Luận văn Câu hỏi của giáo viên trong giảng dạy ở trường phổ thông trung học

Khi đề cập đến câu hỏi trong giảng dạy tức là nghiên cứu ngôn ngữ trong hành chức của nó. Đây là hướng nghiên cứu nhận được sự quan tâm, khai thác của rất nhiều nhà ngôn ngữ học hiện nay. Hướng nghiên cứu này đã thực sự đưa ngôn ngữ về đúng với bản chất và mục đích của nó. Vì “Trong cái “nội dung” hay “ý nghĩa” của một câu nói có thể thấy rõ hai phần khác nhau, một phần toát ra từ bản thân câu nói (nghĩa “nguyên văn”) tách ra khỏi mọi tình huống, và một phần câu nói có được khi dùng trong một tình huống nhất định (nghĩa “ngôn trung”)” [34, tr.6]. Điều đó có nghĩa là mỗi một phát ngôn cụ thể gắn với một tình huống nhất định và nhờ tình huống đó phát ngôn sẽ được cụ thể hóa, bổ sung và hoàn thiện về mặt ý nghĩa

pdf60 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2411 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Câu hỏi của giáo viên trong giảng dạy ở trường phổ thông trung học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn thạc sĩ Câu hỏi của giáo viên trong giảng dạy ở trường phổ thông trung học MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 6 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 10 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 10 6. Cấu trúc luận văn 12 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT 1.1. Vấn đề về giao tiếp ngôn ngữ 13 1.1.1. Hoạt động giao tiếp 13 1.1.2. Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết 14 1.1.2.1. Ngôn ngữ nói trong giao tiếp 15 1.1.2.2. Ngôn ngữ viết trong giao tiếp 17 1.1.3. Hành động ngôn ngữ 21 1.1.3.1. Hành động ngôn ngữ và các loại hành động ngôn ngữ 22 1.1.3.2. Hành động ngôn ngữ ở lời 24 1.1.3.3. Hành động hỏi 26 1.1.4. Sơ lược về lý thuyết lịch sự 29 1.1.5. Sơ lược về lý thuyết hội thoại 29 1.1.5.1. Khái niệm về hội thoại 29 1.1.5.2. Vận động hội thoại 30 1.1.5.3. Cấu trúc hội thoại 31 1.1.5.4. Các phương châm hội thoại 33 1.1.6. Về vấn đề ngữ điệu 34 1.1.6.1. Những thành tố của ngữ điệu 36 1.1.6.2. Vai trò của ngữ điệu 36 1.2. Môi trường giáo dục trung học phổ thông và giao tiếp ngôn ngữ trong nhà trường 38 1.2.1. Môi trường giáo dục trung học phổ thông 38 1.2.2. Giao tiếp ngôn ngữ trong nhà trường 40 1.2.2.1. Vai trò của câu hỏi trong hoạt động dạy – học 41 1.2.2.2. Yêu cầu của việc đặt câu hỏi trong dạy học 42 1.3. Tiểu kết 44 CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI VÀ MIÊU TẢ CÂU HỎI CỦA GIÁO VIÊN TRONG GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1. Phân loại câu hỏi trong giảng dạy 46 2.1.1. Các loại câu hỏi thuộc hành động hỏi trực tiếp 46 2.1.1.1. Phân loại 46 2.1.1.2. Miêu tả các phát ngôn hỏi trong hành động hỏi trực tiếp 50 2.1.2. Các câu hỏi thuộc hành động hỏi gián tiếp 78 2.2. Ngữ âm, ngữ điệu trong câu hỏi của giáo viên 78 2.2.1. Về ngữ âm 78 2.2.2. Về ngữ điệu 79 2.3. Tiểu kết 79 CHƯƠNG 3: CHỨC NĂNG CỦA CÂU HỎI TRONG GIỜ GIẢNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG CÂU HỎI CỦA GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG 3.1. Câu hỏi trong lời dẫn 84 3.1.1. Lời dẫn và vai trò của lời dẫn 84 3.1.1.1. Thế nào là lời dẫn 84 3.1.1.2. Vai trò của lời dẫn trong dạy – học 84 3.1.1.3. Thực tế sử dụng câu hỏi trong lời dẫn 87 3.1.1.4. Đặc điểm câu hỏi trong lời dẫn 90 3.2. Câu hỏi trong lời giảng 93 3.2.1. Khẳng định, xác nhận thông tin, kết quả 94 3.2.2. Định hướng, chuyển hướng cho lời giảng 95 3.3. Câu hỏi trong hoạt động hỏi – đáp 95 3.3.1. Nêu vấn đề, giới thiệu vấn đề 96 3.3.2. Chức năng khuyến khích 97 3.3.3. Chức năng kiểm tra, kiểm soát 98 3.4. Các yếu tố tác động đến việc sử dụng câu hỏi của giáo viên 99 3.4.1. Yếu tố lứa tuổi 99 3.4.2. Yếu tố giới tính 99 3.4.3. Yếu tố đặc trưng bộ môn 100 3.4.4. Yếu tố lịch sự 101 3.4.4.1. Từ xưng hô 102 3.4.4.2. Hình thức câu hỏi đầy đủ 104 3.5. Tiểu kết 105 KẾT LUẬN 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 PHỤ LỤC 1 CHƯƠNG 2 PHÂN LOẠI VÀ MIÊU TẢ CÂU HỎI CỦA GIÁO VIÊN TRONG GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 2.1. Phân loại câu hỏi trong giảng dạy Khi đề cập đến câu hỏi trong giảng dạy tức là nghiên cứu ngôn ngữ trong hành chức của nó. Đây là hướng nghiên cứu nhận được sự quan tâm, khai thác của rất nhiều nhà ngôn ngữ học hiện nay. Hướng nghiên cứu này đã thực sự đưa ngôn ngữ về đúng với bản chất và mục đích của nó. Vì “Trong cái “nội dung” hay “ý nghĩa” của một câu nói có thể thấy rõ hai phần khác nhau, một phần toát ra từ bản thân câu nói (nghĩa “nguyên văn”) tách ra khỏi mọi tình huống, và một phần câu nói có được khi dùng trong một tình huống nhất định (nghĩa “ngôn trung”)” [34, tr.6]. Điều đó có nghĩa là mỗi một phát ngôn cụ thể gắn với một tình huống nhất định và nhờ tình huống đó phát ngôn sẽ được cụ thể hóa, bổ sung và hoàn thiện về mặt ý nghĩa. Trong giao tiếp, khi đưa ra một phát ngôn, người phát ngôn thường thực hiện hai hành động: hành động mệnh đề và hành động ngôn trung. Hành động ngôn trung là hành động mà người nói thực hiện ngay trong lời nói của mình. Chính vì thế nó có mặt trong bất kì phát ngôn nào. Tùy thuộc vào hành động ngôn trung mà hiệu lực của phát ngôn được hiện thực hóa sẽ khác nhau. Ví dụ (18): Anh có diêm không? Khi có phát ngôn trên, người nói không chỉ thực hiện hành động hỏi bằng cấu trúc của một câu hỏi mà thông qua đó người nói còn đề nghị sự giúp đỡ từ người nghe. Giảng dạy – một hoạt động giao tiếp trực tiếp bằng ngôn ngữ với chức năng và mục tiêu đặc biệt là trang bị kiến thức, kĩ năng và thái độ cho người học. Sự tích hợp chức năng và mục đích như vậy đòi hỏi người dạy phải có những phát ngôn phù hợp. 2.1.1. Các loại câu hỏi thuộc hành động hỏi trực tiếp 2.1.1.1. Phân loại Như đã trình bày ở chương 1, dựa vào hành động ngôn trung người ta đã chia hành động hỏi thành hành động hỏi trực tiếp (câu hỏi chính danh) và hành động hỏi gián tiếp (không hỏi không chính danh). Câu hỏi chính danh là loại câu hỏi mang mục đích “yêu cầu một câu trả lời thông báo về một sự tình được tiền giả định là hiện thực” [34, tr.212, 213]. Hay nói cách khác, câu hỏi chính danh là một cấu trúc ngôn ngữ để biểu thị sự hỏi, là một trong những công cụ để người nói thông qua đó thể hiện hành động ngôn ngữ (chủ yếu là hành động hỏi). Ví dụ (19): Trong một tiết Địa lí tìm hiểu về khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam bộ: Cô Mỹ: Đất bazan chiếm 40% diện tích thích hợp với việc trồng cây gì em? HS số 30: Trồng cây cao su. Ở ví dụ trên, người hỏi (cô Mỹ) phát ra một phát ngôn hỏi vừa nêu một điều thắc mắc cần biết (Diện tích đất bazan lớn như vậy thì thích hợp với loại cây gì?) vừa để yêu cầu người nghe (HS số 30) đáp lại. Người nghe (HS số 30) đã thực hiện hành động trả lời đồng thời đáp ứng điều thắc mắc cần biết của người hỏi (cô Mỹ). Dựa vào hành động ngôn trung, có nhiều cách phân loại khác nhau đối với câu hỏi. Qua tổng hợp và phân tích các tài liệu tham khảo, chúng tôi nhận thấy có những cách phân loại sau: - Lê Đông [27] phân câu hỏi thuộc hành động hỏi trực tiếp trong tiếng Việt thành mấy loại chính sau: câu hỏi lựa chọn (bao gồm: câu hỏi lựa chọn hiển ngôn và câu hỏi lựa chọn hàm ngôn), câu hỏi không lựa chọn (bao gồm: câu hỏi được cấu tạo bằng các đại từ nghi vấn và một số câu hỏi đặc biệt kiểu: Hả? Cái gì? Có…sao?), - Nguyễn Thị Thìn [87] phân loại câu hỏi thuộc hành động hỏi trực tiếp dựa vào hệ thống phương tiện nghi vấn chuyên dùng bao gồm: câu hỏi chứa các đại từ nghi vấn, câu hỏi có cặp từ nghi vấn : có…không?, đã … chưa?, câu hỏi có kết từ “hay”, câu hỏi có tiểu từ nghi vấn: à, ư, hở, nhỉ,…. - Cao Xuân Hạo phân loại câu hỏi thuộc hành động hỏi trực tiếp bao gồm: câu hỏi chuyên biệt, câu hỏi tổng quát, câu hỏi hạn định, câu hỏi siêu ngôn ngữ và một số biến dạng của câu hỏi siêu ngôn ngữ. Chúng tôi sử dụng cách phân loại của tác giả Cao Xuân Hạo để nhận diện và phân loại các câu hỏi thuộc hành động hỏi trực tiếp được sử dụng trong các tiết học thuộc hai nhóm bộ môn Khoa học tự nhiên (gồm Toán, Lý, Hóa) và Khoa học xã hội (gồm Văn, Sử, Địa) thành các kiểu câu hỏi sau: a. Câu hỏi chuyên biệt - Về hình thức: Câu hỏi chuyên biệt được hiểu là loại câu hỏi mà trong cấu trúc có một hoặc hơn một từ nghi vấn cần được thay thế trong câu trả lời bằng một thực từ biểu thị nội dung của sự tình hay một tham tố của sự tình. - Về nội dung: “Yêu cầu xác định một biến tố x trực tiếp tương ứng với tham tố hữu quan của v” [34, tr.212, 213]. Ví dụ (20): Dưới đây là đoạn thoại trong một giờ Ngữ văn lớp 12 với tác phẩm Thuốc của nhà văn Lỗ Tấn Cô Nguyên: Rồi, cám ơn Phượng ha! Ở đây ta thấy là đúng là khi mà lão Hoa khi có phương thuốc là cái bánh bao tẩm máu người này lão đã nâng niu chiếc bánh sung sướng và hi vọng. Thế thì ta quay trở lại đây các em, ai bệnh? Con trai của ông bà Hoa. Bệnh gì các em? HS (đồng thanh): Bệnh lao. Ở ví dụ trên, giáo viên yêu cầu học sinh xác định một thông tin bổ sung vào biến tố “gì” trong câu hỏi của mình. b. Câu hỏi tổng quát - Về hình thức: Được cấu tạo bằng các khuôn hỏi kiểu: có x không, đã x chưa. Yếu tố thứ nhất của khuôn hỏi (có, đã) có thể bị phát âm lướt hoặc tỉnh lược. - Về nội dung: Là câu hỏi chính danh mang ý nghĩa “Anh hãy làm cho tôi biết thực cách (tình thái hiện thực hay không/ chưa hiện thực) của mệnh đề” với tiền giả định “Tôi biết/ tôi ức đoán rằng mệnh đề đã nêu có một thực cách y chưa xác định trong đó y không phải là phi lí (tức là nó phải là chân xác hay giả ngụy)” [34, tr.212, 213]. Ví dụ (21) : Sau khi cho học sinh Trí tóm tắt lại văn bản Thuốc trong sách Ngữ văn lớp 12 tập 2, giáo viên yêu cầu học sinh Quỳnh nhận xét phần tóm tắt của bạn. Cô Nguyên: Có chi tiết nào nhầm lẫn hông? HS Quỳnh: Dạ không. Ở ví dụ này, khi hỏi câu hỏi này giáo viên yêu cầu học sinh Quỳnh xác định có nhầm lẫn hay không nhầm lẫn ở phần tóm tắt của bạn Trí. c. Câu hỏi hạn định - Về hình thức: Những câu được cấu tạo bằng kết từ: hay, hay là… - Về nội dung: Là câu hỏi chính danh yêu cầu người được hỏi xác định rõ và dứt khoát về thành phần đã lựa chọn trong câu hỏi được người hỏi đưa ra. Ví dụ (22): Trong tiết Lý, khi giảng bài: Cô Thà: Vậy khối lượng của proton nó lớn hay nhỏ? HS (đồng thanh, nhỏ): Nhỏ. Ở ví dụ này, người trả lời chỉ có thể lựa chọn một trong hai đoán định mà người hỏi đưa ra. d. Câu hỏi siêu ngôn ngữ - Về hình thức: Theo các nhà ngôn ngữ, câu hỏi siêu ngôn ngữ được cấu tạo với các dạng như sau: Dạng 1: Có phải + mệnh đề + không? Dạng 2: Mệnh đề, phải không/ đúng không (chưa)? Dạng 3: Câu hỏi có chứa các tiểu từ nghi vấn à, ư, hở, hả, sao, chăng, chứ, nhỉ, nhé ở cuối câu Dạng 1, 2 của loại câu hỏi này có đặc điểm: Chúng đều chứa một thành phần thông tin đoán định mà người hỏi cần sự xác nhận có hay không của người nghe. Chúng đều dựa trên một thông tin nào đó để làm cơ sơ cho điều nhận định, đoán định. Hỏi để biết điều nhận định, đoán định đó có đúng hay không. Khi hỏi người hỏi đã thiên về tính chân xác của điều nhận định, đoán định. Ví dụ (23): Trong tiết Vật lí: Cô Thà: Mấy đứa biết đó vật hay là chất đối với hóa học sẽ có mạng tinh thể, đúng hông? HS (im lặng) Khi đặt câu hỏi này, giáo viên chỉ xác nhận lại và nhấn mạnh sự đồng tình của học sinh về điều mà cả giáo viên mà học sinh đều biết. Dạng 3 của loại câu hỏi này là để hỏi về tính đúng/sai (giá trị chân lí) của toàn bộ thông tin hoặc điều phỏng đoán của người nói nêu trong câu. Khi sử dụng câu hỏi dạng này người hỏi không nhằm nhận được sự trả lời từ người nghe mà hầu hết nhằm mục đích khẳng định mạnh mẽ, dứt khoát tính đúng, sai của thông tin hoặc đoán định ở trước. Muốn có được điều này, người hỏi phải có một sự tổng hợp, lí giải thông tin một cách logich và khoa học. Ví dụ (24): Trong tiết Vật lí, giáo viên yêu cầu học sinh đọc đoạn giải thích về hiện tượng hưởng ứng trong sách giáo khoa. Khi thấy học sinh có vẻ không hiểu, giáo viên đã hỏi: Cô Thà: Mỗi lần đọc sách như vậy hả? HS (im lặng) 2.1.1.2. Miêu tả các phát ngôn hỏi trong hành động hỏi trực tiếp a. Câu hỏi chuyên biệt Câu hỏi chuyên biệt theo Lê Đông: “Cấu trúc ngữ nghĩa – ngữ dụng cơ bản của câu này như là một cấu trúc lớp đòi hỏi phải xác định một yếu tố [x] ứng với hai thông số xác định cùng tham gia vào tiền giả định của câu (bao gồm thành tố xác định ở cấp phạm trù của yếu tố hỏi và các thành tố đã rõ khác trong cấu trúc hoàn cảnh với những mối quan hệ giữa các thành tố ấy trong cấu trúc)” [27]. Điều đó có nghĩa là trong cấu trúc sự tình được phản ánh có một yếu tố chưa biết hoặc chưa rõ, cần được bổ sung thông báo. Nó là thông tin mới mà người trả lời cung cấp trong lời hồi đáp của mình. Trong câu hỏi dạng này, yếu tố cần bổ sung thường được hiện diện trong câu hỏi là các đại từ nghi vấn: ai, gì, nào, đâu, sao. Khi đặt câu hỏi dạng này người hỏi chỉ yêu cầu người trả lời đáp đúng yếu tố còn nghi ngờ hoặc bổ sung thêm để cung cấp thêm những thông tin mới cho thông tin đã biết. Qua xử lí ngữ liệu chúng tôi thu nhận được 2421 câu hỏi chuyên biệt trong tổng số 4518 câu hỏi. Căn cứ vào đại từ nghi vấn trong câu, câu hỏi chuyên biệt được chia thành những dạng như sau: Câu hỏi về thực thể (chủ thể – đối tượng) Câu hỏi về thực thể thường sử dụng các yếu tố nghi vấn là: ai, gì, cái gì, con gì,…. Để hỏi vật, câu hỏi thường có yếu tố nghi vấn “gì”, và để hỏi người là yếu tố nghi vấn “ai”. Yếu tố nghi vấn dùng trong câu hỏi dạng này có vị trí khá linh hoạt, thông thường xuất hiện ở đầu và cuối câu. Khi xuất hiện ở cuối câu chúng thường đi cùng các từ: vậy, đó, nữa…. Khi phân loại câu hỏi chuyên biệt chúng tôi đã ghi nhận được 389 câu trong 2421 câu hỏi chuyên biệt. Trong hoạt động giảng dạy, giáo viên thường sử dụng câu hỏi dạng này với mục đích xác định đối tượng đang được đề cập đến trong lời giảng, bài giảng của mình. Với câu trả lời của học sinh, đối tượng đó sẽ được hiện thực hóa bằng một cái tên cụ thể hoặc một cái tên đại diện (tầng lớp, giai cấp, chức vụ,…) - Để hỏi về thực thể là người: Ví dụ (25): Trong tiết Ngữ văn 12 Cô Nguyên: Người tố giác Hạ Du, đó chính là ai? Cô Nguyên và HS (đồng thanh): Đó là chú của Hạ Du. Phát ngôn của giáo viên trong cặp thoại trên là “Người tố giác Hạ Du, đó chính là ai?”, điểm để hỏi ở đây là “ai”. Điều đó có nghĩa là hãy cho biết x, x là người, chủ thể hành động “tố giác” nêu trong câu. Ví dụ (26): Trong tiết học Lịch sử lớp 10 Cô Mỵ: Đưa ai lên nắm thực quyền? HS (im lặng) Phát ngôn của giáo viên trong ví dụ trên là “Đưa ai lên nắm thực quyền?” có nghĩa là hãy cho biết x, x là người là đối tượng của hành động “đưa”. Như vậy, trong dạng câu hỏi về thực thể, thực thể có thể là đối tượng của hành động cũng có thể là chủ thể của hành động. Vị trí của x trong câu hỏi trong cấu trúc câu này không xác định. Có thể nó ở đầu và có thể sẽ ở cuối. Nhưng thông thường khi trở thành đối tượng bao giờ cũng có một yếu tố đánh dấu sự bị động của x xuất hiện trong câu, thường là trước hay liền kề yếu tố x. Ví dụ (27): Cô Nguyên: Bên cạnh đó ta xem thái độ của mọi người đối với chiến sĩ cách mạng Hạ Du này như thế nào? Một người rất kiên cường, rất gan dạ, rất dũng cảm, xả thân vì lí tưởng nhưng đáp trả anh thái độ của mọi người đối với anh ra sao? Xin mời, mời Vy nào. HS Vy: Thưa cô là chú anh tố cáo anh (rất nhỏ) còn nhân dân (rất nhỏ). Còn mẹ anh mặc dù thương con nhưng (rất nhỏ). Cô Nguyên: Ừm, còn gì nữa nào? Còn ai nữa? Có chú anh này, có mẹ anh, có nhân dân còn ai nữa? Và thái độ của mọi người trong quán trà trong buổi sáng đó, họ bàn tán về Hạ Du và họ nghĩ về Hạ Du như thế nào? Đoạn thoại trên là trong một giờ Ngữ văn lớp 12 với tác phẩm “Thuốc” của nhà văn Lỗ Tấn. Để tìm hiểu thái độ của mọi người trong câu truyện đối với nhân vật Hạ Du, học sinh cần phải chỉ ra “mọi người” đó là ai trong câu truyện. Để giúp học sinh tìm hiểu giáo viên đã đặt câu hỏi “Còn ai nữa?”. Trong câu hỏi này “ai” là điểm hỏi mà học sinh cần đáp ứng, xong với yếu tố “còn”, “nữa” đứng ở sau cho ta biết là những nhân vật mà học sinh nêu tiếp theo sẽ bổ sung vào số nhân vật mà học sinh đã xác định hoặc nêu trước đó. Ví dụ (28): Trong một tiết Lịch sử lớp 11 Cô Mỵ: Trong xã hội Nhật Bản có mâu thuẫn giữa những tầng lớp người với nhau hông? Có. Vậy xã hội Nhật Bản sắp sửa nổ ra cái gì? Cách mạng tư sản được chưa? Về mặt chính trị thì có mâu thuẫn giữa ai với ai? HS (im lặng) Cô Mỵ: Chính trị có mâu thuẫn giữa ai với ai? HS (im lặng) Trong đoạn thoại trên với phát ngôn “Chính trị có mâu thuẫn giữa ai với ai?”, giáo viên yêu cầu học sinh phải chỉ ra thực thể là hai người ứng với vị trí của từ nghi vấn “ai” trong câu. Điều này cho ta thấy thực thể xuất hiện ở đây có thể là là một thực thể cụ thể với tên gọi hoặc là tên gọi chung đại diện một số đông người (tầng lớp, giai cấp, …) Trong giờ học, vì là giao tiếp trực tiếp nên khi giáo viên phát ngôn “Ai phân biệt cho cô hai từ đẳng cấp và giai cấp?”, học sinh có thể đáp lại bằng hành động giơ tay hoặc đứng lên thay vì nêu tên của thực thể để đáp ứng cấu trúc của câu hỏi này. - Để hỏi về thực thể là vật: Ví dụ (29): Trong tiết học Lịch sử lớp 11 Cô Mỵ: Cơ bản là sau khi học 5 cái thành phần, 5 cái tầng lớp này xong mình sẽ phải xem mâu thuẫn giữa các tầng lớp này như thế nào để tiến hành cuộc cách mạng tư sản, được chưa? Rồi, cái thứ hai là ai? HS (đồng thanh, nhỏ) Samurai. Cô Mỵ: À, Samurai. HS (cười) Cô Mỵ: Nghe như là cái gì nhở? HS (cười) Trong ví dụ trên, người giáo viên đã đưa ra một phát ngôn “Nghe như cái gì nhở?” trong đó biến tố x “cái gì” là điểm hỏi mà học sinh cần đáp ứng. Điểm hỏi này giúp học sinh xác định được thực thể mà giáo viên đang cần đáp ứng ở đây là vật – một thứ nước uống tăng lực mà cả cô và trò đều biết nên đáp lại câu hỏi của giáo viên học sinh cười. Lưu ý: “Là ai?” và “Ai?”: Đây là cấu trúc đặc biệt nó chỉ xuất hiện với điều kiện là phía trước đã có một câu hỏi với đầy đủ thành phần. Đây chỉ là sự nhắc lại mang tính chất tỉnh lược của câu hỏi ở phía trước. Trong giảng dạy vì ngôn ngữ chủ yếu là ngôn ngữ nói nên yêu cầu nhắc lại là yêu cầu đương nhiên. Và người giáo viên đôi khi không chỉ nhắc lại một lần mà thậm chí nhắc 2, 3 lần, càng về sau càng rút gọn. Nhưng sau khi nhắc 2, 3 lần không thấy được sự đáp ứng của học sinh người giáo viên thường biến hóa câu hỏi thành những câu nhỏ hơn mang tính chất gợi mở, hoặc biến hóa câu hỏi với những thành phần mở rộng giải thích bổ sung, định hướng thêm để học sinh có thể trả lời. Ví dụ (30): Trong tiết Lịch sử lớp 11 Cô Mỵ: Rồi mâu thuẫn giữa ai với ai? Mâu thuẫn giữa ai với ai? HS (xôn xao) Cô Mỵ: Rồi cái từ chính trị đây các em thấy người ta in nghiêng chưa? Mình đọc trong cái phần này. Chưa về nhà đọc gì hết. Cách đọc lướt sách nhanh làm sao? Mâu thuẫn giữa ai với ai? HS (xôn xao) Cô Mỵ: Giữa ai? HS (xôn xao) Cô Mỵ: Mâu thuẫn giữa Thiên hoàng với tướng quân Suwin được chưa? Tức là Mạc phủ. Tương tự với cấu trúc hỏi về thực thể là vật ta cũng thấy xuất hiện các cấu trúc hỏi như: “Là gì?”, “Gì?”. Cấu trúc này là cấu trúc tỉnh lược hay rút gọn của một cấu trúc hoàn chỉnh ở phía trước và nó thường xuất hiện khi giáo viên nhắc đi nhắc lại nhiều lần một câu hỏi. Ví dụ (31): Cô Mỵ: Thứ nhất là ai? HS (trả lời rất bé) Cô Mỵ: À thứ nhất là Đa-nhô. Đa-nhô là gì? Sách giáo khoa có về nhà mình đọc nhưng mình tưởng tượng Đa-nhô là cái gì? Làm cái gì ở trong xã hội phương Tây cổ đại à trung đại nhở? Là gì? HS (im lặng) Cô Mỵ: Lãnh chúa, được chưa? Câu hỏi hạn định về người, vật Câu hỏi dạng này chiếm tỉ lệ cao nhất trong số câu hỏi chuyên biệt mà chúng tôi ghi nhận được 1127/2421 câu. Khi đặt câu hỏi dạng này, giáo viên đã xác định thực thể bằng tên gọi (cụ thể hoặc đại diện) và mong muốn học sinh bổ sung thêm những thông tin đặc trưng hoặc những đặc điểm để khu biệt thực thể này với những thực thể khác. Chính vì thế các từ nghi vấn như: gì, nào,… thường xuất hiện ở cuối trong cấu trúc của câu hỏi hạn định. Ví dụ (32): Cô Mỵ: Mình là chủ của đất nước mà mình không có ăn, còn người ta phục vụ cho mình mà người ta gì? Có ăn mập ú, có đúng vậy không? HS (im lặng) Cô Mỵ: Không, bởi vì từ lâu rồi Nhật Bản cũng giống như Việt Nam thời vua Lê chúa Trịnh đấy là sao? Vua thì gì? HS (im lặng) Cô Mỵ: Không có thực quyền đúng không? Với phát ngôn “Vua thì gì?”, giáo viên muốn học sinh bằng hiểu biết về đối tượng “vua” bổ sung thêm những thông tin để làm rõ thêm về đối tượng khiến cho đối tượng này khác so với những đối tượng khác. Trong đoạn thoại trên, để tiết kiệm thời gian, giáo viên đã không ngừng lại để học sinh hồi đáp mà ngay lập tức đưa ra thông tin và yêu cầu sự xác nhận thông tin đó vì giáo viên tin chắc thông tin mà học sinh bổ sung sẽ phù hợp với thông tin mà mình đưa ra để xác nhận. Ví dụ (33): Cô Mỵ: Năm hình thá
Luận văn liên quan