Cạnh tranh là một quy luật và thuộc tính tất yếu của quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế. Cạnh tranh là một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Song
cạnh gay gắt quá sẽ dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh (CTKLM).
Các hành vi CTKLM giữa các doanh nghiệp đã xâm hại quyền tự do kinh
doanh, gây hậu quả xấu cho môi trường kinh doanh, cho các doanh nghiệp làm ăn
chân chính và cho người tiêu dùng. Cơ chế thị trường cũng đặt ra nhu cầu phải thiết
lập và duy trì một môi trường cạnh tranh công bằng và bình đẳng cho các chủ thể
kinh doanh. Đây cũng là một điều kiện để Việt Nam thực hiện cam kết sau khi gia
nhập WTO.
Vấn đề chống CTKLM và chống hạn chế cạnh tranh (độc quyền) tiếp tục là
vấn đề nóng bỏng và sôi động của khoa học pháp lý nói chung và khoa học pháp lý
kinh tế nói riêng không chỉ đối với các quốc gia đã có nền kinh tế thị trường phát
triển mà cả ngay ở các quốc gia mới chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, trong
đó có Việt Nam.
Những năm qua, ở nước ta vấn đề cạnh tranh đã thu hút được sự quan tâm
của nhiều giới, nhiều nhà khoa học và có một số công trình nghiên cứu vấn đề này
lần lượt ra đời. Pháp luật vừa góp phần bình ổn các quan hệ kinh tế vừa điều chỉnh
quan hệ kinh tế để nền kinh tế phát triển một cách lành mạnh, ổn định, có tổ chức,
theo định hướng, mục tiêu đã định.
Các hoạt động CTKLM trên thị trường giữa doanh nghiệp nước ngoài với
doanh nghiệp trong nước; giữa hàng nội và hàng ngoại; giữa các doanh nghiệp
thuộc khu vực kinh tế tư nhân và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế quốc
doanh. vẫn đã và đang diễn ra không ngừng.
Vì thế, việc xây dựng chế định pháp lý về cạnh tranh, chống CTKLM và
chống độc quyền trong chỉnh thể của hệ thống pháp luật nói chung và khung pháp
luật kinh tế nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt nhằm cải thiện môi trường pháp lý,
5
khuyến khích hơn nữa các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của các chủ thể
kinh tế trong và ngoài nước.
Nền kinh tế thị trường càng phát triển, sự vận động của các quan hệ kinh tế
càng phong phú, đa dạng thì quy mô và mức độ cạnh tranh ngày càng tăng, những
hành vi CTKLM xuất hiện ngày càng nhiều. Trong khi đó thực thi pháp luật cạnh
tranh còn chưa thực sự có hiệu quả, Cơ quan quản lý cạnh tranh còn chưa phát huy
hết vai trò của mình trong việc chống lại các hành vi CTKLM. Vì vậy vấn đề chống
CTKLM ở một quốc gia đang trên đà phát triển và hội nhập như Việt Nam hiện nay
là một vấn đề cấp thiết
Vì những lý do trên đây, người viết chọn đề tài "Cạnh tranh không lành
mạnh: Thực trạng và những đề xuất xử lý vi phạm ở Việt Nam." làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
110 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5716 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cạnh tranh không lành mạnh: thực trạng và những đề xuất xử lý vi phạm ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
---------------
VŨ THU GIANG
CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH:
THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT XỬ LÝ
VI PHẠM Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS,TS. Tăng Văn Nghĩa
Hà Nội - 2010
1
Lời cảm ơn
Để hoàn thành Luận văn tốt nghiệp, tác giả đã nhận đợc sự hớng dẫn, chỉ đạo
nhiệt tình và quý báu của PGS, TS Tăng Văn Nghĩa và tập thể các thầy cô giáo
Khoa sau Đại học - Đại học Ngoại thơng Hà Nội.
Nhân dịp này, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS, TS Tăng
Văn Nghĩa và các Thầy cô giáo Khoa sau Đại học - Trờng Đại học Ngoại thơng Hà
Nội. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình, ngời thân,
bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, hỗ trợ tài liệu, tạo mọi điều kiện tốt nhất đồng
thời đóng góp những ý kiến quý báu để hoàn thành công trình nghiên cứu cuối khoá
tại Trờng Đại học Ngoại thơng Hà Nội.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm tài liệu, nghiên cứu và tìm
hiểu thực tế nhng do thời gian hạn chế nên Luận văn không thể tránh khỏi những sai
sót. Tác giả rất mong nhận đợc sự quan tâm đóng góp ý kiến của Quý thầy cô, bạn
bè, đồng nghiệp và độc giả.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2010
Học viên
Vũ Thu Giang
2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cụm từ viết tắt Tên tiếng Anh đầy đủ Tên tiếng Việt đầy đủ
AFTA ASEAN Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN
APEC Asia-Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế -
Châu á Thái Bình Dơng
ASEAN Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam á
BLDS Bộ luật dân sự
BLHS Bộ luật hình sự
BTTH Bồi thờng thiệt hại
CTKLM Cạnh tranh không lành mạnh
EU European Union Liên minh Châu Âu
GATT General Agreement on Tariff
and Trade
Hiệp định chung về thuế quan
và thơngmại
HCCT Hạn chế cạnh tranh
LCT Luật cạnh tranh
LCT 2004
Luật cạnh tranh Việt Nam năm
2004
3
LTM Luật thơng mại Việt Nam
QLCT Quản lý cạnh tranh
SHCN Sở hữu công nghiệp
SHTT Sở hữu trí tuệ
TRIPs Agreement on Trade-Related
Aspects of Intelectual
Property Rights
Hiệp định về quyền sở hữu trí
tuệ liên quan đến thơng mại
USD United States Dollar Đô la Mỹ
WTO World Trade Organiztion Tổ chức thơng mại thế giới
4
LỜI MỞ ĐẦU
I- TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cạnh tranh là một quy luật và thuộc tính tất yếu của quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế. Cạnh tranh là một động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Song
cạnh gay gắt quá sẽ dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh (CTKLM).
Các hành vi CTKLM giữa các doanh nghiệp đã xâm hại quyền tự do kinh
doanh, gây hậu quả xấu cho môi trường kinh doanh, cho các doanh nghiệp làm ăn
chân chính và cho người tiêu dùng. Cơ chế thị trường cũng đặt ra nhu cầu phải thiết
lập và duy trì một môi trường cạnh tranh công bằng và bình đẳng cho các chủ thể
kinh doanh. Đây cũng là một điều kiện để Việt Nam thực hiện cam kết sau khi gia
nhập WTO.
Vấn đề chống CTKLM và chống hạn chế cạnh tranh (độc quyền) tiếp tục là
vấn đề nóng bỏng và sôi động của khoa học pháp lý nói chung và khoa học pháp lý
kinh tế nói riêng không chỉ đối với các quốc gia đã có nền kinh tế thị trường phát
triển mà cả ngay ở các quốc gia mới chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, trong
đó có Việt Nam.
Những năm qua, ở nước ta vấn đề cạnh tranh đã thu hút được sự quan tâm
của nhiều giới, nhiều nhà khoa học và có một số công trình nghiên cứu vấn đề này
lần lượt ra đời. Pháp luật vừa góp phần bình ổn các quan hệ kinh tế vừa điều chỉnh
quan hệ kinh tế để nền kinh tế phát triển một cách lành mạnh, ổn định, có tổ chức,
theo định hướng, mục tiêu đã định.
Các hoạt động CTKLM trên thị trường giữa doanh nghiệp nước ngoài với
doanh nghiệp trong nước; giữa hàng nội và hàng ngoại; giữa các doanh nghiệp
thuộc khu vực kinh tế tư nhân và các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế quốc
doanh... vẫn đã và đang diễn ra không ngừng.
Vì thế, việc xây dựng chế định pháp lý về cạnh tranh, chống CTKLM và
chống độc quyền trong chỉnh thể của hệ thống pháp luật nói chung và khung pháp
luật kinh tế nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt nhằm cải thiện môi trường pháp lý,
5
khuyến khích hơn nữa các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của các chủ thể
kinh tế trong và ngoài nước.
Nền kinh tế thị trường càng phát triển, sự vận động của các quan hệ kinh tế
càng phong phú, đa dạng thì quy mô và mức độ cạnh tranh ngày càng tăng, những
hành vi CTKLM xuất hiện ngày càng nhiều. Trong khi đó thực thi pháp luật cạnh
tranh còn chưa thực sự có hiệu quả, Cơ quan quản lý cạnh tranh còn chưa phát huy
hết vai trò của mình trong việc chống lại các hành vi CTKLM. Vì vậy vấn đề chống
CTKLM ở một quốc gia đang trên đà phát triển và hội nhập như Việt Nam hiện nay
là một vấn đề cấp thiết
Vì những lý do trên đây, người viết chọn đề tài "Cạnh tranh không lành
mạnh: Thực trạng và những đề xuất xử lý vi phạm ở Việt Nam." làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
II - TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.
Những năm qua, ở nước ta, pháp luật chống CTKLM ngày càng thu hút được
sự quan tâm đông đảo của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực. Nhiều công trình
khoa học ở những phạm vi và mức độ tiếp cận khác nhau đã đề cập đến cơ sở lý
luận về cạnh tranh và pháp luật chống CTKLM, tìm hiểu nội dung pháp luật chống
CTKLM của một số nước trên thế giới, nêu ra nhu cầu và phương hướng xây dựng
pháp luật cạnh tranh nói chung và pháp luật chống CTKLM nói riêng ngày một
hoàn thiện hơn.
Tiêu biểu phải kể đến một số tài liệu tham khảo và công trình nghiên cứu
như: Tài liệu tham khảo “Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện
chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Như Phát và
Bùi Nguyên Khánh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; Tài liệu tham khảo
“Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống CTKLM ở Việt Nam” của tác giả Đặng
Vũ Huân, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; Tài liệu tham khảo“cạnh tranh và
xây dựng pháp luật cạnh tranh ở VN hiện nay” của Viện nghiên cứu nhà nước và
pháp luật, Nxb công an nhân dân, Hà nội, 2001; Tài liệu tham khảo “Pháp luật
6
chống cạnh tranh không lành mạnh” của tác giả Nguyễn Như Phát, Viện nghiên
cứu nhà nước và pháp luật, 2005...
Luật cạnh tranh (LCT) của Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày
03/12/2004 và chính thức có hiệu lực ngày 01/07/2005 có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng đối với sự điều tiết nền kinh tế theo cơ chế thị trường tại nước ta. Sau thời
điểm này cũng có nhiều tài liệu tham khảo và công trình nghiên cứu về vấn đề này
được đăng tải. Tiêu biểu như Đề tài NCKH cấp bộ, Những nội dung cơ bản của
Luật cạnh tranh Việt Nam năm 2004 và đề xuất áp dụng của TS. Tăng Văn Nghĩa,
2005; Đề tài NCKH cấp bộ “Những vấn đề đặt ra và giải pháp thực thi có hiệu quả
Luật cạnh tranh trong thực tiễn” của TS Tăng Văn Nghĩa, 2007; Tạp chí Luật học
của Trường ĐH Luật HN, số 6/2006 đăng bài “Đưa pháp luật chống CTKLM vào
cuộc sống” của tác giả Nguyễn Như Phát; Luận án tiến sỹ luật học “Pháp luật
chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam” của tác giả Lê Anh Tuấn, Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2008; Giáo trình “Luật cạnh tranh” của tác giả Tăng Văn Nghĩa,
Nxb giáo dục Việt Nam, 2009...
Ngoài ra còn rất nhiều bài báo, tạp chí đã đưa ra được thực trạng CTKLM,
xây dựng và đóng góp ý kiến quý báu cho việc hoàn thiện chính sách, pháp luật
CTKLM đã được đăng tải trên các tạp chí như Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp
chí Luật học, Tạp chí kinh tế...
Tuy nhiên từ đó đến nay, sau hơn 4 năm LCT có hiệu lực, chưa có công trình
nào đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống thực trạng CTKLM tại Việt
Nam từ đó xây dựng và đưa ra các chế tài để Luật cạnh tranh của Việt Nam năm
2004 (LCT 2004) ngày càng hoàn thiện hơn, đồng thời xây dựng nền kinh tế cạnh
tranh ngày càng lành mạnh hơn trong quá trình hội nhập và phát triển.
III - MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về
Pháp luật cạnh tranh, cụ thể là pháp luật phòng tránh CTKLM, đánh giá thực trạng
về CTKLM ở Việt Nam từ đó đưa ra đề xuất, giải pháp nhằm xử lý thỏa đáng hành
vi CTKLM ở Việt Nam.
7
Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của luận văn là:
- Nghiên cứu, tìm hiểu về cạnh tranh và pháp luật về cạnh tranh nói chung và
pháp luật chống CTKLM nói riêng;
- Nghiên cứu các loại hành vi CTKLM và nghiên cứu thực trạng CTKLM
trên thị trường cũng như thực trạng xử lý và giải quyết tranh chấp về CTKLM ở
Việt Nam hiện nay;
- Đưa ra những đề xuất xử lý hành vi CTKLM ở Việt Nam.
IV - PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Luận văn tập trung nghiên cứu pháp luật CTKLM, chủ yếu đề cập đến LCT
2004, thực trạng CTKLM ở Việt Nam. Bên cạnh đó luận văn cũng tham khảo một
số Luật cạnh tranh của một số nước trên thế giới.
V - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Để hoàn thành Luận văn, phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm:
- Phương pháp so sánh được sử dụng cho phép chúng ta tìm hiểu quan điểm
tiếp cận của pháp luật chống CTKLM từ thực tiễn điều chỉnh pháp luật của nước
ngoài cũng như thấy được khía cạnh quốc tế của CTKLM.
- Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để làm rõ
cơ sở lý luận về cạnh tranh nói chung và CTKLM nói riêng. Phương pháp thống kê
cũng được sử dụng để làm rõ thực trạng CTKLM và sự điều chỉnh pháp luật đối với
các hành vi CTKLM ở Việt Nam.
VI – BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3
chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về cạnh tranh và pháp luật cạnh
tranh
Chương 2: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh và thực trạng cạnh tranh
không lành mạnh ở Việt Nam
Chương 3: Những đề xuất xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
8
CHƢƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẠNH TRANH
VÀ PHÁP LUẬT CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH
1.1 - Khái quát về cạnh tranh
1.1.1 - Khái niệm cạnh tranh
Kinh tế thị trường được xem là một trong những phát minh vĩ đại nhất trong
lịch sử phát triển của văn minh nhân loại khi con người đã trải qua sự thống trị của
kinh tế tự nhiên luôn làm cho xã hội vận động chậm chạp và sự thống trị của kinh tế
chỉ huy là mất động lực kinh tế, triệt tiêu tính năng động sáng tạo của con người.
Cho đến nay chúng ta không thể tìm ra được kiểu tổ chức kinh tế nào có hiệu quả
hơn kinh tế thị trường vì nó luôn hàm chứa trong mình những thách thức đối với sự
nhạy bén và sáng tạo của con người thông qua môi trường cạnh tranh.
Trong thời kỳ chưa có nền sản xuất hàng hoá, thị trường chưa hình thành và
phát triển thì không thể có hiện tượng cạnh tranh giữa những người sản xuất với
nhau. Từ khi có nền sản xuất hàng hóa vào thế kỷ XIV – XV, cạnh tranh xuất hiện
trong cuộc cách mạng tư sản và công nghiệp.
Điều cần nhấn mạnh là cạnh tranh chỉ xuất hiện với đặc trưng là động lực
phát triển nội tại của nền kinh tế trước áp lực liên tục của người tiêu dùng đối với
giá cả buộc các chủ thể kinh doanh phải phản ứng tự phát, phù hợp với các mong
muốn thay đổi của người tiêu dùng, cạnh tranh cũng chỉ xuất thân là động lực thúc
đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển nhằm nâng cao năng xuất lao động, đẩy
nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong điều kiện các yếu tố của sản xuất
như tài nguyên, chất xám, sức lao động... đều là hàng hoá. Hơn nữa cạnh tranh cũng
chỉ xuất hiện thực sự với đặc trưng là một cuộc đua tranh trong một nghành, một
lĩnh vực kinh tế nào đó khi có sự tham gia của các chủ thể kinh doanh có lợi ích cơ
9
bản là mâu thuẫn nhau. Những phân tích trên đây đã cho phép kết luận rằng, cạnh
tranh chỉ xuất hiện trong điều kiện của kinh tế thị trường, nơi mà cung cầu là cốt vật
chất, giá cả là diện mạo và cạnh tranh là linh hồn sống của thị trường. [12]
Bản chất kinh tế của cạnh tranh thể hiện mục đích vì lợi nhuận và chi phối thị
trường. Bản chất xã hội của cạnh tranh bộc lộ đạo đức kinh doanh và uy tín kinh
doanh của mỗi chủ thể cạnh tranh trong quan hệ đối với những chủ thể tạo ra tiềm
lực cạnh tranh của doanh nghiệp, quan hệ với người tiêu dùng và các đối thủ cạnh
tranh khác. Dưới tác động điều tiết vĩ mô của nhà nước đối với hoạt động cạnh
tranh, cạnh tranh ở mỗi nước còn có bản chất chính trị khác nhau, tuỳ thuộc vào sự
hoạch định và thực thi chính sách kinh tế và chính sách xã hội của mỗi nước.
Thông qua sự phân tích nguồn gốc, cơ sở của hiện tượng cạnh tranh đã
chứng tỏ rằng: Cạnh tranh là một trong nhứng hiện tượng xã hội rất phức tạp và đòi
hỏi cần phải được làm sáng tỏ ở nhiều tầng tiếp cận khác nhau và chính điều này
cũng lý giải tính không thống nhất trong các định nghĩa về cạnh tranh đặc biệt là về
phạm vi của thuật ngữ này.
Theo từ điển tiếng Việt cạnh tranh được hiểu là “sự cố gắng giành phần hơn,
phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm lợi ích như
nhau” [14]. Với khái niệm này, cạnh tranh được xem xét ở góc độ chung nhất của
đời sống xã hội.
Uỷ ban cạnh tranh công nghiệp của Tổng thống Mỹ đưa ra quan niệm cạnh
tranh với một quốc gia như sau: "Cạnh tranh đối với một quốc gia là mức độ mà ở
đó, dưới các điều kiện thị trường tự do và công bằng có thể sản xuất các hàng hoá
và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của các thị trường quốc tế, đồng thời duy trì
và mở rộng thu nhập thực tế của nhân dân nước đó". [34]
Báo cáo về cạnh tranh toàn cầu định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia
là: "Khả năng của nước đó đạt được những thành quả nhanh và bền vững về mức
sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng thay
đổi của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người theo thời gian". [39]
10
Rõ ràng cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp có thể tiếp cận
ở nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, dưới góc độ sản xuất, kinh doanh trong điều
kiện của cơ chế thị trường, khái niệm cạnh tranh có thể được hiểu một cách chung
nhất như sau: "Cạnh tranh được coi là hành vi của các chủ thể trong khi tiến hành
các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường với mục đích giành
và thiết lập cho mình những ưu thế có lợi nhất để thu lợi nhận cao nhất ". [9, tr.6]
Qua các khái niệm trên có thể nhận thấy một điểm chung là cạnh tranh là sự
chạy đua giữa hai hay nhiều đối thủ. Cạnh tranh trong kinh tế về bản chất được hiểu
là sự chạy đua giữa các doanh nghiệp trên thị trường nhằm không ngừng tung ra thị
trường những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất với giá cả thấp nhất nhằm lôi kéo khách
hàng về phía mình. Với mục đích tối ưu hoá lợi nhuận của các doanh nghiệp, cạnh
tranh đã thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung tư bản diễn ra không đều ở các
nghành, các lĩnh vực kinh tế khác nhau. Đây là tiền đề vật chất cho sự hình thành
các hình thái CTKLM và độc quyền. Cạnh tranh còn là môi trường đào thải các nhà
kinh doanh không thích nghi được với các điều kiện của thị trường.
1.1.2 - Các hình thức cạnh tranh
Cạnh tranh có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, song ý nghĩa
thực tiễn của việc phân chia này phụ thuộc hoàn toàn vào tiêu chí phân loại các hình
thái thị trường vì cạnh tranh bao giờ cũng được biểu hiện trong những hình thái thị
trường cụ thể. Bởi vậy, việc xác lập tiêu chí phân loại các hình thái thị trường luôn
luôn có một ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt. Cụ thể có các hình thái cạnh tranh
được phân loại dựa trên các tiêu trí sau:
- Dựa vào tính chất của thủ đoạn cạnh tranh và ảnh hƣởng của nó, ngƣời
ta chia cạnh tranh thành: Cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành
mạnh
Cạnh tranh lành mạnh
Là hình thức cạnh tranh hợp pháp, trung thực, trong sáng, giữ gìn đạo đức và
tập quán kinh doanh, cạnh tranh bằng chính nội lực, tiềm lực thực có của chủ thể
cạnh tranh (kinh doanh) mà không gây thiệt hại cho người khác và lợi ích công. Đó
11
là những hoạt động nhằm thu hút khách hàng mà pháp luật không cấm và phù hợp
với tập quán thương mại, đạo đức kinh doanh, truyền thống như: Đăng ký nhãn hiệu
thương phẩm, hạ giá bán hàng hoá trên cơ sở đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản
xuất, lưu thông, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, thường xuyên đổi mới
phương thức giao tiếp. Có thể nói, nếu cạnh tranh đạt được các tiêu chí sau đây sẽ là
cạnh tranh lành mạnh.
+ Tuân theo pháp luật;
+ Tôn trọng truyền thống, tập quán đạo lý kinh doanh;
+ Kết hợp hài hoà lợi ích của người kinh doanh với lợi ích của người khác,
lợi ích cộng.
Cạnh tranh không lành mạnh
Cạnh tranh không lành mạnh là một hình thức cạnh tranh đối lập với hình
thức cạnh tranh lành mạnh. Trong đó các doanh nghiệp thực hiện các hành vi cạnh
tranh bất hợp pháp, trái đạo đức xã hội, truyền thống, tập quán kinh doanh, gây thiệt
hại cho chủ thể cạnh tranh khác, lợi ích người tiêu dùng và lợi ích công.
Tuy nhiên, việc nêu ra khái niệm CTKLM chỉ có tính chất tương đối vì nội
hàm của nó luôn có sự thay đổi tuỳ thuộc vào nhận thức ở từng giai đoạn lịch sử và
ở từng quốc gia cũng như các hành vi cạnh tranh luôn đa dạng, phức tạp.
- Dựa vào mức độ tác động của nhà nƣớc đối với cạnh trạnh, có cạnh
tranh tự do và cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nƣớc
Cạnh tranh tự do
Cạnh tranh tự do là một hình thái thị trường thoát khỏi mọi sự can thiệp của
nhà nước. Đây là quy luật đặc thù của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi mà giá cả tự do vận động lên xuống theo sự chi phối
của quan hệ cung cầu, của các thế lực trên thị trường. Đây là thời kỳ mà tư tưởng tự
do kinh tế đang thắng thế, tạo điều kiện tích tụ và tập trung tư bản trên nền tảng "tự
do được nuôi dưỡng bởi chính tự do". Định nghĩa "Bàn tay vô hình"của Ađam
Smith - một nhà triết gia nổi tiếng của Scotland, sinh năm 1723 tại Kirkcaldy đã chỉ
ra rằng: Trong khi chạy theo tư lợi thì có một "bàn tay vô hình" buộc con người
12
kinh tế đồng thời phải thực hiện một nhiệm vụ không nằm trong dự kiến là đáp ứng
lợi ích xã hội và đôi khi họ còn đáp ứng lợi ích xã hội tốt hơn ngay cả khi họ có ý
định làm điều đó từ trước. "Bàn tay vô hình" đó chính là các quy luật kinh tế khách
quan tự phát, hoạt động chi phối hoạt động của con người. Đây là thời kỳ không có
“Bàn tay hữu hình”, Nhà nước và pháp luật được xem là kẻ thù của cạnh tranh,
khuyết tật của thị trường được bùng phát và gây ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội.
Ngày nay do sự khác biệt về quyền lợi, chủ sở hữu của các thành phần kinh
tế đòi hỏi phải có sự cân bằng, hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia trên thị
trường, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững nên sự tự do của các doanh nghiệp bị
giới hạn trong các quy định pháp luật. Cạnh tranh tự do được thay thế bằng cạnh
tranh có sự điều tiết của Nhà nước.
Cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước
Cạnh tranh có sự điều tiết của Nhà nước là hình thái thị trường của các nền
kinh tế thị trường hiện đại. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929 - 1933 đã
chứng kiến sự sụp đổ của hình thái thị trường cạnh tranh tự do và định nghĩa "Bàn
tay vô hình"của Ađam Smith. Trong giai đoạn này, cạnh tranh tự do đã bộc lộ
những mặt trái của nó: Thất nghiệp, sự phá sản hàng loạt, sự lãng phí tài nguyên...
Vì thế nhà nước không thể đứng yên và đứng ngoài đời sống kinh tế-xã hội. Quyền
lực Nhà nước đã xuất hiện để khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường, bảo
vệ tự do cạnh tranh - động lực phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu kinh tế của bản
thân nhà nước và giai cấp thống trị. Tự do cạnh tranh trong hình thái này được bảo
vệ, nuôi dưỡng và giới hạn bởi các thể chế, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
- Dƣới góc độ cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh có các hình thức cạnh
tranh hoàn hảo, cạnh tranh không hoàn hảo và độc quyền.
Cạnh tranh hoàn hảo
Cạnh tranh hoàn hảo là hình thức cạnh tranh mà quyết định của người bán và
người mua không làm ảnh hưởng đến gi