Luận văn Các quy định về nhập khẩu của Nhật Bản và khả năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nhật Bản là một trong các nền kinh tế lớn ở khu vực Châu Á -Thái Bình Dương. Trong nhiều năm qua, Nhật Bản luôn là một trong các thị trường xuất nhập khẩu trọng điểm của Việt Nam. Năm 2006 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 9,9 tỷ USD. Tuy nhiên, mức độ thâm nhập của hàng hoá Việt Nam vào thị trường Nhật Bản nhìn chung vẫn còn yếu. Nguyên nhân chủ quan là sức cạnh tranh của sản phẩm và khả năng tiếp thị của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao. Về khách quan, Nhật Bản là thị trường có quy định nhập khẩu khắt khe, đòi hỏi chất lượng hàng hoá cao, nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật, đặc biệt là đòi hỏi cao về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch nông sản, trong khi các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản lại thuộc nhóm này. Vì vậy, để có thể tăng cường xuất khẩu vào thị trường này, việc tìm hiểu các quy định về nhập khẩu của Nhật Bản là việc làm hết sức cần thiết, cần được tiếp tục nghiên cứu. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Các quy định về nhập khẩu của Nhật Bản và khả năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Mối quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam và viện trợ phát triển chính thức của Chính phủ Nhật dành cho Việt Nam đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu các quy định nhập khẩu của thị trường Nhật Bản không nhiều. Trong đó có một quyển sách do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) ấn hành là “Quy định nhập khẩu hàng tiêu dùng vào Nhật” phát hành năm 2004, đề cập đến những quy định về nhập khẩu của Nhật Bản với các nhóm hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, cuốn sách này không tham khảo được với nhóm hàng nông sản và thủy sản Việt Nam - vốn là những ngành mà Việt Nam lợi thế về điều kiện tự nhiên. Ngoài ra còn có cuốn sách 2 “Chính sách ngoại thương Nhật Bản thời kỳ tăng trưởng cao và toàn cầu hóa kinh tế” của GS. TS. Bùi Xuân Lưu, giới thiệu về các tổng quát về hệ thống thuế quan và các quy định phi quan thuế của thị trường Nhật Bản, nhưng cuốn sách này không đề cập đến các quy định cụ thể cho từng nhóm ngành. Bên cạnh đó còn có một số bài báo trên các báo và tạp chí của Việt Nam như “Thời báo kinh tế Việt Nam”, “Thương mại”, “Đầu tư”, “Nghiên cứu kinh tế”.cũng viết về thị trường Nhật Bản, nhưng chỉ đề cập sơ qua đến quy định nhập khẩu cho các nhóm ngành, và ít thông tin mang tính hệ thống. Ngoài ra, các sách và bài báo nêu trên chưa đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài nhằm tìm hiểu và phân tích chính sách nhập khẩu của Nhật Bản nhằm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam hiểu rõ hơn về thị trường này và khả năng xuất khẩu của Việt Nam, trên cơ sở đó đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Để đạt được mục đích nói trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Nghiên cứu các quy định nhập khẩu của Nhật Bản và khả năng xuất khẩu của Việt Nam. - Tìm hiểu thực trạng về xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật, và thực trạng về các quy định nhập khẩu của Nhật Bản đối với các mặt hàng của Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản. 5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu: Các quy định nhập khẩu của Nhật Bản. Phạm vi nghiên cứu: Do giới hạn về thời gian và tài liệu nghiên cứu, đề tài chỉ nghiên cứu tập trung vào những quy định về nhập khẩu đối với các nhóm hàng có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, cụ thể là nhóm hàng thuỷ sản, dệt may, đồ gỗ nội thất và nghiên cứu thêm một ngành 3 hàng có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Nhật là rau quả, và chỉ cập nhật các dữ liệu khẩu từ năm 1995 trở lại đây. 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện được những mục đích và những nhiệm vụ nghiên cứu và trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: tổng hợp, phân tích, và một số phương pháp phụ trợ như là phương pháp chuyên gia, thống kê toán học. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của luận văn bao gồm: Chương 1- Một số quy định về nhập khẩu của Nhật Bản. Chương 2- Thực trạng về quy định nhập khẩu của Nhật B ản đối v ới h àng hoá Việt Nam. Chương 3- Khả năng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.

pdf123 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3708 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các quy định về nhập khẩu của Nhật Bản và khả năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ------------------ TRẦN THU CÚC CÁC QUY ĐỊNH VỀ NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN VÀ KHẢ NĂNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NÀY Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế Mã số: 60.31.07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Nguyễn Hữu Khải Hà Nội - 2007 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN ................................................................................................................. 4 1.1 Tổng quan về thị trường Nhật Bản .............................................................. 4 1.1.1 Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 4 1.1.2 Tình hình Chính trị - Kinh tế ........................................................................... 5 1.1.3 Tình hình Văn hoá - Xã hội ............................................................................. 8 1.1.4 Cách ứng xử trong công việc và tập quán kinh doanh .................................... 10 1.2 Các quy định chung liên quan đến nhập khẩu hàng hoá. ......................... 13 1.2.1 Hệ thống thuế quan.......................................................................................... 13 1.2.2 Các quy định phi thuế quan ............................................................................. 17 1.3 Sự cần thiết nghiên cứu các quy định nhập khẩu của Nhật Bản .............. 32 1.3.1 Nghiên cứu quy định nhập khẩu của Nhật Bản sẽ giúp Việt Nam hoàn chỉnh quy chế xuất nhập khẩu, bảo vệ nền sản xuất trong nước ........... 32 1.3.2 Nghiên cứu quy định nhập khẩu của Nhật Bản sẽ giúp tăng kim ngạch xuất khẩu của hàng hóa Việt Nam sang thị trường Nhật Bản .............. 33 1.3.3 Nghiên cứu các quy định nhập khẩu của Nhật Bản sẽ góp phần nâng cao năng lực quản trị kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ................................................................................................................... 34 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÁC QUY ĐỊNH NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ VIỆT NAM ...................................... 36 2.1 Tổng quan về về tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Nhật ............................................................................................. 36 2.1.1 Quy mô ............................................................................................................ 36 2.1.2 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu ............................................................................. 38 2.1.3 Xuất khẩu sang Nhật theo từng nhóm hàng .................................................... 41 2.2 Thực trạng quy định nhập khẩu của Nhật Bản đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam ............................................................................... 50 2.2.1 Quy định đối với nhóm hàng thuỷ sản ........................................................... 50 2.2.2 Quy định đối với nhóm hàng dệt may ............................................................. 57 2.2.3 Quy định đối với nhóm hàng đồ gỗ (chủ yếu là đồ gỗ nội thất) ..................... 61 2.2.4 Quy định đối với nhóm hàng rau quả ............................................................. 63 CHƯƠNG 3: KHẢ NĂNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN .............. 70 3.1 Khả năng xuất khẩu của Việt Nam ............................................................. 70 3.1.1 Lợi thế của Việt Nam ...................................................................................... 70 3.1.2 Quy mô và năng lực sản xuất của các ngành .................................................. 71 3.2 Dự báo nhu cầu nhập khẩu của thị trường Nhật Bản ............................... 74 3.2.1 Nhu cầu nhập khẩu thủy sản ........................................................................... 74 3.2.2 Nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may ................................................................... 75 3.2.3 Nhu cầu nhập khẩu đồ gỗ nội thất ................................................................... 76 3.2.4 Nhu cầu nhập khẩu rau quả ............................................................................. 77 3.3 Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuât khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản .................................................................... 78 3.3.1 Quan điểm và định hướng xuất khẩu sang Nhật giai đoạn 2006-2010 ........... 78 3.3.1.1.Quan điểm ........................................................................................... 78 3.3.1.2. Định hướng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản .............................. 78 3.3.2 Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật ............... 80 3.3.2.1. Các giải pháp của Chính phủ.............................................................. 80 3.3.2.2. Các giải pháp của ngành hàng .......................................................... 83 3.3.2.3. Các giải pháp của Hiệp hội ................................................................ 88 3.3.2.4. Các giải pháp của doanh nghiệp ........................................................ 93 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ASEAN Association of Southeast Asia Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á CIF Cost, Insurance and Freight Giá hàng, bảo hiểm và cước chuyên chở FOB Free on board Giao lên tàu GATT General Agreement on Tariff and International Trade Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GDP Gross Domestic Producst Tổng sản phẩm trong nước GSP Generalized System of Preferences Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập JAS Japan Agricultural Standards Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản JETRO Japan External Trade Organization Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản JIS Japan Industrial Standards Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản KNNK Kim ngạch nhập khẩu KNXK Kim ngạch xuất khẩu LDC Least Developed Countries Các nước chậm phát triển METI Ministry of Economy, Trade and Industry Bộ Kinh tế Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản MFN Most Favored Nations Nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc VASEP Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1 Hạn ngạch thuế quan đối với da và các mặt hàng da cho năm tài chính 2007 (từ 1/4/2007 đến 31/3/2008) 19 Bảng 1.2 Các dấu chứng nhận chất lượng khác được sử dụng phổ biến ở Nhật 23 Bảng 2.1 Thương mại song phương Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn 1996 - 2000 36 Bảng 2.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Nhật Bản giai đoạn 2000-2006 38 Bảng 2.3 Các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản năm 2006 40 Bảng 2.4 Các mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản giai đoạn 2000-2005 42 Bảng 2.5 Xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật giai đoạn 2001-2006 43 Bảng 2.6 Tỷ trọng xuất khẩu 5 nhóm hàng chính trong xuất khẩu hàng dệt kim của Việt Nam sang Nhật giai đoạn 2004-2006 44 Bảng 2.7 Tỷ trọng xuất khẩu 5 nhóm hàng chính trong xuất khẩu hàng dệt thoi của Việt Nam sang Nhật giai đoạn 2004-2006 45 Bảng 2.8 Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang Nhật Bản giai đoạn 2004-2006 46 Bảng 2.9 Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ mã HS 9403 của Việt Nam sang Nhật Bản 47 Bảng 2.10 Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật giai đoạn 2002-2006 48 Bảng 2.11 Tỷ trọng xuất khẩu 4 nhóm hàng chính trong xuất khẩu rau của Việt Nam sang Nhật giai đoạn 2004-2006 49 Bảng 2.12 Tỷ trọng xuất khẩu 5 nhóm hàng chính trong xuất khẩu quả 50 của Việt Nam sang Nhật giai đoạn 2004-2006 Bảng 2.13 Tỷ trọng xuất khẩu quả trong xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản 50 Bảng 2.14 Quy định của Nhật đối với các nhóm hàng thủy sản 52 Bảng 2.15 Phân loại sản phẩm dệt may nước ngoài nhập khẩu vào Nhật 57 Bảng 2.16 Thuế suất đối với 5 nhóm hàng dệt kim của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản lớn 58 Bảng 2.17 Thuế suất đối với 5 nhóm hàng dệt thoi của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản lớn 58 Bảng 2.18 Quy định về hàm lượng chất độc hại trong sản phẩm quần áo dành cho em bé và trẻ em có xuất xứ từ Việt Nam 59 Bảng 2.19 Thuế suất đối với một số mặt hàng đồ gỗ nội thất chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản 61 Bảng 2.20 Thuế suất đối với 4 nhóm hàng rau của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản lớn 64 Bảng 2.21 Thuế suất đối với 5 nhóm hàng quả của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản lớn 64 Bảng 3.1 Nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản giai đoạn 1995-2004 75 Bảng 3.2 Nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản giai đoạn 2002-2006 76 Bảng 3.3 Nhập khẩu đồ gỗ nội thất (mã HS 9403) của Nhật Bản giai đoạn 2003-2006 76 Bảng 3.4 Nhập khẩu rau quả của Nhật giai đoạn 2002-2006 77 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 1.1 Nhãn thịt lợn hun khói 26 Hình 2.1 Sơ đồ khái quát quá trình kiểm dịch thực vật 66 Hình 2.2 Quy trình các thủ tục theo Quy định vệ sinh thực phẩm 68 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nhật Bản là một trong các nền kinh tế lớn ở khu vực Châu Á -Thái Bình Dương. Trong nhiều năm qua, Nhật Bản luôn là một trong các thị trường xuất nhập khẩu trọng điểm của Việt Nam. Năm 2006 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 9,9 tỷ USD. Tuy nhiên, mức độ thâm nhập của hàng hoá Việt Nam vào thị trường Nhật Bản nhìn chung vẫn còn yếu. Nguyên nhân chủ quan là sức cạnh tranh của sản phẩm và khả năng tiếp thị của các doanh nghiệp Việt Nam chưa cao. Về khách quan, Nhật Bản là thị trường có quy định nhập khẩu khắt khe, đòi hỏi chất lượng hàng hoá cao, nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật, đặc biệt là đòi hỏi cao về vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch nông sản, trong khi các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản lại thuộc nhóm này. Vì vậy, để có thể tăng cường xuất khẩu vào thị trường này, việc tìm hiểu các quy định về nhập khẩu của Nhật Bản là việc làm hết sức cần thiết, cần được tiếp tục nghiên cứu. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Các quy định về nhập khẩu của Nhật Bản và khả năng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Mối quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam và viện trợ phát triển chính thức của Chính phủ Nhật dành cho Việt Nam đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu các quy định nhập khẩu của thị trường Nhật Bản không nhiều. Trong đó có một quyển sách do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) ấn hành là “Quy định nhập khẩu hàng tiêu dùng vào Nhật” phát hành năm 2004, đề cập đến những quy định về nhập khẩu của Nhật Bản với các nhóm hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, cuốn sách này không tham khảo được với nhóm hàng nông sản và thủy sản Việt Nam - vốn là những ngành mà Việt Nam lợi thế về điều kiện tự nhiên. Ngoài ra còn có cuốn sách 2 “Chính sách ngoại thương Nhật Bản thời kỳ tăng trưởng cao và toàn cầu hóa kinh tế” của GS. TS. Bùi Xuân Lưu, giới thiệu về các tổng quát về hệ thống thuế quan và các quy định phi quan thuế của thị trường Nhật Bản, nhưng cuốn sách này không đề cập đến các quy định cụ thể cho từng nhóm ngành. Bên cạnh đó còn có một số bài báo trên các báo và tạp chí của Việt Nam như “Thời báo kinh tế Việt Nam”, “Thương mại”, “Đầu tư”, “Nghiên cứu kinh tế”....cũng viết về thị trường Nhật Bản, nhưng chỉ đề cập sơ qua đến quy định nhập khẩu cho các nhóm ngành, và ít thông tin mang tính hệ thống. Ngoài ra, các sách và bài báo nêu trên chưa đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề tài nhằm tìm hiểu và phân tích chính sách nhập khẩu của Nhật Bản nhằm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam hiểu rõ hơn về thị trường này và khả năng xuất khẩu của Việt Nam, trên cơ sở đó đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Để đạt được mục đích nói trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Nghiên cứu các quy định nhập khẩu của Nhật Bản và khả năng xuất khẩu của Việt Nam. - Tìm hiểu thực trạng về xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật, và thực trạng về các quy định nhập khẩu của Nhật Bản đối với các mặt hàng của Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản. 5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu: Các quy định nhập khẩu của Nhật Bản. Phạm vi nghiên cứu: Do giới hạn về thời gian và tài liệu nghiên cứu, đề tài chỉ nghiên cứu tập trung vào những quy định về nhập khẩu đối với các nhóm hàng có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản, cụ thể là nhóm hàng thuỷ sản, dệt may, đồ gỗ nội thất và nghiên cứu thêm một ngành 3 hàng có tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Nhật là rau quả, và chỉ cập nhật các dữ liệu khẩu từ năm 1995 trở lại đây. 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện được những mục đích và những nhiệm vụ nghiên cứu và trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: tổng hợp, phân tích, và một số phương pháp phụ trợ như là phương pháp chuyên gia, thống kê toán học.... 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu của luận văn bao gồm: Chương 1- Một số quy định về nhập khẩu của Nhật Bản. Chương 2- Thực trạng về quy định nhập khẩu của Nhật Bản đối với hàng hoá Việt Nam. Chương 3- Khả năng và các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. 4 Chƣơng 1 MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ NHẬP KHẨU CỦA NHẬT BẢN 1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG NHẬT BẢN 1.1.1. Điều kiện tự nhiên Nhật Bản là quốc đảo được hợp thành bởi trên 3900 hòn đảo nằm ở Tây Bắc lòng chảo Thái Bình Dương, ở ngoài khơi Đông Á, gần với Nga, Trung Quốc và Hàn Quốc. Đa số các đảo của Nhật đều rất nhỏ, trong đó có 4 hòn đảo chiếm tới 98% diện tích đất nước là Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku, trong đó đảo Honshu chiếm 60% tổng diện tích. Diện tích đất liền của toàn bộ nước Nhật Bản vào khoảng 378.000 km2, chiếm chưa đầy 0,3% tổng diện tích đất toàn thế giới. Khí hậu: Các đảo Nhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn hoà, nhưng khác nhau giữa các miền, chủ yếu do các dòng khí lưu lục địa thổi từ phía tây bắc chi phối khí hậu mùa đông và các dòng khí lưu đại dương thổi từ phía đông nam chi phối các tháng mùa hè. Ở hầu hết các miền của Nhật Bản đều có 4 mùa rõ rệt. Mùa hè ấm và ẩm, bắt đầu khoảng giữa tháng 7. Mùa xuân và mùa thu là những mùa tốt nhất trong năm, khí hậu êm dịu và rực rỡ ánh mặt trời trên khắp đất nước. Địa hình: Địa hình phức tạp của Nhật Bản khác hẳn với khí hậu tương đối ôn hoà của nó. Các đảo Nhật Bản là một phần của dãy núi chạy dài từ Đông Nam Á tới tận Alaska. Điều này tạo cho nước Nhật có một bờ biển dài, nhiều đá với nhiều hải cảng nhỏ. Nó cũng tạo ra rất nhiều vùng núi có nhiều thung lũng, các con sông chảy xiết, các hồ nước trong. Núi chiếm khoảng 71% tổng diện tích đất Nhật Bản. Các dãy núi chạy dài chính giữa đất nước, chia Nhật Bản thành hai phía, một phía ven Thái Bình Dương, và phía kia ven biển Nhật Bản. Nhật Bản cũng nằm trong vành đai núi lửa của Châu Á, do vậy Nhật Bản thỉnh thoảng phải chịu ảnh hưởng do núi lửa phun trào và ảnh hưởng của những trận động đất. Tuy nhiên, những ngọn núi lửa mang lại cho Nhật Bản những suối nước nóng, tạo thành những điểm nghỉ dưỡng tuyệt vời. 5 Đồng bằng và sông ngòi: Nhật Bản có nhiều sông, bắt nguồn từ dãy núi ở chính giữa, và đổ ra biển. Do núi trải dài ra tận đường bờ biển nên sông ở Nhật Bản thường ngắn và dòng chảy nhanh. Lưu lượng nước thay đổi theo mùa. Nhật Bản có ba đồng bằng lớn là đồng bằng Kanto (13.000km2), đồng bằng Ishiga và Nobi. Trong đó Kanto là đồng bằng rộng nhất và quan trọng nhất về mặt kinh tế. Kanto chứa tới một phần tư dân số Nhật Bản và có hai thành phố lớn là Tokyo và Yokohama. Tài nguyên thiên nhiên: Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, do vậy phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu thô nhập khẩu từ nước ngoài. Về năng lượng, Nhật Bản có cả than, dầu, khí đốt nhưng trữ lượng đều quá ít so với quy mô của nền kinh tế. Tỷ trọng than nhập khẩu đã tăng từ 25,3% năm 1965 lên 97,2% năm 1998. Nhật Bản hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nhập khẩu dầu mỏ từ nước ngoài (trên 99%), chủ yếu nhập từ các nước Trung Đông (năm 1998 là 85,3%). Về khoáng sản, Nhật Bản là nước nghèo tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là các loại quặng kim loại, quặng sắt và nhôm phải nhập khẩu 100% từ nước ngoài. 1.1.2. Tình hình Chính trị - Kinh tế 1.1.2.1. Chính trị Theo hiến pháp năm 1947, Nhật Bản là nước theo thể chế quân chủ lập hiến, trong đó Nhà Vua là biểu tượng của đất nước và sự thống nhất của dân tộc, là nguyên thủ tượng trưng về mặt đối ngoại. Nhà nước được tổ chức theo chế độ tam quyền phân lập. Cơ quan lập pháp gồm 2 viện là Thượng viện với 242 ghế, được bầu 6 năm một lần và Hạ viện với 480 ghế, được bầu 4 năm một lần. Cơ quan hành pháp là Nội các và Tư pháp là Toà án. Ba cơ quan quyền lực này độc lập kiểm soát và hỗ trợ nhau. Người đứng đầu Chính phủ Nhật Bản hiện nay là thủ tướng Shinzo Abe (được bầu từ ngày 26/9/2006 với 339 ghế ở Hạ viện và 136 ghế ở Thượng viện). Nội các do thủ tướng chỉ định. Năm đảng phái chính trị lớn ở Nhật hiện nay là: Đảng Tự do Dân chủ (LDP - hiện đang chiếm 111 ghế ở Thượng viện và 305 ghế ở Hạ viện), Đảng Dân chủ 6 (DJP - hiện đang chiếm 82 ghế ở Thượng viện và 113 ghế ở Hạ viện), Đảng Komei (hiện đang chiếm 24 ghế ở Thượng viện và 31 ghế ở Hạ viện), Đảng Cộng sản (JCP- chiếm 9 ghế ở Thượng viện và 9 ghế ở Hạ viện) và Đảng SDP (đang chiếm 6 ghế ở Thượng viện và 7 ghế ở Hạ viện) [1], [19]. 1.1.2.2. Kinh tế Nhật Bản là nước hết sức nghèo về tài nguyên trong khi dân số quá đông, phần lớn tài nguyên thiên nhiên phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp và với ý chí vươn lên của người dân, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954), phát triển cao độ (1955-1973). Từ năm 1974 đến nay tốc độ phát triển tuy chậm lại song Nhật Bản tiếp tục là nước có tiềm năng lớn thứ hai trên thế giới về kinh tế, khoa học kỹ thuật, tài chính, chỉ xếp sau Mỹ. Một đặc tính cơ bản của nền kinh tế Nhật là các nhà sản xuất, người cung cấp và người phân phối đã kết hợp chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất được gọi là Keireitsu. Một đặc trưng khác là chế độ thuê mướn lao động suốt đời, làm cho người lao động trung thành gắn bó với công ty, cũng như duy trì ổn định lực lượng lao động của công ty. Tuy nhiên, hai đặc trưng này đang dần dần được thay đổi. Dưới đây là một số số liệu về nền kinh tế Nhật Bản. Tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao, cụ thể là 4,6% ( tháng 10/2004), 4,2% năm 2005 và năm 2006 là 4,1%. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2003 là 5.566 tỷ yên (khoảng 4.300 tỷ USD, đứng thứ hai thế giới sau Mỹ là 8.000 tỷ USD). Năm 2005 GDP của Nhậ Bản là 4.799 tỷ USD, năm 2006 là 4.911 tỷ USD. Tỷ lệ tăng trưởng GDP năm 2001: -0,9%; 2002: 0,6%; 2003: 2,7%; năm 2004: 1,4%; năm 2005: 2,5% và năm 2006: 2,8%. Tổng số nợ trong dân của chính phủ Nhật chiếm 140% (khoảng 6.500 tỷ USD) cao nhất trên thế giới. Tổng số nợ k
Luận văn liên quan