Luận văn Các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu sang Hoa Kỳ cho các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ Việt Nam

Công nghiệp dệt may thường được gắn với giai đoạn phát triển ban đầu của nền kinh tế và đóng vai trò chủ đạo trong quá trình công nghiệp hóa ở nhiều nước. Ngành công nghiệp dệt may có khả năng tạo nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu lợi nhuận để tích lũy làm tiền đề phát triển các ngành công nghiệp khác, góp phần nâng cao mức sống và ổn định tình hình chính trị xã hội. Công nghiệp dệt may có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của các ngành công nghiệp khác. Khi dệt may là ngành công nghiệp hàng đầu của nền kinh tế, nó sẽ cần một khối lượng lớn nguyên liệu là sản phẩm của các lĩnh vực khác và vì thế tạo điều kiện để đầu tư và phát triển các ngành kinh tế này. Ngược lại, công nghiệp dệt may lớn mạnh sẽ là động lực để công nghiệp dệt may và các ngành khác sử dụng sản phẩm dệt làm nguyên liệu phát triển theo. Vai trò của ngành dệt may đặc biệt to lớn đối với kinh tế của nhiều quốc gia trong điều kiện buôn bán hàng hóa quốc tế.Xuất khẩu hàng dệt may đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn để mua máy móc thiết bị, hiện đại hóa sản xuất, làm cơ sở cho nền kinh tế cất cánh. Điều này đặc biệt thể hiện rõ trong lịch sử Ở các nước đang phát triển hiện nay, công nghiệp dệt may đang góp phần phát triển nông nghiệp và nông thôn thông qua tăng trưởng sản xuất bông, đay, tơ tằm và là phương tiện để chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp. Ở các nước công nghiệp phát triển, công nghiệp dệt may đã phát triển đến trình độ cao hơn, sản xuấtnhững sản phẩm cao cấp có giá trị gia tăng cao,đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, đa dạng của người tiêu dùng.

pdf92 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1767 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong xuất khẩu sang Hoa Kỳ cho các doanh nghiệp dệt may vừa và nhỏ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan