1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Giáo dục (GD) phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc tạo dựng mặt bằng dân trí, đáp ứng yêu cầu phát triển chất lượng nguồn nhân lực và kinh tế - xã hội (KT - XH) của một quốc gia. Trong thời đại ngày nay, với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ, việc nhanh chóng hòa nhập vào cộng đồng khu vực và thế giới, đòi hỏi GD phổ thông phải có những bước tiến mới mạnh mẽ, giúp học sinh(HS) phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, hình thành nhân cách toàn vẹn con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị cho các em tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động sáng tạo, tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Điều 2 Luật Giáo dục (sửa đổi) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 đã ghi rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, ; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2001- 2010) của nước ta, nêu rõ; “ Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, , lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn. Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ.”
Đó là những giá trị đạo đức cơ bản và năng lực nghề nghiệp cần có ở con người lao động của thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá(CNH - HĐH) đất nước những thập niên đầu thế kỷ XXI. Những giá trị đạo đức và năng lực nghề nghiệp của người lao động, rõ ràng được hình thành cơ bản không chỉ bằng giờ học trên lớp mà phải được rèn luyện, củng cố và phát triển thông qua các hoạt động GD phong phú, đa dạng, đặc biệt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở nhà trường phổ thông đóng vai trò quan trọng.
1.2. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là một khâu, một bộ phận của toàn bộ quá trình GD, nhằm phát triển toàn diện và hài hòa nhân cách HS trường trung học phổ thông (THPT). Hoạt động này sẽ góp phần củng cố, mở rộng tri thức, rèn luyện kỹ năng sống, phát triển xúc cảm, tình cảm đạo đức của HS. bằng sự gián tiếp trong tập thể, giữa các tập thể và với xã hội. Từ đó hình thành ở HS kỹ năng tự quản và tự tổ chức hoạt động; đặc biệt hình thành ở các em tính năng động sáng tạo và tích cực. Mặt khác, xét về phương diện tâm lý thì: “Trong mọi con người tồn tại hai bản năng rất mạnh và chúng có thể được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục. Bản năng thứ nhất là con người cần một cuộc sống cộng đồng. Bản năng thứ hai là con người thích được vui chơi thoải mái”.[17,tr 36]. Chính HĐGDNGLL là một phương thức GD phù hợp với cả hai bản năng trên, đồng thời đáp ứng được nhu cầu hoạt động lành mạnh của tuổi trẻ.
HĐGDNGLL với nội dung, hình thức đa dạng và phong phú sẽ là phương thức để thực hiện nguyên lý GD của Đảng: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội ”, góp phần hướng nghiệp và phân luồng HS trung học.
1.3. Bình Định là một tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, giàu truyền thống văn hóa cách mạng và hiếu học, nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây nguyên, nơi có cầu vượt đầm Thị Nại và Khu Kinh tế Nhơn Hội đang khởi động vươn ra biển lớn. Hiện tại, mật độ dân số khá cao, kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển chưa mạnh và đồng bộ, các tệ nạn xã hội có nguy cơ tìm ẩn và bùng phát. Riêng ngành GD từng bước phát triển nhưng cũng gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ nhiều tác động, nguyên nhân khác nhau về kinh tế, chính trị, về cơ sở vật chất(CSVC), về phương tiện dạy học, về nhận thức. mà phần nhiều trường phổ thông, đặc biệt là xem nhẹ công tác GD toàn diện, trong đó có HĐGDNGLL, Mặt khác, do các điều kiện còn hạn chế nên các trường THPT hiện nay chủ yếu vẫn chỉ cung cấp tri thức để hình thành nhận thức, chưa coi trọng đúng mức và chưa có đủ điều kiện rèn luyện kỹ năng, hành vi, trau dồi những xúc cảm, tình cảm, niềm tin, phẩm chất đạo đức, thẩm mỹ. Giáo sư - Viện sĩ Phạm Minh Hạc đánh giá: “Ngành giáo dục Việt Nam có phần lệch về dạy chữ, ít dạy nghề, không chú trọng dạy người. Mà dạy người mới thật cơ bản cho tương lai dân tộc’’.[19,tr 3]. Chính vì không coi trọng "dạy người’’ nên một bộ phận không nhỏ HS, thanh thiếu niên hiện nay thờ ơ với thời cuộc, chạy theo bằng cấp, không ít HS đang giảm sút về ý chí, đạo đức, nhân cách làm người; bị lôi cuốn vào lối sống vật chất thực dụng, ích kỷ và các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn đua xe, mại dâm, ma túy.
Trong thời gian gần đây, nhiều trường THPT tỉnh Bình Định, tiết HĐGDNGLL đã được đưa vào chương trình chính khóa theo chương trình đổi mới của bậc học phổ thông. Cùng với những tri thức từ các bộ môn khoa học khác, HĐGDNGLL không chỉ giúp HS có thêm kỹ năng sống mà còn tạo điều kiện các em hoàn thiện nhân cách con người mới. Song, những tiến bộ đó cũng chỉ là bộ phận, thiếu tính hệ thống và chưa khai thác hết tiềm năng của cán bộ quản lý(CBQL), GV, HS và các lực lượng GD khác, nhất là tiềm năng trong HS. Do đó, với vai trò vừa là đối tượng vừa là chủ thể hoạt động của HS nhiều khi bị mờ nhạt ; nội dung hoạt động ít thay đổi, hình thức hoạt động thiếu đa dạng, dễ gây sự nhàm chán trong hoạt động của HS, không hấp dẫn thu hút được sự tham gia của đông đảo HS, không tạo được sân chơi lành mạnh, sinh động, dẫn đến hiệu quả GD thấp.
Xuất phát từ những lý do chủ yếu nêu trên, là cán bộ quản lý(CBQL) nhà trường, chúng tôi rất trăn trở trước thực trạng tổ chức HĐGDNGLL hiện nay ở các trường THPT trong tỉnh, đã thúc đẩy tôi chọn và nghiên cứu đề tài : « Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường Trung học Phổ thông tỉnh Bình Định ».
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở, phân tích, đánh giá đúng thực trạng quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng(HT) các trường THPT tỉnh Bình Định, đối chiếu với lý luận QLGD, kết hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội(KT - XH) ở từng khu vực của nhà trường. Đề xuất các biện pháp quản lý HĐGDNGLL phù hợp, khả thi, góp phần làm tốt hơn các HĐGDNGLL ở trường THPT .
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu:
3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý của HT trường THPT tỉnh Bình Định.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý các HĐGDNGLL của HT các trường THPT tỉnh Bình Định.
4. Giả thuyết khoa học:
HĐGDNGLL các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Định chưa thực sự được chú trọng và hiệu quả còn thấp; việc quản lý của HT vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập.do đó, nếu phân tích, đánh giá đúng thực trạng HĐGDNGLL và công tác quản lý của HT các trường THPT tỉnh Bình Định, thì sẽ xác lập được một hệ thống các biện pháp quản lý phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi bền vững, có thể nâng cao hiệu quả HĐGDNGLL, góp phần thúc đẩy chất lượng dạy học - GD ở trường THPT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt mục đích trên, đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
5.1. Nghiên cứu lý luận về quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT.
5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá đúng thực trạng quản lý HĐGDNGLL của HT các trường THPT tỉnh Bình Định.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý HĐGDNGLL của HT các trường THPT tỉnh Bình Định trong giai đoạn hiện nay; khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi hiệu quả của các biện pháp đó.
6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu:
6.1. Quan điểm nghiên cứu: Đề tài được tổ chức nghiên cứu dựa trên những quan điểm sau:
6.1.1. Quan điểm tiếp cận hệ thống:
Quản lý nhà trường là quản lý một “Tiểu hệ thống xã hội”, trong đó quản lý HĐGDNGLL về thực chất là quản lý quá trình lao động sư phạm của giáo viên(GV). Vì vậy, các biện pháp quản lý HĐGDNGLL phải được xem xét trong một hệ thống những tác động quản lý của HT đến các lĩnh vực quản lý khác, nhằm đạt được mục tiêu quản lý đề ra.
6.1.2. Quan điểm tiếp cận lịch sử:
Việc nghiên cứu thực trạng quản lý HĐGDNGLL của HT các trường THPT trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, ở những thời điểm cụ thể. Mặt khác, việc nghiên cứu phải tính đến những đòi hỏi khách quan của sự phát triển KT - XH, khoa học công nghệ đối với quản lý HĐGDNGLL, nhằm phát triển hài hòa và toàn diện nhân cách của người học.
6.1.3. Quan điểm tiếp cận toàn diện:
Đòi hỏi phải nghiên cứu một cách toàn diện việc quản lý HĐGDNGLL ở các trường THPT, bao gồm các vấn đề như: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, xây dựng đội ngũ, xây dựng các điều kiện vật chất, tài chính, phối hợp các lực lượng xã hội, kiểm tra đánh giá. đồng thời để đánh giá khách quan và toàn diện thực trạng quản lý, việc nghiên cứu được thực hiện chủ yếu trên ba đối tượng: CBQL, GV và HS.
6.2. Phương pháp nghiên cứu:
6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Gồm phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, so sánh, phân loại các tài liệu khoa học và các văn bản pháp qui của nhà nước, của ngành, của địa phương có liên quan. Nhằm tìm hiểu, xây dựng cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu.
6.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Gồm phương pháp đàm thoại, quan sát, phỏng vấn, trưng cầu ý kiến, tổng kết kinh nghiệm QLGD, khảo nghiệm.
6.2.2.1. Phương pháp đàm thoại: Để tìm hiểu thực trạng quản lý HĐGDNGLL của HT các trường THPT tỉnh Bình Định, chúng tôi tổ chức trò chuyện, trao đổi trực tiếp với CBQL, GV và HS. ở các trường khảo sát, nhằm tìm hiểu về chất lượng quản lý HĐGDNGLL.
6.2.2.2. Phương pháp điều tra bằng hệ thống Ankét: Chúng tôi tìm hiểu thực trạng quản lý HĐGDNGL thông qua hệ thống các câu hỏi, các phiếu khảo sát xin ý kiến các CBQL, GV và HS, nhằm thu thập ý kiến chủ quan của các thành viên. Từ đó có bức tranh về thực trạng quản lý HĐGDNGLL của HT các trường THPT tỉnh Bình Định.
6.2.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm QLGD: Là sự kết hợp giữa lý luận quản lý HĐGDNGLL với thực tiễn, là quá trình đem lý luận quản lý phân tích những kinh nghiệm thực tiễn về quản lý HĐGDNGLL, nhằm từ thực tiễn mà rút ra lý luận đúng cho vấn đề nghiên cứu
6.2.3. Nhóm phương pháp bổ trợ khác:
6.2.3.1. Phương pháp thống kê toán học trong khoa học GD: Nhằm xử lý kết quả nghiên cứu, xác định các thông số cần thiết như xác xuất, tỷ lệ %, giá trị trung bình, bài toán ước lượng, kiểm định
6.2.3.2. Phương pháp khảo nghiệm: Nhằm xem xét tính đúng đắn, cần thiết và khả thi hiệu quả của những biện pháp đề xuất về quản lý HĐGDNGLL trong thực tiễn.
7. Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu thực trạng chung quản lý HĐGDNGLL của HT 9 trường THPT đại diện cho mặt bằng địa bàn tỉnh gồm: 5 trường THPT Huyện đồng bằng Phù Cát ( THPT số 1, số 2, số 3 Phù Cát, THPT Bán công Nguyễn Hữu Quang và Ngô Mây ); 2 trường THPT Quốc lập và Bán công đại diện cho huyện miền núi; 2 trường trường THPT Quốc lập và Bán công ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Sau đó, tập trung nghiên cứu sâu hơn một số thực trạng quản lý HĐGDNGLL và khảo nghiệm ở 24 trường THPT đại diện trên địa bàn toàn tỉnh trong những năm gần đây, đặc biệt là năm học 2006 - 2007 và 2007 - 2008 khi có chủ trương thay sách lớp 10, 11 phân ban đại trà.
- Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu những HĐGDNGLL trong phạm vi khuôn khổ của nhà trường.
8. Cấu trúc luận văn:
Đề tài gồm có phần mở đầu, nội dung, kết luận và các phụ lục. Nội dung đề tài được kết cấu làm 3 chương:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận về HĐGDNGLL của HT các trường THPT (gồm 18 trang).
+ Chương 2: Thực trạng công tác quản lý HĐGDNGLL của HT các trường THPT tỉnh Bình Định (gồm 25 trang).
+ Chương 3: Các biện pháp quản lý HĐGDNGLL của HT các trường THPT tỉnh Bình Định (gồm 18 trang).
* Phần kết luận và kiến nghị.
83 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5714 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Mục lục. 1
Danh mục chữ viết tắt dùng trong luận văn. 2
Danh mục các bảng, sơ, biểu đồ trong luận văn. 3
MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận về quản lý HĐGDNGLL. 10
Tổng quan. 10
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường. 14
1.3. Cơ sở lý luận về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 18
1.4. Công tác quản lý của Hiệu trưởng trường THPT trong HĐGDNGLL. 26
CHƯƠNG 2: Thực trạng công tác quản lý các HĐGDNGLL của Hiệu
trưởng các trường THPT tỉnh Bình Định. 28
Tổng quan về tình hình phát triển KT - XH và GD - ĐT tỉnh Bình Định. 28
Thực trạng về giáo dục THPT có liên quan đến HĐGDNGLL tỉnh Bình
Định. 29
2.3. Phân tích thực trạng về nhận thức hoạt HĐGDNGLL của các trường
THPT tỉnh Bình Định. 33
2.4. Phân tích thực trạng tổ chức, chỉ đạo quản lý HĐGDNGLL của các
trường THPT tỉnh Bình Định. 42
2.5. Nhận xét đánh giá chung thực trạng công tác quản lý HĐGDNGLL của
Hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Bình Định. 47
2.6. Kết luận chương 2. 51
CHƯƠNG 3: Các biện pháp quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng các
trường THPT tỉnh Bình Định. 53
Những căn cứ có tính chất định hướng cho việc xây dựng các biện pháp 53
3.2. Đề xuất 8 biện pháp cụ thể. 55
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi hiệu quả các biện pháp đề xuất. 67
3.4. Kết luận chương 3. 69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71
1. Kết luận. 71
2. Kiến nghị. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
PHẦN PHỤ LỤC 79
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DÙNG TRONG LUẬN VĂN
BCĐ : Ban chỉ đạo
CBQL : Cán bộ quản lý
CSVC : Cơ sở vật chất
CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
GD-ĐT : Giáo dục - Đào tạo
GV : Giáo viên
GVCN : Giáo viên chủ nhiệm
GVBM : Giáo viên bộ môn
HĐGDNGLL : Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
HS : Học sinh
HT : Hiệu trưởng
KT - XH : Kinh tế - Xã hội
QLGD : Quản lý giáo dục
THPT : Trung học phổ thông
THCS : Trung học cơ sở
TD - TT : Thể dục - thể thao
TBDH : Thiết bị dạy học
TNCSHCM : Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
Ký hiệu
Nội dung, tên gọi các bảng, sơ, biểu đồ
Trang
Bảng 2.1
Qui mô GD THPT tỉnh Bình Định
29
Bảng 2.2
Xếp loại Học lực và Hạnh kiểm HS THPT
30
Bảng 2.3
Tỷ lệ tốt nghiệp THPT và lưu ban bỏ học
30
Bảng 2.4
Tình hình đội ngũ GV và CBQL bậc THPT
31
Bảng 2.5
Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học THPT
32
Bảng 2.6
Ngân sách GD địa phương
32
Bảng 2.7
Nhận thức về vị trí HĐGDNGLL của CBQL
35
Bảng 2.8
Nhận thức về mục tiêu HĐGDNGLL của GV
35
Bảng 2.9
Nhận thức của CBQL về các loại hình thực hiện HĐGDNGLL
36
Bảng 2.10
Nhận thức của GV đánh giá về các hình thức HĐGDNGLL
36
Bảng 2.11
Nhận thức của CBQL về tác dụng của HĐGDNGLL đến việc hình thành nhân cách HS
37
Bảng 2.12
Nhận thức của GV về tác dụng của HĐGDNGLL đến việc hình thành nhân cách HS
37
Bảng 2.13
Nhận thức của GV đánh giá mức độ yêu thích của HS về các loại hình HĐGDNGLL cụ thể
38
Bảng 2.14
Nhận thức về những khó khăn gặp phải khi tổ chức HĐGDNGLL của CBQL
39
Bảng 2.15
Nhận thức về những tác động xấu của yếu tố môi trường ngoài khi tổ chức HĐGDNGLL trong GV
40
Bảng 2.16
Nhận thức của HS về loại hình và nội dung HĐGDNGLL
41
Bảng 2.17
Về các tác dụng, ảnh hưởng của HĐGDNGLL đối với việc hình thành nhân cách HS
41
Bảng 3.1
Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
68
Bảng 3.2
Kết quả điểm khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
68
Hình 1.1
Sơ đồ mối quan hệ giữa 2 hoạt động GD trong quá trình sư phạm
21
Hình 1.2
Sơ đồ kế hoạch HĐGDNGLL ở trường THPT
22
Hình 1.3
Sơ đồ phân chia hoạt động theo chủ đề, chủ điểm năm học
25
Hình 3.3
Biểu đồ tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
69
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
1.1. Giáo dục (GD) phổ thông giữ một vai trò quan trọng trong việc tạo dựng mặt bằng dân trí, đáp ứng yêu cầu phát triển chất lượng nguồn nhân lực và kinh tế - xã hội (KT - XH) của một quốc gia. Trong thời đại ngày nay, với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ, việc nhanh chóng hòa nhập vào cộng đồng khu vực và thế giới, đòi hỏi GD phổ thông phải có những bước tiến mới mạnh mẽ, giúp học sinh(HS) phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, hình thành nhân cách toàn vẹn con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị cho các em tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động sáng tạo, tham gia xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Điều 2 Luật Giáo dục (sửa đổi) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 đã ghi rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp,…; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2001- 2010) của nước ta, nêu rõ; “ Bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước,…, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn. Đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kỹ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ.”
Đó là những giá trị đạo đức cơ bản và năng lực nghề nghiệp cần có ở con người lao động của thời kỳ Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá(CNH - HĐH) đất nước những thập niên đầu thế kỷ XXI. Những giá trị đạo đức và năng lực nghề nghiệp của người lao động, rõ ràng được hình thành cơ bản không chỉ bằng giờ học trên lớp mà phải được rèn luyện, củng cố và phát triển thông qua các hoạt động GD phong phú, đa dạng, đặc biệt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở nhà trường phổ thông đóng vai trò quan trọng.
1.2. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL) là một khâu, một bộ phận của toàn bộ quá trình GD, nhằm phát triển toàn diện và hài hòa nhân cách HS trường trung học phổ thông (THPT). Hoạt động này sẽ góp phần củng cố, mở rộng tri thức, rèn luyện kỹ năng sống, phát triển xúc cảm, tình cảm đạo đức của HS... bằng sự gián tiếp trong tập thể, giữa các tập thể và với xã hội. Từ đó hình thành ở HS kỹ năng tự quản và tự tổ chức hoạt động; đặc biệt hình thành ở các em tính năng động sáng tạo và tích cực. Mặt khác, xét về phương diện tâm lý thì: “Trong mọi con người tồn tại hai bản năng rất mạnh và chúng có thể được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục. Bản năng thứ nhất là con người cần một cuộc sống cộng đồng. Bản năng thứ hai là con người thích được vui chơi thoải mái”.[17,tr 36]. Chính HĐGDNGLL là một phương thức GD phù hợp với cả hai bản năng trên, đồng thời đáp ứng được nhu cầu hoạt động lành mạnh của tuổi trẻ.
HĐGDNGLL với nội dung, hình thức đa dạng và phong phú sẽ là phương thức để thực hiện nguyên lý GD của Đảng: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội ”, góp phần hướng nghiệp và phân luồng HS trung học.
1.3. Bình Định là một tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, giàu truyền thống văn hóa cách mạng và hiếu học, nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm miền Trung - Tây nguyên, nơi có cầu vượt đầm Thị Nại và Khu Kinh tế Nhơn Hội đang khởi động vươn ra biển lớn. Hiện tại, mật độ dân số khá cao, kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển chưa mạnh và đồng bộ, các tệ nạn xã hội có nguy cơ tìm ẩn và bùng phát. Riêng ngành GD từng bước phát triển nhưng cũng gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ nhiều tác động, nguyên nhân khác nhau về kinh tế, chính trị, về cơ sở vật chất(CSVC), về phương tiện dạy học, về nhận thức... mà phần nhiều trường phổ thông, đặc biệt là xem nhẹ công tác GD toàn diện, trong đó có HĐGDNGLL, Mặt khác, do các điều kiện còn hạn chế nên các trường THPT hiện nay chủ yếu vẫn chỉ cung cấp tri thức để hình thành nhận thức, chưa coi trọng đúng mức và chưa có đủ điều kiện rèn luyện kỹ năng, hành vi, trau dồi những xúc cảm, tình cảm, niềm tin, phẩm chất đạo đức, thẩm mỹ... Giáo sư - Viện sĩ Phạm Minh Hạc đánh giá: “Ngành giáo dục Việt Nam có phần lệch về dạy chữ, ít dạy nghề, không chú trọng dạy người. Mà dạy người mới thật cơ bản cho tương lai dân tộc’’.[19,tr 3]. Chính vì không coi trọng "dạy người’’ nên một bộ phận không nhỏ HS, thanh thiếu niên hiện nay thờ ơ với thời cuộc, chạy theo bằng cấp, không ít HS đang giảm sút về ý chí, đạo đức, nhân cách làm người; bị lôi cuốn vào lối sống vật chất thực dụng, ích kỷ và các tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn đua xe, mại dâm, ma túy...
Trong thời gian gần đây, nhiều trường THPT tỉnh Bình Định, tiết HĐGDNGLL đã được đưa vào chương trình chính khóa theo chương trình đổi mới của bậc học phổ thông. Cùng với những tri thức từ các bộ môn khoa học khác, HĐGDNGLL không chỉ giúp HS có thêm kỹ năng sống mà còn tạo điều kiện các em hoàn thiện nhân cách con người mới. Song, những tiến bộ đó cũng chỉ là bộ phận, thiếu tính hệ thống và chưa khai thác hết tiềm năng của cán bộ quản lý(CBQL), GV, HS và các lực lượng GD khác, nhất là tiềm năng trong HS. Do đó, với vai trò vừa là đối tượng vừa là chủ thể hoạt động của HS nhiều khi bị mờ nhạt ; nội dung hoạt động ít thay đổi, hình thức hoạt động thiếu đa dạng, dễ gây sự nhàm chán trong hoạt động của HS, không hấp dẫn thu hút được sự tham gia của đông đảo HS, không tạo được sân chơi lành mạnh, sinh động, dẫn đến hiệu quả GD thấp.
Xuất phát từ những lý do chủ yếu nêu trên, là cán bộ quản lý(CBQL) nhà trường, chúng tôi rất trăn trở trước thực trạng tổ chức HĐGDNGLL hiện nay ở các trường THPT trong tỉnh, đã thúc đẩy tôi chọn và nghiên cứu đề tài : « Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của Hiệu trưởng các trường Trung học Phổ thông tỉnh Bình Định ».
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở, phân tích, đánh giá đúng thực trạng quản lý HĐGDNGLL của Hiệu trưởng(HT) các trường THPT tỉnh Bình Định, đối chiếu với lý luận QLGD, kết hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội(KT - XH) ở từng khu vực của nhà trường... Đề xuất các biện pháp quản lý HĐGDNGLL phù hợp, khả thi, góp phần làm tốt hơn các HĐGDNGLL ở trường THPT .
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu:
3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý của HT trường THPT tỉnh Bình Định.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý các HĐGDNGLL của HT các trường THPT tỉnh Bình Định.
4. Giả thuyết khoa học:
HĐGDNGLL các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Định chưa thực sự được chú trọng và hiệu quả còn thấp; việc quản lý của HT vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập....do đó, nếu phân tích, đánh giá đúng thực trạng HĐGDNGLL và công tác quản lý của HT các trường THPT tỉnh Bình Định, thì sẽ xác lập được một hệ thống các biện pháp quản lý phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi bền vững, có thể nâng cao hiệu quả HĐGDNGLL, góp phần thúc đẩy chất lượng dạy học - GD ở trường THPT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt mục đích trên, đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:
5.1. Nghiên cứu lý luận về quản lý HĐGDNGLL ở trường THPT.
5.2. Khảo sát, phân tích và đánh giá đúng thực trạng quản lý HĐGDNGLL của HT các trường THPT tỉnh Bình Định.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý HĐGDNGLL của HT các trường THPT tỉnh Bình Định trong giai đoạn hiện nay; khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi hiệu quả của các biện pháp đó.
6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu:
6.1. Quan điểm nghiên cứu: Đề tài được tổ chức nghiên cứu dựa trên những quan điểm sau:
6.1.1. Quan điểm tiếp cận hệ thống:
Quản lý nhà trường là quản lý một “Tiểu hệ thống xã hội”, trong đó quản lý HĐGDNGLL về thực chất là quản lý quá trình lao động sư phạm của giáo viên(GV). Vì vậy, các biện pháp quản lý HĐGDNGLL phải được xem xét trong một hệ thống những tác động quản lý của HT đến các lĩnh vực quản lý khác, nhằm đạt được mục tiêu quản lý đề ra.
6.1.2. Quan điểm tiếp cận lịch sử:
Việc nghiên cứu thực trạng quản lý HĐGDNGLL của HT các trường THPT trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, ở những thời điểm cụ thể. Mặt khác, việc nghiên cứu phải tính đến những đòi hỏi khách quan của sự phát triển KT - XH, khoa học công nghệ đối với quản lý HĐGDNGLL, nhằm phát triển hài hòa và toàn diện nhân cách của người học.
6.1.3. Quan điểm tiếp cận toàn diện:
Đòi hỏi phải nghiên cứu một cách toàn diện việc quản lý HĐGDNGLL ở các trường THPT, bao gồm các vấn đề như: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, xây dựng đội ngũ, xây dựng các điều kiện vật chất, tài chính, phối hợp các lực lượng xã hội, kiểm tra đánh giá... đồng thời để đánh giá khách quan và toàn diện thực trạng quản lý, việc nghiên cứu được thực hiện chủ yếu trên ba đối tượng: CBQL, GV và HS.
6.2. Phương pháp nghiên cứu:
6.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết:
Gồm phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, so sánh, phân loại các tài liệu khoa học và các văn bản pháp qui của nhà nước, của ngành, của địa phương có liên quan... Nhằm tìm hiểu, xây dựng cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn cho vấn đề nghiên cứu.
6.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Gồm phương pháp đàm thoại, quan sát, phỏng vấn, trưng cầu ý kiến, tổng kết kinh nghiệm QLGD, khảo nghiệm...
6.2.2.1. Phương pháp đàm thoại: Để tìm hiểu thực trạng quản lý HĐGDNGLL của HT các trường THPT tỉnh Bình Định, chúng tôi tổ chức trò chuyện, trao đổi trực tiếp với CBQL, GV và HS... ở các trường khảo sát, nhằm tìm hiểu về chất lượng quản lý HĐGDNGLL.
6.2.2.2. Phương pháp điều tra bằng hệ thống Ankét: Chúng tôi tìm hiểu thực trạng quản lý HĐGDNGL thông qua hệ thống các câu hỏi, các phiếu khảo sát xin ý kiến các CBQL, GV và HS, nhằm thu thập ý kiến chủ quan của các thành viên. Từ đó có bức tranh về thực trạng quản lý HĐGDNGLL của HT các trường THPT tỉnh Bình Định.
6.2.2.3. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm QLGD: Là sự kết hợp giữa lý luận quản lý HĐGDNGLL với thực tiễn, là quá trình đem lý luận quản lý phân tích những kinh nghiệm thực tiễn về quản lý HĐGDNGLL, nhằm từ thực tiễn mà rút ra lý luận đúng cho vấn đề nghiên cứu
6.2.3. Nhóm phương pháp bổ trợ khác:
6.2.3.1. Phương pháp thống kê toán học trong khoa học GD: Nhằm xử lý kết quả nghiên cứu, xác định các thông số cần thiết như xác xuất, tỷ lệ %, giá trị trung bình, bài toán ước lượng, kiểm định…
6.2.3.2. Phương pháp khảo nghiệm: Nhằm xem xét tính đúng đắn, cần thiết và khả thi hiệu quả của những biện pháp đề xuất về quản lý HĐGDNGLL trong thực tiễn.
7. Phạm vi nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu thực trạng chung quản lý HĐGDNGLL của HT 9 trường THPT đại diện cho mặt bằng địa bàn tỉnh gồm: 5 trường THPT Huyện đồng bằng Phù Cát ( THPT số 1, số 2, số 3 Phù Cát, THPT Bán công Nguyễn Hữu Quang và Ngô Mây ); 2 trường THPT Quốc lập và Bán công đại diện cho huyện miền núi; 2 trường trường THPT Quốc lập và Bán công ở thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Sau đó, tập trung nghiên cứu sâu hơn một số thực trạng quản lý HĐGDNGLL và khảo nghiệm ở 24 trường THPT đại diện trên địa bàn toàn tỉnh trong những năm gần đây, đặc biệt là năm học 2006 - 2007 và 2007 - 2008 khi có chủ trương thay sách lớp 10, 11 phân ban đại trà.
- Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu những HĐGDNGLL trong phạm vi khuôn khổ của nhà trường.
8. Cấu trúc luận văn:
Đề tài gồm có phần mở đầu, nội dung, kết luận và các phụ lục. Nội dung đề tài được kết cấu làm 3 chương:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận về HĐGDNGLL của HT các trường THPT (gồm 18 trang).
+ Chương 2: Thực trạng công tác quản lý HĐGDNGLL của HT các trường THPT tỉnh Bình Định (gồm 25 trang).
+ Chương 3: Các biện pháp quản lý HĐGDNGLL của HT các trường THPT tỉnh Bình Định (gồm 18 trang).
* Phần kết luận và kiến nghị.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP.
1.1. Tổng quan.
1.1.1. Ở nước ngoài.
Trong quá trình phát triển của khoa học GD, hoạt động dạy- học được nghiên cứu một cách có hệ thống từ thời J.A.Cômenxki(1592-1670) tới nay; nhưng HĐGDNGLL dường như chưa được sự quan tâm của các nhà khoa học. Tuy nhiên, trong lịch sử cũng có những nghiên cứu đề cập tới vấn đề này. Rabơle (1494-1553 ) là một trong những đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa nhân đạo Pháp và tư tưởng GD thời kỳ văn hóa Phục hưng. Ông đòi hỏi việc GD phải bao hàm các nội dung: “Trí dục, đạo đức, thể chất và thẩm mỹ và đã có sáng kiến tổ chức các hình thức giáo dục như ngoài việc học ở lớp và ở nhà, còn có các buổi tham quan các xưởng thợ, các cữa hàng, tiếp xúc với các nhà văn, các nghệ sĩ, đặc biệt là mỗi tháng một lần thầy và trò về sống ở nông thôn một ngày”.[26,tr 39-40].
Đến thế kỷ XX, A.S. Macarenkô(1888-1939) - nhà sư phạm nổi tiếng của Nga vào thập niên 20, 30 đã nói về tầm quan trọng của công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp:
Tôi kiên trì nói rằng các vấn đề giáo dục, phương pháp giáo dục không thể hạn chế trong các vấn đề giảng dạy, lại càng không thể để cho quá trình giáo dục chỉ thực hiện trên lớp học, mà đáng ra phải trên mỗi mét vuông của đất nước chúng ta... Nghĩa là trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không được quan niệm rằng công tác giáo dục chỉ được tiến hành trên lớp. Công tác giáo dục chỉ đạo toàn bộ cuộc sống của trẻ [1,tr 63].
Trong thực tiễn công tác của mình, A.S. Macarenkô đã tổ chức các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ HS ở trại M. Gorki và công xã F.E. Dzerjinski như : “ Tổ đồng ca, tổ văn học Nga, tổ khiêu vũ, xưởng tự do, tổ thử nghiệm khoa học tự nhiên, tổ vật lý - hoá học, thể thao... Việc phân phối các em vào các tổ ngoại khóa, câu lạc bộ được tổ chức trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện, các em có thể xin ra khỏi tổ bất cứ lúc nào, nhưng các tổ phải có kỷ luật trong quá trình hoạt động” [2,tr 173-174].
Vào những năm 60 - 70, đất nước Liên Xô (cũ) đang trên con đường xây dựng Chủ nghĩa xã hội, việc GD con người phát triển toàn diện được Đảng Cộng sản và Nhà nước Xô viết quan tâm. Các nghiên cứu về lý luận GD nói chung và HĐGDNGLL nói riêng được đẩy mạnh. Trong sách “ Giáo dục học” tập 3, tác giả T.A.Ilina đã đề cập tới khái niệm, nội dung và các hình thức cơ bản của HĐGDNGLL. Quyển “Tổ chức và lãnh đạo công tác giáo dục ở trường phổ thông”, tác giả I.X. Marienco đã trình bày sự thống nhất của công tác GD trong và ngoài giờ học, nội dung và các hình thức tổ chức HĐGDNGLL, vị trí của người HT trong việc lãnh đạo hoạt động GD và các tổ chức Đội thiếu niên và Đoàn thanh niên.
Đặc biệt, trong cuốn sách “Effective Eduacational Management” (Quản lý giáo dục có hiệu quả), tác giả Van Der Westhtuizen đã nêu một số vấn đề: khái niệm, mục đích, phân loại các hoạt động của HS làm 7 lĩnh vực, các nhiệm vụ quản lý hoạt động của HS, vai trò của GV và những người lớn khác trong việc tổ chức hoạt động của HS.
1.1.2. Ở Việt Nam.
1.1.2.1. Nghiên cứu về HĐGDNGLL đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, của các nhà giáo trong cả nước bắt đầu từ những năm 80 của của thế kỷ XX đến nay. Song, từ năm 1979 trở về trước đã có một số tài liệu đề cập đến. Ở giai đoạn này mô tả tên gọi và nội dung khái niệm “hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp” chưa được định hình, nhưng nội hàm cơ bản của khái niệm đã được đề cập trong “ Thư gửi học sinh” nhân ngày khai trường tháng 9/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người viết : “... Nhưng các em cũng nên, ngoài giờ học ở trường, tham gia vào các Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước”. Trong “ Thư gửi Hội nghị các cán bộ phụ trách nhi đồng toàn quốc” Hồ Chủ tịch nhắc tới một khía cạnh khác của nội hàm khái niệm khi Người viết: “ Trong lúc học, cũng cần làm cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học. Ở trong nhà, trong trường, trong xã hội chúng đều vui học” [22, tr 101].
* Vấn đề này được đề cập tại điều 7, Điều lệ nhà trường phổ thông tháng 6/1976, bao hàm các nội dung chính như sau:
- Việc giảng dạy và giáo dục được tiến hành thông qua các hoạt động giảng dạy trên lớp, lao động sản xuất và hoạt động tập thể….
- Ho