quá trình thực hiện còn bộc lộ nhiều hạn chế. Hiệu quả giáo dục có thể được nâng lên nếu người hiệu trưởng thực hiện đồng bộ, sáng tạo các biện pháp quản lí hoạt động dạy học 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học. 5.2. Nghiên cứu thực trạng về các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc. 5.3. Hoàn thiện các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học của huyện Tam Đảo - Vĩnh Phúc. 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc trong giai đoạn từ 2005 đến 2010. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết - Phương pháp hệ thống hoá lí thuyết - Phương pháp mô hình hoá lí thuyết - Phương pháp giả thuyết 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát - Phương pháp điều tra - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm - Phương pháp khảo nghiệm - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp chuyên gia 7.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ khác - Phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương Chương 1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu Chương 2. Thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc Chương 3. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tam Đảo

doc122 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4519 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tam Đảo - Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài Gooc ki viết: “Sức mạnh giàu có của một dân tộc không phải là ở chỗ nhiều đất đai, rừng, gia súc và các loại quặng quý mà ở số lượng và chất lượng những con người có học thức, ở sự nhạy bén năng động và khả năng sáng tạo của trí tuệ”. Sức mạnh trí tuệ có thể giúp cá nhân con người trở nên tự tin hơn, độc lập hơn và có khả năng giải quyết được những vấn đề đầy thách thức mà cuộc sống vốn dĩ luôn ẩn chứa. Giáo dục là biện pháp hữu hiệu nhằm tăng cường sức mạnh cho mỗi cá nhân. Không có quốc gia tiên tiến nào trên thế giới, để đạt tới những thành tựu kinh tế xã hội như ngày nay, mà không có sự đầu tư vào giáo dục. ở nước ta tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế xã hội đã được Đảng và Nhà nước xác định rất rõ. Đảng ta đặt con người ở vị trí trung tâm, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Nghị quyết trung ương 4, khoá VII của Đảng cộng sản Việt Nam đã ghi rõ: “…Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng câo dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, và coi “Giáo dục và đào tạo là chìa khoá để mở cửa tiến vào tương lai”. Nghị quyết trung ương 2, khoá VIII của Đảng, văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và hội nghị trung ương 6 khoá IX đã khẳng định: “ phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy, nguồn lực con người – yếu tố cơ bản phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Giáo dục tiểu học được coi là bậc học nền tảng, nền móng cho ngôi nhà giáo dục, và tất nhiên chúng ta sẽ không thể xây lên được những ngôi nhà cao, đẹp, chắc chắn, bền vững trên một nền móng yếu ớt. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ về các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên. Quản lí trường tiểu học, một vấn đề nhạy cảm mang dấu ấn đặc trưng của quá trình lao động sư phạm, mà người hiệu trưởng là hạt nhân chủ yếu ứng dụng khoa học quản lí, cải tiến các biện pháp quản lí để thực hiện mục tiêu giáo dục và đồng thời là người chịu trách nhiệm quản lí các hoạt động của trường mình. Công tác quản lí của người hiệu trưởng trong các nhà trường nói chung và trường tiểu học nói riêng chủ yếu là quản lí hoạt động dạy học. Hiệu quả công tác quản lí phụ thuộc phần lớn vào các biện pháp quản lí. Nếu người hiệu trưởng có các biện pháp quản lí đúng đắn thì sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục của nhà trường. Công tác quản lí hoạt động dạy học ở tiểu học có nhiều điểm khác với quản lí hoạt động dạy học ở các cấp học khác. Từ khi Bộ GD - ĐT quyết định bỏ kì thi tốt nghiệp tiểu học, công tác quản lí hoạt động dạy học ở tiểu học càng có ý nghĩa quan trọng. Tuy vậy, việc nghiên cứu các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trưởng tiểu học nói chung, ở địa bàn miền núi nói riêng, nhất là sau khi bỏ thi tốt nghiệp chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục nói chung và hoạt động dạy học nói riêng ở cấp tiểu học. Là một người trực tiếp làm công tác quản lí trường tiểu học nhiều năm ở miền núi, chúng tôi thấy đây là một vấn đề cấp thiết vừa có ý nghĩa lí luận vừa có ý nghĩa thực tiễn. Vì vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu vấn đề: “Biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường Tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc” làm đề tài luận văn của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài góp phần hoàn thiện các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục tiểu học ở huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lí trường học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học. 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay, việc quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tam Đảo đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục song trong quá trình thực hiện còn bộc lộ nhiều hạn chế. Hiệu quả giáo dục có thể được nâng lên nếu người hiệu trưởng thực hiện đồng bộ, sáng tạo các biện pháp quản lí hoạt động dạy học 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học. 5.2. Nghiên cứu thực trạng về các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc. 5.3. Hoàn thiện các biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học của huyện Tam Đảo - Vĩnh Phúc. 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc trong giai đoạn từ 2005 đến 2010. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết - Phương pháp hệ thống hoá lí thuyết - Phương pháp mô hình hoá lí thuyết - Phương pháp giả thuyết 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp quan sát - Phương pháp điều tra - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm - Phương pháp khảo nghiệm - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp chuyên gia 7.3. Nhóm các phương pháp hỗ trợ khác - Phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương Chương 1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu Chương 2. Thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc Chương 3. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Tam Đảo Chương 1 Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu 1.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề Việc nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường nói chung và nhà trường tiểu học nói riêng từ lâu đã trở thành vấn đề quan tâm của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Để nâng cao chất lượng dạy học, vai trò đóng góp của các biện pháp quản lí là hết sức quan trọng. Đây cũng là vấn đề luôn được các nhà quản lí giáo dục quan tâm nghiên cứu. ở nước ta, vấn đề quản lí nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học cũng là một vấn đề được giới nghiên cứu quan tâm trong nhiều năm qua. Có thể kể đến các công trình của các tác giả Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Ngọc Quang, Hoàng Chúng, Hà Sĩ Hồ, Lê Tuấn…Trong những công trình này các tác giả đã nghiên cứu và nêu lên những nguyên tắc chung của việc quản lí hoạt động dạy học của người giáo viên như sau: - Khẳng định trách nhiệm của mỗi giáo viên bộ môn là chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy học sinh trong lớp mình phụ trách. - Đảm bảo định mức lao động với các giáo viên. - Giúp đỡ thiết thực và cụ thể để cho các giáo viên hoàn thành tốt các trách nhiệm của mình. Từ các nguyên tắc chung đó các tác giả đã nhấn mạnh các vai trò quản lí trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục tác giả Hà Sĩ Hồ và Lê Tuấn cho rằng: “Trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo việc quản lí dạy và học là nhiệm vụ trung tâm của nhà trường”. Đặc biệt với sự tâm huyết của mình đối với công tác giáo dục, các tác giả đã nhấn mạnh: Hiệu trưởng phải là người “luôn luôn biết kết hợp một cách hữu cơ sự quản lí dạy và học (theo nghĩa rộng) với sự quản lí các quá trình bộ phận. Hoạt động dạy học của các bộ môn và các hoạt động khác hỗ trợ cho hoạt động dạy học nhằm làm cho tác động giáo dục được hoàn chỉnh trọn vẹn”. - Biện pháp giáo dục chính trị tư tưởng cho giáo viên và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để xây dựng tiềm lực giảng dạy cho đội ngũ giáo viên cũng là một bộ phận được tác giả Nguyễn Văn Lê chú trọng trong các biện pháp quản lí của hiệu trưởng [21; 5]. - Tác giả Nguyễn Thị ẩn đánh giá cao công tác thi đua và khen thưởng trong quá trình quản lí. Bởi thi đua là động lực cho mọi thành viên phát huy hết khả năng, trí tuệ ,động viên lẫn nhau dạy thật tốt, học thật tốt, làm cho chất lượng và hiệu quả giáo dục ngày một nâng cao hơn [1; 3] Tác giả Lê Ngọc Trà, Nguyễn Ngọc Thanh cũng đã nhấn mạnh trong tài liệu “Giáo dục tiểu học – Những vấn đề đặt ra ở các nước trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương” như sau: “Các nhà quản lí làm công tác giáo dục phải không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng điều hành và quản lí của mình để qua đó tác động một cách có hiệu quả vào quá trình cải tiến chất lượng ở các khâu, các biện pháp của hệ thống giáo dục ở cấp vi mô cũng như vĩ mô” [33] Như vậy, vấn đề nâng cao chất lượng dạy học, từ lâu đã được các nhà nghiên cứu trong nước quan tâm. ý kiến của các nhà nghiên cứu có thể khác nhau, nhưng điểm chung mà ta thấy trong các công trình nghiên cứu của họ là: Khẳng định vài trò quan trọng của công tác quản lý của người hiệu trưởng trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp học, bậc học. Đây cũng chính là một trong những tư tưởng mang tính chiến lược về phát triển giáo dục của Đảng ta “Đổi mới mạnh mẽ nội dung – phương pháp giao dục và quản lí giáo dục - đào tạo”. Trong Hội nghị gặp gỡ các nhà giáo tiêu biểu ngày 12/02/2003 tại văn phòng chính phủ, Thủ tướng Phan Văn Khải, Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc gia đã nói: “Nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ cấp bách, mà yếu tố quan trọng hàng đầu là giáo viên và cán bộ quản lí”. Thủ tướng còn nhấn mạnh “Khâu quan trọng nhất để nâng cao chất lượng giáo dục là người thầy. Chương trình, sách giáo khoa có cải tiến, cơ sở vất chất và trang thiết bị có đầu tư bao nhiêu mà không có thầy dạy giỏi, thầy dạy tốt, người quản lí giỏi, người quản lý tốt thì cũng vô ích” (trích dẫn theo báo Giáo dục và thời đại số 20 ra ngày 15 /2/ 2003) [2]. Huyện Tam Đảo là một huyện miền núi mới thành lập. Biện pháp quản lý nói chung và QLHĐDH nói riêng của hiệu trưởng tiểu học còn rất nhiều hạn chế. Việc tìm ra các BPQLHĐDH của hiệu trưởng vừa có tính cấp bách vừa có tính lâu dài bởi đó là công việc phải làm thường xuyên và liên tục. Gần đây, đã có một số luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, chuyên ngành quản lí và tổ chức công tác văn hoá, giáo dục nghiên cứu về BPQLHĐDH của hiệu trưởng như đề tài: Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS huyện Đông Sơn – Thanh Hoá; Các biện pháp tăng cường quản lí hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường THPT thành phố Hải Phòng; Một số biện pháp nâng cao quản lí hoạt động giảng dạy của hiệu trưởng các trường THCS vùng ven đô quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng; Các BPQLHĐDH của hiệu trưởng trường THPT ở tỉnh Thái Nguyên… Nhưng các đề tài này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một số biện pháp quản lí nói chung của một cấp học, chưa có đề tài nào đề cập tới các BPQLHĐDH của hiệu trưởng tiểu học miền núi. Việc chỉ ra những BPQLHĐDH của hiệu trưởng trường tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục ở huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc, chính là vấn đề mà chúng tôi quan tâm nghiên cứu trong luận văn này. 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Quản lí Quản lí là một hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm, nó xuất hiện từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những mục tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, nó là một yếu tố cần thiết để phối hợp những nỗ lực cá nhân hướng tới những mục tiêu chung. Con người trải qua bao nhiêu giai đoạn phát triển với những hình thái xã hội khác nhau thì cũng có bấy nhiêu kiểu quản lí. Quản lí vừa là biện pháp hành chính, vừa là nghệ thuật, sau này khi khoa học phát triển, quản lí thành khoa học ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. K. Marx đã viết: “Bất cứ lao động xã hội hay cộng đồng trực tiếp nào được thực hiện ở một quy mô tương đối lớn, đều cần ở một chừng mực nhất định đến sự quản lí. Quản lí xác lập sự tương hợp giữa các công việc cá thể và hoàn thành những chức năng chung xuất hiện trong sự vận động của các bộ phận riêng rẽ của nó”. [20; 9]. Như vậy, bản chất của quản lí là một loại lao động để điều khiển lao động. Xã hội ngày càng phát triển, các loại hình lao động phong phú, phức tạp thì hoạt động quản lí càng có vai trò quan trọng. Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều quan niệm về quản lí dưới các góc độ khác nhau: Các nhà nghiên cứu lí luận liên bang Nga cho rằng: Quản lí một hệ thống xã hội, là khoa học, là nghệ thuật tác động (của chủ thể quản lí) vào hệ thống, chủ yếu là vào con người, nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế – xã hội nhất định.[ 20; 9] Hoặc: “Quản lí là tính toán sử dụng hợp lí các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài chính) nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ bởi kết quả tối ưu về kinh tế – xã hội” [20 ; 9] Các tác giả nghiên cứu quản lí phương Tây cũng có những định nghĩa quả lí rất cụ thể như: “Quản lí chính là dự báo, lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra” [12; 25] “Quản lí là một hoạt động thiết yếu đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được những mục tiêu của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lí là hình thành một môi trường mà con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất. Với tư cách thực hành thì quản lí là nghệ thuật, còn kiến thức có tổ chức thì quản lí là khoa học [12 ; 25] ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về quản lí: theo Từ điển tiếng Việt (1992) thì “Quản lí là hoạt động của con người tác động vào tập thể người khác để phối hợp, điều chỉnh, phân công thực hiện mục tiêu chung”. [32] Tác giả Nguyễn Minh Đạo cho rằng: “Quản lí là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lí (người quản lí, tổ chức quản lí) lên khách thể (đối tượng quản lí) về các mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội … bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng. [10; 7] Theo tác giả Hà Sĩ Hồ: “Quản lí là một quá trình tác động có định hướng, có tổ chức nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định” [16; 61] Theo tác giả Bùi Trọng Tuân: “Quản lí là chức năng của những hệ thống có tổ chức với những bản chất khác nhau (kỹ thuật, sự vật, xã hội) thực hiện những chương trình mục đích hành động” [30; 5] Theo tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt: “Quản lí một hệ thống là quá trình tác động đến nó nhằm đạt được những mục tiêu nhất định những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà nhà quản lí mong muốn” [ 15; 225] Theo tác giả Hoàng Chúng và Phạm Thanh Liêm: “Quản lí là tác động có mục đích đến tập thể những con người nhằm tổ chức và phối hợp hoạt động của họ, động viên kích thích họ trong quá trình lao động. [4] Từ những định nghĩa trên ta rút ra một số điều khái quát là: - Quản lí là hoạt động tất yếu của những hệ thống có tổ chức, chủ yếu là tập thể người (nhóm). - Quản lí bao giờ cũng hướng đích: có mục tiêu, có tổ chức, có các tác động tương ứng phù hợp nhằm hướng dẫn điều khiển những đối tượng quản lí để đạt tới những mục tiêu định sẵn. - Quản lí bao giờ cũng tồn tại với tư cách là một hệ thống gồm các thành phần. + Chủ thể quản lí (người quản lí, tổ chức quản lí) đề ra mục tiêu dẫn dắt điều khiển các đối tượng quản lí để đạt tới mục tiêu đã định sẵn. Khách thể quản lí (đối tượng quản lí) con người (được tổ chức thành một tập thể, một xã hội …); thế giới vô sinh (các trang thiết bị kĩ thuật), thế giới hữu sinh (vật nuôi, cây trồng…). - Cơ chế quản lí: Những phương thức mà nhờ đó hoạt động quản lí được thực hiện và quan hệ tương tác giữa chủ thể quản lí và khách thể quản lí được vận hành điều chỉnh. - Mục tiêu chung: Cho cả đối tượng quản lí và chủ thể quản lí là căn cứ để chủ thể quản lí tạo ra các hoạt động quản lí. * Quản lí là khoa học, là nghệ thuật sử dụng các nguồn lực sao cho hiệu quả cao nhất mà chi phí thấp nhất. * Quản lí tạo ra mối quan hệ hữu cơ giữa chủ thể quản lí và khách thể quản lí. Chủ thể quản lí tạo ra các tác động quản lí, còn khách thể quản lí tạo ra các sản phẩm có giá trị sử dụng, hiện thực hoá mục tiêu đã định và thoả mãn mục đích của nhà quản lí. Như vậy, quản lí là quá trình tác động có định hướng, có tổ chức của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí thông qua các cơ chế quản lí, nhằm sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn lực trong điều kiện môi trường biến động để hệ thống ổn định, phát triển, đạt những mục tiêu đã định. Để đạt được những mục tiêu đã định, quản lí phải thông qua các chức năng quản lí. Chức năng quản lí chính là những nội dung, những phương thức hoạt động cơ bản mà trong quá trình quản lí, chủ thể quản lí sử dụng nó tác động đến đối tượng quản lí để thực hiện mục tiêu quản lí. Quản lí có bốn chức năng cơ bản, các chức năng này luôn luôn có mối quan hệ mật thiết, bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong quá trình quản lí, bao gồm: kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Kế hoạch hoá: là căn cứ vào thực trạng ban đầu của tổ chức và căn cứ vào nhiệm vụ được giao mà vạch ra mục tiêu của tổ chức trong từng thời kì, từng giai đoạn, từ đó tìm ra con đường, biện pháp, cách thức đưa tổ chức đạt được mục tiêu đó. Tổ chức: là những nội dung phương thức hoạt động cơ bản trong việc thành lập cấu trúc của tổ chức mà nhờ cấu trúc đó chủ thể quản lí tác động lên các đối tượng quản lí một cách có hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu kế hoạch. Chỉ đạo: là phương thức tác động của CTQL nhằm điều hành tổ chức, nhân lực đã có của tổ chức (đơn vị) vận hành theo đúng kế hoạch để thựuc hiện mục tiêu quản lí. Kiểm tra: là những hoạt động của công tác quản lí tác động đến khách thể quản lí nhằm đánh giá và sử lí các kết quả vận hành của tổ chức. Như vậy: chức năng quản lí là một trong những vấn đề cơ bản của lí luận quản lí, nó giữ vai trò to lớn trong thực tiễn quản lí, chức năng quản lí và chu trình quản lí thể hiện đầy đủ nội dung hoạt động của chủ thể quản lí đối với khách thể quản lí. Chính vì vậy, việc thực hiện đầy đủ các giai đoạn quản lí trong một chu trình quản lí là cơ sở đảm bảo cho hiệu quả của toàn bộ hệ thống được quản lí. 1.2.2. Quản lí hoạt động dạy học trong nhà trường tiểu học Trong quản lí nhà trường, quản lí hoạt động dạy học là nhiệm vụ hàng đầu. Quản lí hoạt động dạy học là quản lí các hiệu quả thành tố cấu trúc của hoạt động dạy học, cần phải tạo điều kiện và tác động cho sự cộng tác tối ưu giữa giáo viên và học sinh, nhằm xác định đúng mục tiêu, lựa chọn nội dung chương trình thích hợp, thực hiện đúng kế hoạch, áp dụng hài hoà các phương pháp, tận dụng các phương tiện và điều kiện có tổ chức linh hoạt các hình thức dạy học, tìm ra phương tiện kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học đáng tin cậy. Để quản lí hoạt động dạy học có hiệu quả cần tuyệt đối chú ý đến những vấn đề cơ bản sau: + Chỉ đạo nội dung chương trình dạy học: Nội dung chương trình dạy học thường xuyên được cụ thể hoá bằng môi trường dạy học trong từng bộ môn, thông qua nôi dung đó mà người học sinh tiếp tục hoàn thiện, phát triển những năng lực trí tuệ và nhân cách của mình theo mục tiêu đó. + Quản lí việc sử dụng sách giáo khoa là pháp chế trong quản lí tài liệu, hướng dẫn dạy và học. Tính linh hoạt trong quản lí nội dung, trong trình dạy học thể hiện ở chỗ tinh giản, mở rộng, bổ sung những nôi dung đặc thù trong phạm vi cần thiết đối với từng loại trường. + Chỉ đạo hoạt động dạy học trên lớp: Chỉ đạo phương hướng chính trị tư tưởng bài giảng, vì phương hướng chính trị của bài giảng là yếu tố hàng đầu góp phần hình thành sự phát triển nhân cách người học. + Chỉ đạo việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh: kiểm tra, đánh giá là một khâu không thể thiếu được trong hoạt động dạy học. Chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm tác động trực tiếp đến giáo viên để họ thực hiện đầy đủ và khoa học quá trình kiểm tra, đánh giá trên cơ sở công bằng, khách quan nhằm thúc đẩy quá trình học tập của học sinh v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docND Chính.doc
  • docBang ngang.doc
  • docTAI LIEU THAM KHAO.doc
  • docTOM TAT.doc
Luận văn liên quan