Tuy Việt Nam đã đạt tiến bộ trong việc cải thiện tình hình môi trường vào
những thập kỷ qua, song nhiều nơi ở Việt Nam, đặc biệt là những vùng có nhiều đồng
bào dân tộc thiểu số sinh sống, những cộng đồng dân cư nông thôn vùng sâu vùng xa
và những cộng đồng nghèo nhất, đã bị tụt hậu. Việc cung cấp các phương tiện vệ sinh
môi trường và các phương tiện vệ sinh khác trong thời gian qua tiến triển rất chậm.
Một cuộc điều tra của Ban Chỉ đạo quốc gia về Chương trình Nước sạch và vệ sinh
môi trường cho thấy 52% dân cư nông thôn có phương tiện vệ sinh môi trường nói
chung, song chỉ có 18% trong số họ được sử dụng nhà xí đạt tiêu chuẩn vệ sinh do Bộ
Y tế ban hành theo Quyết định số 08/2005/QD-BYT.
Các cộng đồng nghèo là những người chịu rủi ro nhiều nhất từ những tác
động ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh kế, một khi chất lượng môi trường và số
lượng tài nguyên thiên nhiên suy giảm. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) 80% các bệnh đường ruột trên thế giới đều bắt nguồn từ nguồn nước
không an toàn. Chính vì lý do đó, xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường cần
được tiến hành hài hoà để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
Trong thập kỷ qua, Nhà nước và các tổ chức trong nước cũng như quốc tế
đã có rất nhiều chương trình, hoạt động cải thiện môi trường tại các cộng đồng
nghèo, tuy nhiên kết quả còn rất khiêm tốn. Theo báo cáo tại Hội nghị tổng kết 10
năm thực hiện Chỉ thị 200/TTg của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 200/TTg của Thủ tướng
Chính phủ, tỷ lệ người dân nông thôn có nước sạch trong cả nước là 54%, số hộ có
hố xí hợp vệ sinh đạt 41% (8). Hoặc như dự án phân loại rác tại nguồn 3r Hà Nội
triển khai trong một năm với tổng kinh phí lên tới 3 triệu USD. Tuy nhiên, dự án
vừa kết thúc thì mọi thứ lại vào nếp cũ. Rác thải vẫn được xả tùy tiện và thậm chí
tại các điểm đặt thùng phân loại rác, người dân cũng tiện đâu để đó, không phân
biệt rác vô cơ hay hữu cơ. Vấn đề đặt ra là làm thể nào để cải thiện môi trường hiệu
quả và tìm ra các giải pháp đối với các nguyên nhân của tình trạng suy thoái môi
trường.
Với lý do trên, tôi chọn đề tài luận văn là “Cải thiện môi trường tại cộng
đồng nghèo ven thành phố Lạng Sơn dựa vào Quỹ phát triển cộng đồng”.
74 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cải thiện môi trường tại cộng đồng nghèo ven thành phố Lạng Sơn dựa vào Quỹ phát triển cộng đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỤC LỤC
MỤC LỤC .............................................................................................................. 1
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... 4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ .............................................................. 6
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................10
1.1. Đặc điểm các khu dân cư nghèo ở Việt Nam ............................................... 10
1.2. Hiện trạng môi trường tại các khu nghèo tại Việt Nam ................................ 11
1.2.1. Các điều kiện môi trường cơ bản .......................................................... 11
1.2.2. Nguồn sinh kế ....................................................................................... 16
1.3. Mối liên hệ giữa nghèo đói và môi trường trong bối cảnh Việt Nam ............ 17
1.3.1. Nghèo đói vì môi trường ....................................................................... 17
1.3.2. Mối quan hệ giữa nghèo đói và môi trường trên thế giới ...................... 18
1.3.3. Mối quan hệ giữa nghèo đói và môi trường tại Việt Nam ...................... 19
1.4. Công tác và kết quả cải thiện môi trường tại Việt Nam ................................ 22
1.4.1. Chiến lược tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo toàn diện .................... 22
1.4.2. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2010................... 23
1.4.3. Chương trình nghị sự 21 ....................................................................... 24
1.4.4. Chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường đến năm 2010 và tầm nhìn
đến năm 2020 ................................................................................................. 25
1.4.5. Các chương trình quốc gia ................................................................... 26
1.5. Quỹ phát triển cộng đồng Việt Nam nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo và
cải thiện môi trường ........................................................................................... 27
2
1.5.1. Cơ cấu tổ chức...................................................................................... 28
1.5.2. Nguyên tắc của Quỹ phát triển cộng đồng ............................................ 31
1.5.3. Sự khác biệt về phương thức thực hiện của Quỹ phát triển cộng đồng với
các cách thức khác trong việc cải thiện môi trường tại cộng đồng nghèo ....... 31
1.5.4. Vai trò của Quỹ phát triển cộng đồng với việc cải thiện môi trường ở
cộng đồng nghèo ............................................................................................ 32
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................34
2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 34
2.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 34
2.3. Lựa chọn điểm nghiên cứu .......................................................................... 34
2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 36
2.4.1. Thu thập và xử lý thông tin ................................................................... 36
2.4.2. Khảo sát vùng nghiên cứu ..................................................................... 36
2.4.3. Phỏng vấn không chính thức ................................................................. 37
2.4.4. Họp nhóm cộng đồng ............................................................................ 38
2.4.5. Phương pháp đánh giá ......................................................................... 38
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...........................................................39
3.1. Hiện trạng môi trường và thực trạng nghèo đói tại thành phố Lạng Sơn ...... 39
3.2. Thực trạng công tác cải thiện môi trường tại các cộng đồng nghèo ven thành
phố.. ................................................................................................................... 41
3.3. Quỹ phát triển cộng đồng thành phố Lạng Sơn nhằm mục đích xóa đói giảm
nghèo và cải thiện môi trường ............................................................................ 43
3.4. Kết quả cải thiện môi trường tại các cộng đồng nghèo ven thành phố Lạng
Sơn dựa vào Quỹ phát triển cộng đồng .............................................................. 46
3.4.1. Công trình nước sinh hoạt .................................................................... 46
3.4.2. Công trình nhà vệ sinh .......................................................................... 52
3.5. Những khó khăn trở ngại trong việc triển khai Quỹ phát triển cộng đồng tại
3
các cộng đồng nghèo ven thành phố Lạng Sơn ................................................... 57
3.6. Kế hoạch hỗ trợ cải thiện môi trường dựa vào Quỹ phát triển cộng đồng trong
thời gian tới ....................................................................................................... 58
3.7. Đánh giá hiệu quả của Quỹ phát triển cộng đồng trong việc cải thiện môi
trường tại các cộng đồng nghèo ven thành phố Lạng Sơn................................... 58
3.8. Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác cải thiện môi trường dựa vào
Quỹ phát triển cộng đồng tại các cộng đồng nghèo ven thành phố Lạng Sơn trong
giai đoạn tới ....................................................................................................... 60
3.8.1. Vệ sinh chuồng trại ............................................................................... 60
3.8.2. Vấn đề quản lý rác thải ......................................................................... 61
3.8.3. Vấn đề sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật ............................ 62
3.8.4. Vấn đề giảm thiểu nước thải ................................................................. 63
3.8.5. Vấn đề bếp đun ..................................................................................... 63
3.8.6. Bảo vệ rừng .......................................................................................... 64
3.8.7. Hỗ trợ nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu cho các cộng
đồng nghèo ..................................................................................................... 65
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................70
PHỤ LỤC...............................................................................................................73
4
LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp trong chương trình đào tạo Thạc sỹ Khoa học môi trường
của tôi được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện và tích lũy kiến
thức tại Khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà
Nội, cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của các thầy cô trường Đại
học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Khoa học
Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Môi trường
đã tận tình dạy bảo tôi suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Hòe
đã định hướng cho nghiên cứu của tôi và đã dành thời gian, tâm huyết hướng
dẫn nghiên cứu giúp tôi hoàn thành luận văn được tốt nhất.
Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo UBND các cấp, cộng đồng thành
phố Lạng Sơn đã tạo điều kiện cho tôi điều tra khảo sát để có dữ liệu viết luận văn.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt
tình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được những đóng góp quí báu của các thầy cô và các bạn.
Hà Nội, tháng 1
năm 2011
Học viên
Nguyễn Thị Thịnh
5
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ACHR: Liên minh Châu Á về Quyền Nhà ở
ACVN: Hiệp hội Các Đô thị Việt Nam
CDF: Quỹ phát triển cộng đồng
GSO: Tổng cục Thống kê
KH&ĐT: Kế hoạch và Đầu tư
LĐ TB & XH: Lao động Thương binh và Xã hội
NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
PPA: Đánh giá nghèo đói có sự tham gia
SEDS: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2010
UBND: Ủy ban Nhân dân
UNDP: Chương trình hỗ trợ phát triển của Liên Hiệp Quốc
6
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG
1. Tỉ lệ số dân sử dụng nước sạch và số gia đình có nhà vệ sinh các khu vực
trong nước năm 2001
12
2. Số hộ nông dân có hố xí hợp vệ sinh 15
3. Các vấn đề môi trường chung bức xúc nhất toàn thành phố Lạng Sơn, xác
định theo địa bàn từng phường, xã
39
4. Lợi ích về môi trường thôn Quảng Trung 2 47
5. Lợi ích về kinh tế thôn Quảng Trung 2 47
6. Lợi ích về mặt sức khỏe thôn Quảng Trung 2 47
7. Lợi ích về mặt xã hội thôn Quảng Trung 2 48
8. Lợi ích về môi trường thôn Lục Khoang 50
9. Lợi ích về kinh tế thôn Lục Khoang 50
10. Lợi ích về mặt sức khỏe thôn Lục Khoang 50
11. Lợi ích về mặt xã hội thôn Lục Khoang 50
12. Bảng tính toán chi phí nhà vệ sinh do người dân tự tính 52
13. Lợi ích của nhà vệ sinh 54
7
DANH MỤC HÌNH
1. Bản đồ các thành viên tham gia Mạng lưới CDF Việt Nam 30
2. Cơ cấu tổ chức Quỹ phát triển cộng đồng thành phố Lạng Sơn 45
3. Họp thôn xác định vấn đề ưu tiên trên bản đồ thôn 46
4. Bản đồ hiện trạng môi trường thôn Quảng Trung 2, xã Quảng Lạc 47
5. Bà con thôn Quảng Trung 2 cùng xây dựng công trình nước 47
6. Trước khi có công trình nước 48
7. Sau khi có công trình nước 48
8. Đường ống nước sinh hoạt trước đây của bà con thôn Lục Khoang 50
9. Bà con thôn Lục Khoang cùng nhau mang vật liệu lên xây bể nước 51
10. Mô hình nhà vệ sinh được lựa chọn 54
11. Thăm mô hình nhà vệ sinh thí điểm 55
12. Hệ thống xử lý kết hợp sử dụng nước thải quy mô nhỏ (Hệ sinh thái
VAC)
61
8
MỞ ĐẦU
Tuy Việt Nam đã đạt tiến bộ trong việc cải thiện tình hình môi trường vào
những thập kỷ qua, song nhiều nơi ở Việt Nam, đặc biệt là những vùng có nhiều đồng
bào dân tộc thiểu số sinh sống, những cộng đồng dân cư nông thôn vùng sâu vùng xa
và những cộng đồng nghèo nhất, đã bị tụt hậu. Việc cung cấp các phương tiện vệ sinh
môi trường và các phương tiện vệ sinh khác trong thời gian qua tiến triển rất chậm.
Một cuộc điều tra của Ban Chỉ đạo quốc gia về Chương trình Nước sạch và vệ sinh
môi trường cho thấy 52% dân cư nông thôn có phương tiện vệ sinh môi trường nói
chung, song chỉ có 18% trong số họ được sử dụng nhà xí đạt tiêu chuẩn vệ sinh do Bộ
Y tế ban hành theo Quyết định số 08/2005/QD-BYT.
Các cộng đồng nghèo là những người chịu rủi ro nhiều nhất từ những tác
động ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh kế, một khi chất lượng môi trường và số
lượng tài nguyên thiên nhiên suy giảm. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO) 80% các bệnh đường ruột trên thế giới đều bắt nguồn từ nguồn nước
không an toàn. Chính vì lý do đó, xoá đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường cần
được tiến hành hài hoà để đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
Trong thập kỷ qua, Nhà nước và các tổ chức trong nước cũng như quốc tế
đã có rất nhiều chương trình, hoạt động cải thiện môi trường tại các cộng đồng
nghèo, tuy nhiên kết quả còn rất khiêm tốn. Theo báo cáo tại Hội nghị tổng kết 10
năm thực hiện Chỉ thị 200/TTg của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo nước sạch và
vệ sinh môi trường nông thôn, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 200/TTg của Thủ tướng
Chính phủ, tỷ lệ người dân nông thôn có nước sạch trong cả nước là 54%, số hộ có
hố xí hợp vệ sinh đạt 41% (8). Hoặc như dự án phân loại rác tại nguồn 3r Hà Nội
triển khai trong một năm với tổng kinh phí lên tới 3 triệu USD. Tuy nhiên, dự án
vừa kết thúc thì mọi thứ lại vào nếp cũ. Rác thải vẫn được xả tùy tiện và thậm chí
tại các điểm đặt thùng phân loại rác, người dân cũng tiện đâu để đó, không phân
biệt rác vô cơ hay hữu cơ. Vấn đề đặt ra là làm thể nào để cải thiện môi trường hiệu
quả và tìm ra các giải pháp đối với các nguyên nhân của tình trạng suy thoái môi
trường.
Với lý do trên, tôi chọn đề tài luận văn là “Cải thiện môi trường tại cộng
đồng nghèo ven thành phố Lạng Sơn dựa vào Quỹ phát triển cộng đồng”.
Quỹ phát triển cộng đồng sử dụng phương pháp “lấy dân làm gốc”, trong đó
9
chuyển đổi vị trí của người nghèo từ chỗ là “đối tượng thụ hưởng” (thụ động) sang
vai trò chủ thể của phát triển, tức là họ tham gia ngay từ đầu và đóng vai trò chính
về ý tưởng giải quyết, tổ chức hoạt động và quản lý kết quả, nhà nước và các tổ
chức Xã hội sẽ đóng vai trò phụ trợ (chuyển từ “Nhà nước và nhân dân cùng làm”
sang “dân làm, nhà nước hỗ trợ”).
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả của việc cải thiện môi
trường tại các cộng đồng nghèo dựa vào Quỹ phát triển cộng đồng, từ đó tìm kiếm
giải pháp giúp tăng tính hiệu quả của các chương trình quản lý cải thiện môi trường
tại các khu dân cư nghèo, nhằm kết hợp hài hòa giữa bài toán giảm nghèo và phát
triển bền vững thông qua các mô hình mang tính ứng dụng cao.
Địa bàn lựa chọn nghiên cứu là hai thôn thuộc hai xã Quảng Lạc và xã
Hoàng Đồng. Đây là hai xã miền núi nghèo nhất thành phố Lạng Sơn có dân cư đa
sắc tộc, với hy vọng những kinh nghiệm thành công (nếu có) ở địa bàn khó khăn
này sẽ dễ dàng nhân rộng ra các địa phương khác có điều kiện kinh tế xã hội tương
đồng hoặc thuận lợi hơn.
10
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm các khu dân cư nghèo ở Việt Nam
Theo Ngân hàng Thế giới thì khu dân cư nghèo gồm các khu chung cư
đông dân nghèo ở trong nội thị hoặc những nơi ở lấn chiếm, phát triển không
theo quy hoạch, không được luật pháp công nhận hoặc thiếu các dịch vụ đô thị cơ
bản về hạ tầng kỹ thuật: điện sinh hoạt, cấp/thoát nước, đường giao thông, dịch
vụ thu gom rác thải và hạ tầng xã hội như trường học, trạm xá, khu vực an toàn
cho trẻ em vui chơi, không gian giao tiếp của cộng đồng.
Đặc điểm chung của các khu dân cư nghèo là có tỉ lệ hộ thu nhập thấp khá
cao, cơ sở hạ tầng, nhà ở thấp kém, môi trường bị ô nhiễm, nhiều bệnh tật phát sinh
ảnh hưởng đến sức khoẻ của dân cư và sự phát triển bền vững của đô thị.
Trong hầu hết các khu dân cư nghèo, hệ thống hạ tầng kỹ thuật không đáp
ứng đủ cho nhu cầu của người dân, phần lớn là manh mún, nhỏ lẻ và xuống cấp
nghiêm trọng. Người dân phải chịu cảnh sống trong các ngõ xóm, đường ra vào ngõ
rất nhỏ và xấu, chịu thực trạng từ xưa để lại, xây dựng tự phát không theo bất kỳ
quy hoạch nào nên đi lại rất khó khăn. Hiện nay, nhiều đường làng, ngõ xóm đã
được bê tông hoá và có cải thiện đáng kể song vẫn chưa thoát khỏi khó khăn của
cảnh nghèo. Tình trạng lầy lội, úng ngập thường xuyên trong các khu nghèo khi có
mưa là rất phổ biến, do không có hệ thống thoát nước mưa. Rất ít hộ nghèo được
hưởng đầy đủ dịch vụ cung cấp nước sạch, mặc dù ở một số nơi đã được đấu nối,
nhưng không đủ nước hoặc không có nước do hệ thống cấp nước xuống cấp, và
chưa có kinh phí cải tạo, nâng cấp. Đa số các hộ trong khu nghèo tự khoan/đào
giếng để sử dụng, nên nước không đảm bảo chất lượng vệ sinh. Hệ thống thoát
nước chủ yếu là cống/rãnh hở, mất vệ sinh. Nước thải sinh hoạt, chăn nuôi xả
trực tiếp ra cống, đổ ra ao, hồ trong khu vực, gây ô nhiễm môi trường và nguồn
nước nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh truyền nhiễm và
bệnh hiểm nghèo trong dân. Rác thải thu gom không triệt để, phần lớn đổ xung
quanh nhà, đổ không đúng nơi quy định, gây mất vệ sinh trong khu vực dân cư
và ảnh hưởng đến môi trường sống của chính mình. Mạng lưới điện cũ, thiếu an
toàn, chất lượng dịch vụ cấp điện còn thấp, thường xuyên xảy ra nhiều sự cố...
11
người dân phải chi trả tiền điện với giá cao. Hệ thống điện chiếu sáng công cộng
thì hầu như không có. Dịch vụ bưu chính viễn thông tương đối ổn định hơn so
với các dịch vụ khác trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị ở các khu nghèo,
song mức độ chi trả tiền dịch vụ quá cao so với thu nhập của người nghèo. Nhà ở
với diện tích thấp, đủ loại mái lợp, tường bao khác nhau (kiên cố, bán kiên cố,
tạm bợ...), các công trình công cộng khác như: chợ, trường học, y tế, công viên,
vườn hoa... đều cách xa khu nghèo (3).
Trong các khu đô thị nghèo, hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém và thiếu thốn
các dịch vụ cơ bản. Tốc độ đô thị hoá hiện đang tăng cao dẫn đến hiện tượng di cư
ra thành thị ngày một lớn. Do đó, đói nghèo từ nông thôn đang dần chuyển sang
thành thị. Hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng đang ảnh hưởng trực tiếp đến môi
trường sống của dân nghèo. Năm 2007 đã có hơn 20 triệu người dân nông thôn lên
thành thị (chiếm 27,1%) và dự kiến tới năm 2010 sẽ có khoảng 35% và 2020 là 45%
(19). Trong khi đó, động lực phát triển các đô thị Việt Nam còn yếu, tăng trưởng
kinh tế chưa cân xứng với tăng dân số và hạ tầng kỹ thuật đô thị; sự phân bổ dân cư
không cân đối và thêm nữa, còn sự cách biệt rất lớn giữa điều kiện sống ở đô thị và
nông thôn ngay cả các vùng miền trong cùng một đô thị.
Cả nước hiện nay còn 2,25 triệu hộ nghèo, trong đó có 30 vạn hộ thường
xuyên bị thiếu đói (19). Đa số người nghèo làm việc trong khu vực kinh tế phi
chính thức, công việc không ổn định, thu nhập thấp và bấp bênh. Người nghèo dễ
bị tổn thương do sống phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu nhập bằng tiền. Họ
thường không có hoặc có ít khả năng tiết kiệm và gặp nhiều khó khăn trong việc
vay vốn tạo việc làm, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng trong những lúc khó
khăn, dễ bị tổn thương trước những đột biến bất lợi, ít có khả năng truyền đạt
nhu cầu và những khó khăn tới những người có khả năng giải quyết, họ ít được
tham gia vào quá trình ra quyết định...
1.2. Hiện trạng môi trường tại các khu nghèo tại Việt Nam
1.2.1. Các điều kiện môi trường cơ bản:
Với các cộng đồng nghèo và đặc biệt các cộng đồng vùng sâu vùng xa thì
việc cung cấp các phương án cấp nước, vệ sinh và quản lý chất thải rắn một cách
bền vững và có thể chi trả được trở nên khó khăn hơn. Ví dụ như một phường xã
càng ở xa đường chính bao nhiêu thì chi phí đấu nối vào hệ thống nước máy hoặc
12
hệ thống nước thải hoặc các công trình cấp nước và nhà vệ sinh quy mô hộ gia đình
càng đắt hơn (chi phí xây dựng ở những vùng xa thường cao hơn vì phải vận
chuyển nguyên vật liệu đi xa). Ở các vùng miền núi, vấn đề này còn nghiêm trọng
hơn vì thiếu nước và giếng đào phải rất sâu. Đối với nhiều khu vực, vấn đề tiếp cận
được với hệ thống được xem là quan trọng hơn so với điều kiện chi trả đối với các
phường xã nghèo.
Nước và vệ sinh môi trường:
Bảng 1. Tỉ lệ số dân sử dụng nước sạch và số gia đình có nhà vệ sinh các
khu vực trong nước năm 2001
Khu vực Tỉ lệ (%)
Số dân sử dụng nước
sạch
Số gia đình có nhà vệ
sinh
Miền núi phía Bắc 39 23
Đồng bằng sông Hồng 50 47
Miền Bắc Trung bộ 44 41
Duyên hải miền Trung 42 32
Vùng Tây Nguyên 36 24
Vùng Đông Nam Bộ 53 46
Vùng Đồng Bằng sông
Cửu Long
48 19
[Nguồn: Chương trình Mục tiêu Quốc Gia Nước sạch – Vệ sinh Môi trường
Nông thôn, 2003]
Một thực trạng nữa là cứ đi vào hẻm sâu chừng 20 mét là mặt trái của thành
phố. Đó là tình trạng nhà lụp xụp, kênh mương đầy nước đọng bốc mùi, nước thải
nhớp nhúa. Trong các khu này, 25% các loại bệnh xuất phát từ nguồn nước. Và hiện
nay, còn đến 12% hố xí vẫn thải trực tiếp ra sông, rạch (19).
Điều tra tại 1.800 hộ ở hai phường An Cư và An Hội (quận Ninh Kiều),
cho thấy 53% hộ dân có nhà trong hẻm rộng dưới hai mét, 25% số hộ không có
nhà vệ sinh. Nhiều hộ dân không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ như thu gom
rác, nước máy... (19)
Nước sạch:
13
Nước sạch là một nhu cầu