1. Sự cần thiết của đề tài
Công ty Cổ phần sản xuất kinh doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư
Tân Bình tiền thân là Công ty Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ và
Đầu tư Tân Bình. Nhằm đáp ứng sự biến đổi của nền kinh tế thị trường, Công ty
đã nhanh chóng chuyển đổi hình thức sở hữu từ sở hữu Nhà nước sang hình thức
sở hữu Cổ phần. Mặc dù đã có nhiều đổi mới nhưng cơ chế hoạt động vẫn còn
mang tư tưởng, phong cách của một doanh nghiệp Nhà nước. Một số hoạt động
còn yếu kém, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnhtranh của Công tythấp,
đặc biệt cơ chế quản lý tài chính tồn tạinhiều bất cập, chưa tương xứng với điều
kiện và lợi thế vốn có của Công ty.
Các vấn đề huy động vốn, quản lý và sử dụng nguồn vốn chưa thực sự
được quan tâm và vận hành một cách hiệu quả nhất, nguồn nhân lực quản trị tài
chính y ếu kém, chỉ quen với việc thực hiện các nghiệp vụ hạch toán kế toán
khiến cho năng lực quản trị tài chính tại Công ty còn nhiều hạn chế.
Thực trạng đó đã đặt ra y êu cầu cần phải thay đổitư duy và cách thức làm
việc để có thể thích nghi với nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện để Công ty có
thể duy trì và phát triển vững mạnh. Để đạt được mục đích nêu trên, một trong
các vấn đề mà Công ty phải nhanh chóng thực hiện làđổi mới, đẩy mạnh việc
hoàn thiện công tác quản trị tài chính. Một mặt nâng cao năng lực quản trị tài
chính cho Công ty, mặt khác góp phần hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh,
tạo ra thế tự chủ về mặt tài chính. Từ đó nâng cao sức mạnh và khả năng cạnh
tranh của Công tytrong nền kinh tế thị trường hiện đại.
2. Mục đích của đề tài
Việc đổi mới doanh nghiệp trong đó có hoạt động quản trị tài chính cho phù hợp
với nền kinh tế thị trường là quá trình lâu dài và phức tạp, phải giải quyết bằng
nhiều vấn đề như nhận thức, tổ chức bộ máy, quy trình hoạt động,
Phạm vi bài này chỉ trình bày những giải pháp cơ bản về mặt tài chính để
nâng cao năng lực quản trị tài chính. Nhằm giúp cho tình hình tài chính của
Công ty ngàycàng vững mạnh, qua đó nâng cao sức cạnh tranh và hỗ trợ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh hoạt động có hiệu quả trong cơ chế thị trường.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu vận dụng xuy ên suốt trong đề tài này là phương
pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với việc phân tích và tổng
hợp các tài liệu lịch sử về quản trị tài chính của doanh nghiệp, từ đó nâng thành
lý lu ận. Từ các thực tiễn để chứng minh xu hướng chung –quy luật tất yếu của
việc nâng cao năng lực quản trị tài chính trong Công ty và đề ra các giải pháp tài
chính nhằm nâng cao năng lực quản trị tài chính.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu một số nội dung sau:
- Năng lực quản trị tài chính doanh nghiệp trong n ền kinh tế hiện đại
- Thực trạng quản trị tài chính tại công ty Tanimex
- Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại công ty
Tanimexgiai đoạn hiện nay .
Những điểm mới của luận văn là:
Khẳng định một số nhận thức mới liên quan đến năng lựcquản
trị tài chính trong nền kinh tế hiện đại.
Đề xuất các giải pháp thay đổi cơ cấu tổ chức bộ phận tài chính
kế toán Công ty cho phù hợp với giai đoạn mới.
Đề xuất các giải pháp ứng dụng mô hình quản trị tài chính
trong việc ra quyết định nhằm nâng cao khả năng huy động
vốn, quản lý và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động quản trị rủi ro tài
chính tại Công ty .
Toàn bộ nội dung trên được trình bày theo kết cấu như sau:
- Phần mở đầu
- Chương 1: Tổng quan về năng lực quản trị tài chính doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
- Chương 2: Thực trạng quản trị tài chính tại Công ty Tanimex
hiện nay
- Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại
Công ty Tanimex trong giai đoạn hiện nay.
- Phần kết luận.
121 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4393 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại công ty TANIMEX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM
-----# "-----
PHẠM THỊ HÀ GIANG
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TANIMEX
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2008
Đề tài: Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại
Công ty Tanimex
Những kết quả đạt được khi nghiên cứu đề tài luận văn
Khẳng định một số nhận thức mới liên quan đến vai trò của
quản trị tài chính trong nền kinh tế hiện đại.
Đề xuất các giải pháp thay đổi cơ cấu tổ chức bộ phận tài
chính kế toán công ty cho phù hợp với giai đoạn mới.
Đề xuất các giải pháp ứng dụng mô hình quản trị tài chính
trong việc ra quyết định nhằm nâng cao khả năng huy động
vốn, quản lý và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
Xây dựng cấu trúc vốn tối ưu cho Công ty trên cơ sở lý thuyết
cấu trúc vốn tối ưu.
Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động quản trị rủi ro tài
chính tại Công ty.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn tốt nghiệp này được hoàn thành bởi sự nghiên
cứu nghiêm túc của tôi trong thời gian qua.
Luận văn “Các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại Công ty
Tanimex” xuất phát từ nhu cầu thực tế trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Để
hoàn thành luận văn này, bên cạnh sự nghiên cứu, kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt
động quản trị tài chính tại công ty Tanimex của bản thân tác giả còn có sự hướng
dẫn tận tình của cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Văn Lương.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cán bộ hướng dẫn khoa học và toàn thể
Quý Thầy cô.
Phạm Thị Hà Giang
Lớp TCDN Đêm 1
Chuyên ngành: Kinh tế tài chính – Ngân hàng
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 ...........................................................................................................1
TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG .............................................................1
1.1 Khái niệm về năng lực quản trị tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị
trường. ........................................................................................................................... 1
1.2 Quản trị tài chính trong doanh nghiệp............................................................. 2
1.2.1 Các quyết định tài chính.............................................................................2
1.2.2 Quản trị nguồn vốn ...................................................................................6
1.2.3 Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp ..........................................................12
1.2.4 Lập kế hoạch tài chính .............................................................................18
1.3 Năng lực quản trị tài chính hiện đại trong nền kinh tế thị trường và kinh
nghiệm quản lý tài chính của một số công ty trong nước và quốc tế. ....................... 23
1.3.1 Kinh nghiệm quản trị tài chính của quốc tế. .............................................24
1.3.2 Quản trị tài chính trong các doanh nghiệp ở Việt Nam ...........................25
1.3.3 Một vài ví dụ về tầm quan trọng và kinh nghiệm rút ra trong quản trị tài
chính ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. ...........................27
TÓM TẮT CHƯƠNG I................................................................................................ 30
CHƯƠNG 2 .........................................................................................................31
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TANIMEX HIỆN
NAY......................................................................................................................31
2.1 Giới thiệu về công ty Tanimex. ..................................................................... 31
2.1.1 Quá trình chuyển đổi từ công ty nhà nước sang công ty cổ phần..............31
2.1.2 Lĩnh vực hoạt động ..................................................................................32
2.2 Tình hình quản trị tài chính hiện nay ............................................................ 33
2.2.1 Nguồn vốn tài trợ và cấu trúc vốn của công ty. .......................................33
2.2.2 Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn............................................................47
2.2.3 Quản trị rủi ro tại công ty ........................................................................54
2.2.4 Nguồn nhân lực quản trị tài chính tại công ty Tanimex ...........................60
2.2.5 Thực trạng công tác lập kế hoạch tài chính.............................................63
2.2.6 Nguyên nhân của các hạn chế trong quản trị tài chính của công ty. .........65
TÓM TẮT CHƯƠNG II. ............................................................................................. 70
CHƯƠNG 3 .........................................................................................................71
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY TANIMEX TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY...............................71
3.1 Cần nhận thức đúng mục tiêu quản trị tài chính phù hợp với nền kinh tế
hiện đại ......................................................................................................................... 71
3.2 Tăng cường vai trò, chức năng quản trị tài chính của bộ máy quản lý và cơ
cấu lại phòng Tài chính kế toán theo mô hình hiện đại.............................................. 72
3.3 Xây dựng cấu trúc vốn tối ưu cho Công ty................................................... 75
3.4 Phát triển các kênh huy động vốn thông qua việc phát hành chứng khoán
trên thị trường và thiết lập chính sách cổ tức hợp lý để thu hút nhà đầu tư. ............. 79
3.4.1 Phát triển kênh huy động vốn thông qua việc phát hành chứng khoán trên
thị trường. .............................................................................................................79
3.4.2 Minh bạch hóa thông tin ..........................................................................80
3.4.3 Thiết lập chính sách cổ tức hợp lý............................................................81
3.5 Đẩy mạnh hoạt động quản trị rủi ro tài chính tại Công ty ........................... 83
3.6 Ứng dụng các mô hình quản trị tài chính trong việc ra quyết định nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý vốn..................................................................................... 85
3.6.1 Ứng dụng mô hình quản lý khoản phải thu. ..............................................85
3.6.2 Ứng dụng mô hình chiết khấu dòng tiền DCF để nâng cao chất lượng các
quyết định đầu tư...................................................................................................90
3.6.3 Quản lý có hiệu quả nguồn vốn đầu tư ....................................................94
3.7 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ............................................................. 95
3.8 Kiến nghị với các cơ quan chức năng. .......................................................... 97
3.8.1 Phát triển ổn định và bền vững thị trường chứng khoán để tạo kênh huy
động vốn có hiệu quả.............................................................................................97
3.8.2 Phát triển thị trường các công cụ phái sinh tại Việt Nam ....................... 102
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................. 106
KẾT LUẬN........................................................................................................107
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BKS : Ban kiểm soát
CEO : Chief Executive Officer – Giám đốc điều hành
CFO : Chief Financial Officer – Giám đốc Tài chính.
CK : Chứng khoán
ĐCTC : Định chế tài chính
DFL : Đòn cân nợ
DN : Doanh nghiệp
EBIT : Thu nhập trước thuế và lãi vay
HĐQT : Hội đồng quản trị
KCN : Khu công nghiệp
NĐT : Nhà đầu tư
NHDTPT : Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
NHNN : Ngân hàng nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
OTC : Over The Counter - Thị trường giao dịch không qua quầy
SGDCK : Sở giao dịch chứng khoán
TANIMEX : Công ty Cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ
và Đầu tư Tân Bình
TCTD : Tổ chức tín dụng
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TSCĐ : Tài sản cổ định
TTCK : Thị trường chứng khoán
TTGDCK : Trung tâm giao dịch chứng khoán
UBCKNN : Ủy ban chứng khoán nhà nước
UBND : Ủy ban nhân dân
VCB : Ngân hàng Vietcombank
WTO : World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 : Tình hình vay vốn của công ty Tanimex năm 2006 – 2007
Bảng 2.2 : Bảng kê nợ vay dài hạn ngân hàng đến ngày 31/12/2007
Bảng 2.3 : Bảng kê phát hành trái phiếu năm 2007
Bảng 2.4 : Kết quả đợt phát hành trái phiếu thường và trái phiếu chuyển đổi
Bảng 2.5 : Giá trị trái phiếu lưu hành thời điểm cuối năm 2006-2007
Bảng 2.6 : Kết quả phát hành cổ phiếu lần đầu năm 2006
Bảng 2.7 : Kết quả phát hành cổ phiếu bổ sung năm 2007
Bảng 2.8 : Cơ cấu vốn của công ty Tanimex năm 2006-2007
Bảng 2.9 : Bảng so sánh chỉ số tài chính giữa công ty Tanimex và công ty cổ phần
KCN Tân Tạo
Bảng 3.1 : Kết quả kinh doanh dùng để phân tích cơ cấu vốn đến năm 2010
Bảng 3.2 : Bảng tính WACC dưới ảnh hưởng của nợ vay
Bảng 3.3 : Bảng cân đối kế toán dự kiến năm 2010
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 : Mô hình quyết định chính sách nới lỏng bán chịu
Hình 3.2 : Mô hình quyết định chính sách mở rộng thời hạn bán chịu
Hình 3.3 : Mô hình quyết định chính sách tăng tỷ lệ chiết khấu
Hình 3.4 : Mô hình chiết khấu dòng tiền
Hình 3.5 : Các bước tiến hành khi áp dụng mô hình DCF
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Công ty Cổ phần sản xuất kinh doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ và Đầu tư
Tân Bình tiền thân là Công ty Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Dịch vụ và
Đầu tư Tân Bình. Nhằm đáp ứng sự biến đổi của nền kinh tế thị trường, Công ty
đã nhanh chóng chuyển đổi hình thức sở hữu từ sở hữu Nhà nước sang hình thức
sở hữu Cổ phần. Mặc dù đã có nhiều đổi mới nhưng cơ chế hoạt động vẫn còn
mang tư tưởng, phong cách của một doanh nghiệp Nhà nước. Một số hoạt động
còn yếu kém, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của Công ty thấp,
đặc biệt cơ chế quản lý tài chính tồn tại nhiều bất cập, chưa tương xứng với điều
kiện và lợi thế vốn có của Công ty.
Các vấn đề huy động vốn, quản lý và sử dụng nguồn vốn chưa thực sự
được quan tâm và vận hành một cách hiệu quả nhất, nguồn nhân lực quản trị tài
chính yếu kém, chỉ quen với việc thực hiện các nghiệp vụ hạch toán kế toán
khiến cho năng lực quản trị tài chính tại Công ty còn nhiều hạn chế.
Thực trạng đó đã đặt ra yêu cầu cần phải thay đổi tư duy và cách thức làm
việc để có thể thích nghi với nền kinh tế thị trường, tạo điều kiện để Công ty có
thể duy trì và phát triển vững mạnh. Để đạt được mục đích nêu trên, một trong
các vấn đề mà Công ty phải nhanh chóng thực hiện là đổi mới, đẩy mạnh việc
hoàn thiện công tác quản trị tài chính. Một mặt nâng cao năng lực quản trị tài
chính cho Công ty, mặt khác góp phần hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh,
tạo ra thế tự chủ về mặt tài chính. Từ đó nâng cao sức mạnh và khả năng cạnh
tranh của Công ty trong nền kinh tế thị trường hiện đại.
2. Mục đích của đề tài
Việc đổi mới doanh nghiệp trong đó có hoạt động quản trị tài chính cho phù hợp
với nền kinh tế thị trường là quá trình lâu dài và phức tạp, phải giải quyết bằng
nhiều vấn đề như nhận thức, tổ chức bộ máy, quy trình hoạt động, …
Phạm vi bài này chỉ trình bày những giải pháp cơ bản về mặt tài chính để
nâng cao năng lực quản trị tài chính. Nhằm giúp cho tình hình tài chính của
Công ty ngày càng vững mạnh, qua đó nâng cao sức cạnh tranh và hỗ trợ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh hoạt động có hiệu quả trong cơ chế thị trường.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu vận dụng xuyên suốt trong đề tài này là phương
pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với việc phân tích và tổng
hợp các tài liệu lịch sử về quản trị tài chính của doanh nghiệp, từ đó nâng thành
lý luận. Từ các thực tiễn để chứng minh xu hướng chung – quy luật tất yếu của
việc nâng cao năng lực quản trị tài chính trong Công ty và đề ra các giải pháp tài
chính nhằm nâng cao năng lực quản trị tài chính.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu một số nội dung sau:
- Năng lực quản trị tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại
- Thực trạng quản trị tài chính tại công ty Tanimex
- Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại công ty
Tanimex giai đoạn hiện nay.
Những điểm mới của luận văn là:
Khẳng định một số nhận thức mới liên quan đến năng lực quản
trị tài chính trong nền kinh tế hiện đại.
Đề xuất các giải pháp thay đổi cơ cấu tổ chức bộ phận tài chính
kế toán Công ty cho phù hợp với giai đoạn mới.
Đề xuất các giải pháp ứng dụng mô hình quản trị tài chính
trong việc ra quyết định nhằm nâng cao khả năng huy động
vốn, quản lý và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả.
Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động quản trị rủi ro tài
chính tại Công ty.
Toàn bộ nội dung trên được trình bày theo kết cấu như sau:
- Phần mở đầu
- Chương 1: Tổng quan về năng lực quản trị tài chính doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
- Chương 2: Thực trạng quản trị tài chính tại Công ty Tanimex
hiện nay
- Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực quản trị tài chính tại
Công ty Tanimex trong giai đoạn hiện nay.
- Phần kết luận.
Quản trị tài chính là một vấn đề phức tạp, vừa mang tính chất khoa học,
vừa mang tính nghệ thuật. Trong phạm vi đề tài này khó chuyển tải hết nội
dung, vì vậy tác giả của luận văn này rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp của các Quý thầy cô, các chuyên gia tài chính và các đồng nghiệp để cho
công tác quản trị tài chính trong doanh nghiệp không ngừng được hoàn thiện.
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG
1.1 Khái niệm về năng lực quản trị tài chính doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường.
Ngày nay, biến động rủi ro trở thành thuộc tính của nền kinh tế trong kỷ
nguyên mới. Như vậy, quản trị tài chính cho doanh nghiệp ngày hôm nay không
chỉ là vấn đề kỹ thuật tính toán lợi hại, lời lỗ mà là tương lai, một tương lai
không còn giống như những gì mà các nhà kinh doanh vẫn hình dung, một
tương lai được tư duy lại trong cái sự nhìn mới về sự biến động làm nên hiệu
quả.
Năng lực quản trị tài chính doanh nghiệp là khả năng điều hành các chính
sách tài chính, sử dụng thông tin phản ánh chính xác tình hình tài chính của
doanh nghiệp để phân tích điểm mạnh, điểm yếu. Từ đó đưa ra các quyết định
tài chính, tổ chức thực hiện các quyết định đó, nhằm đạt được mục tiêu tài chính
của doanh nghiệp. Đó là tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng tăng cường giá trị
doanh nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Để nâng cao năng lực quản trị tài chính trong doanh nghiệp tức đòi hỏi
phải thực hiện tốt các vấn đề sau :
- Ra quyết định tài chính kịp thời, chính xác.
- Thường xuyên lập kế hoạch tài chính
- Quản lý nguồn vốn có hiệu quả
- Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý tài chính công ty.
Có thể khẳng định, năng lực quản trị tài chính là nhân tố quyết định sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
2
1.2 Nội dung quản trị tài chính trong doanh nghiệp
1.2.1 Các quyết định tài chính
Giá trị của một doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của ba loại quyết định tài
chính:
- Quyết định đầu tư
- Quyết định tài trợ
- Quyết định chi trả cổ tức.
Các quyết định này có liên quan với nhau và cùng hướng tới mục tiêu đối
đa hóa tài sản của cổ đông.
1.2.1.1 Quyết định đầu tư.
Quyết định đầu tư là quyết định quan trọng nhất vì nó tạo ra giá trị cho
doanh nghiệp. Một quyết định đầu tư đúng đắn sẽ góp phần gia tăng giá trị
doanh nghiệp, qua đó gia tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu. Ngược lại một
quyết định đầu tư sai sẽ làm tổn thất giá trị tài sản của doanh nghiệp, qua đó làm
giảm giá trị tài sản của chủ sở hữu.
Quyết định đầu tư là những quyết định liên quan đến (1) tổng giá trị tài
sản và giá trị từng bộ phận tài sản (tài sản lưu động và tài sản cố định) cần có và
(2) mối quan hệ cân đối giữa các bộ phận tài sản trong doanh nghiệp. Có thể liệt
kê một số quyết định đầu tư chủ yếu như sau:
- Quyết định đầu tư tài sản lưu động bao gồm: quyết định tồn quỹ,
quyết định tồn kho, quyết định chính sách bán chịu hàng hóa, quyết định đầu
tư tài chính ngắn hạn.
- Quyết định đầu tư tài sản cố định bao gồm: quyết định mua sắm
TSCĐ mới, quyết định thay thế TSCĐ cũ, quyết định đầu tư dự án, quyết
định đầu tư tài chính dài hạn.
- Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư TSLĐ và TSCĐ bao gồm:
quyết định sử dụng đòn bẩy hoạt động, quyết định điểm hòa vốn.
3
1.2.1.2 Quyết định tài trợ
Quyết định về nguồn tài trợ gắn liền với quyết định lựa chọn loại nguồn
vốn nào cung cấp cho việc mua sắm tài sản, nên sử dụng vốn chủ sở hữu hay
vốn vay, nên dùng vốn vay ngắn hạn hay dài hạn. Ngoài ra quyết định về nguồn
vốn còn xem xét mối quan hệ giữa lợi nhuận để tái đầu tư và lợi nhuận để phân
chia cho các cổ đông. Tiếp theo, các nhà quản trị tài chính phải quyết định làm
thế nào để huy động được các nguồn vốn đó. Cụ thể có thể liệt kê một số quyết
định về nguồn vốn như sau:
- Quyết định huy động nguồn vốn ngắn hạn bao gồm: Quyết định vay
ngắn hạn hay quyết định sử dụng tín dụng thương mại, quyết định vay ngắn
hạn ngân hàng hay sử dụng tín phiếu công ty.
- Quyết định huy động nguồn vốn dài hạn bao gồm: Quyết định nợ dài
hạn hay vốn cổ phần, quyết định vay ngân hàng hay phát hành trái phiếu
công ty, quyết định sử dụng vốn cổ phần phổ thông hay cổ phần ưu đãi.
1.2.1.3 Chính sách cổ tức
Chính sách cổ tức ấn định mức lợi nhuận của công ty được đem phân
phối như thế nào. Lợi nhuận sẽ được giữ lại để tái đầu tư cho công ty hay được
chi trả cho các cổ đông. Lợi nhuận giữ lại là một nguồn quan trọng cho việc tài
trợ cổ phần cho khu vực tư nhân. Mặc dù việc phân chia giữa phát hành cổ phần
mới và lợi nhuận giữ lại có xu hướng thay đổi theo thời gian, lợi nhuận giữ lại là
nguồn vốn cổ phần quan trọng hơn phát hành cổ phần mới.
- Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động
Chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động xác nhận rằng một doanh nghiệp
nên giữ lại lợi nhuận khi nào mà doanh nghiệp có các cơ hội đầu tư hứa hẹn các
tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ suất sinh lợi mà các cổ đông đòi hỏi. Nếu doanh
nghiệp có thể đầu tư lợi nhuận của mình để đạt được tỷ suất sinh lợi cao hơn tỷ
4
suất sinh lợi mong đợi mà các cổ đông kỳ vọng thì doanh nghiệp không nên chi
trả cổ tức bởi lẽ việc chi trả cổ tức sẽ dẫn đến kết cục là doanh nghiệp hy sinh
các cơ hội đầu tư có thể chấp nhận được hoặc phải huy động thêm vốn cổ phần
cần thiết từ các thị trường vốn bên ngoài tốn kém hơn nhiều so với lợi nhuận giữ
lại.
Tuy nhiên, có những chứng cứ mạnh mẽ cho thấy rằng hầu hết các doanh
nghiệp cố gắng duy trì một chính sách chi trả cổ tức tương đối ổn định theo thời
gian. Điều này không có nghĩa là các doanh nghiệp đã bỏ qua những nguyên lý
về chính sách lợi nhuận giữ lại thụ động trong việc thực hành các quyết định
phân phối bởi vì cổ tức có thể được duy trì ổn định hằng năm theo hai cách:
+ Doanh nghiệp có thể giữ lại lợi nhuận với tỷ lệ khá cao trong những
năm có nhu cầu vốn cao. Nếu công ty tiếp tục tăng trưởng, các giám đốc có thể
tiếp tục thực hiện chiến lược này mà không nhất thiết phải giảm cổ tức.
+ Doanh nghiệp có thể vay vốn cho nhu cầu vốn mà mình cần và do đó
tăng tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần lên một cách tạm thời để tránh giảm cổ tức. Do
chi phí sử dụng vốn vay dài hạn thấp hơn cho một số lượng lớn các nguồn vốn
vay dài hạn cho nên vốn vay dài hạn có khuynh hướng được