Ở Việt Nam, “Chơi thể thao cho khoẻ” nói lên thể thao, trong cái nhìn chung của xã
hội, thường được liên kết với khái niệm ‘giải trí’, ‘trò chơi vận động’. hay được xem là các
hoạt động nhằm giải tỏa sức ép công việc. Thậm chí, trên báo chí, tin tức thể thao thường
nằm ở vị trí không mấy trang trọng. Tuy vậy, bất cứ một cuộc nghiên cứu xã hội học nào
cũng chỉ ra vai trò quan yếu của thể thao trong xã hội, nhất là xã hội công nghiệp . Thể thao
càng ngày càng đóng vai trò quan trọng không những trong việc rèn luyện thể chất con người
mà còn có những đóng góp nhất định cho việc nâng cao chất lượng sống của cộng đồng và
xã hội trong xu hướng chung hiện nay là giao lưu và hội nhập. Thông qua lịch sử, sự phát
triển của thuật ngữ trong các môn thể thao cũng đóng góp phần không nhỏ trong lĩnh vực xã
hội không chỉ ở khía cạnh định dạng trong ngôn ngữ mà còn ở phương diện nâng cao sức
khỏe cho cộng đồng
249 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1518 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Minh Kim Nhật
CẤU TẠO HÌNH THỨC VÀ NGỮ NGHĨA CỦA
THUẬT NGỮ THỂ THAO TIẾNG VIỆT
(so sánh với tiếng Anh)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRỊNH SÂM
Thành phố HỒ CHÍ MINH - 2010
LỜI CÁM ƠN
Luận văn này được hoàn thành là nhờ vào sự động viên, giúp đỡ đầy nhiệt tình của
Quý Thầy Cô. Với tấm lòng chân thành, học viên xin được gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến :
- Thầy TRỊNH SÂM, người đã tận tình hướng dẫn, sửa chữa sai sót về kiến thức và
phương pháp đồng thời quan tâm động viên học viên không chỉ trong thời gian học tập mà
còn cả trong thời gian hoàn thành luận văn.
- Quý Thầy Cô khoa Ngữ Văn trường ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TP. Hồ Chí Minh, quý Thầy Cô đã động viên, gợi mở nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện
thuận lợi cho học viên được học tập mở mang, trau dồi kiến thức.
- Quý Thầy Cô phòng Sau Đại Học trường ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
TP. Hồ Chí Minh, quý Thầy Cô đã giúp đỡ hổ trợ cho học viên có điều kiện được học tập tốt.
- Ban Giám Hiệu và Quý Thầy Cô Trường THPT Chuyên Năng Khiếu TDTT
NGUYỄN THỊ ĐỊNH, Quý Thầy Cô đã quan tâm chia sẻ và tạo mọi thuận lợi cho học viên .
- Các bạn cùng khóa CH 17, các bạn đã quan tâm hổ trợ và tận tình giúp đỡ rất nhiều
trong việc tìm kiếm tư liệu cho luận văn này.
Dù đã tận tâm nổ lực nhưng do sự non kém về trình độ và kinh nghiệm thực tiễn nên luận
văn còn nhiều thiếu sót. Do vậy, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô
và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 08 năm 2010
Người thực hiện luận văn
Trần Minh Kim Nhật
MỤC LỤC
3TLỜI CÁM ƠN3T ...................................................................................................................... 2
3TMỤC LỤC3T ............................................................................................................................ 3
3TBẢNG CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT3T ...................................................................................... 6
3TMỞ ĐẦU3T .............................................................................................................................. 7
3T0.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI3T ..................................................................................................................... 7
3T0.2. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI3T ........................................................................................................................... 8
3T0.3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ3T .................................................................................................. 8
3T0.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU3T ......................................................................................................... 10
3T0.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU và NGUỒN NGỮ LIỆU3T ............................................................. 11
3T0.5.1.3T 3TPhương pháp nghiên cứu3T .................................................................................................... 11
3T0.5.2. 3T 3TNguồn ngữ liệu3T .................................................................................................................. 11
3T0.6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN3T ...................................................................................................... 12
3TCHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN3T ...................................................................................... 13
3T1.1. THUẬT NGỮ3T ................................................................................................................................. 13
3T1.1.1. Định nghĩa 3T ............................................................................................................................... 13
3T1.1.2. Thuật ngữ tiếng Việt 3T ................................................................................................................ 14
3T1.1.2.1. Các tiêu chuẩn của thuật ngữ3T ............................................................................................ 14
3T1.1.2.2. Tính chính xác3T .................................................................................................................. 15
3T1.1.2.3. Tính hệ thống3T ................................................................................................................... 16
3T1.1.2.4.Tính quốc tế3T ...................................................................................................................... 18
3T1.1.2.5.Tính dân tộc3T ...................................................................................................................... 19
3T1.1.2.6.Tính ngắn gọn3T ................................................................................................................... 20
3T1.1.2.7.Tính dễ dùng 3T ..................................................................................................................... 21
3T1.1.2.8. Tính sản sinh 3T .................................................................................................................... 22
3T1.1.2.8. Một số nguyên tắc tạo lập thuật ngữ3T.................................................................................. 22
3T1.1.2.9.Quá trình hình thành thuật ngữ tiếng Việt 3T .......................................................................... 24
3T1.1.3. Thuật ngữ tiếng Anh3T ................................................................................................................ 28
3T1.1.4.Tổng quan về cấu tạo hình thức của thuật ngữ3T ........................................................................... 30
3T1.1.4.1. Thuật ngữ tiếng Việt 3T ......................................................................................................... 30
3T1.1.4.2. Thuật ngữ tiếng Anh3T ......................................................................................................... 33
3T1.1.5.Tổng quan về cấu tạo ngữ nghĩa của thuật ngữ3T .......................................................................... 37
3T1.1.5.1. Thuật ngữ tiếng Việt 3T ......................................................................................................... 37
3T1.1.5.2. Thuật ngữ tiếng Anh3T ......................................................................................................... 42
3T1.2. THUẬT NGỮ VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN3T ..................................................................... 45
3T1.2.1. Nhu cầu chuẩn hóa thuật ngữ thể thao tiếng Việt 3T ...................................................................... 46
3T1.2.1.2. Tổng quan về các bộ môn thể thao3T .................................................................................... 47
3T1.2.1.3. Nhu cầu chuẩn hóa thuật ngữ thể thao3T............................................................................... 54
3T1.2.2. Thuật ngữ thể thao trên báo chí3T ................................................................................................ 55
3T1.2.2.1. Hệ thống cách gọi tên vận động viên3T ................................................................................ 55
3T1.2.2.2. Cách sử dụng thuật ngữ trên báo 3T ....................................................................................... 56
3T1.2.3. Tiểu kết3T .................................................................................................................................... 57
3TCHƯƠNG 2 : ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ CỦA THUẬT NGỮ THỂ THAO TIẾNG
VIỆT (so sánh với tiếng Anh)3T ............................................................................................ 58
3T2.1. CẤU TRÚC HÌNH THỨC CỦA THUẬT NGỮ THỂ THAO3T.......................................................... 58
3T2.1.1. Đôi nét về cấu trúc hình thức của thuật ngữ thể thao 3T ............................................................... 58
3T2.1.2.Cấu trúc hình thức của thuật ngữ thể thao tiếng Việt 3T ................................................................. 65
3T2.1.2.1. Thuật ngữ thể thao là từ đơn3T ............................................................................................. 65
3T2.1.2.2. Thuật ngữ thể thao là từ ghép3T ........................................................................................... 67
3T2.1.3. Cấu trúc hình thức của thuật ngữ thể thao tiếng Anh3T ................................................................ 72
3T2.1.3.1. Thuật ngữ thể thao là từ đơn3T ............................................................................................. 72
3T2.1.3.2. Thuật ngữ thể thao là từ ghép3T ........................................................................................... 75
3T2.1.3.3. Thuật ngữ thể thao là cụm từ3T ............................................................................................ 78
3T2.2. CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA CỦA THUẬT NGỮ THỂ THAO3T ......................................................... 80
3T2.2.1. Đôi nét về cấu trúc ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao 3T................................................................ 80
3T2.2.2. Cấu trúc ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt 3T ............................................................... 81
3T2.2.2.1. Thuật ngữ thể thao là từ đơn3T ............................................................................................. 81
3T2.2.2.2. Thuật ngữ thể thao là từ ghép3T ........................................................................................... 82
3T2.2.2.3. Thuật ngữ thể thao là cụm từ3T ............................................................................................ 83
3T2.2.3. Cấu trúc ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Anh3T ............................................................... 83
3T2.2.3.1. Thuật ngữ thể thao là từ đơn3T ............................................................................................. 83
3T2.2.3.2. Thuật ngữ thể thao là từ ghép3T ........................................................................................... 85
3T2.2.3.3. Thuật ngữ thể thao là cụm từ3T ............................................................................................ 86
3T2.3. TIỂU KẾT3T....................................................................................................................................... 87
3TKẾT LUẬN3T ........................................................................................................................ 88
3T ÀI LIỆU THAM KHẢO3T ................................................................................................. 91
3TPHU LỤC3T ........................................................................................................................... 95
3TPHỤ LỤC 13T ........................................................................................................................................... 95
3TPHỤ LỤC 23T ......................................................................................................................................... 137
3TPHỤ LỤC 33T ......................................................................................................................................... 179
3TPHỤ LỤC 43T ......................................................................................................................................... 182
BẢNG CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
STT NỘI DUNG Tiếng VIỆT Tiếng ANH
1. Vận động viên VĐV
2. Danh từ (dt) (n)
3. Động từ (đgt) (v)
4. Tính từ (tt) (adj)
5. Cụm từ (ct) (phr)
6. Cụm từ cố định (ctcđ) (exp)
7. Ghép chính phụ (gh C-P) (cn)
8. Ghép đẳng lập (gh ĐL) (cn)
MỞ ĐẦU
0.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ở Việt Nam, “Chơi thể thao cho khoẻ” nói lên thể thao, trong cái nhìn chung của xã
hội, thường được liên kết với khái niệm ‘giải trí’, ‘trò chơi vận động’... hay được xem là các
hoạt động nhằm giải tỏa sức ép công việc. Thậm chí, trên báo chí, tin tức thể thao thường
nằm ở vị trí không mấy trang trọng. Tuy vậy, bất cứ một cuộc nghiên cứu xã hội học nào
cũng chỉ ra vai trò quan yếu của thể thao trong xã hội, nhất là xã hội công nghiệp . Thể thao
càng ngày càng đóng vai trò quan trọng không những trong việc rèn luyện thể chất con người
mà còn có những đóng góp nhất định cho việc nâng cao chất lượng sống của cộng đồng và
xã hội trong xu hướng chung hiện nay là giao lưu và hội nhập. Thông qua lịch sử, sự phát
triển của thuật ngữ trong các môn thể thao cũng đóng góp phần không nhỏ trong lĩnh vực xã
hội không chỉ ở khía cạnh định dạng trong ngôn ngữ mà còn ở phương diện nâng cao sức
khỏe cho cộng đồng.
Sự phát triển của thể thao trong mỗi quốc gia luôn sánh đôi với việc sử dụng bản ngữ
trong huấn luyện, thi đấu hay kỹ thuật nhằm đảm bảo tính chính xác với vận động viên và sự
hiểu biết phổ cập trong khán thính giả. Đã qua thời gian mà ta phải chấp nhận “oẳn, tù, tì”
(một, hai, ba [one, two, three])(tiếng Anh) hay ‘nu, manh, tết’ (ném biên, bóng chạm tay, đội
đầu [nouer, main, tête]) bởi đó chỉ là những từ vay mượn từ tiếng nước ngoài (tiếng Pháp).
Trong quá trình phát triển để hội nhập thế giới, thể thao đòi hỏi tính chuyên nghiệp.
Xây dựng thuật ngữ thể thao cũng là một trong các vấn đề bức thiết cho sư phát triển của các
bộ môn thể thao trong yêu cầu chung của xã hội. Sự phát triển của thuật ngữ thể thao chịu
ảnh hưởng của xã hội, phản ánh xã hội và ngược lại thuật ngữ thể thao cũng tác động làm
phong phú thêm ngôn ngữ trong xã hội. Nhìn một cách khái quát, ngôn ngữ thể thao được
thể hiện trong các điều lệ, quy định, tổ chức thi đấu, trong các tài liệu chuyên ngành thể thao.
Là một người chuyên giảng dạy môn tiếng Anh trong một số trường năng khiếu Thể
Dục Thể Thao ở thành phố Hồ Chí Minh, bản thân người viết cũng thường không ít lúng
túng khi gọi tên các bộ môn cụ thể, các động tác cụ thể; điều này cũng thường xảy ra với các
huấn luyện viên, các vận động viên. Đôi khi thuật ngữ thể thao như là một thứ biệt ngữ, chỉ
được giao tiếp trong phạm vi hẹp. Ngoài phạm vi ấy, hầu như mọi người đều xa lạ. Rồi giữa
các hình thức vay mượn và các từ ngữ tiếng Việt ví dụ như “elbow” và “khu vực góc sân”
trong môn bóng rổ thì nên chọn từ ngữ nào. “elbow” súc tích ngắn gọn, trong khi “khu
vực góc sân”, nếu giải thích thì là “ nơi tiếp giáp cạnh của khu vực trước rổ với vạch ném
phạt”rõ ràng hình thức trước có nhiều ưu thế. Nhìn chung, thuật ngữ thể thao cần phải
được sưu tập, phân loại và phân tích trên nhiều phương diện.
Từ tất cả những điều trình bày trên, chúng tôi mạnh dạn chọn “Cấu trúc hình thức và
ngữ nghĩa của thuật ngữ thể thao tiếng Việt (so sánh với
tiếng Anh) “ là đề tài nghiên cứu.
0.2. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Theo từ điển tiếng Việt do Trung Tâm Tự Điển Học, Vietlex xuất bản thì: “ thể thao,
những hoạt động nhằm nâng cao thể lực, sức khỏe cho con người, thường tổ chức thành các
hình thức trò chơi, luyện tập, thi đấu theo những nguyên tắc nhất định.” (tr.1202)
Như vậy, khái niệm thể thao trong “hình thức cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ thể
thao tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)” còn khá rộng, cần thiết phải tiếp tục minh định giới
hạn.
Phạm vi của đề tài này được khuôn định như sau, thuật ngữ thể thao được sưu tập
trong năm bộ môn cụ thể gồm :
- Điền kinh (Track and Field)
- Bóng chuyền (Volleyball)
- Bóng rổ (Basketball)
- Bóng đá (Soccer, Football)
- Bóng ném (Handball)
0.3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
So với các ngành nghiên cứu khác, ngành nghiên cứu về thuật ngữ tiếng Việt lại gắn
liền sâu sắc với quá trình hình thành các ngành khoa học. Như ta biết, trước 1945, có rất
nhiều học giả nghi ngờ về khả năng biểu đạt các khái niệm khoa học của tiếng Việt. Và có
thể nói, sự phát triển của thuật ngữ gắn liền với sự phát triển của chữ quốc ngữ, với nhiều bộ
môn khoa học khác nhau. Lúc đầu, một số nhà trí thức như Dương Quảng Hàm, Vũ Công
Nghi, Trương Văn Thịnh, Nguyễn Triệu Luật, Đinh Gia Trinh, Lê văn Kim thống nhất chủ
trương :
- Khởi xướng việc tạo ra thuật ngữ khoa học bằng tiếng Việt và đẩy mạnh việc phổ
biến chúng trên báo chí.
- Thông qua việc thảo luận trên báo chí, thông qua các quan điểm khoa học khác nhau,
có thể lựa chọn các giải pháp làm cho hệ thống thuật ngữ phong phú và giữ được đặc tính
của tiếng Việt.
Trong quá trình đó, có thể kể “Danh từ khoa học” của Hoàng Xuân Hãn xuất bản năm
1942 là một cột mốc quan trọng, đánh dấu sự lớn mạnh về nhiều mặt của giới khoa học Việt
Nam, trong đó có việc làm chủ các khái niệm khoa học bằng tiếng mẹ đẻ. Trong cuốn sách
này, tác giả đã xác lập được tám điểm cơ bản về “tính cách của một danh từ khoa học”.
Kế đến là sự ra đời của báo Khoa Học (1942) do Ông Nguyễn Xiển chủ trương. Đây là
tờ báo tập hợp được phần lớn các nhà khoa học trong Nam ngoài Bắc kể cả Việt kiều ở nước
ngoài. Các bài viết trên báo này, một mặt cung cấp những nhận thức về lý thuyết, mặt khác
cũng dành nhiều thời gian cho những phân tích cụ thể đối với từng thuật ngữ cụ thể.
Năm 1964, ở miền Bắc, Hội Đồng Khoa Học về thuật ngữ thuộc
Ủy ban Khoa Học Nhà Nước được thành lập. Từ đây hàng loạt từ điển thuật ngữ ra đời như :
- Danh từ sinh vật học Nga-Việt 1962
- Danh từ toán học Nga-Việt 1963
- Danh từ địa lý Nga-Việt 1963
- Danh từ y dược Pháp-Việt 1964
- Thuật ngữ tâm lý và giáo dục Nga-Pháp-Việt 1967
- Thuật ngữ ngôn ngữ học Nga-Việt 1970
- Từ điển kỹ thuật tổng hợp Nga-Việt 1975
Nhìn chung, các công trình trên chủ yếu là căn cứ vào một từ điển nước ngoài như tiếng
Nga, tiếng Pháp rồi dịch đối chiếu các từ ấy ra tiếng Việt. Cần thấy vào những năm thuộc
thập niên 70, hàng loạt tạp chí chuyên ngành ra đời ở miền Bắc cũng góp phần làm phong
phú thêm vốn thuật ngữ khoa học.
Ở miền Nam, đáng chú ý là một số công trình về thuật ngữ của Lê Văn Thới, Nguyễn văn
Dương bàn về “Nguyên tắc phiên dịch danh từ chuyên môn tiếng nước ngoài” (xuất bản năm
1964). Ngoài ra còn có thể kể đến các ý kiến của các nhà khoa học đăng trên các tạp chí
Bách Khoa như : Phạm Hoàng Hộ, Trần Kim Thạch, Vũ Văn Mẫu, Đào Trọng Dương...
Trong điều kiện đất nước đã thống nhất, vào cuối các năm 1979-1980, Ủy Ban Khoa
Học Xã Hội Việt Nam, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã liên tiếp tổ chức nhiều cuộc hội thảo
bàn về thuật ngữ, tổ chức tại Hà Nội, Tp. HCM và Tp. Huế. Trên cơ sở các hội nghị này, “
Một số quy định về chính tả trong sách giáo khoa cải cách giáo dục” được công bố vào tháng
11 năm 1980, do phó chủ nhiệm Ủy Ban Khoa Học Xã Hội Việt Nam Phạm Huy Thông và
Thứ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Võ Thuần Nho ký. Tiếc rằng các quy định này chưa
thật sự đi vào cuộc sống.
Sau đó, vào những năm đất nước đổi mới, cùng với sự phát triển của nhiều ngành, một
số từ điển thuật ngữ nhất là từ điển khoa học ra đời. Trên tạp chí Ngôn Ngữ rải rác có một số
bài viết nhận xét về hệ thống thuật ngữ như Tài Chính-Kế Toán, Ngân Hàng, thuật ngữ về
thương mại, tài chính .
Theo khảo sát chưa đầy đủ của chúng tôi thì hình như chưa có một công trình nào bàn
về thuật ngữ Thể Dục Thể Thao, đối tượng khảo sát chính của luận văn này.
Trên cơ sở thừa hưởng kết quả nghiên cứu của các công trình đi trước, luận văn này sẽ
khảo sát các hệ thống thuật ngữ thể thao của năm bộ môn đã xác định một cách hệ thống.
0.4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các đặc điểm về cấu tạo hình thức và ngữ nghĩa
của thuật ngữ thể thao tiếng Việt, so sánh với các thuật ngữ thể thao tiếng Anh trong các bộ
môn điền kinh, bóng rổ, bóng chuyền,bóng đá, bóng ném. Các thuật ngữ này thuộc hệ thống
lớn (thể thao) hay các hệ thống nhỏ (bộ môn cụ thể) có thể là tên gọi các động tác, các từ ngữ
thường dùng trong chỉ đạo kỹ thuật thi đấu hay huấn luyện, các từ ngữ thường xuất hiện trên
các báo hay tạp chí thể thao tiếng Việt và tiếng Anh.
Thử xem qua một mục thông tin nhỏ của Thông T