1. Lý do chọn đề tài
1.1. Bước vào thế kỷ 21, Việt Nam trên con đường phát triển hội nhập vào thế giới, cả nước đang tích cực phấn đấu cho tương lai tươi sáng và vững chắc. Do đó việc quan tâm và đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non có vị trí quan trọng, là khâu đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào lớp 1.
Trong báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương Đảng đã trình bày tại đại hội toàn quốc lần thứ IX có đoạn : “ Chăm lo phát triển mầm non, mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt là nông thôn và những vùng khó khăn ”. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng, đòi hỏi các ban ngành đặc biệt là các cơ sở trường mầm non cần nghiêm túc nghiên cứu mục tiêu, nhiệm vụ của ngành để có biện pháp thực hiện đạt kết quả tốt, một trong các mục tiêu đó là: “ Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo mục tiêu đào tạo của ngành ”.
Trong các trường mầm non, đội ngũ giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục mầm non, vì họ là người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, là lực lượng chủ yếu thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay, người giáo viên cần phải luôn luôn rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao khả năng sư phạm . điều đó chứng tỏ rằng công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong trường mầm non là hết sức cần thiết mà người cán bộ quản lý phải có trách nhiệm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên mầm non. Hơn nữa loại hình giáo dục mầm non là loại hình giáo dục tự nguyện không bắt buộc. Vì vậy, để thu hút trẻ tới trường mầm non, phải để trẻ đi học có chất lượng, phát triển về mặt trí tuệ, thể lực hơn hẳn các em khác không được đi học, đội ngũ giáo viên mầm non trẻ cần không ngừng được nâng cao trình độ chuyên môm nghiệp vụ.
1.2. Huyện Từ Liêm là một huyện ngoại thành ven đô phía tây Hà Nội. Hiện nay, Từ Liêm đang có tốc độ đô thị hoá vào loại nhanh và mạnh nhất Hà Nội. Cùng với sự phát triển kinh tế, giáo dục cũng đang được các cấp lãnh đạo và nhân dân huyện Từ Liêm coi như là một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Hàng năm ngân sách đầu tư cho giáo dục đều tăng hơn so với năm trước. Các nhà trường đã và đang được đầu tư ngày một khang trang, hiện đại hơn. Bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên luôn được coi trọng ở khắp các nhà trường, các xã và thị trấn.
Tuy nhiên, chất lượng giáo dục mầm non của huyện vẫn còn rất nhiều hạn chế. So với các quận huyện khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, giáo dục mầm non của huyện Từ Liêm chỉ ở tốp trung bình.
Hạn chế đó do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, trong đó nguyên nhân do cán bộ quản lý nhà trường - Hiệu trưởng chưa có biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn hữu hiệu. Công tác bồi dưỡng chuyên môn chưa có tính kế hoạch, chưa chủ động về thời gian. Nội dung bồi dưỡng chưa mang tính thuyết phục, chưa phong phú. Những thông tin về hình thức và phương pháp dạy đổi mới chưa cập nhật thường xuyên. Hình thức bồi dưỡng còn mang tính giảng giải lý thuyết nhiều, chưa hợp lý, vì vậy chưa thu hút lôi cuốn giáo viên Việc chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mới vào nghề mới chỉ mang tính hình thức, bề ngoài, chưa có chiến lược rõ ràng, chưa xác định được tầm quan trọng cũng như nội dung phù hợp, các biện pháp chỉ đạo chưa đồng bộ và chưa mang tính chủ động.
Với mong muốn góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc xác định hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non của Huyện nhà, xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài luận văn: “Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trẻ của Hiệu trưởng các trường mầm non huyện Từ Liêm - thành phố Hà Nội.”
2. Mục đích nghiên cứu
Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục ở một số trường mầm non Huyện Từ Liêm – Hà Nội.
3. Khách thể, đối tượng và người được nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý chuyên môn của hiệu trưởng một số trường mầm non huyện Từ Liêm – Hà Nội.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trẻ của Hiệu trưởng một số trường mầm non huyện Từ Liêm - Hà Nội.
3.3. Người được nghiên cứu
- Ban Giám hiệu : 20 người (6 Hiệu trưởng, 10 Hiệu phó, 4 chuyên viên phụ trách Mầm non của Phòng và của Sở Giáo dục và Đào tạo ).
- Giáo viên : 106 người (6 trường mầm non công lập và tư thục thuộc huyện Từ Liêm – Hà Nội ).
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trẻ của Hiệu trưởng các trường mầm non huyện Từ Liêm Hà nội đã có những cố gắng nhất định nhưng hiệu quả quản lý hoạt động này chưa cao. Nếu thực hiện các biện pháp đồng bộ, hệ thống và thực nghiệm trong quản lý hoạt động này thì hiệu quả quản lý sẽ được nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trẻ của Hiệu trưởng trường mầm non.
5.2. Khảo sát thực trạng biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trẻ của hiệu trưởng các trường mầm non huyện Từ Liêm Hà Nội.
5.3. Đề xuất các biện pháp đồng bộ, hệ thống và thực nghiệm trong quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trẻ của Hiệu trưởng mầm non nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này.
Trong 3 nhiệm vụ nghiên cứu trên thì 5.3 là nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về phạm vi nghiên cứu: Vận dụng nội dung cơ bản của ISO trong quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trẻ của Hiệu trưởng mầm non, không vận dụng đầy đủ toàn bộ nội dung của ISO nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này.
+ Nội dung bồi dưỡng:
* Thiết kế bài học theo công nghệ dạy học siêu tích hợp.
* Thiết kế phần mềm dạy học: Kịch bản giáo khoa theo module công nghệ dạy học siêu tích hợp và hỗ trợ của phần mềm tin học M. Power Point.
+ Thực nghiệm khảo sát (khảo nghiệm) sẽ được thực hiện với nội dung giáo dục “ Khám phá khoa học” (1. Các bộ phận của cơ thể con người. 2.Đồ vật. 3. Động vật và thực vật. 4. Một số hiện tượng thiên nhiên ) ở độ tuổi: 4-5 tuổi.
6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Điều tra thực trạng biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trẻ của hiệu trưởng 6 trường mầm non huyện Từ liêm - Thành phố Hà Nội.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa. góp phần giải quyết cả 3 nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra viết
- Mục đích : Thu thập các thông tin về thực trạng biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trẻ của Hiệu trưởng các trường mầm non huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội. - Đối tượng : Cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường
- Cách tiến hành : Sử dụng Phiếu câu hỏi (điều tra) được thiết kế theo Quy trình thiết kế thang đo hiện đại sẽ trình bày ở các chương sau. (Xin xem Phụ lục 1,2).
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
- Nghiên cứu hồ sơ chuyên môn (giáo án, kế hoạch giảng dạy, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, . ) của cán bộ quản lý để phát hiện thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ứng dụng công nghệ thông tin và phần mềm dạy học đơn giản của cán bộ quản lý và giáo viên mới, đồng thời phát hiện thực trạng quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng các trường mầm non huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội.
7.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Quan sát một số hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mới vào nghề ở các trường mầm non huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội qua đó đánh giá được thực trạng công tác này, một số giờ có ứng dụng công nghệ thông tin và phương tiện dạy học đơn giản, ghi Biên bản dự giờ- đánh giá (xin xem Phụ lục 3).
7.2.4. Phương pháp thực nghiệm: Vận dụng tinh thần ISO trong quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục ứng dụng phần mềm công nghệ dạy học tích hợp & phương tiện dạy học đơn giản của giáo viên 1 trường Mầm non Từ Liêm Hà nội. Ghi Biên bản thực nghiệm (xin xem Phụ lục 4).
7.3. Phương pháp thống kê toán học : Xử lý và phân tích số liệu của các phương pháp trên bằng phần mềm thống kê SPSS dành cho các khoa học xã hội đã được module hóa.
Trong các phương pháp trên 7.2.4 là phương pháp chủ yếu.
97 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 9652 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trẻ của hiệu trưởng các trường mầm non huyện Từ Liêm - Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Bước vào thế kỷ 21, Việt Nam trên con đường phát triển hội nhập vào thế giới, cả nước đang tích cực phấn đấu cho tương lai tươi sáng và vững chắc. Do đó việc quan tâm và đầu tư cho giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non có vị trí quan trọng, là khâu đầu tiên đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào lớp 1.
Trong báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương Đảng đã trình bày tại đại hội toàn quốc lần thứ IX có đoạn : “ Chăm lo phát triển mầm non, mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư, đặc biệt là nông thôn và những vùng khó khăn ”. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của Đảng, đòi hỏi các ban ngành đặc biệt là các cơ sở trường mầm non cần nghiêm túc nghiên cứu mục tiêu, nhiệm vụ của ngành để có biện pháp thực hiện đạt kết quả tốt, một trong các mục tiêu đó là: “ Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ theo mục tiêu đào tạo của ngành ”.
Trong các trường mầm non, đội ngũ giáo viên là lực lượng quyết định chất lượng giáo dục mầm non, vì họ là người trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, là lực lượng chủ yếu thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay, người giáo viên cần phải luôn luôn rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao khả năng sư phạm…. điều đó chứng tỏ rằng công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trong trường mầm non là hết sức cần thiết mà người cán bộ quản lý phải có trách nhiệm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên mầm non. Hơn nữa loại hình giáo dục mầm non là loại hình giáo dục tự nguyện không bắt buộc. Vì vậy, để thu hút trẻ tới trường mầm non, phải để trẻ đi học có chất lượng, phát triển về mặt trí tuệ, thể lực… hơn hẳn các em khác không được đi học, đội ngũ giáo viên mầm non trẻ cần không ngừng được nâng cao trình độ chuyên môm nghiệp vụ...
1.2. Huyện Từ Liêm là một huyện ngoại thành ven đô phía tây Hà Nội. Hiện nay, Từ Liêm đang có tốc độ đô thị hoá vào loại nhanh và mạnh nhất Hà Nội. Cùng với sự phát triển kinh tế, giáo dục cũng đang được các cấp lãnh đạo và nhân dân huyện Từ Liêm coi như là một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Hàng năm ngân sách đầu tư cho giáo dục đều tăng hơn so với năm trước. Các nhà trường đã và đang được đầu tư ngày một khang trang, hiện đại hơn. Bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên luôn được coi trọng ở khắp các nhà trường, các xã và thị trấn.
Tuy nhiên, chất lượng giáo dục mầm non của huyện vẫn còn rất nhiều hạn chế. So với các quận huyện khác trên địa bàn thành phố Hà Nội, giáo dục mầm non của huyện Từ Liêm chỉ ở tốp trung bình.
Hạn chế đó do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, trong đó nguyên nhân do cán bộ quản lý nhà trường - Hiệu trưởng chưa có biện pháp chỉ đạo hoạt động chuyên môn hữu hiệu. Công tác bồi dưỡng chuyên môn chưa có tính kế hoạch, chưa chủ động về thời gian. Nội dung bồi dưỡng chưa mang tính thuyết phục, chưa phong phú. Những thông tin về hình thức và phương pháp dạy đổi mới chưa cập nhật thường xuyên. Hình thức bồi dưỡng còn mang tính giảng giải lý thuyết nhiều, chưa hợp lý, vì vậy chưa thu hút lôi cuốn giáo viên… Việc chỉ đạo công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mới vào nghề mới chỉ mang tính hình thức, bề ngoài, chưa có chiến lược rõ ràng, chưa xác định được tầm quan trọng cũng như nội dung phù hợp, các biện pháp chỉ đạo chưa đồng bộ và chưa mang tính chủ động.
Với mong muốn góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc xác định hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non của Huyện nhà, xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi đã chọn đề tài luận văn: “Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trẻ của Hiệu trưởng các trường mầm non huyện Từ Liêm - thành phố Hà Nội.”
2. Mục đích nghiên cứu
Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục ở một số trường mầm non Huyện Từ Liêm – Hà Nội.
3. Khách thể, đối tượng và người được nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý chuyên môn của hiệu trưởng một số trường mầm non huyện Từ Liêm – Hà Nội.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trẻ của Hiệu trưởng một số trường mầm non huyện Từ Liêm - Hà Nội.
3.3. Người được nghiên cứu
- Ban Giám hiệu : 20 người (6 Hiệu trưởng, 10 Hiệu phó, 4 chuyên viên phụ trách Mầm non của Phòng và của Sở Giáo dục và Đào tạo ).
- Giáo viên : 106 người (6 trường mầm non công lập và tư thục thuộc huyện Từ Liêm – Hà Nội ).
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trẻ của Hiệu trưởng các trường mầm non huyện Từ Liêm Hà nội đã có những cố gắng nhất định nhưng hiệu quả quản lý hoạt động này chưa cao. Nếu thực hiện các biện pháp đồng bộ, hệ thống và thực nghiệm trong quản lý hoạt động này thì hiệu quả quản lý sẽ được nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trẻ của Hiệu trưởng trường mầm non.
5.2. Khảo sát thực trạng biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trẻ của hiệu trưởng các trường mầm non huyện Từ Liêm Hà Nội.
5.3. Đề xuất các biện pháp đồng bộ, hệ thống và thực nghiệm trong quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trẻ của Hiệu trưởng mầm non nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này.
Trong 3 nhiệm vụ nghiên cứu trên thì 5.3 là nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về phạm vi nghiên cứu: Vận dụng nội dung cơ bản của ISO trong quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trẻ của Hiệu trưởng mầm non, không vận dụng đầy đủ toàn bộ nội dung của ISO nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này.
+ Nội dung bồi dưỡng:
* Thiết kế bài học theo công nghệ dạy học siêu tích hợp.
* Thiết kế phần mềm dạy học: Kịch bản giáo khoa theo module công nghệ dạy học siêu tích hợp và hỗ trợ của phần mềm tin học M. Power Point.
+ Thực nghiệm khảo sát (khảo nghiệm) sẽ được thực hiện với nội dung giáo dục “ Khám phá khoa học” (1. Các bộ phận của cơ thể con người. 2.Đồ vật. 3. Động vật và thực vật. 4. Một số hiện tượng thiên nhiên…) ở độ tuổi: 4-5 tuổi.
6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Điều tra thực trạng biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trẻ của hiệu trưởng 6 trường mầm non huyện Từ liêm - Thành phố Hà Nội.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa... góp phần giải quyết cả 3 nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra viết
- Mục đích : Thu thập các thông tin về thực trạng biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trẻ của Hiệu trưởng các trường mầm non huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội. - Đối tượng : Cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường
- Cách tiến hành : Sử dụng Phiếu câu hỏi (điều tra) được thiết kế theo Quy trình thiết kế thang đo hiện đại sẽ trình bày ở các chương sau. (Xin xem Phụ lục 1,2).
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
- Nghiên cứu hồ sơ chuyên môn (giáo án, kế hoạch giảng dạy, kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, …. ) của cán bộ quản lý để phát hiện thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ứng dụng công nghệ thông tin và phần mềm dạy học đơn giản của cán bộ quản lý và giáo viên mới, đồng thời phát hiện thực trạng quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng các trường mầm non huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội.
7.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm
Quan sát một số hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mới vào nghề ở các trường mầm non huyện Từ Liêm – Thành phố Hà Nội qua đó đánh giá được thực trạng công tác này, một số giờ có ứng dụng công nghệ thông tin và phương tiện dạy học đơn giản, ghi Biên bản dự giờ- đánh giá (xin xem Phụ lục 3).
7.2.4. Phương pháp thực nghiệm: Vận dụng tinh thần ISO trong quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động giáo dục ứng dụng phần mềm công nghệ dạy học tích hợp & phương tiện dạy học đơn giản của giáo viên 1 trường Mầm non Từ Liêm Hà nội. Ghi Biên bản thực nghiệm (xin xem Phụ lục 4).
7.3. Phương pháp thống kê toán học : Xử lý và phân tích số liệu của các phương pháp trên bằng phần mềm thống kê SPSS dành cho các khoa học xã hội đã được module hóa.
Trong các phương pháp trên 7.2.4 là phương pháp chủ yếu.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỒNG BỘ,
HỆ THỐNG VÀ THỰC NGHIỆM TRONG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN TRẺ
CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề
+ Công trình nghiên cứu Công nghệ giáo dục (Trung tâm công nghệ giáo dục do GS.TSKH Hồ Ngọc Đại làm Giám đốc đầu tiên) đã tiến hành thành công ở các trường phổ thông thực nghiệm của 1 số tỉnh, nhưng chưa tiến hành đối với bậc học Mầm non. Theo GS.TSKH Hồ Ngọc Đại -“Công nghệ giáo dục là tổ chức thực tiễn giáo dục”(1) và“ Công nghệ giáo dục là tổ chức hệ thống việc làm”(2) [tr .402”]. Theo chúng tôi định nghĩa (1) nội dung khái niệm là đúng, nhưng chưa chỉ ra bản chất, quy luật của công nghệ giáo dục so với giáo dục truyền thống. Định nghĩa (2) bước đầu nêu được cấu trúc, quy trình công nghệ giáo dục nhưng còn rất sơ sài, chưa đầy đủ, rất khó ứng dụng nếu chỉ nghe giảng và đọc các sách của tác giả viết về công nghệ giáo dục.
+ Hệ thống công trình nghiên cứu phát triển lý thuyết, ứng dụng và chuyển giao công nghệ dạy học siêu tích hợp (CNDH STH) từ 1994 đến nay của PGS.TS Nguyễn Hữu Long - Giám đốc Trung tâm Sáng tạo và phát triển tài năng LONGA gồm có:
Lý luận CNDH STH gồm có:
Ý tưởng nghiên cứu CNDH STH.
Hệ thống nguyên tắc CNDH STH.
Định nghĩa CNDH STH.
Mô hình lý thuyết CNDH STH.
Mô hình tổng quát CNDH STH.
Mẫu thiết kế bài học hỗn hợp theo CNDH STH
Mẫu thiết phần mềm CNDH STH có hỗ trợ của M. Power Point.
Vì Lý luận CNDH STH khá dài, trong khuôn khổ số trang có hạn của chương 1, chúng tôi chỉ trích 2 nội dung (3) và (7):
(3) Định nghĩa CNDH STH: “CNDH STH- phạm trù giao nhau của công nghệ học (công nghệ học đại cương, công nghệ thông tin) và giáo dục học (tâm lý học dạy học, lý luận dạy học), hệ thống sản xuất đặc biệt, hệ thống dạy học tích hợp đa tầng, đa nhân tố. CNDH STH có 8 nguyên tắc quy định thiết kế & thi công, cấu trúc 7 yếu tố & quy trình 4 công đoạn. 7 yếu tố trên có mặt trong từng công đoạn của quy trình CNDH STH.” Nguyễn Hữu Long 2010.
Tính siêu tích hợp của CNDH STH (cơ sở của biện pháp đồng bộ trong quản lý) thể hiện ở: + TH của CNDH STH và công nghệ thông tin. + Trong CNDH STH có TH của TLH DH, LLDH và lý thuyết công nghệ, chuyển giao công nghệ vừa nêu. + Trong công nghệ thông tin có tích hợp của truyền thông đa phương tiện như chèn ảnh, âm nhạc….vào các Slides và phần mềm tin học P.Point
+ Trong từng thành tố cấu trúc của CNDHTH có TH mục tiêu (mục tiêu đa nhân cách; nhân cách người lao động mới - có lương tâm nghề nghiệp và năng lực sáng tạo nghề…nhân cách công dân mới - tích cực, giác xây dựng và bảo vệ tổ quốc…nhân cách chủ gia đình mới - quy mô nhỏ, hòa thuận…) TH nội dung (nội dung giáo dục mầm non/ phổ thông + giáo dục hướng nghiệp + giáo dục nghề phổ thông) + TH phương pháp (PP) DH (PPDH tình huống + PPDH nêu và giải quyết vấn đề = PP định hướng tình huống nêu vấn đề, PP kiểm tra + PP luyện tập = PP kiểm tra - luyện tập…) + Tích hợp phương tiện (Đa phương tiện và phương tiện tin học trong PMCNDHTH)…Phân tích trên đây cho thấy trong TH có TH, trong TH lại có TH: TH đa tầng, đa nhân tố, cho nên có thể gọi là lý luận CNDH siêu TH (xin xem thêm giáo trình Lý luận dạy học Tâm lý học của PGS.TS Nguyễn Hữu Long, NXB Đại học Sư phạm. Hà nội, 2009 được viết theo Lý luận CNDH STH này).
(7)“Phần mềm CNDH siêu TH”: Khái niệm của Lý luận CNDH STH, phần mềm ứng dụng có kịch bản là module CNDH STH và sự hỗ trợ của phần mềm tin học- trình chiếu Power Point/ Violet, hệ thống các Slides tổ chức hoạt động DH có mục đích và nội dung thiết thực, cụ thể, phát triển tính tích cực, độc lập, hợp tác của tất cả người học từ đầu đến cuối giờ học qua 4 công đoạn (Định hướng tình huống nghề- nêu vấn đề. Kiểm tra đầu vào bài mới. Hình thành kiến thức, thái độ. Hình thành kỹ năng, thái độ) giúp người học không chỉ hình thành kiến thức, mà còn hình thành kỹ năng vận dụng kiến thức và rất hứng thú. (Nguyễn Hữu Long. 2010) (Mẫu thiết kế phần mềm này ở chương 3).
Theo phân tích của chúng tôi - 7 nội dung trên đều là những định nghĩa làm việc, định nghĩa thao tác nên dễ ứng dụng, dễ chuyển giao.
Lý luận CNDH STH đã được công bố trong nhiều Hội thảo khoa học Tâm lý học, Giáo dục học quốc gia và quốc tế, trong các Tạp chí khoa học giáo dục, trong giáo trình Lý luận dạy học Tâm lý học (được chính tác giả biên soạn theo lý thuyết công nghệ dạy học mới - siêu tích hợp), trong đề tài nghiên cứu khoa học “Thiết kế phần mềm dạy học Tâm lý học đại cương” và thi công trong thực nghiệm dạy học Tâm lý học ở lớp ghép năm thứ 2 khoa Toán Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2007 rất thành công.
Lý luận CNDH STH này cũng đã được tác giả chuyển giao bước đầu trong hướng dẫn Luận văn Cao học Quản lý giáo dục của học viên Đào Ngọc Oanh Hiệu trưởng Mầm non, bảo vệ thành công năm 2007. Đặc biệt lý luận này đã được chuyển giao đầy đủ trong giáo trình Lý luận dạy học Tâm lý học của chính tác giả (nêu trên)
+ Việc vận dụng công nghệ thông tin (truyền thông đa phương tiện- nghe nhìn và công nghệ tin học) trong giáo dục đã được 1 số trường mầm non thực hiện nhưng chủ yếu sử dụng chức năng trình chiếu của phần mềm M. Power Point hoặc phần mềm trình chiếu khác hoặc soạn giáo án điện tử theo dạy học tích cực. Cả 2 trường hợp này hiệu quả giáo dục có khác nhau nhưng đều chưa thật cao, chưa có phần mềm dạy học theo đúng nghĩa của nó
+ Có một số bài báo khoa học về quản lý chất lượng hiện đại theo ISO 9000 trong đổi mới quản lý giáo dục phổ thông (2003). Phạm Quang Huân. 2004. Đổi mới quản lý giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận ISO 9000 [ Ánh, tr.16. Lê Đức Ánh. 2007]. Vận dụng lý thuyết quản lý chất lượng tổng thể vào quản lý quá trình dạy học trường trung học phổ thông dân lập, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học.
Trong những năm gần đây có một số trường phổ thông ở miền Nam, một số trường Đại học ngoài Bắc (như trường Đại học Sư phạm Hà nội: Khoa Tâm lý - Giáo dục và một số khoa khác) đã tiến hành vận dụng ISO đối với hoạt động quản lý trường học, quản lý Khoa. Cũng chưa thấy thông tin về trường mầm non vận dụng đầy đủ hoặc vận dụng nội dung cơ bản của ISO trong quản lý trường mầm non nói chung, quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn giáo viên trẻ nói riêng.
Theo phân tích của chúng tôi, việc vận dụng ISO trong quản lý trường học tuy có ưu điểm lớn là xây dựng được nền nếp quản lý trường học một các khoa học, tuy nhiên việc vận dụng đó tốn kém rất nhiều các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực, thời lực) nên khó có thể ứng dụng rộng rãi trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Để giải quyết mâu thuẫn vừa nêu, chúng tôi sẽ vận dụng tinh thần (cơ bản) của ISO trong các biện pháp đồng bộ, hệ thống và thực nghiệm trong quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trẻ của Hiệu trưởng trường mầm non” sẽ trình bày dưới đây.
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài.
1.2.1. “Biện pháp”: Khái niệm của khoa học giáo dục, hành động, tác động nhằm đổi mới cấu trúc, quy trình dạy học, giáo dục, quản lý giáo dục.
1.2.2. “Quản lý”: Theo tác giả Nguyễn Hữu Long - 2009: “ Quản lý(QL)- phạm trù của khoa học QL, tác động qua lại của chủ thể QL và khách thể QL trong đó chủ thể QL đóng vai trò chủ đạo: vận dụng các nguyên tắc QL trong xác định mục tiêu QL, nội dung QL, phương pháp QL, phương tiện QL, kết quả của từng công đoạn trong quy trình QL (-Lập kế hoạch QL- Tổ chức các nguồn lực để thực hiện kế hoạch QL- Thực hiện kế hoạch QL- Kiểm tra thực hiện kế hoạch QL- Hành động hiệu chỉnh để đạt mục tiêu chung của QL trong kế hoạch QL đã lập)”. Đây là một định nghĩa làm việc, làm cho hoạt động quản lý vừa mang tính khoa học, vừa mang tính công nghệ, đặc biệt là bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ khi xác định “QL…tác động qua lại của chủ thể QL và khách thể QL trong đó chủ thể QL đóng vai trò chủ đạo”.
- Quản lý Giáo dục: Quản lý giáo dục là một bộ phận của quản lý xã hội, cho đến nay chưa có khái niệm thống nhất. Trong lịch sử phát triển của xã hội, khoa học quản lý xã hội ra đời muộn hơn khoa học kinh tế do cách nhìn nhận giáo dục ở góc độ không đồng nhất nên dẫn đến những khái niệm về quản lý giáo dục có nội dung rộng hẹp khác nhau. Có rất nhiều cách định nghĩa về quản lý giáo dục của các tác giả trong và ngoài nước:
Theo học giả nổi tiếng M.I.Kônđacốp: “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp kế hoạch nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển và mở rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng”. [ 22, tr.34 ]
Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “ Quản lý giáo dục là quản lý trường học, thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh. [11, tr. 34].
Tác giả Đặng Quốc Bảo lại cho rằng: “ Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội” [3, tr 45].
Trên đây là những quan điểm khác nhau về quản lý giáo dục, ở mỗi cách tiếp cận khác nhau mỗi tác giả lại có cái nhìn khác nhau về quản lý giáo dục. Mặc dù vậy, khi nghiên cứu kỹ về nó ta có thể nhận thấy trong các quan niệm khác nhau về quản lý giáo dục ấy lại có những điểm tương đồng.
Thực chất trong quản lý giáo dục là quản lý nhà trường vì nhà trường là cơ sở giáo dục quan trọng nhất, chủ yếu nhất trong hệ thống giáo dục của tất cả các quốc gia. Theo tác giả Trần Kiểm : “ Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với học sinh”. Tác giả cũng cho rằng “ Việc quản lý trường học là quản lý hoạt động dạy và học làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu đào tạo”.
Từ những khái niệm trên, có thể khái quát khái niệm quản lý giáo dục như sau: “ Quản lý giáo dục (hay quản lý hệ thống) là tác động qua lại có hệ thống, có kế hoạch, có hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau cho đến tất cả các mắt xích của toàn bộ hệ thống giáo dục (từ Bộ đến Trường và đối tượng được quản lý) nhằm đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em và hoàn thiện nhân cách chủ thể quản lý”.
- Quản lý giáo dục Mầm non:
Giáo dục mầm non nằm trong hệ thống công tác quản lý nhưng khách thể là các cơ sở giáo dục mầm non, nơi thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 72 tháng tuổi. Cũng như các bậc học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non cũng có mạng lưới quản lý chuyên môn của bậc học từ trên xuống: Từ cấp Bộ xuống Sở, Phòng và tới các trường, lớp mầm non.
Quản lý giáo dục mầm non có thể được định nghĩa như sau:
- Theo tác giả Phạm Thị Châu (1994), Quản lý Giáo dục mầm non: “Quản lý giáo dục mầm non là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch của các cấp quản lý đến các cơ sở giáo dục mầm non nhằm tạo ra những điều kiện tối ưu cho việc thực hiện mục tiêu đào tạo”. [ 7, tr.10].
- Quản lý trường mầm non: Theo tác giả Đinh Văn Vang (1997), Một số vấn đề quản lý trường mầm non:“Quản lý trường mầm non là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) đến tập thể cán bộ, giáo viên nhằm thực hiện có chất lượng mục tiêu, kế hoạch giáo dục của nhà trường, trên cơ