Ngôn ngữ không những là công cụ của tư duy mà còn là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của
con người. Với hai chức năng quan trọng đó, ngôn ngữ đã trở thành đối tượng nghiên cứu không
chỉ của ngôn ngữ học, tâm lý học, mà còn là đối tượng nghiên cứu của lô gích học Đặc biệt là từ
khi các nhà ngôn ngữ học đã thấy được những hạn chế khi coi đối tượng nghiên cứu của mình
thuần túy là ngôn ngữ “ trong bản thân nó và vì bản thân nó” (hiểu theo quan điểm của
F.de.Saussure). Trên thế giới, liên tục xuất hiện những hướng nghiên cứu mới dưới những góc độ
khác như: Trào lưu triết học phân tích ngôn ngữ, trào lưu triết học phân tích lô gích, ngữ pháp chức
năng với những tên tuổi lớn như: B.Russel, J.R.Austin, H.P.Grice, J.D.McCawley,M.A.K.
Halliday Những vấn đề mà những bậc thầy ngôn ngữ ấy để lại cho chúng ta tới nay vẫn là những
tài sản vô giá, trong những tài sản ấy có lý thuyết về lô gích mờ.
98 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1008 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cácc kiểuu lô gích mờ trong tácc phẩmm củảa nam cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐÀO MẠNH TOÀN
CÁÙC KIỂÅU LÔÂ GÍCH MỜØ
TRONG TÁÙC PHẨÅM CỦÛA NAM CAO
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2004
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Ngôn ngữ không những là công cụ của tư duy mà còn là công cụ giao tiếp quan trọng nhất của
con người. Với hai chức năng quan trọng đó, ngôn ngữ đã trở thành đối tượng nghiên cứu không
chỉ của ngôn ngữ học, tâm lý học, mà còn là đối tượng nghiên cứu của lô gích học Đặc biệt là từ
khi các nhà ngôn ngữ học đã thấy được những hạn chế khi coi đối tượng nghiên cứu của mình
thuần túy là ngôn ngữ “ trong bản thân nó và vì bản thân nó” (hiểu theo quan điểm của
F.de.Saussure). Trên thế giới, liên tục xuất hiện những hướng nghiên cứu mới dưới những góc độ
khác như: Trào lưu triết học phân tích ngôn ngữ, trào lưu triết học phân tích lô gích, ngữ pháp chức
năng với những tên tuổi lớn như: B.Russel, J.R.Austin, H.P.Grice, J.D.McCawley,M.A.K.
Halliday Những vấn đề mà những bậc thầy ngôn ngữ ấy để lại cho chúng ta tới nay vẫn là những
tài sản vô giá, trong những tài sản ấy có lý thuyết về lô gích mờ.
Lô gích mờ (fuzzy logic) là một phổ niệm ngôn ngữ, nó là một vấn đề lý thú nhưng đồng thời
cũng cực kỳ phức tạp, có nhiều khía cạnh tế nhị, gây ra rất nhiều tranh cãi trong giới ngôn ngữ
học. Có nhà nghiên cứu cho rằng đây là vấn đề thuộc ngôn ngữ học, thậm chí phải là vấn đề trung
tâm của ngôn ngữ học, có người lại cho rằng nó thuộc phạm trù lô gích thuần tuý Ngay trong
quan điểm xếp lô gích mờ vào lĩnh vực nghiên cứu của ngôn ngữ học thì cũng có nhà nghiên cứu
xếp nó vào bộ môn ngữ nghĩa học (Semantics) lại có nhà nghiên cứu xếp nó vào ngữ dụng học
(Pragmatics)
Chúng tôi cho rằng lô gích mờ thuộc về giao diện của lô gích học và ngôn ngữ học, và cần
thiết phải có một quan điểm tiếp cận liên ngành về vấn đề này. Đây cũng là một xu thế tất yếu
của khoa học ngày nay.
Xuất phát từ vấn đề còn rất nhiều phức tạp và gai góc này chúng tôi quyết định chọn đề tài
các kiểu lô gích mờ trong tác phẩm của Nam Cao.
Qua việc thực hiện đề tài, chúng tôi hi vọng sẽ hệ thống được những quan điểm của giới
nghiên cứu Việt ngữ nói riêng và của các nhà nghiên cứu thế giới nói chung về vấn đề lô gích mơ
ø(dựa trên những tài liệu mà chúng tôi có được). Bước đầu thử ứng dụng lý thuyết này vào việc
khám phá tác phẩm nghệ thuật ngôn từ – một hướng tiếp cận mới có nhiều triển vọng trong tương
lai và hiện vẫn còn là một khoảng trống chưa được nghiên cứu. Với luận văn này, chúng tôi hy
vọng sẽ phần nào lấp được khoảng trống đó. Ít ra, cũng có thể góp được một kiến giải riêng về
vấn đề này. Đây chính là lý do chủ yếu thôi thúc chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu trên cho luận
văn.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ .
Theo Nguyễn Đức Dân (1992), việc nghiên cứu câu mơ hồ nói chung và lô gích mờ nói riêng
trong giai đoạn đầu là chưa hoàn toàn tách bạch và đã được tiến hành từ rất sớm trên thế giới qua
các ngôn ngữ thuộc nhiều loại hình khác nhau như: Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung
Quốc Tiêu biểu là các công trình của các tác giả:
W.Em pson. Bảy kiểu mơ hồ. 1930 (đã được in 5 lần tính tới 1992).
Yuen Ren Chao. 1959.
Uspen skij. Struktumaja tipologija jazykov. Moskva. 1965.
L. A. Zadeh. Lý thuyết về tập hợp mờ. 1965.
J.Kooij.Tính mơ hồ trong ngôn ngữ tự nhiên. (luận án tiến sĩ). 1971.
James. D. McMawley. Tất cả những gì mà các nhà ngôn ngữ học luôn luôn muốn biết
về logic, nhưng đã ngượng không dám hỏi. Chi cago. 1981...
Việc nghiên cứu này không những đã thu hút sự chú ý của giới ngôn ngữ học mà còn thu hút
sự quan tâm của những người làm công tác giảng dạy ngoại ngữ, tin học, lô gích, biên soạn từ
điển
Những công trình của họ đã góp phần khẳng định rằng:
Hiện tượng mơ hồ và sự tồn tại một loại lô gích mờ trong ngôn ngữ là một vấn đề rất đáng
phải lưu tâm vì nó là một phổ niệm ngôn ngữ.
Họ bắt đầu đi vào miêu tả (J. Kooij ), phân loại (W.Em p son ), chỉ ra tính tất yếu và tiềm
năng lớn lao của xu thế tiếp cận dưới góc độ liên ngành ( McCawley, L.A.Zadeh)
Ở Việt Nam, theo Hồ Lê (1993) thì Hoàng Phê là người đầu tiên giới thiệu và ứng dụng lý
thuyết lô gích mờ vào việc nghiên cứu tiếng Việt. Quan điểm của ông thể hiện qua những bài viết
đăng rải rác trong các báo cáo khoa học (1986), tạp chí ngôn ngữ ( 1975, 1981, 1982, 1984, 1985),
đặc biệt là qua công trình Lô gíc ngôn ngữ học 1989. ( Nxb Đà Nẵng tái bản năm 2003 ). Bắt đầu từ
đây, chúng tôi sẽ dựa vào công trình 2003 để nhận xét quan điểm của Hoàng Phê về lô gích mờ.
Trong công trình (2003) ông khẳng định lô gích mờ trong lời không hiếm thấy trong văn bản.
Ông viết: “ Trong ngữ nghĩa của từ, của câu/ lời, hiện tượng ranh giới không rõ ràng, dứt khoát là
tương đối phổ biến” (Tr 68).
Ông giới thiệu lý thuyết tập hợp mờ của L.A.Zadeh và ứng dụng lý thuyết này vào phân tích
một số khái niệm: Ít, nhiều; Không mấy người biết, nhiều người biết, hầu như ai cũng biết; Trẻ, rất
trẻ, không trẻ và già, rất già; Có khả năng, có nhiều khả năng, ít có khả năng. Bằng việc sử dụng
bốn đồ thị (xin xem phụ lục 4), một số thuật toán và các khái niệm như: Tập hợp mờ (fuzzy set),
Tập hợp con mờ trong tập hợp (fuzzy subset), Vũ trụ đề cập (universe of discourse ), Tương thích
(Compatible), Điểm vượt tuyến (Crossover point), Phép ngưng tụ (Conden sation) những khái niệm
trên đã được giải thích một cách sáng rõ. Qua việc phân tích các ví dụ, ông đã chứng minh được
tầm quan trọng của nhiều yếu tố hợp thành cách hiểu một khái niệm mờ. Chẳng hạn trong đồ thị 3,
ngoài yếu tố Tỷ lệ số người biết so với tổng số người được nói đến thì các yếu tố khác như : Con số
tuyệt đối (người được nói đến cũng như người biết), Vấn đề nhận thức (bao gồm quan điểm, sự đánh
giá), Yêu cầu, Thang giá trị, Hoàn cảnh nói năng của con người cũng là những điều kiện quan
trọng để hiểu và lý giải những khái niệm mờ như không mấy người biết, nhiều người biết, hầu như ai
cũng biết.
Cũng trong công trình này, Hoàng Phê còn áp dụng lý thuyết lô gích mờ để khảo sát kiểu câu
P, trừ phi Q. Từ kết quả khảo sát, ông chỉ ra ảnh hưởng quan trọng của ngôn cảnh đối với việc hiểu
một phát ngôn.(2003.Tr 79 -88).
Hoàng Phê cũng có ý kiến về ranh giới giữa ngữ nghĩa mờ và nghĩa mơ hồ. Ông viết: Hiện
tượng ngữ nghĩa mờ khác hiện tượng nghĩa mơ hồ. Hiện tượng ngữ nghĩa mờ phản ánh cái mờ trong
nhận thức của con người, và suy đến cùng, phản ánh cái mờ trong hiện thực khách quan. Mờ nhưng
vẫn chính xác: càng phản ánh đúng, trung thực cái mờ khách quan bao nhiêu thì độ chính xác càng
cao bấy nhiêu. Trái lại, hiện tượng mơ hồ chỉ là riêng của ngôn ngữ và của nhận thức, là khuyết
điểm của một nhận thức hoặc của một cách diễn đạt bằng ngôn ngữ (trừ trường hợp mơ hồ cố ý)
không phân biệt rõ ràng giữa những cái thật ra có ranh giới dứt khoát.” (2003. Tr 74).
Có thể nói rằng những gợi dẫn có tính chất tiên phong của Hoàng Phê về lô gích mờ đã góp
phần kích thích, định hướng cho một hướng nghiên cứu ngôn ngữ mới ở Việt Nam.
Nguyễn Đức Dân cũng là một nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp lớn về lý thuyết lô gích mờ ở
Việt Nam. Những đóng góp của ông thể hiện rõ nét qua các công trình sau :
Lô gích – Ngữ nghĩa – Cú pháp. 1987
Câu sai và câu mơ hồ ( viết chung với Trần Thị Ngọc Lang ) 1992.
Tiếng Việt ( dùng cho đại học đại cương ) 1998.
Lô gích và tiếng Việt. 1999.
Nỗi oan thì, là, mà. 2002.
Trong những công trình trên thì công trình (1999) là công trình thể hiện rõ nhất quan điểm của
Nguyễn Đức Dân về lô gích mờ. Ông viết: Lô gích mờ “ thể hiện các cấp độ và phạm vi của giá trị
chân lý” (Tr 107). Theo ông, phạm vi của giá trị chân lý trong lô gích mờ khác với trong lô gích
truyền thống. Nếu lô gích truyền thống chỉ nhận một trong hai giá trị sai (0) và đúng (1) thì trong lô
gích mờ, phạm vi của giá trị chân lý lại dao động trong khoảng ( 0, 1 ). Ông nêu ví dụ
(1) Anh Ba đứng trước ngôi nhà.
(2) Lấy chai rượu, rót ra mấy ly rồi chúng ta nói :
(2a) Trong chai, rượu còn đầy 9/ 10.
Rót tiếp ly nữa, chúng ta nói :
(2b). Trong chai, rượu còn đầy 8/10.
Quá trình đó tiếp tục, chúng ta được hàng loạt các phán đoán tương tự
(2c). Trong chai, rượu còn đầy 7/10.
.
(2d). Trong chai, rượu còn đầy 3/10.
(2e). Trong chai, rượu còn đầy 1/10.
Theo ông, câu (1) sẽ đúng trong trường hợp anh Ba ở vị trí được coi là phía trước của ngôi nhà (
hiểu một cách tương đối ) và ở một khoảng cách nhất định với ngôi nhà, chẳng hạn là 5 m. Nếu anh
Ba cách ngôi nhà 500 m thì câu (1) sẽ sai. Có một vấn đề đặt ra là: Nếu khoảng cách từ anh Ba đến
ngôi nhà tăng dần, chẳng hạn: 20m - 50m - 100m - 200m thì sẽ có những khoảng cách mà một số
người cho rằng nói như câu (1) đúng, nhưng một số người khác lại cho rằng nói như vậy sai. Tỷ lệ
này thay đổi theo khoảng cách, anh Ba càng đứng gần nhà thì tỷ lệ người bảo đúng càng nhiều và
tỷ lệ này sẽ giảm dần khi anh Ba càng cách xa nhà. Tính đúng (1), sai (0) trong câu này là không rõ
ràng. Nói khác đi là được xác định một cách mờ.
Trong câu (2), nếu chai rượu vơi đi tới một mức x% nào đó thì người ta sẽ phải thay “còn đầy”
bằng “chỉ còn”. Nhưng rất khó xác định cái ranh giới x% ấy là bao nhiêu. Nghĩa là sẽ nảy sinh tình
huống như câu (1). Tức là tính đúng sai trong trường hợp này cũng chỉ là tương đối, được xác định
một cách mờ xong vẫn đúng với một tỷ lệ nào đó.
Trong công trình (1999) Nguyễn Đức Dân còn đặt ra những vấn đề sau:
Thứ nhất, cách hiểu và xác định lượng từ phải tùy vào tình huống cụ thể ( Tr 107 ). Ông đưa ví
dụ và chứng minh:
(3). Một số học sinh trong lớp chuyên toán này say mê văn học.
(4). Một số nhà toán học mê văn học.
(5). Nhiều học sinh trong lớp chuyên toán này say mê văn học.
(6). Nhiều nhà toán học mê văn học.
Ông đặt ra vấn đề: Giới hạn trên của một số là bao nhiêu và giới hạn dưới của nhiều là bao
nhiêu ? và khẳng định rằng: Giới hạn đó sẽ khác nhau tuỳ trường hợp. Chẳng hạn trong câu (3) “
một số 15” nhưng ở câu (6) thì “
nhiều > 40”.
Thứ hai, ông chỉ ra rằng: Trên thực tế, còn tồn tại những cách đánh giá khác nhau cho một hiện
tượng mờ (Tr 108). Chẳng hạn: Bằng việc khảo sát mệnh đề “X thì cao” ông đã chứng minh được sự
phân chia chiều cao của con người thành các thang độ như: Cực kì cao - rất cao – cao - khá cao - hơi
cao - trung bình – thấp - rất thấp hoặc thành hai giá trị cao; thấp hay bằng những chỉ số cụ thể
như 1,58m; 1,65m; 1,70m là võ đoán. Bởi việc xác định tính từ cao cũng chỉ là tương đối (do không
có một đối tượng nào cụ thể).Và kết quả sẽ là khác nhau nếu đối tượng khảo sát thuộc về những
giới tính, độ tuổi, dân tộc khác nhau. Ông kết luận: “Từ một cái chuẩn chiều cao cho một loại đối
tượng cụ thể nào đó mà dẫn tới sự xác định về mức độ rất cao, khá cao, cao, hơi thấp, thấp và rất
thấp cũng cho loại đối tượng đó”. (1999. Tr109)
Nguyễn Đức Dân còn giới thiệu phương pháp đánh giá độ mờ của Zadh, Mc. Cawley, tiến hành
so sánh, đánh giá ưu, nhược của từng phương pháp, chỉ ra giới hạn, tiềm năng của từng phương
pháp trong thực tiễn. (chi tiết xin xem NĐD. 1999. Tr 110-113 ).
Bàn về phạm vi của giá trị chân lý trong lô gích mờ ông đưa ra một kết luận quan trọng là: “giá
trị chân lý của một phán đoán tuy khó có thể xác định chính xác bằng một tỷ lệ cụ thể nhưng hoàn
toàn có thể xác định trong một phạm vi nào đó. (Tr.115) Chẳng hạn:
(7). Trên một số phương diện, Nha Trang là một thành phố đẹp.
(8). Trên hầu hết các phương diện, Đà Lạt là một thành phố đẹp.
(9). Đà Lạt là một thành phố đẹp.
(10). Paris là một thành phố đẹp.
Các câu (7, 8 ) cho thấy: Để đánh giá một thành phố đẹp, người ta có nhiều tiêu chí khác nhau.
Và do vậy, các câu (9 ;10) cần được hiểu là không phải về tất cả các tiêu chí cho một thành phố
đẹp thì Đà Lạt và Paris đều có. Những câu (9,10) thật ra là những phán đoán về loại còn các câu
(7, 8) là những phán đoán về phạm vi.
Như vậy là với công trình (1999), Nguyễn Đức Dân cũng đã trở thành một nhà nghiên cứu có
đóng góp rất lớn về lý thuyết lô gích mờ ở Việt Nam.
Hồ Lê là nhà nghiên cứu ngôn ngữ học thứ ba ở Việt Nam đề cập tới vấn đề lô gích mờ qua hai
công trình:
Cú pháp tiếng Việt quyển III, cú pháp tình huống.1993.
Quy luật ngôn ngữ. Quyển 2. Tính quy luật của cơ chế ngôn giao. 1996.
Một trong những nội dung trọng tâm của công trình (1993) là vấn đề: khả năng chứa lô gích mờ
trong phát ngôn. Trong tổng số VI chương của công trình, ông đã dành một phần của chương VI để
bàn về vấn đề lô gích mờ trong phát ngôn . Các vấn đề được đặt ra và giải thuyết trong chương VI
của công trình này là: Phạm vi của các tập hợp mờ; Vai trò của các tập hợp mờ trong phát ngôn;
Mối liên hệ giữa việc sử dụng lô gích mờ với tính lột tả và tính hàm súc trong phát ngôn.
Về vấn đề phạm vi của các tập hợp mờ, ông đã chỉ ra và chứng minh rất thuyết phục rằng:
Danh từ, số từ, tính từ, động từ, đại từ, tình thái từ đều ẩn chứa tiềm năng tạo ra tập hợp mờ bên
cạnh những tập hợp tỏ.
Về vai trò của tập hợp mờ trong phát ngôn ông cũng chỉ ra rằng: trong loại phát ngôn phi nhận
thức như (Tâm ơi !; Đau quá !) thì sự tồn tại/ không tồn tại tập hợp mờ không có liên quan gì đến
tính tương thích/ bất tương thích của phát ngôn. Trái lại, trong loại phát ngôn nhận thức như (Có lẽ
nó muốn thi vào đại học kiến trúc) thì sự tồn tại/ không tồn tại tập hợp mờ biểu thị một nhận thức
có tính tuơng thích hay bất tương thích về những điều mà người phát ngôn phản ánh, và công chúng
có quyền xét về tính tương thích/ bất tương thích ấy. Tương thích, bất tương thích trong phát ngôn
được ông hiểu là: Sự phù hợp/ không phù hợp của phát ngôn với ngữ huống; sự phù hợp/ không phù
hợp với hiện tượng được phản ánh (hiện tượng mờ; hiện tượng tỏ, hay vừa mờ vừa tỏ).
Theo Hồ Lê, việc sử dụng lô gích mờ có liên quan ở một mức độ nào đó đến tính lột tả và tính
hàm súc của phát ngôn.
Qua việc tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề lô gích mờ, chúng ta có thể rút ra được một số
nhận xét sau:
Thứ nhất, lô gích mờ là một phổ niệm ngôn ngữ, đã được tiến hành tìm hiểu từ những thập niên
đầu của thế kỷ XX trên nhiều cứ liệu ngôn ngữ thuộc những loại hình khác nhau trong đó có tiếng
Việt.
Thứ hai, ở những mức độ và góc độ khác nhau, vấn đề đã được nhận diện, khảo sát, miêu tả,
phân loại và ứng dụng vào việc lý giải ngôn ngữ tự nhiên, ngôn ngữ trong văn bản. Vấn đề lô gích
mờ còn được ứng dụng vào công tác biên soạn từ điển, ngôn ngữ máy, dạy và học tiếng
Thứ ba, cách hiểu về lô gích mờ của họ về cơ bản là giống với định nghĩa về lô gích mờ trong
từ điển của Asher: Fuzzy logic: “A system of thought involving approximate reasoning in which truth
values and quantifiers are seen as possibility distributions difined, eg., as ‘true’, ‘very true’, ‘many’,
‘not many’, etc.” ( Asher R. [ed] 1994. The Encyclopedia of Language and Linguistics. Oxford:
Pergamon Press, tr. 5125, Volume 10).
Tạm dịch: Lô gích mờ là một hệ thống ý tưởng (suy nghĩ) liên quan đến sự lập luận gần đúng
trong đó các chân giá trị và số lượng được xem xét như là sự phân bố các khả năng có tính xác định
như ‘đúng’, ‘rất đúng’, ‘nhiều’, ‘không nhiều’”
Thứ tư, vấn đề này còn phải tiếp tục được đầu tư nghiên cứu, hoàn chỉnh hệ thống thuật ngữ,
phương pháp Mặt khác, cần tiếp tục khảo sát thêm trên các cứ liệu ngôn ngữ mới, dưới nhiều góc
độ khác nhau, trong đó có ngôn ngữ nghệ thuật.
3. MỤC ĐÍCH CỦA LUẬN VĂN.
Ngoài kỳ vọng kế thừa kết quả nghiên cứu của những nhà ngôn ngữ học đi trước, luận văn còn
nhằm vào những mục đích sau:
- Xác định ranh giới giữa lô gích mờ trong hiện thực và lô gích mờ trong tư duy.
- Xác định sự khác biệt giữa lô gích mờ trong tư duy khoa học, tư duy hành chính và tư duy
nghệ thuật.
- Tư duy nghệ thuật rất đa dạng, gồm có những loại như: Tư duy hội hoạ, tư duy âm nhạc, tư
duy sân khấu, tư duy vũ đạo và tư duy văn học. Tư duy văn học lại phân ra hai loại chính là tư duy
trong truyện và tư duy trong thơ. Mục đích của luận văn là xác định bản chất của lô gích mờ trong
tư duy truyện.
Tiếp đó, phải tìm ra những kiểu lô gích mờ trong truyện, tập trung vào các kiểu lô gích mờ
trong tác phẩm của Nam Cao.
- Cuối cùng, phải đưa ra những nhận định về tác dụng nghệ thuật và ý nghĩa văn hoá của
những kiểu lô gích mờ trong truyện, lấy tác phẩm của Nam Cao làm điểm tựa để phân tích. Qua đó
có thể liên hệ đến thực tiễn giảng dạy văn học lâu nay, phát hiện những điểm thiếu sót trong giảng
dạy vì chưa nhận thức rõ và khai thác đúng những điểm tế nhị mang tính văn hoá- nhân văn trong
lô gích mờ của văn học.
4. PHẠM VI VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU CỦA LUẬN VĂN.
Như trên đã nói, luận văn sẽ tập trung phân tích lô gích mờ trong tác phẩm của Nam Cao. Vì
vậy, phạm vi của luận văn cũng sẽ là tất cả những trường hợp chứa lô gích mờ trong những tác
phẩm ấy. Tuy nhiên, với một dung lượng tác phẩm khá đồ sộ (trên năm chục tác phẩm với cả ngàn
trang sách) nên để có thể bao quát được toàn bộ lô gích mờ trong một khối ngữ liệu đồ sộ như vậy,
luận văn sẽ đi vào điểm rồi tiếp đó mới tỏa ra diện. Điểm mà chúng tôi chọn là truyện “Chí Phèo”.
Đây là một trong những truyện được nhắc đến nhiều trong những năm qua, pho