Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ với nhà cung ứng của Công ty cổ phần Mạng trực tuyến Meta

ghiên cứu này chỉ ra các nhân tố ảnh hướng đến mối quan hệ với các nhà cung ứng tại Công ty Cổ phần mạng trực tuyến Meta. Tác giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng (Phương pháp phân tích yếu tố chung, hệ số tin cậy Cronbach's Alpha để kiểm định thang đo, phân tích hồi quy để kiểm định giả thuyết) Kết quả nghiên cứu này chỉ ra các nhân tố như Sự cam kết, sự giao tiếp- trao đổi thông tin, Sự hợp tác, Sự tin tưởng có ảnh hưởng đến Mối quan hệ với các nhà cung ứng của Công ty Cổ phần mạng trực tuyến Meta . Từ đó, tác giả đưa ra các đề xuất và kiến nghị đối với lãnh đạo của Công ty Cổ phần mạng trực tuyến Meta. Các doanh nghiệp luôn hướng tới việc tìm kiếm những nhà cung ứng hàng đầu về chất lượng, giá cả và sự kịp thời. Để thu hút khác hàng và mở rộng thị trường, các doanh nghiệp nếu có sự trợ giúp, hậu thuẫn từ phía nhà cung ứng doanh nghiệp sẽ có thể đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, giá cả luôn biến động bất thường, nên các nhà cung ứng cũng có tác động lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy, cần thiết phải tạo dựng, tăng cường và duy trì mối quan hệ tốt đẹp, bền vững với các nhà cung ứng để đảm bảo nguồn cung các yếu tố đầu vào không những ổn định về chất lượng mà giá cả còn rất cạnh tranh. Hiệu quả thu được từ mối quan hệ giữa người mua với người bán giữ vai trò quan trọng hiệu quả của toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

pdf11 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ với nhà cung ứng của Công ty cổ phần Mạng trực tuyến Meta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tr­êng §¹i häc KINH TÕ QuèC D¢N ------------ NG¤ THÞ THU H­¥NG C¸c nh©n tè ¶nh h­ëng ®Õn quan hÖ víi nhµ cung øng cña C«ng ty cæ phÇn M¹ng trùc tuyÕn Meta Chuyªn ngµnh: QU¶N TRÞ KINH DOANH Hµ néi, n¨m 2012 i TÓM TẮT LUẬN VẶN Nghiên cứu này chỉ ra các nhân tố ảnh hướng đến mối quan hệ với các nhà cung ứng tại Công ty Cổ phần mạng trực tuyến Meta. Tác giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng (Phương pháp phân tích yếu tố chung, hệ số tin cậy Cronbach's Alpha để kiểm định thang đo, phân tích hồi quy để kiểm định giả thuyết) Kết quả nghiên cứu này chỉ ra các nhân tố như Sự cam kết, sự giao tiếp- trao đổi thông tin, Sự hợp tác, Sự tin tưởng có ảnh hưởng đến Mối quan hệ với các nhà cung ứng của Công ty Cổ phần mạng trực tuyến Meta . Từ đó, tác giả đưa ra các đề xuất và kiến nghị đối với lãnh đạo của Công ty Cổ phần mạng trực tuyến Meta. Lý do chọn đề tài Các doanh nghiệp luôn hướng tới việc tìm kiếm những nhà cung ứng hàng đầu về chất lượng, giá cả và sự kịp thời. Để thu hút khác hàng và mở rộng thị trường, các doanh nghiệp nếu có sự trợ giúp, hậu thuẫn từ phía nhà cung ứng doanh nghiệp sẽ có thể đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, giá cả luôn biến động bất thường, nên các nhà cung ứng cũng có tác động lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy, cần thiết phải tạo dựng, tăng cường và duy trì mối quan hệ tốt đẹp, bền vững với các nhà cung ứng để đảm bảo nguồn cung các yếu tố đầu vào không những ổn định về chất lượng mà giá cả còn rất cạnh tranh. Hiệu quả thu được từ mối quan hệ giữa người mua với người bán giữ vai trò quan trọng hiệu quả của toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù vậy, ở Việt Nam hiện nay, việc xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng tối ưu và logistic hiệu quả nói chung hay việc xây dựng tăng cường mối quan hệ với nhà cung ứng vẫn chưa được các công ty quan tâm đúng mức. Thêm vào đó ở Công ty Cổ phần mạng trực tuyến Meta, một trong những Công ty tiên phong về truyền thông và internet, và kinh doanh trong lĩnh vực thương mại trực tuyến đầu tiên ở Việt Nam, thực hiện bán hàng theo hai hình thức là trực tiếp và online, giao ii hàng tận tay người tiêu dùng. Công ty có quan hệ với gần 200 nhà cung ứng lớn, nhỏ trong cả nước. Với đặc thù là một Công ty bán lẻ, tuy Công ty Cổ phần mạng trực tuyến Meta có quyền lực tương đối với các nhà cung ứng nhưng không có nghĩa là xem nhẹ Mối quan hệ với các nhà cung ứng. Việc giữ quan hệ với các nhà cung ứng đặc biệt là một số nhà cung ứng ổn định để đảm bảo nguồn cung hàng hóa và hạn chế tối đa chi phí tìm kiếm nguồn hàng, nhà cung ứng mới là một việc làm cần thiết. Do đó, Công ty Cổ phần mạng trực tuyến Meta vẫn luôn xác định xu hướng hợp tác lâu dài với các nhà cung ứng, chỉ trong trường hợp không giữ được mối quan hệ này thì mới thay đổi mối quan hệ với nhà cung ứng khác. Với thực tiễn đó, thông qua đề tài về “Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ với nhà cung ứng của Công ty cổ phần Mạng trực tuyến Meta”, Luận văn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ của Công ty cổ phần mạng trực tuyến Meta với các nhà cung ứng, trên cơ sở đó, xác định nhân tố nào tác động đến mối quan hệ, đề xuất những giải pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại, hoàn thiện và tăng cường quan hệ với các nhà cung ứng của Công ty Meta. Mục đích nghiên cứu: Hệ thống hóa các nghiên cứu liên quan; Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ với các nhà cung ứng. Đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến mối quan hệ với các nhà cung ứng tại Công ty Cổ phần mạng trực tuyến Meta; Đánh giá thực trạng mối quan hệ của Meta với các nhà cung ứng dựa trên kết quả kiểm định giả thuyết và phân tích nhân tố. Phân tích nguyên nhân và đưa ra những đề xuất lên lãnh đạo Công ty C những giải pháp cần thiết để tăng cường mối quan hệ với các nhà cung ứng của Công ty Cổ phần mạng trực tuyến Meta. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng (Phương pháp phân tích yếu tố chung, hệ số tin cậy Cronbach's Alpha để kiểm định thang đo, phân tích hồi quy để kiểm định giả thuyết) Các công trình nghiên cứu liên quan Tác giả dựa trên một số nghiên cứu trước đó của các tác giả trong và iii ngoài nước, từ đó, căn cứ vào tình hình thực tế ở công ty, xây dựng lên mô hình nghiên cứu của tác giả. Các công trình nghiên cứu mà tác giả tham khảo gồm có: Nghiên cứu của của Olsen and Ellram (1997); Nghiên cứu của Lee and Kim (1999), Mohr and Spekman (1994), Tuten and Urban (2001); Nghiên cứu của Joseph P.Cannon, Patricia M.Donney, michael R. Mullen, Kenneth J.Petersen (2010); Nghiên cứu của Ely Laureano Paiva và cộng sự (2008); Nghiên cứu của Đỗ Ngọc Mỹ - Đặng Văn Mỹ (2008); Nghiên cứu của Nguyễn Thành Hiếu (2012). Cơ sở lý luận về mối quan hệ với các nhà cung ứng Tác giả đưa ra những tổng quan về khái niệm mối quan hệ và giá trị mối quan hệ. Trong nghiên cứu đưa ra khái niệm về mối quan hệ của một số tác giả như: Theo Håkansson & Snehota (1995): mối quan hệ là sự cam kết và tương tác lẫn nhau được định hướng giữa các bên, đã trải qua một thời gian và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các công ty, đơn vị tổ chức và cá nhân. Ford & ctg (năm 2003): dùng khái niệm mối quan hệ để mô tả mô hình tương tác và sự cần thiết lẫn nhau về hành vi trong quá khứ giữa công ty và khách hàng, giữa một nhà cung cấp và tổ chức khác. Ken Burnett (2004) cho rằng mối quan hệ với nhà cung cấp có hai chiều hướng. Nếu theo chiều hướng tích cực, thì cả người mua và người bán đều thu được lợi ích từ mối quan hệ này. Anderson (1995) cho rằng giá trị sáng tạo và giá trị chia sẻ là lý do tồn tại của mối quan hệ gắn kết giữa khách hàng và nhà cung ứng. Lợi ích từ mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung ứng Những lợi ích thu được bao gồm: Chia sẻ được chi phí phát triển sản phẩm, giảm chu kỳ sản xuất và hiệu quả giao hàng, có thể tăng cường khả năng cạnh tranh và đảm bảo việc tiếp cận và tranh thủ ngoại lực, giảm chi phí hay tăng lợi nhuận. Các nhân tố ảnh hưởng tới mối quan hệ với nhà cung ứng Dựa vào mô hình nghiên cứu của Olsen and Ellram (1997), và tham khảo những tài liệu liên quan; Căn cứ vào những nghiên cứu thực tế về thực trạng quan iv hệ với nhà cung ứng của Công ty Cổ phần Mạng trực tuyến Meta, Tác giả điều chỉnh, bổ sung thêm nhân tố Năng lực của nhà cung ứng ảnh hưởng tới mối quan hệ với nhà cung cấp. Nghiên cứu đi vào đánh giá sự tác động của 5 nhân tố: Năng lực của nhà cung ứng (competency), sự cam kết (commitment), Sự trao đổi thông tin (Communication), Sự hợp tác (cooperation), Sự tin tưởng (trust) tới mối quan hệ giữa Công ty Cổ phần mạng trực tuyến Meta với nhà cung ứng. Tác giả đưa ra 5 giả thuyết nghiên cứu cho mô hình: Giả thuyết 1: Năng lực của nhà cung ứng ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà cung ứng. Giả thuyết 2: Sự cam kết ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà cung ứng. Giả thuyết 3: Sự trao đổi thông tin ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà cung ứng. Giả thuyết 4: Sự hợp tác ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà cung ứng. Giả thuyết 5: Sự tin tưởng ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà cung ứng. Các biến kiểm soát Trong nghiên cứu này sẽ xem xét 3 yếu tố: Quy mô doanh nghiệp, ngành hàng (Patricia M.Doney và Josheph P.Canon) Quy mô doanh nghiệp và độ tuổi mối quan hệ (Tangpong and Ro, 2009 trích dẫn theo nghiên cứu của Stephan M. Wagner, 2011) là biến kiểm soát. Mô hình nghiên cứu Mô hình nghiên cứu bao gồm 5 nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ với các nhà cung ứng của Công ty Cổ phần mạng trực tuyến Meta: Năng lực của nhà cung ứng, Sự cam kết, Sự giao tiếp – trao đổi thông tin, Sự hợp tác, Sự tin tưởng. v Giới thiệu về Công ty Cổ phần mạng trực tuyến Meta Công ty Cổ phần mạng trực tuyến Meta được thành lập từ năm 2003, là một trong những công ty Việt Nam đi tiên phong trong lĩnh vực Internet và truyền thông. Công ty có Trụ sở chính ở Hà Nội và và hai chi nhánh đặt tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Với tiền thân là công ty kinh doanh về truyền thông và internet, năm 2006, lãnh đạo công ty đã triển khai kinh doanh thương mại. Công ty thực hiện bán hàng theo hai hình thức, vừa bán trực tiếp vừa bán hàng online. Công ty phòng trưng bày hàng bán để phục vụ cho hoạt động bán hàng trực tiếp và bộ phận vận chuyển hàng hóa phục vụ việc lấy hàng và giao hàng đến tay người tiêu dùng. Các bộ phận kinh doanh được phân tách thành: Phòng bán hàng, Phòng Thu mua và Phòng Giao nhận, Bảo hành sản phẩm nhằm mục đích đảm bảo giảm thiểu rủi ro cũng như để hệ thống vận hành hiệu quả. Đặc điểm về hàng hóa và nhà cung ứng của Công ty Cổ phần mạng trực tuyến Meta Do đặc thù của công ty bán lẻ, cung cấp nhiều loại mặt hàng nên Công ty Cổ phần mạng trực tuyến Meta có quan hệ mua bán với nhiều nhà cung ứng. Tính đến thời điểm hiện tại, Meta đã thiết lập quan hệ với gần 200 nhà cung ứng lớn nhỏ trên cả nước; Hàng bán ra đa dạng: hàng tiêu dùng, thể thao, y tế, thiết bị văn phòng, thời trang, quà tặng, thiết bị điện, sách, hàng điện tử, đồ chơi, phần mềm nên các nhà cung ứng của Meta cũng đa dạng, với nhiều ngành, nhiều quy mô và ở nhiều địa phương khác nhau. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện theo đúng quy trình và sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Đối tượng khảo sát là nhân viên kinh doanh của các nhà cung ứng của Công ty Cổ phần mạng trực tuyến Meta, nhiên viên kinh doanh và các nhà quản lý của Meta. Quy mô mẫu trong nghiên cứu là 200 mẫu. Thức hiện nghiên cứu đính tính để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Phương pháp này được thực hiện theo phương pháp phỏng vi vấn sâu theo nội dung được chuẩn bị trước dựa theo thang đo có sẵn. Mục đích nhằm kiểm tra xem người được hỏi có hiểu đúng ý câu hỏi hay không, về cấu trúc, từ ngữ câu hỏi có dễ hiểu, dễ trả lời hay không. Kết quả nghiên cứu sơ bộ là cơ sở cho thiết kế bảng câu hỏi đưa vào nghiên cứu chính thức. Đối tượng phỏng vấn: Trưởng phòng thu mua, các nhân viên thu mua và nhân viên bán hàng. Nghiên cứu định lượng Sử dụng thang đo Likert 5. Phân tích dữ liệu phần mềm SPSS và sữ dụng những phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA); Thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo qua hệ số Cronbach's Alpha, Kiểm định mô hình lý thuyết, kiểm định Anova. Kết quả nghiên cứu Kiểm tra độ tin cậy và kiểm định thang đo; Giá trị của thang đo được kiểm định thông qua việc phân tích bằng kỹ thuật phân tích nhân tố EFA (exploratory factor analysis). Thông qua đó xác định sự hội tụ của các nhân tố tương ứng và loại bỏ đi những biến không đảm bảo điều kiện. Thực hiện đánh giá độ tin cậy của các nhân tố bằng Cronbach's alpha. Sau khi phân tích nhân tố thực hiện đặt tên nhân tố. Thực hiện phân tích hồi quy bội và kiểm định giả thuyết của mô hình cho thấy rằng các nhân tố còn: Sự tin tưởng, sự cam kết, sự trao đổi thông tin, sự hợp tác có ảnh hưởng tới mối quan hệ với các nhà cung ứng, và là quan hệ thuận chiều. Phỏng vấn các nhà quản lý của Công ty Cổ phần mạng trực tuyến Meta về các nhân tố ảnh hưởng đến Mối quan hệ với các nhà cung ứng của công ty. Kết quả cho thấy kết quả của điều tra định lượng và kết quả phỏng vấn có sự tương đồng. Kết quả phân tích ANOVA cho thấy không có sự khác biệt về Mối quan hệ với các nhà cung ứng có quy mô khác nhau. Nhóm ngành cung ứng và độ tuổi mối quan hệ có sự khác biệt. Mức độ trao đổi với các đối tác cao nhất là của ngành đồ gia dụng và nhóm có độ tuổi mối quan hệ dưới 1 năm, còn thấp nhất là của ngành đồ thể thao và nhóm có thâm niên từ 1-3 năm. Việc đạt tới sự nhất trí trong các giao dịch của ngành hàng Y tế cao nhất, còn ngành hàng gia dụng và khác ở mức thấp hơn. Đồng thời, Sự nhất trí đạt được trong các giao dịch với các nhà cung ứng có độ vii tuổi mối quan hệ dưới 1 năm là cao nhất và thấp nhất thuộc nhóm từ 1-3 năm. Tổng kết lý thuyết và mô hình nghiên cứu Sau khi thực hiên phân tích nhân tố và kiểm định độ tin cậy của thang đo, các biến quan sát của các thang đo đều đảm bảo độ tin cậy để thực hiện các phân tích tiếp sau. Kết quả phân tích hồi quy bội chỉ ra rằng Mối quan hệ giữa Meta với các nhà cung ứng chịu tác động của 4 nhân tố là: Sự cam kết, sự giao tiếp – trao đổi thông tin, sự hợp tác, sự tin tưởng; Nhân tố năng lực của nhà cung ứng không có ý nghĩa trong mô hình. Tác giả thực hiện so sánh kết quả của nghiên cứu này với những nghiên cứu trước đây để chỉ ra những nét tương đồng và những nét khác biệt trong kết quả của các nghiên cứu. Ý nghĩa của nghiên cứu Hệ thống hóa các nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ với nhà cung ứng. Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ với các nhà cung ứng. Nhiên cứu chỉ ra rằng mối quan hệ giữa Meta với các nhà cung ứng chịu ảnh hưởng bởi 4 nhân tố: Sự cam kết, sự giao tiếp – trao đổi thông tin, sự hợp tác với nhà cung ứng, sự tin tưởng vào nhà cung ứng. Tác giả đưa ra những đề xuất lên lãnh đạo Công ty Cổ phần mạng trực tuyến Meta xác định được tình trạng mối quan hệ với nhà cung ứng và thấy được nhân tố nào là nhân tố cần thiết để tăng cường mối quan hệ với các nhà cung ứng của Công ty Cổ phần mạng trực tuyến Meta. Về nhân tố năng lực của nhà cung ứng: không ảnh hưởng tới Mối quan hệ; nguyên nhân là do Meta có bộ phận giao nhận khá mạnh; việc ép giá từ phía nhà cung cấp có tồn tại nhưng không nhiều. không độc quyền về sản phẩm cung ứng, Meta không quá khó khăn để tìm nguồn hàng thay thế; Tác giả đưa ra kiến nghị là: Meta cần duy trì thế mạnh hiện tại, tạo điều kiện thuận lợi trong công việc cũng như chế độ đãi ngộ với các nhân viên giao hàng, lưu tâm những nhà cung ứng có vẻ không hậu thuẫn nhiều cho Công ty để tìm hướng khắc phục. viii Về nhân tố Sự cam kết: có quan hệ tỷ lệ thuận với mối quan hệ. Meta thấy rằng cam kết là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh, Các các hoạt động mua hàng, luôn đảm bảo các điều khoản thanh toán với các nhà cung ứng vàhầu hết các nhà cung ứng cũng thực hiện tương đối đầy đủ, đúng hạn những cam kết với Meta. Hai bên thường dành thời gian cùng nhau xử lý những vấn đề chung và đầu tư nguồn lực để thực hiện cam kết như cử người xử lý các cam kết, có nhân viên pháp chế và bộ phận kiểm soát để nâng cao tính pháp lý và chặt chẽ của các cam kết cũng như việc nắm bắt tình trạng thực hiện các giao dịch, cam kết; Tác giả đưa ra kiến nghị: Công ty cần xem xét những trường hợp các nhà cung ứng thực hiện cam kết chưa phải ở mức cao, giao hàng không đúng hẹn và chất lượng không đảm bảo theo thỏa thuậ, tìm cách hạn chế đến mức có thể tình trạng này cũng như có cách thức xử lý hiệu quả, tránh trường hợp phải bồi thường khách hàng. Xây dựng bộ phận kiểm tra chất lượng hàng hóa, ưu tiên củng cố mối quan hệ với những nhà cung ứng luôn giữ lời hứa và thực hiện đúng những điều khoản, thỏa thuận về chất lượng, giá cả và thời gian giao hàng. Về Sự giao tiếp – trao đổi thông tin: quan hệ đồng thuận tới biến phụ thuộc - mối quan hệ giữa Meta với nhà cung ứng, Công ty Cổ phần mạng trực tuyến Meta và nhà cung cấp thực hiện trao đổi thông tin ở mức khá và hai bên có trách nhiệm với hoạt động kinh doanh của đối tác. Điều này có được là do Công ty Meta luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của thông tin. Meta không ngừng đầu tư những trang thiết bị cần thiết (điện thoại, máy tính, hỗ trợ chi phí cho nhân viên) để thuận tiện cho việc liên lạc bằng tất cả các kênh có thể với các nhà cung ứng cũng như khác hàng. Tác giả đưa ra kiến nghị: Nhân viên thu mua cần duy trì những ưu điểm đang có, đồng thời, nên triển khai các buổi đào tạo, chia sẻ để training cho các nhân viên kinh doanh những kỹ năng mềm để thuận lợi và đạt kết quả cao hơn trong việc trao đổi, đàm phán và xử lý công việc giữa Meta và các nhà cung ứng. Các nhân viên kinh doanh của Meta và đối tác cần thường xuyên có những buổi gặp gỡ, trao đổi thông tin cần thiết cũng như thông báo cho nhau về những thay đổi có thể ảnh hưởng tới cả hai bên một cách chính xác và kịp thời. Lãnh đạo công ty cần chú trọng hơn trong việc triển khai thực hiện việc thông báo kết xử lý công việc giữa hai bên thường ix xuyên. Hơn nữa, việc giao tiếp với các nhân viên của các nhà cung ứng một cách thường xuyên mang tính cá nhân, có thể không liên quan đến công việc kinh doanh cũng là một việc làm cần thiết, việc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp có thể sẽ mang lại hiệu quả cao hơn là thông qua các kênh liên lạc điện tử. Do đó, cần có những buổi gặp mặt trực tiếp với các nhà cung cấp để trao đổi thông tin họ. Về sự hợp tác - liên kết: Sự hợp tác có ảnh hưởng lớn nhất tới mối quan hệ với nhà cung ứng. Các giao dịch của Công ty các nhà cung ứng thường đạt được sự thống nhất những chưa hiệu quả cao vì sự ăn ý trong xử lý vẫn đề vẫn chưa tốt. Nguyên nhân là do Sự hợp tác thành công dựa nhiều trên cách thức các nhân viên xử lý và giao dịch với các nhà cung ứng. Điều này phần nhiều mang yếu tố cá nhân, kỹ năng và năng lực của mỗi nhân viên kinh doanh; nhân viên thu mua ở Công ty Cổ phần mạng trực tuyến Meta được chia quản lý và thực hiện thu mua theo ngành hàng, từng nhóm nhà cung cấp. Do đó, những nhân viên lâu năm, có quan hệ với các nhân viên kinh doanh của nhà cung ứng trong thời gian dài, nên việc hiểu và ăn ý trong xử lý vấn đề là khá tốt; Tác giả đưa ra kiến nghị: các nhân viên thu mua cần có những buổi trao đổi, chia sẻ thông tin về các nhà cung cấp cũng như những kỹ năng xử lý tình huống cho nhau. Trưởng phòng thu mua cần là người tập trung hơn nữa các đầu mối thông tin của nhà cung ứng. Công ty cần đầu tư xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu các nhà cung ứng, tăng cường làm việc theo nhóm với các nhân viên kinh doanh của các nhà cung ứng. Về sự tin tưởng: Nhân tố Sự tin tưởng có ảnh hưởng thuận chiều tới Mối quan hệ với các nhà cung ứng. Thực tế, không có trường hợp nào các nhà cung ứng chấm dứt hợp đồng hay không cung cấp cho Meta vì lý do cung cấp hàng hóa cho nhà cung ứng khác. Điều này cho thấy nhà cung cấp đề cao lòng trung thành với Meta. Viêc cắt đứt quan hệ với các nhà cung ứng tuy không làm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh của Meta, nhưng không có nghĩa là Meta sẽ không bị thiệt hại khi cắt đứt quan hệ với nhà cung ứng. Tác giả đưa ra kiến nghị Meta cần đẩy mạnh hơn nữa việc duy trì các nhà cung ứng hiện tại, đặc biết là những nhà cung ứng thường xuyên có giao dịch. Hạn chế của nghiên cứu Một là, Nghiên cứu được thực hiện đối với các nhà cung ứng của Công ty Cổ phần mạng trực tuyến Meta. Có thể kết quả nghiên cứu đối với những doanh nghiệp x khác sẽ khác. Hai là, các tài liệu sử dụng để tham khảo đa số là tài liệu dịch từ tiến Anh sang tiếng Việt nên không tránh khỏi nhưng sai sót mang tính từ ngữ. Thứ ba, việc nghiên cứu được thực hiện tại thời điểm phát phiếu điều tra, nên những kết quả nghiên cứu mang tính thời điểm. Thứ tư, hiện tại Công ty Cổ phần mạng trực tuyến Meta đang có quan hệ mua bán với gần 200 nhà cung ứng, vì vậy số lượng mẫu chọn có thể chưa đủ lớn và các mẫu được chọn là ngẫu nhiên, nên có thể thiếu tính đại diện của mẫu. Thứ năm, một số nhân tố có ảnh hưởng tương tác giữa người mua và người bán, nhưng nghiên cứu mới chỉ xem xét từ một phía. Ví dụ, nhân tố Sự phụ thuộc, có thể xem xét sự phụ thuộc của người mua vào người bán và ngược lại. Hướng nghiên cứu tiếp theo Triển khai tiếp nghiên cứu với sự ảnh hưởng tương tác cả từ hai phía tới mỗi nhân tố đo lường biến phụ thuộc. Mở rộng phạm vị nghiên cứu mối quan hệ với các nhà cung ứng trong phạm vi các công ty thương mại trong cả nước nếu có thể.
Luận văn liên quan