An Giang là một tỉnh Tây Nam của Tổquốc, nằm trong vùng Đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL), nằm giữa hai dòng sông Tiền, sông Hậu và dọc theo hữu ngạn
sông Hậu (thuộc hệthống sông Mêkông) nên có nguồn nước ngọt phong phú và có hệ
thống kênh rạch chằng chịt, với gần sáu tháng của mùa nước nổi hằng năm là điều
kiện thuận lợi cho nghềkhai thác và nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh.
Với 73% diện tích là đất phù sa màu mỡtừhai nhánh sông Tiền và sông Hậu,
diện tích mặt nước ngọt lớn, An Giang có thếmạnh vềsản xuất lúa gạo và thủy sản.
Hiện nay sản lượng lúa của An Giang lớn nhất toàn vùng; sản lượng khai thác thủy
sản đứng thứba, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng theo địa phương lớn nhất
toàn quốc (năm 2005 là 232.139 tấn, tăng 9,12% so với năm 2004 - Niên giám Thống
kê 2005).
Thời gian vừa qua, An Giang không chỉnổi tiếng vềxuất khẩu lương thực, mà
còn vươn lên là một trong những tỉnh đứng đầu vềxuất khẩu thủy sản của cảnước.
Bằng việc thực hiện tốt mục tiêu chuyển dịch cơcấu kinh tếtheo hai hướng: khai
thác tốt các thếmạnh của địa phương và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa xuất khẩu,
nếu vào năm 1995 kim ngạch xuất khẩu thủy sản chỉbằng ¼ giá trịcủa xuất khẩu
gạo, thì nay đã vượt qua và là ngành đứng đầu thu ngoại tệvềcho tỉnh. Có thểnói An
Giang đã thực hiện chuyển dịch cơcấu kinh tếrất đúng hướng và có hiệu quả.
Do biết tận dụng ưu thếvềtiềm năng nguồn nước và điều kiện tựnhiên, ngư
dân An Giang đã tích cực đầu tưmọi nguồn lực đểnuôi trồng và khai thác thủy sản,
nên thời gian qua phát triển thủy sản đã là một trong nhiều thếmạnh vềsản xuất
nông, lâm, ngưnghiệp của tỉnh, trong đó cá tra, cá basa là hai loại thủy sản thích hợp
với môi trường nguồn nước tỉnh An Giang và có giá trịkinh tếcao, nên đã thu hút
ngưdân tập trung đầu tưsản xuất và đã mang lại hiệu quả đáng kể, đã trực tiếp góp
phần rất quan trọng trong việc tạo ra lượng hàng hóa xuất khẩu thu ngoại tệcao và
ngày càng khẳng định là một trong những ngành hàng phát triển mạnh, có hiệu quả
trong việc chuyển đổi cơcấu kinh tếnông nghiệp của tỉnh.
Ngành thủy sản ởAn Giang đã tạo ra lượng hàng hóa xuất khẩu, đáp ứng khá ổn
định nhu cầu thực phẩm và tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động ởnông
thôn, góp phần chuyển dịch cơcấu kinh tếvà cải thiện đáng kể đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, đểphát triển ngành theo hướng sản xuất hàng hóa tạo ra sản phẩm sạch,
chất lượng cao, giá thành hạnhằm tăng sức cạnh tranh, bảo vệvà giữvững uy tín
hàng thủy sản Việt Nam nói chung và hàng thủy sản của An Giang nói riêng trên thị
trường thếgiới, thì cần phải có những giải pháp thích hợp.
Do đó, tôi đã chọn đềtài “Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An
Giang”.
Trong phạm vi nghiên cứu đềtài này chỉgiới hạn làm rõ một sốkhía cạnh trên
một sốlĩnh vực chủyếu của ngành thủy sản: nuôi trồng, khai thác, giống, chếbiến,
tiêu thụthủy sản và đi sâu phân tích con cá tra, basa vì nó chiếm kim ngạch xuất
khẩu khoảng 85% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh.
Luận văn được kết cấu ngoài phần mở đầu và kết luận, được chia thành ba
chương gồm :
Chương 1: Vai trò của đầu tưtài chính đối với phát triển ngành thủy sản
tỉnh An giang.
Chương 2: Thực trạng đầu tưphát triển ngành thủy sản tỉnh An giang.
Chương 3: Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang.
90 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2236 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI MỞ ĐẦU
An Giang là một tỉnh Tây Nam của Tổ quốc, nằm trong vùng Đồng bằng sông
Cửu Long (ĐBSCL), nằm giữa hai dòng sông Tiền, sông Hậu và dọc theo hữu ngạn
sông Hậu (thuộc hệ thống sông Mêkông) nên có nguồn nước ngọt phong phú và có hệ
thống kênh rạch chằng chịt, với gần sáu tháng của mùa nước nổi hằng năm là điều
kiện thuận lợi cho nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh.
Với 73% diện tích là đất phù sa màu mỡ từ hai nhánh sông Tiền và sông Hậu,
diện tích mặt nước ngọt lớn, An Giang có thế mạnh về sản xuất lúa gạo và thủy sản.
Hiện nay sản lượng lúa của An Giang lớn nhất toàn vùng; sản lượng khai thác thủy
sản đứng thứ ba, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng theo địa phương lớn nhất
toàn quốc (năm 2005 là 232.139 tấn, tăng 9,12% so với năm 2004 - Niên giám Thống
kê 2005).
Thời gian vừa qua, An Giang không chỉ nổi tiếng về xuất khẩu lương thực, mà
còn vươn lên là một trong những tỉnh đứng đầu về xuất khẩu thủy sản của cả nước.
Bằng việc thực hiện tốt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hai hướng: khai
thác tốt các thế mạnh của địa phương và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa xuất khẩu,
nếu vào năm 1995 kim ngạch xuất khẩu thủy sản chỉ bằng ¼ giá trị của xuất khẩu
gạo, thì nay đã vượt qua và là ngành đứng đầu thu ngoại tệ về cho tỉnh. Có thể nói An
Giang đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế rất đúng hướng và có hiệu quả.
Do biết tận dụng ưu thế về tiềm năng nguồn nước và điều kiện tự nhiên, ngư
dân An Giang đã tích cực đầu tư mọi nguồn lực để nuôi trồng và khai thác thủy sản,
nên thời gian qua phát triển thủy sản đã là một trong nhiều thế mạnh về sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh, trong đó cá tra, cá basa là hai loại thủy sản thích hợp
với môi trường nguồn nước tỉnh An Giang và có giá trị kinh tế cao, nên đã thu hút
ngư dân tập trung đầu tư sản xuất và đã mang lại hiệu quả đáng kể, đã trực tiếp góp
phần rất quan trọng trong việc tạo ra lượng hàng hóa xuất khẩu thu ngoại tệ cao và
ngày càng khẳng định là một trong những ngành hàng phát triển mạnh, có hiệu quả
trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh.
2
Ngành thủy sản ở An Giang đã tạo ra lượng hàng hóa xuất khẩu, đáp ứng khá ổn
định nhu cầu thực phẩm và tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động ở nông
thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đáng kể đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, để phát triển ngành theo hướng sản xuất hàng hóa tạo ra sản phẩm sạch,
chất lượng cao, giá thành hạ nhằm tăng sức cạnh tranh, bảo vệ và giữ vững uy tín
hàng thủy sản Việt Nam nói chung và hàng thủy sản của An Giang nói riêng trên thị
trường thế giới, thì cần phải có những giải pháp thích hợp.
Do đó, tôi đã chọn đề tài “Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An
Giang”.
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này chỉ giới hạn làm rõ một số khía cạnh trên
một số lĩnh vực chủ yếu của ngành thủy sản: nuôi trồng, khai thác, giống, chế biến,
tiêu thụ thủy sản … và đi sâu phân tích con cá tra, basa vì nó chiếm kim ngạch xuất
khẩu khoảng 85% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh.
Luận văn được kết cấu ngoài phần mở đầu và kết luận, được chia thành ba
chương gồm :
Chương 1: Vai trò của đầu tư tài chính đối với phát triển ngành thủy sản
tỉnh An giang.
Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển ngành thủy sản tỉnh An giang.
Chương 3: Các giải pháp tài chính phát triển thủy sản tỉnh An Giang.
Luận văn này dựa trên cơ sở phân tích lý luận chung, phương pháp điều tra -
thống kê, so sánh thực trạng ngành thủy sản của tỉnh. Từ đó đề xuất định hướng phát
triển và một số giải pháp về tài chính để phát triển thủy sản tỉnh An Giang. Đây là
vấn đề đòi hỏi kiến thức tổng hợp sâu rộng, cả về lý luận lẫn thực tiễn, trong khi điều
kiện nghiên cứu và kiến thức bản thân có hạn nên sẽ không tránh khỏi thiếu sót trong
đề tài. Rất mong nhận được sự đóng góp của quí thầy cô và các bạn, xin chân thành
cám ơn.
3
CHƯƠNG 1
VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
NGÀNH THỦY SẢN TỈNH AN GIANG
1.1. Tầm quan trọng của ngành thủy sản trong phát triển kinh tế của tỉnh
An Giang:
1.1.1. Trong phát triển kinh tế của tỉnh:
Trước tiên phân tích Vai trò của ngành thủy sản đối với sự phát triển nền
kinh tế Việt Nam:
Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa và là một quốc gia
ven biển có đường bờ biển dài khoảng 3.260 km, với bờ biển và thềm lục địa rộng
lớn hơn 1 triệu km2, có nhiều cửa sông rạch và hàng ngàn đảo lớn nhỏ ven biển; trong
nội địa có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt; hệ sinh thái phong phú đa dạng.
Những đặc điểm trên tạo ra cho đất nước ta tiềm năng to lớn về thủy sản và kinh tế
thủy sản có vị trí quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế góp phần thắng lợi trong
việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đối với Việt Nam ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển
chung của nền kinh tế và là một trong những ngành mũi nhọn đối với sự phát triển
chung của nền kinh tế quốc dân. Trong những năm qua ngành thủy sản nước ta luôn
giữ tốc độ tăng trưởng cao cả về năng lực sản xuất, sản lượng và giá trị, đã tạo được
nhiều việc làm góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân và bộ mặt nông thôn,
giải quyết tốt các vấn đề môi trường sinh thái.
Ngành thủy sản hiện nay đã trở thành một trong những ngành có kim ngạch
xuất khẩu lớn nhất nước, trung bình từ năm 1995 đến năm 1999 mỗi năm đạt kim
ngạch xuất khẩu trên 750 triệu USD, đặc biệt năm 2000 có sự tăng tốc vượt bậc xuất
khẩu thủy sản gần 1,5 tỷ USD, và giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2004 đã là 2,4 tỷ
USD. Trong những năm vừa qua ngành thủy sản luôn tăng trưởng trên dưới 9%/năm,
chiếm không dưới 20% tổng giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, thực sự trở
4
thành một ngành sản xuất chính (tổng hợp theo báo cáo hàng năm của Bộ Thủy
sản).Việt Nam đã trở thành một trong những nước có kim ngạch xuất khẩu thủy sản
lớn trên thế giới. Dự kiến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt trên 2,5 tỷ USD vào
năm 2005 và 3,5 tỷ USD vào năm 2010.
Như vậy, ngành thủy sản Việt Nam hàng năm đã thu về khoản ngoại tệ không
nhỏ để xây dựng đất nước và cung cấp lượng hàng hóa tiêu dùng đáp ứng cho nhu
cầu thị trường trong nước. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh của
ngành thủy sản đã thúc đẩy phân công lao động xã hội và chuyên môn hóa sản xuất
xã hội ngày càng cao, đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi để tiếp thu khoa học công
nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến trên thế giới.
Như vậy, có thể thấy vai trò của ngành thủy sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,
nhất là trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn mà cả nước đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước để đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại mà Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001 –
2010 văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần X đã đề ra. Sự phát triển không ngừng
của nền kinh tế nước ta hiện nay, trong đó không thể không ghi nhận sự đóng góp của
ngành thủy sản vào sự tăng trưởng GDP hàng năm của đất nước.
Những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát
triển thủy sản ở Việt Nam:
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý
kinh tế thì lĩnh vực quản lý ngành thủy sản phải thật sự được quan tâm, nếu không
nói đó là một trong những lĩnh vực phải được đổi mới đầu tiên và quá trình chuyển
đổi cơ chế quản lý kinh tế phải được thực hiện một cách đồng bộ trên cơ sở ổn định
và phát triển kinh tế – xã hội. Thực hiện đường lối đổi mới ngành thủy sản nước ta
thời gian qua đã có những bước phát triển mới. Kinh tế thủy sản có vị trí quan trọng
trong nền kinh tế công– nông nghiệp. Việc phát triển ngành thủy sản, tiến tới công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nội dung cơ bản trong chiến lược phát
triển kinh tế – xã hội của đất nước.
5
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ “Phát triển toàn diện nông,
lâm, ngư nghiệp, gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và đổi mới cơ cấu
kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Quán triệt những quan điểm của Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần VIII
của Đảng, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 20 CT/TW ngày 22/09/1997 về “Đẩy
mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa” và ngày
10/11/1998 Bộ Chính trị tiếp tục ra Nghị quyết 06 – NQ/TW về “Một số vấn đề phát
triển nông nghiệp và nông thôn”. Nghị quyết đã đánh giá những thành tựu phát triển
nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trong 10 năm qua đã góp phần quan trọng
vào sự ổn định phát triển kinh tế – xã hội đất nước, tiếp tục khẳng định vị trí quan
trọng của nông nghiệp – nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Đồng thời, Nghị quyết cũng chỉ ra những mặt tồn tại và yếu kém cần giải quyết
khắc phục, xác định quan điểm, mục tiêu, một số chủ trương và chính sách lớn về đất
đai, lao động để tạo ra lực mới duy trì sự tăng trưởng cao và chuyển nông nghiệp
sang giai đoạn phát triển toàn diện, nâng cao phát triển ngành thủy sản trong nền
nông nghiệp toàn diện.
Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg, ngày 08/12/1999
phê duyệt Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999 – 2010. Quyết
định đã chỉ rõ “Phát triển nuôi trồng thủy sản nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm và
tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho xuất khẩu, phấn đấu đến 2010 tổng sản lượng
nuôi trồng thủy sản đạt trên 2 triệu tấn, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 3,5 tỷ
USD, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 2 triệu người, góp phần tích cực vào phát
triển kinh tế– xã hội đất nước và an ninh ven biển”.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 09/2000/NQ-CP, ngày 15/06/2000 về một số
chủ trương và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông
nghiệp, nghị quyết đã đánh giá những thành tựu đã đạt được trong sản xuất nông,
lâm, thủy sản của những năm qua, đồng thời đưa ra những định hướng về cơ cấu kinh
tế nông nghiệp của nước ta trong 10 năm tới.
6
Tháng 11/2000, Bộ thủy sản đã ban hành Thông tư 05/2000/TT - BTS hướng
dẫn việc thực hiện Nghị quyết 09/2000/NQ-CP ngày 15/06/2000 của Chính phủ.
Thông tư hướng dẫn trong 10 năm tới kinh tế thủy sản cần phát triển theo định hướng
sau: đầu tư phát triển mạnh mẽ ngành thủy sản trong các lĩnh vực: khai thác, nuôi
trồng, chế biến, dịch vụ đặc biệt là nuôi trồng thủy sản theo hướng phát triển bền
vững.
Để thực hiện Nghị quyết số 243/1998/QĐ–TTg ngày 18/12/1998 của Thủ tướng
Chính phủ về chương trình hành động, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 06 (lần 1)
ngày 31/03/1999 Bộ thủy sản có chương trình phát triển kinh tế thủy sản 1999 – 2010
trong đó chỉ rõ tiềm năng, hiện trạng và sự cần thiết của sự phát triển kinh tế thủy
sản, nêu những chủ trương giải pháp để phát triển kinh tế thủy sản bền vững, góp
phần giữ vững an ninh thực phẩm, cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và tạo
nguyên liệu chế biến cho xuất khẩu.
Định hướng phát triển các ngành kinh tế và các vùng trong Chiến lược phát
triển kinh tế – xã hội 2001 – 2010 văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X xác
định: “Phát huy lợi thế về thủy sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn, vươn lên
hàng đầu trong khu vực. Phát triển mạnh nuôi, trồng thủy sản nước ngọt, nước lợ và
nước mặn, nhất là nuôi tôm, theo phương thức tiến bộ, hiệu quả và bền vững môi
trường. Tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả khai thác khải sản xa bờ; chuyển
đổi cơ cấu nghề nghiệp, ổn định khai thác gần bờ; nâng cao năng lực bảo quản, chế
biến sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế và trong nước. Mở rộng và nâng
cấp các cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá. Giữ gìn môi trường biển và sông nước, bảo
đảm cho sự tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản”.
Ngày 26/11/2003 Quốc Hội khóa XI đã biểu quyết thông qua Luật Thủy sản tạo
cơ sở pháp lý cho hoạt động thủy sản của nước ta trong thời gian tới.
Vai trò của ngành thủy sản đối với kinh tế tỉnh An Giang:
An Giang có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với nguồn lợi thủy sản
phong phú và đa dạng đã tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế thủy
sản. Trong thời gian qua ngành thủy sản An Giang luôn được củng cố và không
7
ngừng phát triển góp phần quan trọng vào việc ổn định và tăng tích lũy cho nền kinh
tế, tạo nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp chế biến, tăng kim
ngạch xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho người lao động, từng bước hình thành
những cụm kinh tế chuyên ngành tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh có hiệu quả,
là động lực để thúc đẩy ngành công – nông – thương nghiệp và dịch vụ phát triển,
góp phần không nhỏ cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư đưa công nghệ hiện
đại phục vụ sản xuất. Tạo tiền đề để thúc đẩy quá trình xã hội hóa sản xuất, mở rộng
phân công lao động về ngành nghề để sản xuất hàng hóa phát triển, làm nhân tố kích
thích phát triển giữa các ngành các vùng nhất là gắn công nghiệp với nông - lâm -
ngư nghiệp góp phần nâng cao đời sống dân cư trong cộng đồng. Ngành thủy sản An
Giang đã giữ vai trò tích cực trong quá trình phát triển kinh tế.
Tỉnh An Giang, thủy sản là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn
nhất tỉnh. Trong hơn 10 năm trở lại đây ngành thủy sản An Giang luôn có kim ngạch
xuất khẩu đứng thứ hai sau gạo. Đặc biệt, năm 2002 kim ngạch xuất khẩu thủy sản
đạt 69,4 triệu USD, chiếm 47,1% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh và đây là lần
đầu tiên xuất khẩu thủy sản đã vượt qua gạo (62,2 triệu USD) chiếm vị trí số một.
Năm 2003 do ảnh hưởng của vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa nên kim ngạch chỉ
đạt 54,8 triệu USD chỉ bằng 79% so với năm 2002. Tuy nhiên năm 2004 ngành thủy
sản đã được phục hồi và phát triển mạnh, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục chiếm vị trí
đầu và đạt 122 triệu USD (gạo 92,4 triệu USD, cả tỉnh là 240 triệu USD). Trong năm
2005, kế hoạch kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh là 300 triệu USD, trong đó thủy sản
130 triệu USD và gạo 125 triệu USD. Như vậy, hiện tại và trong thời gian tới thủy
sản sẽ là ngành đứng đầu mang ngoại tệ về cho tỉnh nhà.
Xét trên cơ cấu nông, lâm, thủy sản thì từ năm 1999 đấn nay ngành thủy sản
luôn chiếm tỷ trọng hơn 10% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp
của tỉnh và tỷ trọng này có xu hướng ngày càng tăng: nếu như năm 1999 chỉ là 12,28
%, thì năm 2004 đã là 17,42% và dự kiến năm 2005 sẽ là 18,59%. Sự phát triển của
ngành thủy sản đã tác động tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp
nông thôn, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng công
8
nghiệp và dịch vụ. Thế mạnh tài nguyên thủy sản được chủ động khai thác, từ đó giải
quyết được việc làm cho nhiều lao động, từng bước thay đổi dần bộ mặt nông thôn,
nâng cao mức sống cộng đồng, tạo cảnh quan đặc thù của An Giang, góp phần phát
triển mô hình du lịch sinh thái.
Quá trình đổi mới của đất nước, sự phát triển kinh tế của An Giang, trong đó có
kinh tế thủy sản đã góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta, giữ
vững được định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc vận dụng cơ chế thị trường, thúc
đẩy nhanh quá trình xã hội hóa sản xuất và phân công lao động xã hội, tạo ra nguồn
lực vật chất lớn để phát triển kết cấu hạ tầng, đầu tư hiện đại hóa sản xuất, sự phát
triển đồng bộ giữa các ngành – vùng nhất là nông thôn và thành thị, gắn sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa với quá trình phát triển lâm – ngư – thương nghiệp và
dịch vụ.
1.1.2. Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp:
Phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững có cơ cấu hợp lý, trên cơ sở phát
huy nội lực và khai thác chiều sâu các tiềm năng lợi thế về sản xuất lương thực và
thủy sản.
Đến năm 2010, ngành nông, lâm, thủy sản của An Giang vẫn là nền tảng, là cơ
sở để phát triển công nghiệp và dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Cụ
thể hơn là ngành nông, lâm, thủy sản được phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa
gắn chặt với ngành công nghiệp chế biến và các hoạt động thương mại, đặc biệt là
xuất khẩu, nhằm tạo đà phát triển mạnh mẽ cho kinh tế nông thôn nói riêng và cả tỉnh
An Giang nói chung.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn phải phát huy
cao lợi thế của từng vùng và từng khu vực nhưng phải phù hợp với điều kiện thị
trường, tập trung vào các loại cây trồng vật nuôi, hàng hóa có thị trường tiêu thụ, có
khả năng cạnh tranh, tạo điều kiện làm ra sản phẩm có chất lượng cao phù hợp với
yêu cầu thị trường, tiêu thụ đạt giá trị cao.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn do nông dân và
các thành phần kinh tế thực hiện. Nhà nước hướng dẫn và tạo điều kiện hỗ trợ thông
9
qua việc xây dựng kết cấu hạ tầng, nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, tạo
hành lang pháp lý có cơ chế, chính sách thuận lợi, tổ chức cung ứng giống và vật tư
nông nghiệp đảm bảo chất lượng, thúc đẩy chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn phải đảm bảo các yêu cầu
phát triển bền vững, an toàn về mặt kỹ thuật trong điều kiện lũ lụt, thiên tai, dịch
bệnh có thể xảy ra, phản ứng linh hoạt trước biến động của thị trường, bảo vệ và cải
thiện môi trường sinh thái.
Chuyển dịch cơ cấu và phát triển nông nghiệp nông thôn phải đạt mục tiêu cơ
bản: xây dựng một vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa phát triển bền vững, với các
loại nông sản là thế mạnh có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao, nâng cao hiệu
quả sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên nông nghiệp, đồng thời phát triển công
nghiệp, dịch vụ, tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao thu nhập, cải thiện đời
sống của nhân dân, góp phần tích cực đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc
gia, thực hiện các mục tiêu do Đại hội Đảng lần VIII tỉnh An Giang đề ra đối với
nông nghiệp và nông thôn.
Xét trên cơ cấu nông, lâm, thủy sản thì từ năm 1999 đấn nay ngành thủy sản
luôn chiếm tỷ trọng hơn 10% trong cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp
của tỉnh và tỷ trọng này có xu hướng ngày càng tăng: nếu như năm 1999 chỉ là 12,28
%, thì năm 2005 là 17,27%. Sự phát triển của ngành thủy sản đã tác động tích cực
trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần chuyển đổi cơ
cấu kinh tế tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Thế mạnh tài
nguyên thủy sản được chủ động khai thác, từ đó giải quyết được việc làm cho nhiều
lao động, từng bước thay đổi dần bộ mặt nông thôn, nâng cao mức sống cộng đồng,
tạo cảnh quan đặc thù của An Giang, góp phần phát triển mô hình du lịch sinh thái.
Phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp trung bình
hàng năm trong thời kỳ 2004-2010: 5,4%, trong đó: nông nghiệp 4,31%, lâm nghiệp
3,96% và thủy sản 9,9%. Trong đó, phát triển thủy sản trên quan điểm kết hợp hợp lý
giữa khai thác, nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, đưa
ngành thủy sản thành ngành mũi nhọn của tỉnh; đặc biệt quan tâm đến chất lượng cá
10
nuôi. Quy hoạch vùng nuôi cá hợp lý trên cơ sở bảo vệ môi trường nguồn nước; phát
triển nhanh, vững chắc việc nuôi tôm càng xanh ở chân ruộng, bãi bồi ven sông và
kênh rạch. Gia tăng mức đóng góp giá trị GDP của ngành thủy sản năm 2010 vào
GDP của ngành nông nghiệp là 20,4% và của toàn tỉnh là 4,7%, kim ngạch xuất khẩu
là 350 triệu USD.
Quá trình đổi mới của đất nước, sự phát triển kinh tế của An Giang, trong đó có
kinh tế thủy sản đã góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta, giữ
vững được định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc vận dụng cơ chế thị trường, thúc
đẩy nhanh quá trình xã hội hóa sản xuất và phân công lao động xã hội, tạo ra nguồn
lực vật chất lớn để phát triển kết cấu hạ tầng, đầu tư hiện đại hóa sản xuất, sự phát
triển đồng bộ giữa các ngành - vùng nhất là nông thôn và thành thị, gắn sự nghiệp
công nghiệ