Luận văn Cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của phương thức thay thế từ vựng trong Tiếng Việt

Vào thời cổ đại, một số nhà ngôn ngữ học đã quan niệm ngữ pháp học lâu nay chỉ gói gọn trong hai phần đó là: lý thuyết về từ và lý thuyết về câu. Tức mọi người chỉ thừa nhận câu là đơn vị ngữ pháp cao nhất, không có đơn vị nào có cấp bậc cao hơn câu, kể cả nhóm các câu kết hợp lại với nhau. Như nhà ngôn ngữ học người Pháp là E. Benvensite đã khẳng định: “ Nhóm các câu không tạo nên một đơn vị bậc cao hơn so với câu. Cấp độ ngôn ngữ nằm trên cấp độ vị từ, tức cấp độ câu là không có” [ 38, tr8]. Và cứ theo quan niệm như trên, một thời gian dài các nhà ngôn ngữ đã bằng lòng với việc nghiên cứu ngữ pháp học chỉ là dừng lại ở giới hạn câu. Thế nhưng cùng với năm tháng, quan niệm cho rằng câu là đơn vị cao nhất đã bộc lộ nhiều hạn chế. Đây cũng chính là cơ hội để sang giữa trước và nửa sau thế kỷ hai mươi, một số quan niệm về việc có đơn vị lớn hơn câu đã dần xuất hiện và gây nhiều tranh luận. Cuối cùng, đã hình thành một bộ môn mới có tên gọi là Ngữ pháp văn bản. Nó thực sự xua đi những quan niện về việc ngự tri cao nhất của câu trong ngôn ngữ học. Thăng trầm trong suốt mấy mươi năm, mãi tới những năm 70 của thế kỷ XX, ngôn ngữ học văn bản mới thực sự phát triển rầm rộ. Lĩnh vực ngôn ngữ học văn bản đã ngày càng thu hút được nhiều sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Phạm vi cũng như nội dung nghiên cứu cũng ngày càng trở nên phong phú.

pdf142 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1638 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của phương thức thay thế từ vựng trong Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH -------------------------- BÙI THỊ THÚY HẰNG CẤU TRÚC, NGỮ NGHĨA, NGỮ DỤNG CỦA PHƯƠNG THỨC THAY THẾ TỪ VỰNG TRONG TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH ------------------------------- BÙI THỊ THÚY HẰNG CẤU TRÚC, NGỮ NGHĨA, NGỮ DỤNG CỦA PHƯƠNG THỨC THAY THẾ TỪ VỰNG TRONG TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRỊNH SÂM TP. HỒ CHÍ MINH- NĂM 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH ------------------------------- BÙI THỊ THÚY HẰNG CẤU TRÚC, NGỮ NGHĨA, NGỮ DỤNG CỦA PHƯƠNG THỨC THAY THẾ TỪ VỰNG TRONG TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 60 22 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRỊNH SÂM TP. HỒ CHÍ MINH- NĂM 2009 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Vào thời cổ đại, một số nhà ngôn ngữ học đã quan niệm ngữ pháp học lâu nay chỉ gói gọn trong hai phần đó là: lý thuyết về từ và lý thuyết về câu. Tức mọi người chỉ thừa nhận câu là đơn vị ngữ pháp cao nhất, không có đơn vị nào có cấp bậc cao hơn câu, kể cả nhóm các câu kết hợp lại với nhau. Như nhà ngôn ngữ học người Pháp là E. Benvensite đã khẳng định: “ Nhóm các câu không tạo nên một đơn vị bậc cao hơn so với câu. Cấp độ ngôn ngữ nằm trên cấp độ vị từ, tức cấp độ câu là không có” [ 38, tr8]. Và cứ theo quan niệm như trên, một thời gian dài các nhà ngôn ngữ đã bằng lòng với việc nghiên cứu ngữ pháp học chỉ là dừng lại ở giới hạn câu. Thế nhưng cùng với năm tháng, quan niệm cho rằng câu là đơn vị cao nhất đã bộc lộ nhiều hạn chế. Đây cũng chính là cơ hội để sang giữa trước và nửa sau thế kỷ hai mươi, một số quan niệm về việc có đơn vị lớn hơn câu đã dần xuất hiện và gây nhiều tranh luận. Cuối cùng, đã hình thành một bộ môn mới có tên gọi là Ngữ pháp văn bản. Nó thực sự xua đi những quan niện về việc ngự tri cao nhất của câu trong ngôn ngữ học. Thăng trầm trong suốt mấy mươi năm, mãi tới những năm 70 của thế kỷ XX, ngôn ngữ học văn bản mới thực sự phát triển rầm rộ. Lĩnh vực ngôn ngữ học văn bản đã ngày càng thu hút được nhiều sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Phạm vi cũng như nội dung nghiên cứu cũng ngày càng trở nên phong phú. Việc làm đầu tiên, khi các nhà nghiên cứu bước chân vào một mảnh đất mới và màu mở như ngữ pháp văn bản là họ phải tìm hiểu những yếu tố nào làm kết dính các câu, các nhóm câu để chúng tạo nên một văn bản hoàn chỉnh và thống nhất. Nếu như Nguyễn Tài Cẩn và N. V. Stankevich đã nhận định: 1 “ [] Hoàn toàn có thể cho rằng chỉ với câu thì ta mới bắt đầu bước chân vào địa hạt của thông báo.”. Như vậy, theo ông, thì câu chưa đủ năng lực để thể hiện hết vai trò làm chức năng thông báo, hay còn gọi là chức năng giao tiếp mà phải cần đến một đơn vị cao hơn đó là văn bản. Để truyền đạt một lượng thông tin đầy đủ và chính xác, các câu và các nhóm câu phải xác lập vị trí quan yếu của mình, chứ không đơn thuần xem nó như là sự kết hợp theo kiểu cộng các câu lại với nhau để tạo nên văn bản. Thế nhưng, nếu để ý chúng ta đều thấy rất rõ rằng, giữa các câu trong một văn bản mà không có sự liên kết chặt chẽ trước sau thì chúng ta nên xem xét lại, liệu nó đã đủ tư cách để trở thành văn bản chưa? Vì chính sự thiếu gắn kết của các câu là nguyên nhân làm cho văn bản rời rạc hay nói cách khác là không bảo đảm được tính thống nhất và trọn vẹn chủ đề-một yêu cầu cần có của một văn bản mạch lạc. Qua đây, chúng ta cũng phần nào thấy được vai trò rất quan trọng của tính liên kết. Khi nói đến tính liên kết, chúng ta thường nhắc đến liên kết nội dung hay còn gọi là tính mạch lạc và liên kết hình thức hai mặt này luôn tồn tại song song và nó cũng là dấu hiệu để phân biệt văn bản với phi văn bản. Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến liên kết về hình thức, tức là các phép liên kết được đánh dấu bằng các phương tiện ngôn ngữ. Trong một văn bản, không phải đơn thuần sử dụng một phép liên kết là có thể nói nó đã góp phần tạo lập văn bản, mà để có một văn bản, người nói, người viết phải sử dụng rất nhiều các phương tiện liên kết. Và tùy vào nội dung của văn bản mà người tạo lập văn bản sử dụng phép liên kết nào, để nhằm mục đích tránh cho văn bản rườm rà, lủng củng và dài dòng không cần thiết. Và nếu có phép liên kết nào được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần thì chúng ta phải tự hiểu là tác giả đang có ý nhấn mạnh về một nội dung nào đó hay một nhân vật nào đó. 2 Đọc qua khá nhiều tác phẩm, chúng tôi nhận thấy trong hầu hết các văn bản có các phép liên kết như: phép nối và phép thế (thế đại từ) là được sử dụng phổ biến và xuyên suốt trong một văn bản. Vd : Chúng ta vừa qua Sa Pa, bác không nhận ra ư? - Người lái xe bỗng nhiên lại hỏi. - Có. Tôi có nhận ra. Sa Pa bắt đầu với những rặng đào. Và với những đàn bò lang cổ có đeo chuông ở các đồng cỏ trong lũng hai bên đường. Chỗ ấy là Tả Phình phải không bác? – Nhà họa sĩ trả lời. - Vâng. Bác không thích dừng lại Sa Pa à? - Thích chứ, thích lắm. Thế nào tôi cũng về ở hẳn đấy. Tôi đã định thế. Nhưng bây giờ chưa phải lúc. - Bác sợ Sa Pa buồn chứ gì? Nhà họa sĩ phá lên cười: - Buồn thì ai mà chả sợ? Nó như con gián gặm nhấm người ta? Tốt hơn là tránh nó để làm việc đời. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) Từ dùng để nối giữa các câu là: “và”, “nhưng” Các đại từ được dùng làm phương tiện liên kết trong phép thế là: “Tôi”, “bác” thay thế cho “Nhà họa sĩ”; “đấy” thay cho “Sa Pa”; “Thế” thay cho một mệnh đề “tôi cũng về ở hẳn đấy”; “nó” thay cho tính từ “buồn”. Như vậy, điều làm nên một văn bản, với tư cách là một đơn vị giao tiếp trước hết là liên kết. Mỗi một phép liên kết thì đóng một vai trò, chức năng riêng biệt. Phép liên kết thay thế cũng vậy. Xuất hiện với tư cách là một phương tiện 3 dùng để liên kết và tránh sự lặp lại trong một văn bản, phép thế (hay còn gọi là phép thay thế) xuất hiện gần như trong tất cả các văn bản. Nó được xem là một phương tiên liện kết quan trọng và là sự lựa chọn thường nhật của người viết, người tạo lập văn bản. Từ trước đến nay, trong ngôn ngữ học chúng ta chỉ thường được nghe đến phép thế, với cách gọi này nó mang nghĩa thay thế ở một phạm vi tương đối rộng và ranh giới của nó là khá mơ hồ. Còn với tên gọi liên kết thay thế từ vựng, đã vô hình chung giới hạn cho chúng ta biết giới hạn phạm vi thay thế của nó là chỉ ở cấp độ từ và ngữ. Tuy vậy, cũng còn có rất nhiều vấn đề bên trong cần được làm rõ. Chẳng hạn, việc thay thế giữa các từ ngữ ở câu trước và câu sau hay giữa đoạn văn này với đoạn văn khác thường xuyên có sự lặp lại, vậy có thể tạo nên một cấu trúc hay một mô hình chung nào không? Những cấu trúc khác nhau liệu sẽ kéo theo các quan hệ ngữ nghĩa khác nhau không? Hay sự thay thế giữa các từ chịu ảnh hưởng như thế nào của ngữ cảnh. Vai trò của ngữ cảnh trong việc thay thế các từ ngữ này ra sao? Và thực chất chức năng thay thế trong tổ chức văn bản là gì? Chính vì những lý do trên, mà chúng tôi đã chọn : “ Cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của phép liên kết thay thế từ vựng trong tiếng Việt” làm đề tài nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề Trước đây, khi mọi người chưa nhận ra vai trò của các phương tiện liên kết trong quá trình xây dựng một đơn vị ở cấp độ trên câu, đó là văn bản thì họ vẫn cho rằng câu là đơn vị lớn nhất, không có đơn vị nào lớn hơn câu. Cụ thể là quan niệm của nhà ngôn ngữ học người Pháp E. Benveniste: “Nhóm các câu không tạo nên một đơn vị bậc cao hơn so với câu. Cấp độ ngôn ngữ nằm trên cấp độ vì 4 từ là không có” [38]. Nhưng sau nhiều quan niệm đưa ra có tính thuyết phục cao để chứng minh được sự có mặt của một đơn vị trên câu được gọi là văn bản (text) hay diễn ngôn (discourse). Đơn vị này, gắn liền với ngôn ngữ học văn bản hay phân tích diễn ngôn. Bộ môn này, nghiên cứu những vấn đề gì hay nói cách khác nội dung mà nó quan tâm là những nội dung như thế nào? Có thể nói, trong rất nhiều vấn đề thuộc về Ngữ pháp văn bản thì trong đó hiện tượng đầu tiên được giới ngôn ngữ học văn bản chú ý đến là: việc văn bản không phải là một phép cộng đơn thuần của các câu. Giữa các câu trong văn bản có những sợi dây liên hệ chặt chẽ. “Những sợi dây này kéo dài từ câu nọ sang câu kia nhiều đến nỗi tạo nên một mạng lưới dày đặc, trong đó mỗi câu riêng biệt gắn bó chặt chẽ với những câu còn lại” [ dẫn theo Moskal’skaja 1981, tr5] [ 38, tr 13]. Như vậy, giữa các câu có những sợi dây liên hệ chặt chẽ ở đây được hiểu là sự liên kết. Ngay từ khi có bộ môn Ngữ pháp văn bản thì tính liên kết đã được nghiên cứu, trong đó được khảo sát sớm hơn hết là hiện tượng “lặp” hoặc “điệp”. Lúc ấy, khái niệm này được hiểu còn tương đối rộng rằng trong “lặp” còn bao gồm việc lặp các từ cùng gốc, lặp cấu tạo từ, thế bằng đại từ, bằng từ đồng nghĩa. Dễ thấy, vào thời điểm ấy, thế bằng đại từ và thế bằng đồng nghĩa được xem là thuộc về hiện tượng lặp. Và sau này, khi ngữ pháp văn bản đã phát triển, nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu hơn thì các yếu tố trong hiện tượng lặp ở trên được tách ra là phương thức “lặp” và phương thức “thế”. Vì đề tài, là tìm hiểu về phương thức thay thế từ vựng nên đây sẽ là chủ đề chúng tôi dành cho nó một sự quan tâm đặc biệt. Với sự xuất hiện trong mối quan hệ với các phương thức khác, phương thức thế sau này được nghiên cứu tuy cũng không được cụ thể thành một phương thức lớn hoàn toàn tách biệt với các phương thức khác, nhưng nằm rãi rác trong các 5 sách ngữ pháp văn bản hay khi nghiên cứu về một phép liên kết nào đó, nó cũng được các nhà ngôn ngữ nhắc đến như một phương thức nằm trong cùng một hệ thống các phép liên kết khác. Cụ thể: Như trong luận án tiến sĩ với tên đề tài “So sánh các biện pháp liên kết từ vựng trong văn bản tiếng Việt và tiếng Anh”, ở chương hai Nguyễn Phú Thọ (2007) đã liệt kê các phương thức liên kết trong tiếng Việt, trong đó có phương thức thế để đối chiếu với cùng phương thức trong tiếng Anh. Trong phần giới thiệu về phương thức này hay còn gọi là phép thế, tác giả đã trình bày có ba loại thế: thế danh từ, thế động từ và thế mệnh đề. Trong thế danh từ chỉ ra có: phương tiện thế là đại từ chỉ ngôi, phương tiện thế là đại từ chỉ không gian, đại từ chỉ định, đại từ chỉ loại. Dễ thấy cách phân loại này, ảnh hưởng rất lớn từ M.A.K Halliday & R. Hasan (1976). Có thể nói, luận án chỉ nhắc lại những kiến thức đã được nêu như trong các sách nghiên cứu đã nhắc đến về phép thế mà không có một hướng phân tích nào khác để đi sâu hơn về phương thức này. Cũng vì phạm vi đề tài nên hướng đi của luận án không thể có cách làm khác khi nói về phép thế. Trong các sách về ngữ pháp văn bản, không thể thiếu việc nêu ra các phương thức liên kết và trong đó không thể không nhắc đến phương thức thế. Như trong cuốn “Dẫn luận ngữ pháp chức năng” của M.A.K Halliday ông đã để phép tỉnh lược song hành với phép thay thế. Ông có nêu: yếu tố thay thế được dùng như là một phương tiện chiếm chỗ, chỉ ra thành phần nào đó bị lược bỏ ở chỗ nào và chức năng ngữ pháp của nó là gì [ 28, tr 505]. Theo ông, thế có ba loại: thế bằng cú hay còn gọi là mệnh đề (so và not), thế động từ (do, does, did) và thế danh từ (one/ones, same). Ông còn cho rằng tỉnh lược chẳng qua là thay thế ở vị trí đó một yếu tố zêro. 6 Một nhà ngôn ngữ học có nhiều đóng góp cho việc tìm hiểu về hệ thống liên kết trong tiếng Việt, cụ thể là các phương tiện liên kết, phải nhắc đến Trần Ngọc Thêm. Trong cuốn “Hệ thống liên kết văn bản trong tiếng Việt”, khi đề cập đến phương thức thay thế, ông đã chỉ ra hai loại phép thế là thế đồng nghĩa và thế đại từ. Thế đồng nghĩa ông xếp vào phương tiện liên kết cho cả ba loại phát ngôn là: phát ngôn tự nghĩa, pháp ngôn hợp nghĩa và ngữ trực thuộc. Còn thế đại từ chỉ thuộc về phát ngôn hợp nghĩa hay phương thức liên kết hợp nghĩa. Trong phép thế đồng nghĩa ông lại phân chia ra theo nhiều tiêu chí, thứ nhất là theo độ phức tạp của hai yếu tố liến kết có: cả hai là từ (gồm: thế đồng nghĩa từ điển và thế đồng nghĩa lâm thời), ít nhất có một là cụm từ (gồm: thế đồng nghĩa phủ định và thế đồng nghĩa miêu tả); thứ hai theo độ ổn định của quan hệ đồng nhất có: thế ổn định (gồm: thế đồng nghĩa từ điển và thế đồng nghĩa phủ định), thế không ổn định (gồm: thế đồng nghĩa lâm thời và thế đồng nghĩa miêu tả ). Như vậy, có thể nói được rằng, trên cứ liệu tiếng Việt, Trần Ngọc Thêm là người tiên phong trong việc nghiên cứu về hệ thống liên kết nói chung và phép thế nói riêng. Với G. Brown –G Yule, hai tác giả này nêu lên quan niện về thay thế dựa trên quan niệm của Halliday & Hasan. Cụ thể: “Halliday&Hasan thừa nhận một mô hình rất đơn giản về đồng-quy chiếu. Họ chủ trương một quan điểm thay thế đơn giản ở những nơi mà một biểu thức có thể được thay thế một cách đơn giản bằng một biểu thức khác trong văn bản” [ 18 , tr 312]. Theo cách hiểu này, thì sự thay thế diễn ra không có gì quá phức tạp theo lý giải của M.A.K Halliday đã nêu trong “Cohesion in English”, thực chất hai ông cũng tán đồng ý kiến của Halliday&Hasan là có thể thay thế yếu tố này bằng một yếu tố khác trong văn 7 bản. Cách hiểu về phương thức thay thế của G. Brown –G Yule chỉ đơn giản là như vậy. Diệp Quang Ban trong cuốn “Văn bản và liên kết trong tiếng Việt”, đã hệ thống hóa các quan điểm của M.A.K Halliday & R. Hasan và của Trần Ngọc Thêm về hệ thống các phương tiện liên kết. Quan niệm của Diệp Quang Ban về phương thức thế cụ thể như sau: đầu tiên ông xếp phép thế theo cách trình bày của Trần Ngọc Thêm là nó thuộc vào liên kết hình thức trong sự so sánh với liên kết nội dung. Sau đó, ông lại trình bày một phép thế nữa theo cách hiểu của chính tác giả, đó là phép thế cùng với các phương thức khác như: Phép quy chiếu, phép tỉnh lược, phép nối phép liên kết từ vựng là thuộc về “phi cấu trúc tính” để phân biệt với tên gọi Liên kết hình thức và liên kết nội dung. Đây là cách hiểu theo quan niệm của Halliday & Hasan. Như vậy, có không ít các công trình đã nghiên cứu về phương thức thay thế, nhưng hầu hết đều chỉ xem đây chỉ là một phương thức như bao phương thức khác có cùng một vai trò là liên kết trong văn bản và để tạo lập văn bản. Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy được chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu ba bình diện cơ bản của phép thế như cách hình dung của luận văn này. Trên cơ sở kế thừa thành quả của các công trình đi trước, luận văn của chúng tôi đứng ra nghiên cứu và khảo sát cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng một cách hệ thống và toàn diện. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng khảo sát của luận văn này là phương thức thay thế từ vựng. Nói rõ hơn, tất cả các phương tiện thay thế ở cấp độ từ như: thay thế đại từ (nhân xưng, chỉ xuất), thay thế không phải đại từ như: thế bằng từ gần nghĩa, đồng nghĩa, hàm nghĩađều thuộc phạm vi khảo sát của chúng tôi. Và liên kết có thể bao gồm các phát ngôn nằm gần nhau hoặc xa nhau hoặc có thể là thay thế cho 8 cả đoạn văn, tùy theo chức năng cụ thể. Như vậy, phép thay thế theo cách hình dung của chúng tôi là bao gồm cả thay thế (substituation) và phối hợp từ vựng (lexcical cohension) theo quan niệm của M.A.K Halliday & R. Hasan (1976). 3.2 Do phạm vi của một luận văn thạc sĩ, những khảo sát của chúng tôi được khái quát từ 500 ví dụ được sưu tập. Và chúng tôi rất lấy làm tiếc là chưa đi sâu miêu tả sự khác biệt của phương thức thế từ vựng giữa các phong cách chức năng ngôn ngữ, mà bước đầu chỉ nhận diện, phân loại và miêu tả một cách chung nhất. 4. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn này, chúng tôi đã định hướng một số phương pháp nghiên cứu như sau: a, Phương pháp phân tích diễn ngôn: tất cả ngữ liệu đều được xem xét trong những ngữ cảnh cụ thể, và trong một chừng mực nhất định, xuất phát điểm để phân tích ngôn ngữ không chỉ bó hẹp ở phạm vi thụ ngôn và cả trong lĩnh vực phát ngôn. b, Phương pháp hệ thống cấu trúc: phép thay thế từ vựng là một hệ thống bao gồm nhiều tiểu hệ thống với những cấu trúc đan cài vào nhau và tùy theo các mối quan hệ hoặc bên trong hoặc bên ngoài mà có thể tạm thời phân xuất để làm nổi rõ một đặc điểm nào đó của chúng. c, Phương pháp phân tích ngữ cảnh: ngữ liệu được xem xét trong tổng thể của các đặc điểm của một phương tiện trong quá trình hành chức; ngữ liệu gắn kết với môi trường. 9 5. Đóng góp của luận văn Như đã xác định, luận văn không có tham vọng giải quyết những vấn đề của lý thuyết mà chỉ đặt ra cho mình một mục đích khiêm tốn: a, Góp phần xác lập rõ hơn phép thay thế từ vựng trên ba bình diện: cấu trúc, ngữ nghĩa và ngữ dụng. b, Từ đó hy vọng rút ra được một số nhận xét thực tế về vai trò của phương thức này trong việc tạo ra sự mạch lạc, liên kết cho văn bản. 6. Bố cục Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn tập trung ở hai chương: Chương 1: Liên kết và liên kết thay thế Chương này trình bày những tri thức đại cương mà khi khảo sát phương thức thay thế không thể không nhắc đến. Đây là phần lý thuyết, xuất phát điểm để luận văn dựa vào mô tả một cách chi tiết ở những phần tiếp theo. Chương 2: Phương thức thay thế từ vựng trong tiếng Việt. Chương này tập trung khảo sát các mặt cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của phép thế tiếng Việt qua việc phân tích những ngữ liệu cụ thể. 10 CHƯƠNG 1: LIÊN KẾT VÀ LIÊN KẾT THAY THẾ 1.1. Mạch lạc và liên kết 1.1.1 Mạch Lạc (Coherence) Chúng ta hãy xem xét một ví dụ (1) sau: “ Cái giống cỏ hoang sống đến khốc liệt và dai dẳng (1). Còn những ngày chang chang nắng, nắng tưởng vỡ mặt người, nắng như nung như đốt, lá quằn quại lả đi nhưng cỏ không hề biết đến cái chết, giấu mình trong đất trong nhau (2). Tôi từng ngạc nhiên đi trên núi trọc Tây Bắc hằng ngày đường, đá sừng sững đá, bỗng hoa mắt gặp từng bụi cỏ mọc cheo leo sườn vực, như suốt đời tự nhiên ở đấy, không cần ai biết, không thiết ai chăm (3). Lá cỏ gặp mưa khỏi nói, ào ạt bung mạnh, xanh ngăn ngắt, non mỡ màng (4).” Văn bản trên đã thể hiện tính mạch lạc hay chưa? Và làm thế nào để xác định được tính mạch lạc của đoạn văn? Trong cuốn “ Từ điển tu từ-phong cách, thi pháp học” của Nguyễn Thái Hòa, ông có nêu: Trong các văn bản ( khoa học, nghệ thuật chính luận) mạch văn phải được ưu tiên hàng đầu. Đó là: - Tính liên tục về thời gian ( tuyến tính) của lời nói. - Tính lôgic của tư duy: Xếp đặt sự kiện theo chiều hướng nào, ví dụ: nhân-> quả ( quả-> nhân), dữ kiện -> kết luận ( kết luận -> dữ kiện), tóm lại là trật tự lập luận hàm ẩn hay hiển ngôn - Tính hiệu lực của cảm xúc: nhằm gây một ấn tượng duy nhất, thống nhất [tr136]. Còn trong cuốn “ Văn bản và liên kết trong tiếng Việt” của Diệp Quang Ban, thì lại đưa ra một số hướng xác định như sau: 11 - Mạch lạc thể hiện trong tính thống nhất đề tài- chủ đề. - Mạch lạc thể hiện trong tính hợp lôgic của sự triển khai mệnh đề. - Mạch lạc thể hiện trong trình tự hợp lôgic giữa các câu (mệnh đề). - Mạch lạc thể hiện trong khả năng dung hợp nhau giữa các hành động ngôn từ [tr52]. Nếu xét từng tiêu chí một thì văn bản trên vẫn được xem xét là có tính mạch lạc. Chẳng hạn: nó có tính liên tục về thời gian ( tuyến tính) của lời nói ( tôi quan sát nó hàng ngày, vào những ngày nắng gắt cho đến những lúc mưa về. Tức theo dõi sự sinh trưởng của cỏ.); Về tính lôgic của tư duy, thì văn bản sắp đặt sự kiện theo hướng hiển ngôn ( lối diễn dịch); Còn ở tiêu chuẩn cuối, có thể nói văn bản thể hiện tính hiệu lực của cảm xúc rất cao, đó là sự khâm phục của tác giả về sự trường tồn và sự vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của loài cỏ hoang để tồn tại. Nó xuyên suốt từ câu (1) đến câu (4) để thể hiện một cảm xúc thống nhất. Nếu xét theo hướng của Diệp Quang Ban, thì văn bản trên chưa
Luận văn liên quan