1.1. Bên cạnh việc nghiên cứu những vấn ñề thuộc vềtừ vựng học, nghiên
cứu những vấn ñề về ngữ âm và ngữ pháp có vai trò vô cùng to lớn trong việc
nghiên cứu ngôn ngữ học hiện nay. Nghiên cứu về ngữâm và ngữ pháp góp phần
hoàn thiện việc nghiên cứu về hệ thống ngôn ngữ mộtcách toàn diện, tạo ra diện
mạo nhiều chiều với nhiều sắc vẻ của các ñơn vị ngôn ngữ. Ở những phương diện
khác nhau, các ñơn vị ngôn ngữ lại hiện lên với những trạng thái sinh ñộng, mới mẻ
và chứa ñựng nhiều nội dung thú vị.
Trong quá trình nghiên cứu về ngữ âm và ngữ pháp, biện pháp tu từ là một
vấn ñề nhận ñược nhiều sự quan tâm. Thông qua việc nghiên cứu các biện pháp tu
từ - ñược thể hiện qua vỏ âm thanh và cấu trúc ngữ pháp, chúng ta có thể thấy rõ sự
linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ, thấy rõ sự ña dạng trong cách diễn ñạt, cảm
nhận rõ vẻ ñẹp của tiếng Việt. Từ ñó, người sử dụngngôn ngữ có thể vận dụng vào
việc phân tích và tạo lập văn bản, tiếp nhận văn bản văn học một cách có hệ thống,
toàn vẹn và hoàn chỉnh hơn ở nhiều góc ñộ khác nhau.
1.2. Trong sự nghiệp lớn lao của Hồ Chí Minh – có một di sản ñặc biệt biệt
ñể lại cho dân tộc, ñó là sự nghiệp trước tác. Người ñã ñể lại cho chúng ta một sự
nghiệp trước tác lớn lao về tầm vóc, phong phú ña dạng về thể loại và ñặc sắc về
phong cách sáng tác. [43, 419]
Từ những năm 20 của thế kỉ XX, các bài văn chính luận với bút danh
Nguyễn Ái Quốc ñăng trên báo Người cùng khổ, Nhân ñạo, Đời sống thợ thuyềnñã
tác ñộng và ảnh hưởng lớn ñến quần chúng Pháp và nhân dân những nước thuộc
ñịa, kêu gọi thức tỉnh nhân dân nô lệ bị áp bức liên hiệp lại trong mặt trận ñấu tranh
chung. “Văn chương Hồ Chí Minh ñã kết hợp ñược sự sâu sắc tự bên trong mối
quan hệ giữa chính trị và văn học, giữa tư tưởng vànghệ thuật, giữa truyền thống
và hiện ñại. Mỗi loại hình văn học của người ñều cóphong cách riêng, ñộc ñáo,
hấp dẫn và có giá trị bền vững. Hồ Chí Minh là người ñầu tiên sử dụng có hiệu quả
2
cao thể văn chính luận hiện ñại. Văn chính luận của Hồ Chí Minh mang cốt cách,
ñặc ñiểm của văn chính luận hiện ñại của giai cấp vô sản”. Vì thế, văn chính luận
của Người ñược ñộc giả và giới nghiên cứu quan tâm trên nhiều phương diện khác
nhau.
1.3. Nghiên cứu các biện pháp tu từ trên mặt ngữ âm và ngữ pháp trong văn
chính luận của Hồ Chí Minh là vấn ñề giúp chúng tôicó thể tiếp cận, tìm hiểu thêm
một phương diện mới về phong cách viết văn của Người.
113 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 11221 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Biện pháp tu từ ngữ âm và biện pháp tu từ cú pháp trong văn chính luận Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
TRẦN THỊ THẮM
BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ ÂM
VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ CÚ PHÁP
TRONG VĂN CHÍNH LUẬN HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
HÀ NỘI, 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
TRẦN THỊ THẮM
BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ ÂM
VÀ BIỆN PHÁP TU TỪ CÚ PHÁP
TRONG VĂN CHÍNH LUẬN HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. Bùi Minh Toán
HÀ NỘI, 2011
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Bên cạnh việc nghiên cứu những vấn đề thuộc về từ vựng học, nghiên
cứu những vấn đề về ngữ âm và ngữ pháp có vai trò vô cùng to lớn trong việc
nghiên cứu ngôn ngữ học hiện nay. Nghiên cứu về ngữ âm và ngữ pháp góp phần
hoàn thiện việc nghiên cứu về hệ thống ngôn ngữ một cách toàn diện, tạo ra diện
mạo nhiều chiều với nhiều sắc vẻ của các đơn vị ngôn ngữ. Ở những phương diện
khác nhau, các đơn vị ngôn ngữ lại hiện lên với những trạng thái sinh động, mới mẻ
và chứa đựng nhiều nội dung thú vị.
Trong quá trình nghiên cứu về ngữ âm và ngữ pháp, biện pháp tu từ là một
vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Thông qua việc nghiên cứu các biện pháp tu
từ - được thể hiện qua vỏ âm thanh và cấu trúc ngữ pháp, chúng ta có thể thấy rõ sự
linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ, thấy rõ sự đa dạng trong cách diễn đạt, cảm
nhận rõ vẻ đẹp của tiếng Việt. Từ đó, người sử dụng ngôn ngữ có thể vận dụng vào
việc phân tích và tạo lập văn bản, tiếp nhận văn bản văn học một cách có hệ thống,
toàn vẹn và hoàn chỉnh hơn ở nhiều góc độ khác nhau.
1.2. Trong sự nghiệp lớn lao của Hồ Chí Minh – có một di sản đặc biệt biệt
để lại cho dân tộc, đó là sự nghiệp trước tác. Người đã để lại cho chúng ta một sự
nghiệp trước tác lớn lao về tầm vóc, phong phú đa dạng về thể loại và đặc sắc về
phong cách sáng tác. [43, 419]
Từ những năm 20 của thế kỉ XX, các bài văn chính luận với bút danh
Nguyễn Ái Quốc đăng trên báo Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống thợ thuyền đã
tác động và ảnh hưởng lớn đến quần chúng Pháp và nhân dân những nước thuộc
địa, kêu gọi thức tỉnh nhân dân nô lệ bị áp bức liên hiệp lại trong mặt trận đấu tranh
chung. “Văn chương Hồ Chí Minh đã kết hợp được sự sâu sắc tự bên trong mối
quan hệ giữa chính trị và văn học, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống
và hiện đại. Mỗi loại hình văn học của người đều có phong cách riêng, độc đáo,
hấp dẫn và có giá trị bền vững. Hồ Chí Minh là người đầu tiên sử dụng có hiệu quả
2
cao thể văn chính luận hiện đại... Văn chính luận của Hồ Chí Minh mang cốt cách,
đặc điểm của văn chính luận hiện đại của giai cấp vô sản”. Vì thế, văn chính luận
của Người được độc giả và giới nghiên cứu quan tâm trên nhiều phương diện khác
nhau.
1.3. Nghiên cứu các biện pháp tu từ trên mặt ngữ âm và ngữ pháp trong văn
chính luận của Hồ Chí Minh là vấn đề giúp chúng tôi có thể tiếp cận, tìm hiểu thêm
một phương diện mới về phong cách viết văn của Người.
Những lí do trên là cơ sở để chúng tôi chọn đề tài “Biện pháp tu từ ngữ âm
và biện pháp tu từ cú pháp trong văn chính luận Hồ Chí Minh”.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Về biện pháp tu từ
Lí thuyết về biện pháp tu từ đã được nhiều nhà ngôn ngữ học trên thế giới
cũng như ở Việt Nam quan tâm nghiên cứu.
Aristote là một trong các nhà khởi xướng, có công trong việc tạo nên các lời
văn hoa mĩ, các thuật hùng biện, hình thành môn “Mĩ từ pháp”. Tu từ học đã trở
thành một bộ môn bắt buộc trong Tam khoa của nhà trường Trung cổ và nhà trường
cận đại ở Châu Âu. Vấn đề tu từ học được tiếp tục phát triển, nâng cao thành hệ
thống lí luận ở các tác giả như: Ciceron, Quitilien, Horace, Virgile
Từ thế kỉ XIX, tu từ học – phong cách học đã trở thành một ngành riêng của
ngôn ngữ học.
Ở nước ta, tên gọi “Tu từ học” xuất hiện vào thập niên 50 của thế kỉ XX,
những công trình nghiên cứu về tu từ học thời kì này có thể kể đến như: Vũ trung
tuỳ bút của Phạm Đình Hổ, Việt – Hán văn khảo của Phan Kế Bính, Quốc văn cụ
thể của Bùi Kỉ, Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm, Thơ ca Việt Nam
– Hình thức và thể loại của Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức...
Vào khoảng thập niên 60 của thế kỉ XX, tên gọi Phong cách học xuất hiện,
Phong cách học chính là Khoa tu từ học được hiện đại hoá có cơ sở lí thuyết nhằm
vào đối tượng cơ bản là các phong cách ngôn ngữ. [37, 238]
3
Cùng với sự ra đời của lí luận về biện pháp tu từ là các công trình nghiên cứu
của các tác giả: Cù Đình Tú, Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà, Hữu Đạt, Lê Anh
Hiền... Có thể kể đến một số công trình có vai trò nền tảng trong việc trình bày về
vấn đề biện pháp tu từ. Cụ thể:
- Tác giả Lê Anh Hiền với cuốn Khái luận tu từ học, Đại học Sư phạm Hà
Nội, 1961.
- Tác giả Cù Đình Tú, Lê Anh Hiền, Nguyễn Nguyên Trứ, Tu từ học tiếng
Việt hiện đại (sơ thảo), Đại học Sư phạm Việt Bắc, 1975
- Tác giả Cù Đình Tú với cuốn Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng
Việt, nhà xuất bản Giáo dục, 1983.
- Tác giả Hữu Đạt với cuốn Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nhà xuất
bản Đai học quốc gia Hà Nội, 2001.
- Tác giả Đinh Trọng Lạc với cuốn Chín mươi chín phương tiện và biện
pháp tu từ tiếng Việt, nhà xuất bản Giáo dục (tái bản lần thứ bảy), 2003.
- Tác giả Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hoà với cuốn Phong cách học tiếng
Việt, nhà xuất bản Giáo dục (tái bản lần thứ tám), 2008.
Trong những công trình trên, các tác giả đã đề cập đến những vấn đề cơ bản
về lí thuyết biện pháp tu từ như: khái niệm về biện pháp tu từ, đặc điểm tu từ của
các loại đơn vị trong tiếng Việt, các phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt (tu từ
từ vựng, ngữ nghĩa, cú pháp, văn bản, ngữ âm của phong cách học)... Đây là những
nhận thức lí luận rất cần thiết, có chức năng dẫn đường cho việc tìm hiểu các vấn đề
về biện pháp tu từ.
2.2. Về văn chính luận Hồ Chí Minh
Thơ văn của Hồ Chí Minh luôn là đối tượng hứng thú của nhiều nhà nghiên
cứu. Chính vì vậy, từ trước đến nay có không ít công trình nghiên cứu về tác phẩm
của Người với những tác giả có tên tuổi như: Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức,
Phong Lê
Riêng về mặt ngôn ngữ, các tác phẩm văn thơ của Hồ Chí Minh đã có những
công trình khảo cứu về các phương diện sau:
4
- Việc dùng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong văn Hồ Chí Minh.
- Phép so sánh trong văn thơ Hồ Chí Minh.
- “Tập Kiều” trong ngôn ngữ Hồ Chí Minh.
- Tên các bài báo của Hồ Chí Minh.
- Tiếng cười (phong cách hài hước) trong văn Hồ Chí Minh.
- Ý kiến của Hồ Chủ Tịch về việc mượn từ gốc Hán.
Có thể kể ra một số công trình, bài viết như sau:
Trong bài viết Phương pháp nghiên cứu thơ văn Hồ Chí Minh [54, 207],
Nguyễn Đăng Mạnh chỉ rõ: “Văn chính luận chủ yếu được viết theo tư duy logic.
Sức thuyết phục của nó không phải ở chỗ dựng nên những hình tượng, những bức
tranh sinh động mà ở chỗ đưa ra những lí lẽ đanh thép, những lập luận chặt chẽ,
những luận cứ hùng hồn Trên cơ sở những đặc trưng cơ bản của thể loại văn
chính luận như thế, nhiều loại văn chính luận ra đời với những sắc thái khác nhau
dưới ngòi bút của Hồ Chí Minh, như tuyên ngôn, lời kêu gọi, báo cáo chính trị, thư
từ gửi các ngành các giới, văn bút chiến, văn tiểu phẩm và các thể loại văn báo chí
khác” [54, 217].
Phong Lê với bài viết Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh con người và thơ
văn [54, 244] nhận xét: thơ văn Hồ Chí Minh có sự tổng hoà, kết hợp của nhiều âm
điệu – sự kết hợp ấy làm nên phong cách Hồ Chí Minh.
Trong Lời giới thiệu (cho cuốn Văn Hồ Chủ Tịch, Nhà xuất bản Giáo dục,
1971), Huỳnh Lý nêu lên 4 đặc điểm cơ bản về phong cách văn xuôi Hồ Chí Minh:
tư tưởng lớn, hình thức diễn đạt ngắn gọn, trong sáng, sinh động, ung dung pha chút
hóm hỉnh, “viết sâu ngọt, viết có tình”.
Nguyễn Thuý Khanh với bài viết Một số đặc điểm trong ngôn ngữ báo chí
chính luận của Hồ Chủ Tịch (Học tập phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Viện Ngôn ngữ học, NXB Khoa học Hà Nội, 1980) cho rằng “Người đã sử
dụng lối diễn đạt quen thuộc của quần chúng, có khả năng tạo ra sức tác động
mạnh đến người đọc, có khả năng tạo ra sức tác động trong thông tin, báo chí”.
5
Trong bài viết Câu văn của Bác Hồ (Tạp chí ngôn ngữ số 4, 1970), Lê Xuân
Thại đưa ra nhận định “Trong các bài văn của Bác có nhiều cách biện luận, trong
đó có cách dùng câu hỏi, những câu hỏi loại này của Bác mang đầy sức mạnh của
logic”.
Bài viết Bước đầu tìm hiểu ngôn ngữ của Hồ Chủ Tịch qua Những lời
kêu gọi (Tạp chí văn học số 6/1965), Nguyễn Phan Cảnh đã đưa ra những nhận
định về phong cách chính luận của Người ở những điểm chung nhất.
Với bài Tuyên ngôn độc lập một nghệ thuật viết văn nghệ thuật mẫu mực,
dân tộc và hiện đại (Tạp chí văn học số 3/1990), Nguyễn Quốc Tuý đã chú trọng
phân tích nghệ thuật viết văn của Hồ Chí Minh: một tác phẩm văn xuôi giàu nhịp
điệu âm thanh, sử dụng điệp ngữ, điệp từ rất đặc sắc, cách sử dụng từ rất chính xác
và tinh tế. Tác giả khẳng định “Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫu
mực”.
Theo khảo sát, cho đến nay chưa có công trình nào dành riêng để nghiên cứu
về vấn đề biện pháp tu từ ngữ âm và biện pháp tu từ cú pháp trong văn chính luận
của Hồ Chí Minh (tuy rải rác trong các sách nghiên cứu và giảng dạy về ngôn ngữ
có đề cập đến). Vì vậy, luận văn của chúng tôi nghiên cứu đề tài này với hy vọng
hiểu rõ hơn về văn chính luận Hồ Chí Minh từ góc nhìn ngôn ngữ học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Luận văn lựa chọn Biện pháp tu từ ngữ âm và biện pháp tu từ cú pháp trong
văn chính luận Hồ Chí Minh làm đối tượng nghiên cứu.
- Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về mặt thời gian, chúng tôi giới hạn việc tìm hiểu biện pháp tu từ
trong văn chính luận Hồ Chí Minh trong phạm vi ngữ âm và ngữ pháp.
4. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
- Mục đích của đề tài
Mục đích của đề tài này là tìm hiểu các biện pháp tu từ ngữ âm (nhịp điệu,
vần, đối, hài hoà thanh điệu) và biện pháp tu từ cú pháp (những phép tu từ cú
6
pháp: phép lặp, liệt kê, nhấn mạnh thành phần câu, cách dùng câu hỏi tu từ) trong
văn chính luận của Hồ Chí Minh.
- Nhiệm vụ của đề tài
Luận văn đặt ra nhiệm vụ khảo sát các biện pháp tu từ ngữ âm và biện pháp
tu từ cú pháp trong các tác phẩm văn chính luận của Hồ Chí Minh, thấy được giá trị
và hiệu quả biểu đạt của các phép tu từ; góp phần tìm hiểu phong cách ngôn ngữ Hồ
Chí Minh trong văn chính luận. Từ đó, rút ra bài học thực tiễn trong dạy học tác
phẩm của Hồ Chí Minh và bài học về sử dụng ngôn ngữ nói chung.
5. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ đặc trưng và yêu cầu của đề tài, trong quá trình triển khai luận
văn, chúng tôi kết hợp sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại
Vận dụng phương pháp này, chúng tôi có thể khảo sát để tìm ra và phân loại
các biện pháp tu từ ngữ âm và ngữ pháp trong văn chính luận của Hồ Chí Minh. Từ
đó, xác định hiệu quả sử dụng của các biện pháp tu từ ấy.
- Phương pháp phân tích
Phương pháp này cho phép chúng tôi đi sâu vào nhiều khía cạnh của vấn đề,
vừa làm rõ vấn đề vừa tăng sức thuyết phục với những dẫn chứng và cứ liệu, lập
luận cụ thể.
- Phương pháp tổng hợp
Phương pháp tổng hợp giúp chúng tôi dễ dàng hơn trong việc nâng cao vấn
đề, khái quát phong cách nhà văn.
6. Đóng góp của luận văn
- Về lí luận
Trên cơ sở các lí thuyết ngôn ngữ, luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm lí
thuyết về tu từ ngữ âm, tu từ ngữ pháp, về phong cách chính luận bằng những kết
quả nghiên cứu cụ thể.
7
- Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu luận văn nhằm phục vụ cho việc đọc, hiểu các tác phẩm
văn chính luận của Hồ Chí Minh. Những kiến giải của luận văn có thể góp phần
định hướng cho người đọc trong quá trình tiếp cận tác phẩm, đặc biệt là các tác
phẩm trong chương trình phổ thông hiện nay.
7. Cấu trúc của luận văn
Chúng tôi triển khai luận văn thành ba phần: phần Mở đầu, phần Nội dung và
phần Kết luận.Tương ứng với những nhiệm vụ đặt ra, phần Nội dung của luận văn
được chia thành 3 chương, trình bày các vấn đề sau:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết
Chương 2: Biện pháp tu từ ngữ âm trong văn chính luận Hồ Chí Minh
Chương 3: Biện pháp tu từ cú pháp trong văn chính luận Hồ Chí Minh
8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Lí thuyết về biện pháp tu từ
Lí luận về tu từ học và biện pháp tu từ xuất hiện từ rất sớm, việc nghiên cứu
về vấn đề này đã đạt được những thành tựu đáng kể. Những thành tựu ấy phần nào
cho thấy sự phát triển của ngôn ngữ học nói chung và của tu từ học nói riêng – dù
nó chưa phản ánh hết được những gì vốn rất phong phú và phức tạp của ngôn ngữ
trong quá trình sử dụng. Lí thuyết về vấn đề này ngày càng được nhiều nhà ngôn
ngữ học quan tâm nghiên cứu, nhờ thế nó dần được hoàn thiện bởi hệ thống lí luận
sâu sắc. Hệ thống lí luận xuất hiện sau mang tính kế thừa hệ thống lí luận trước,
đồng thời nó bổ sung nhiều hơn những phát hiện mới mẻ, phù hợp với thực tiễn
ngôn ngữ trong hoạt động hành chức.
Ở thời kì đầu, nói đến tu từ học người ta thường nhắc đến những khái niệm
như nghệ thuật diễn đạt, thuyết phục, tranh biện... Thuật ngữ phương thức tu từ hay
tu từ pháp dường như được sử dụng chung cho cả hai khái niệm phương tiện tu từ
và biện pháp tu từ. Mặc dù vậy, các nhà nghiên cứu cũng đã xác định và phân loại
các phương thức tu từ chủ yếu: ẩn dụ, hoán dụ, phúng dụ, tượng trưng, trùng điệp,...
Đây là những kiến thức mang tính tiền đề lí luận, định hướng cho việc nghiên cứu
vấn đề biện pháp tu từ ở những khía cạnh khác nhau. Ở giai đoạn sau, các nhà ngôn
ngữ học thường dựa vào đặc điểm cấu trúc và đặc điểm ngữ nghĩa của các phương
thức tu từ để phân loại. Chẳng hạn, V.V.Odinsov hệ thống hoá các phương thức và
biện pháp tu từ thành hai nhóm: các phép tu từ thay thế (gồm hai tiểu nhóm: các
phép tu từ số lượng như ngoa dụ, nói giảm và các phép tu từ chất lượng như ẩn dụ,
hoán dụ, mỉa mai) và các phép tu từ kết hợp (gồm các phép đồng nhất như so sánh,
thế đồng nghĩa; các phép không đồng nhất như đồng nghĩa chính xác hoá, chơi chữ,
liên ngữ,... hay các phép đối lập như đối ngữ, nghịch dụ,...)
Ngày nay, nhiều nhà ngôn ngữ dùng phổ biến thuật ngữ Phong cách học thay
thế thuật ngữ Tu từ học trước đây. Tu từ học vẫn được sử dụng để chỉ phần nghiên
9
cứu các đặc điểm tu từ của các đơn vị ngôn ngữ, các khái niệm màu sắc tu từ, biện
pháp tu từ...
Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học của Việt Nam cũng có những kiến giải
nhất định về tu từ học và biện pháp tu từ.
Trong cuốn Từ điển Hán Việt, ông Phan Văn Các giải thích “tu từ là sửa
sang lời văn cho hay cho đẹp”; Tu từ học là “bộ môn ngôn ngữ học nghiên cứu
những thuộc tính biểu cảm của các phương tiện ngôn ngữ để sử dụng làm cho lời
văn hay hơn đẹp hơn”.
Không chỉ dừng lại ở việc đưa ra những định nghĩa, hiện nay nhiều nhà ngôn
ngữ học cố gắng đưa ra những tiêu chí để phân chia hai bình diện phương tiện tu từ
và biện pháp tu từ, bởi hai khái niệm này có sự khác biệt nhau. Cần tách bạch rõ
ràng để tránh sự lúng túng và khó nắm bắt trong quá trình sử dụng.
Phong cách học chú ý đến sự phân chia biện pháp tu từ và phương tiện tu từ
trên hai bình diện hệ thống (ngôn ngữ) và hoạt động (lời nói).
Nhóm tác giả của Nhập môn ngôn ngữ học nhấn mạnh “cơ sở của sự xác
lập hai bình diện phương tiện tu từ và biện pháp tu từ xuất phát từ sự phân chia
ngôn ngữ và lời nói trong ngôn ngữ học” [9, 417]. Các tác giả đã đưa ra những tiêu
chí chủ yếu để phân định phương tiện tu từ và biện pháp tu từ:
- Thành phần thông tin bổ sung của các phương tiện tu từ manh tính tương
đối ổn định, độc lập với ngữ cảnh, là cơ sở cho sự lựa chọn. Thành phần thông tin
bổ sung nảy sinh trong các biện pháp tu từ mang bản chất ngữ cảnh.
- Màu sắc tu từ của các phương tiện tu từ được xác định chủ yếu dựa trên
mối quan hệ đối đoạn tính của bản thân các phương tiện trong hệ thống ngôn ngữ.
Hiệu quả, giá trị phong cách của biện pháp tu từ được xác định chủ yếu dựa trên
mối quan hệ của các yếu tố ngôn từ với ngữ cảnh tu từ.
- Phương tiện tu từ thuộc về bình diện hệ thống (ngôn ngữ) còn biện pháp tu
từ thuộc về bình diện hoạt động (lời nói).
Đinh Trọng Lạc trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ” cũng đưa
ra những nhận định xác đáng để phân biệt phương tiện tu từ và biện pháp tu từ.
10
Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các
phương tiện ngôn ngữ không kể trung hoà hay diễn cảm trong một ngữ cảnh rộng
để tạo ra hiệu quả tu từ. [40, 5]
Phương tiện tu từ là phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản chúng
còn có ý nghĩa bổ sung còn gọi là màu sắc tu từ . [40, 5]
Tác giả cũng đưa ra những tiêu chí nhất định để phân biệt 2 khái niệm
phương tiện tu từ và biện pháp tu từ, những tiêu chí ấy có phần đồng nhất với ý kiến
của nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ - Nguyễn Thị Ngân Hoa – Đỗ Việt Hùng – Bùi
Minh Toán.
Tóm lại, có thể nhận diện phương tiện tu từ và biện pháp tu từ qua sự khái
quát sau:
Phương tiện tu từ được nhận diện ở những điểm sau:
- Là phương tiện ngôn ngữ, ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa sự vật – logic)
chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu từ.
- Là những phương tiện được tu sức về mặt tu từ hoặc đôi khi được đánh dấu
về mặt tu từ. [41, 59]
- Phương tiện tu từ là những yếu tố ngôn ngữ thuộc các cấp độ khác nhau,
được đánh dấu về tu từ học trong giới hạn của một cấp độ nào đó trong ngôn ngữ
[40, 9]
- Ý nghĩa tu từ học của phương tiện tu từ bị quy định bởi những quan hệ hệ
hình của các yếu tố cùng bậc. [40, 9]
- Ý nghĩa tu từ học của phương tiện tu từ được củng cố ở ngay phương tiện
đó [40, 9].
- Phương tiện tu từ bao giờ cũng nằm trong thế đối lập tu từ học (tiềm tàng
trong ý thức của người bản ngữ) với phương tiện tương liên có tính chất trung hoà
của hệ thống ngôn ngữ. [40, 11]
- Phương tiện tu từ mang tính khách quan. Các phương tiện tu từ của mỗi
ngôn ngữ đều tồn tại trong ý thức và tiềm thức của người dùng, người ta có thể sử
dụng trong lời nói hằng ngày và cũng giống như các tín hiệu từ, các câu nói... người
11
quen dùng không hỏi do ai tạo ra, vậy mà cách hiểu đều giống nhau. Các phương
tiện tu từ có tính chất khách quan và mỗi phương tiện đều có chung một mã giống
nhau, độc lập với chủ quan người sử dụng. [37, 193]
- Các phương tiện tu từ mang tính hữu hạn trong hệ thống.
Biện pháp tu từ được nhận diện ở những điểm sau:
- Là cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt trong một hoàn cảnh cụ thể, nhằm mục
đích tu từ nhất định.
- Biện pháp tu từ là cách diễn đạt mới mẻ, đặc sắc trong những ngữ cảnh cụ
thể để tạo ra cái hay của ngôn ngữ.
- Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng các đơn vị lời nói trong
giới hạn của một đơn vị thuộc bậc cao hơn. [40, 9]
- Ý nghĩa tu từ học của biện pháp tu từ bị quy định bởi những quan hệ cú
đoạn giữa các đơn vị của một bậc hay của các bậc khác nhau. [40, 9]
- Ý nghĩa tu từ học của biện pháp tu từ nảy sinh ra trong ngữ cảnh của một
đơn vị lời nói nào đó. [40, 9]
- Biện pháp tu từ đối lập với biện pháp sử dụng ngôn ngữ thông thường trong
mọi hoàn cảnh, nhằm mục đích diễn đạt lí trí. [40, 142]
- Biện pháp tu từ mang tính chủ quan thuộc về lựa chọn kĩ năng diễn đạt của
người viết.
- Biện pháp tu từ mang tính vô hạn.
Tuy giữa các biện pháp tu từ và các phương tiện tu từ có sự khác biệt rõ rệt
như vậy nhưng giữa chúng vẫn có mối quan hệ biện chứng. Một mặt, việc sử dụng
các phương tiện tu từ sẽ tạo ra các biện pháp tu từ, mặt khác việc sử dụng một biện
pháp tu từ nào đó trong lời nói cũng có thể chuyển hoá nó thành phương tiện tu từ.
Hơn nữa, cùng một phương tiện tu từ có thể được dùng để xây dựng những biện
pháp tu từ rất khác nhau. Ngược lại, những phương tiện tu từ khác nhau có thể tham
gia vào việc xây dựng cùng một biện pháp tu từ.
Sự phân chia hai phạm trù phương tiện tu từ và biện pháp tu từ cũng chỉ
mang tính tương đối. Điều quan trọng là người sử dụng ngôn ngữ cần đặ