Chó (Canis familiaris) là động vật thuần hóa lâu đời nhất và được cho là đã tiến
hóa từ sói (Canis lupus) [34]. Trên toàn thế giới có hơn 400 giống, được nuôi sử dụng
với nhiều mục đích khác nhau. Trong đó, chỉ có 3 giống chó có xoáy lưng là giống chó
Phú Quốc của Việt Nam, chó xoáy Thái Lan và chó xoáy Nam Phi (Rhodesian
Ridgebacks). Với những đặc tính như thông minh, nhanh nhẹn, hình dáng đẹp chó
Phú Quốc hiện đang trở thành một giống chó quý của nước ta. Tuy nhiên, nguồn gốc
chó Phú Quốc hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận. Ngoài chó Phú Quốc Việt Nam, trên
thế giới còn có hai giống chó khác cũng có dải lông xoáy trên lưng là chó xoáy Thái
Lan và chó xoáy Rhodesian Nam Phi. Hai giống chó này đã được Liên đoàn Các hiệp
hội Nuôi chó giống Quốc tế (Federation Cynologique Internationale - FCI) công nhận.
Chó Phú Quốc vì chưa được đăng ký tại FCI nên nhiều nguời cho rằng nó có nguồn
gốc từ chó xoáy Thái Lan [36]
100 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bước đầu khảo sát nguồn gốc chó phú quốc dựa trên vùng nhiễm sắc thể y, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Hà Thị Cầm
BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT NGUỒN GỐC
CHÓ PHÚ QUỐC DỰA TRÊN
VÙNG NHIỄM SẮC THỂ Y
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Hà Thị Cầm
BƯỚC ĐẦU KHẢO SÁT NGUỒN GỐC
CHÓ PHÚ QUỐC DỰA TRÊN
VÙNG NHIỄM SẮC THỂ Y
Chuyên ngành : Sinh học thực nghiệm
Mã số : 60 42 01 14
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN HOÀNG DŨNG
TS. CHUNG ANH DŨNG
Thành phố Hồ Chí Minh - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa được các tác giả công
bố trong bất kì công trình nào.
Các trích dẫn về bảng biểu, kết quả nghiên cứu của những tác giả khác, tài liệu
tham khảo trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng và theo đúng quy định.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 04 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Hà Thị Cầm
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, con xin gởi đến ba mẹ và các anh chị lời cảm ơn và lòng biết ơn vô
vàn. Ba mẹ và anh chị luôn ủng hộ con, cho con niềm tin, nghị lực trong cuộc sống,
luôn chăm lo, động viên và hỗ trợ con mọi mặt cả về vật chất lẫn tinh thần.
Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Hoàng Dũng – người thầy
đã tận tụy, hết lòng quan tâm, hướng dẫn và hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong những lúc khó
khăn nhất. Trong suốt quá trình làm đề tài thầy luôn nhắc nhở, sửa chữa những sai sót
và cũng không ngừng động viên, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Chung Anh Dũng thuộc
Phòng Công nghệ Sinh học - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp
Miền Nam và Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT – Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại Viện.
Tôi xin trân trọng biết ơn tới quý thầy, cô thuộc Khoa Sinh học và Phòng Đào
tạo sau Đại học - Trường Đại học Sư phạm Tp HCM đã tạo điều kiện để tôi có thể
hoàn thành việc báo cáo luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tất cả các anh, chị, em, bạn bè trong Phòng Genome
& Bioinformatic - Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT – Trường Đại học Nguyễn Tất
Thành và Phòng Công nghệ Sinh học - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền
Nam đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình làm đề tài tại Viện.
TP Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Hà Thị Cầm
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN .............................................................................................. 5
1.1. Tổng quan về chó Phú Quốc................................................................................. 5
1.1.1. Phân loại giống chó Phú Quốc Việt Nam .................................................... 5
1.1.2. Đặc điểm giống chó Phú Quốc Việt Nam ................................................... 6
1.1.3. Nguồn gốc của chó Phú Quốc Việt Nam ..................................................... 7
1.1.4. Các nghiên cứu về chó Phú Quốc ở Việt Nam ............................................ 8
1.2. Các nghiên cứu ứng dụng trình tự gene để truy tìm nguồn gốc chó. ................... 9
1.2.1. Genome ty thể và việc sử dụng trình tự genome ty thể trong truy
tìm nguồn gốc chó. ....................................................................................... 9
1.2.2. NST Y và việc sử dụng trình tự NST Y trong truy tìm nguồn
gốc chó. ...................................................................................................... 12
1.2.3. Các nghiên cứu ứng dụng trình tự gen để truy tìm nguồn gốc chó
Phú Quốc ở Việt Nam. ............................................................................... 15
Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ........................................................... 17
2.1. Vật liệu – hóa chất .............................................................................................. 17
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................... 17
2.1.2. Hóa chất ...................................................................................................... 17
2.1.3. Hóa chất tách chiết DNA ............................................................................ 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng ....................................................... 20
2.2.1. Phương pháp thu mẫu – tách DNA tổng số ................................................ 20
2.2.2. Phương pháp điện di agarose ...................................................................... 23
2.2.3. Phương pháp PCR khuếch đại trình tự vùng D-loop .................................. 23
2.2.4. Phương pháp khuếch đại từng vùng NST Y bằng kỹ thuật PCR ............... 25
2.2.5. Phương pháp giải trình tự ........................................................................... 27
2.2.6. Phương pháp hiệu chỉnh trình tự ................................................................ 28
2.2.7. So sánh với cơ sở dữ liệu GenBank ............................................................ 29
2.2.8. Phương pháp xây dựng bộ dữ liệu DNA .................................................... 29
2.2.9. Phương pháp xây dựng đa dạng di truyền dựa trên cây phát sinh loài ....... 29
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ..................................................................... 30
3.1. Kết quả tách chiết và thu nhận DNA tổng số ................................................... 30
3.2. Ðịnh loại haplotype 3 mẫu chó Phú Quốc bằng trình tự vùng
kiểm soát ........................................................................................................... 31
3.2.1. Thiết lập phản ứng PCR khuếch đại vùng kiểm soát ........................................... 31
3.2.2. Kết quả giải và phân tích trình tự DNA vùng D-loop ......................................... 32
3.2.3. Lắp ráp trình tự ..................................................................................................................... 32
3.2.4. So sánh trình tự truy vấn của các mẫu nghiên cứu với cơ sở dữ liệu
GenBank .................................................................................................................................. 33
3.2.5. Định loại haplotype cho chó Phú Quốc ..................................................................... 34
3.3. Xây dựng quy trình PCR khuếch đại từng vùng hệ gen NST Y của 2 mẫu
chó PQ31 và PQ32. ............................................................................................ 36
3.3.1. Xây dựng quy trình khuếch đại từng vùng DNA trên NST Y bằng
kỹ thuật PCR ....................................................................................................................... 36
3.3.2. Kết quả giải trình tự các mảnh genome NST Y của 2 cá thể chó
PQ31 và PQ32 .................................................................................................................... 49
3.3.3. Lắp ráp trình tự .................................................................................................................. 49
3.3.4. So sánh trình tự truy vấn của các mảnh DNA NST Y nghiên cứu
với cơ sở dữ liệu GenBank ........................................................................................... 50
3.3.5. Tổng kết kết quả giải trình tự. ..................................................................................... 51
3.3.6. Phân tích tính đa hình của trình tự NST Y của 2 cá thể chó PQ31
và PQ32 ................................................................................................................................. 52
3.3.7. Suy luận haplotype của cá thể PQ31 và PQ32 từ các SNP đã nhận
diện .......................................................................................................................................... 54
3.3.8. Bàn luận về nguồn gốc chó Phú Quốc. ................................................................... 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 58
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLAST Basic Local Alignment Search Tool
bp Base pair – Cặp base
DNA Deoxyribonucleic acid
DNAse Deoxyribonuclease
dNTP Deoxyribounucleotide triphosphate
EDTA Ethylenediamine tetraacetate
EtBr Ethidium bromide
IUPAC International Union of Pure and Applied Chemistry
kb Kilo base
mtDNA Mitochondrial DNA – DNA ty thể
NCBI National Center for Biotechnology Information
PCR Polymerase Chain Reaction
R Reverse
rDNA Ribosomal DNA
RNA Ribonucleic acid
RNAse Ribounuclease
SDS Sodium dodecyl sulfate
Tm Melting Temperature
TBE Tris/Borate/EDTA
TE Tris – EDTA
Taq Thermus aquaticus
U Unit
UV Ultraviolet
VKA Vietnam Kennel Association
F Forward
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Chó Vện – một trong hai con chó Phú Quốc của Việt Nam tham dự
cuộc thi Chó đẹp thế giới tại Paris vào tháng 7/2011 ............................... 5
Hình 1. 2. Các dạng xoáy lưng của chó Phú Quốc .................................................... 6
Hình 2. 1. Vị trí bắt cặp của mồi 15412F và 42R trên vùng D-loop ....................... 23
Hình 3. 1. Kết quả điện di ba mẫu DNA tổng số của chó Phú Quốc ....................... 30
Hình 3. 2. Kết quả điện di sản phẩm PCR vùng D-loop của 3 mẫu chó Phú
Quốc ......................................................................................................... 32
Hình 3. 3. Ðại diện một đoạn trình tự đồng nhất vùng kiểm soát của mẫu PQ19. ... 33
Hình 3. 4. Ðại diện một đoạn trình tự đồng nhất vùng kiểm soát của ba mẫu chó
khảo sát. ................................................................................................... 33
Hình 3. 5. Kết quả BLAST đại diện của mẫu PQ19 trên NCBI ............................... 34
Hình 3. 6. Phả hệ đồ (phylogeny tree) mô tả chi tiết vị trí phân bố của chó lưng
có xoáy Phú Quốc . .................................................................................. 35
Hình 3. 7. Kết quả PCR mảnh 03 genome NST Y của 2 cá thể chó PQ31
và PQ32. .................................................................................................. 39
Hình 3. 8. Kết Quả PCR mảnh 11 genome NST Y của 2 cá thể chó PQ31
và PQ32 (lần 1) ........................................................................................ 39
Hình 3. 9. Kết quả PCR mảnh 11 genome NST Y của 2 cá thể chó PQ31
và PQ32 (lần 2) ........................................................................................ 40
Hình 3. 10. Kết quả PCR mảnh 12 genome NST Y của 2 cá thể chó PQ31
và PQ32. .................................................................................................. 41
Hình 3. 11. Kết quả PCR mảnh 16 genome NST Y của 2 cá thể chó PQ31
và PQ32. .................................................................................................. 41
Hình 3. 12. Kết quả PCR mảnh 20 genome NST Y của 2 cá thể chó PQ31
và PQ32. ................................................................................................. 42
Hình 3. 13. Kết quả PCR mảnh 21 genome NST Y của 2 cá thể chó PQ31
và PQ32. .................................................................................................. 42
Hình 3. 14. Kết quả PCR mảnh 24 genome NST Y của 2 cá thể chó PQ31
và PQ32. .................................................................................................. 43
Hình 3. 15. Kết quả PCR mảnh 27 genome NST Y của 2 cá thể chó PQ31
và PQ32. .................................................................................................. 43
Hình 3. 16. Kết quả PCR mảnh 28 genome NST Y của 2 cá thể chó PQ31
và PQ32. .................................................................................................. 44
Hình 3. 17. Kết quả PCR mảnh 29 genome NST Y của 2 cá thể chó PQ31
và PQ32 ................................................................................................... 44
Hình 3. 18. Kết quả PCR mảnh 30 genome NST Y của 2 cá thể chó PQ31
và PQ32 ................................................................................................... 45
Hình 3. 19. Kết quả PCR mảnh 31 genome NST Y của 2 cá thể chó PQ31
và PQ32. .................................................................................................. 46
Hình 3. 20. Kết quả PCR mảnh B genome NST Y của 2 cá thể chó PQ31
và PQ32. .................................................................................................. 46
Hình 3. 21. Kết quả PCR mảnh R genome NST Y của 2 cá thể chó PQ31
và PQ32. .................................................................................................. 47
Hình 3. 22. Kết quả PCR mảnh N genome NST Y của 2 cá thể chó PQ31
và PQ32. .................................................................................................. 47
Hình 3. 23. Kết quả PCR mảnh K genome NST Y của 2 cá thể chó PQ31
và PQ32. .................................................................................................. 48
Hình 3. 24. Biểu đồ huỳnh quang đại diện một phần kết quả giải trình tự của sản
phẩm PCR bởi cặp primer 03HAf1 và 03r2 của 2 cá thể PQ31
và PQ31 ................................................................................................... 49
Hình 3. 25. Ðại diện một đoạn trình tự đồng nhất mảnh 03 genome NST Y của
mẫu PQ31. ............................................................................................... 50
Hình 3. 26. Kết quả BLAST đại diện của mảnh 03 cá thể PQ31 trên NCBI ................ 50
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hóa chất tách chiết DNA ........................................................................... 17
Bảng 2.2. Hóa chất chạy PCR .................................................................................... 18
Bảng 2.3. Hóa chất chạy điện di ................................................................................. 18
Bảng 2.4. Dụng cụ và thiết bị sử dụng trong nghiên cứu ........................................... 18
Bảng 2.5. Danh sách của ba mẫu chó sử dụng trong nghiên cứu............................... 21
Bảng 2.6. Cặp mồi đặc hiệu sử dụng trong phản ứng khuếch đại vùng gen
D-loop ........................................................................................................ 24
Bảng 2.7. Các thành phần có trong phản ứng khuếch đại vùng D-loop .................... 24
Bảng 2.8. Chu trình nhiệt khuếch đại vùng D-loop ................................................... 24
Bảng 2.9. Tên và trình tự 36 primer sử dụng trong đề tài .......................................... 25
Bảng 2.10. Thành phần phản ứng PCR khuếch đại từng vùng hệ gen NST Y của
chó Phú Quốc sử dụng Taq DNA 2X PreMix - Hãng GeneOn
(BC0612).................................................................................................... 27
Bảng 2.11. Chương trình PCR khuếch đại từng vùng hệ gen NST Y của chó
Phú Quốc .................................................................................................... 27
Bảng 3.1. Nồng độ và độ tinh sạch DNA của ba mẫu nghiên cứu. ............................ 31
Bảng 3.2. Các cặp mồi khuếch đại từng vùng DNA trên NST Y .............................. 36
Bảng 3.3. Bảng tóm tắt kết quả giải trình tự sau khi hiệu chỉnh và thống nhất 2
chiều trình tự .............................................................................................. 51
Bảng 3.4. Phân tích biến đổi đơn nucleotide (SNP) của 2 cá thể PQ31 và PQ32
dựa trên trình tự vùng DNA của NST Y. ................................................... 52
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chó (Canis familiaris) là động vật thuần hóa lâu đời nhất và được cho là đã tiến
hóa từ sói (Canis lupus) [34]. Trên toàn thế giới có hơn 400 giống, được nuôi sử dụng
với nhiều mục đích khác nhau. Trong đó, chỉ có 3 giống chó có xoáy lưng là giống chó
Phú Quốc của Việt Nam, chó xoáy Thái Lan và chó xoáy Nam Phi (Rhodesian
Ridgebacks). Với những đặc tính như thông minh, nhanh nhẹn, hình dáng đẹp chó
Phú Quốc hiện đang trở thành một giống chó quý của nước ta. Tuy nhiên, nguồn gốc
chó Phú Quốc hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận. Ngoài chó Phú Quốc Việt Nam, trên
thế giới còn có hai giống chó khác cũng có dải lông xoáy trên lưng là chó xoáy Thái
Lan và chó xoáy Rhodesian Nam Phi. Hai giống chó này đã được Liên đoàn Các hiệp
hội Nuôi chó giống Quốc tế (Federation Cynologique Internationale - FCI) công nhận.
Chó Phú Quốc vì chưa được đăng ký tại FCI nên nhiều nguời cho rằng nó có nguồn
gốc từ chó xoáy Thái Lan [36].
Hiện nay, Việt Nam đã có một số nghiên cứu trên chó Phú Quốc. Tuy nhiên,
những nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc khảo sát và ghi nhận lại các đặc điểm về
hình thái bên ngoài, chưa có nghiên cứu nào đi sâu về mặt di truyền, nghiên cứu ở mức
độ phân tử để có thể cho được một kết luận về nguồn gốc chó Phú Quốc mang tính
khoa học nhất. Do đó, việc xác định nguồn gốc và bảo vệ nguồn gen chó Phú Quốc là
mối quan tâm hàng đầu của các nhà khoa học. Hơn nữa, việc xác định các kiểu di
truyền và tạo lập cơ sở dữ liệu DNA của các giống, loài, đăng kí ở ngân hàng gen thế
giới về tài nguyên di truyền động vật đặc hữu của Việt Nam nói chung và giống chó
Phú Quốc nói riêng đang là vấn đề rất quan trọng, mang tính khoa học và thực tiễn
cao.
Các nghiên cứu trên mtDNA của chó, cụ thể là vùng điều khiển (D-loop) đã xác
định được 6 nhóm haplotype là A, B, C, D, E, và F [33], trong đó có đến 71,3 % chó
mang haplotype A; 95,9 % mang haplotype A, B hoặc C, cả 3 nhóm đều phân bố trên
toàn thế giới (trừ nhóm C không có ở Châu Mỹ). Ngược lại, ba nhóm haplotype D, E
và F là nhóm hiếm, chỉ chiếm chưa đến 5% cá thể chó trên thế giới và phân bố hạn hẹp
2
ở khu vực Đông Á. Hơn nữa, các nghiên cứu trên mtDNA cũng cho thấy sự đa dạng di
truyền cao nhất được tìm thấy trong số những con chó trong khu vực Đông Á, và dữ
liệu mtDNA cũng chỉ ra rằng nguồn gốc của những con chó là từ thuần hóa sói trong
khu vực Nam Á của Sông Dương Tử (ASY) [33], [27], [18].
Từ năm 2012, Phòng Genomics & Bioinformatics, Trường Đại học Nguyễn Tất
Thành đã tiến hành đề tài “Nghiên cứu giải trình tự hệ gen ty thể chó Phú Quốc để
đánh giá độ đa dạng di truyền chó Phú Quốc giống tại Tp. Hồ Chí Minh” đã cho ra
nhiều kết quả nổi bật. Theo đó, chó Phú Quốc mang kiểu gene đơn bội dạng E thuộc là
dạng rất hiếm trên thế giới (chỉ chiếm 1-2%) phân bố hạn hẹp ở khu vực Đông Á như
ShiBa Nhật Bản, Indo Hàn Quốc, Shar-Pei Trung Quốc và PungSang Triều Tiên. Mặc
dù, sử dụng mtDNA cho kết quả xác thực nhưng nó hạn chế là chỉ nghiên cứu trên
dòng mẹ. Còn nghiên cứu nguồn gốc theo dòng cha thì không có. Một nghiên cứu gần
đây của Ding và cộng sự (2012), trong đó đã dựa trên kiểu di truyền dòng cha phân
tích vùng DNA trên NST Y có kích thước 14.437 bp của 151 con chó lấy mẫu trên
toàn thế giới và tìm thấy 28 haplotype phân phối trong năm nhóm gen đơn bội, trong
đó có hai nhóm chủ yếu giới hạn trong khu vực Đông Á. Đồng thời định loại
haplotype đã ghi nhận 1 cá thể chó Phú Quốc nằm trong nhóm H1a là một dẫn xuất
của nhóm HG1, trong khi đó 2 cá thể chó Thái Ridgeback mang haplotype H6a và H8a
là dẫn xuất từ nhóm HG6. Hai nhóm HG1 và HG6 được cho là xuất p