Con người là động lực chính cho sự phát triển, đồng thời con người cũng chính là
mục tiêu cần hướng tới cho mọi hoạt động KT – XH. Vì vậy việc cải thiện nâng cao
chất lượng cuộc sống người dân là điều kiện cần thiết nhất đảm bảo cho sự phát triển
kinh tế bền vững của đất nước. Nhưng chất lượng cuộc sống dân cư là gì? Dựa vào
những tiêu chí nào để đánh giá chất lượng cuộc sống? Làm gì để nâng cao chất lượng
cuộc sống cho người dân và tạo điều kiện để mọi người đều được sống trong tình
thương và trách nhiệm? Đó là những đòi hỏi đặt ra cần phải giải quyết về cả mặt lí
luận và thực tiễn. Vì tính cấp thiết của vấn đề mà nhiều nhà khoa học trên thế giới và ở
Việt Nam quan tâm nghiên cứu tìm hiểu chất lượng cuộc sống.
Con người là tài sản thực sự của quốc gia. Mục tiêu cơ bản của phát triển nhằm
tạo ra môi trường thuận lợi cho con người sống lâu, luôn khoẻ mạnh và sáng tạo. Điều
này như là một sự thật đơn giản. Tuy nhiên, sự thật này thường bị lãng quên trong các
mối quan tâm đến tích luỹ hàng hoá, của cải tài chính.
Trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt
Nam họp từ ngày 12-1-2011 đến ngày 19-1-2011 tại Thủ đô Hà Nội:“Tập trung giải
quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội,
bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ
cho nhân dân”. Chính vì lẽ đó, luận văn khẳng định sự cần thiết phải nghiên cứu về
vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, trong bối cảnh của Việt Nam trước
yêu cầu phát triển nhanh và bền vững.
140 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1686 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Thùy Linh
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ
TỈNH ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Thùy Linh
CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ
TỈNH ĐẮK LẮK
Chuyên ngành: Địa lí học
Mã số: 60 31 05 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.HOÀNG CÔNG DŨNG
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả, được thực hiện
trên cơ sở nghiên cứu lí thuyết, nghiên cứu tình hình thực tiễn và xử lí số liệu dưới sự
hướng dẫn khoa học của tiến sĩ Hoàng Công Dũng.
Trong luận văn, các số liệu đều trung thực, các nội dung nghiên cứu chưa từng
được công bố dưới bất kì hình thức nào trước khi trình bày, bảo vệ, công nhận bởi Hội
đồng đánh giá luận văn thạc sĩ.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực và chịu hoàn toàn trách nhiệm
về nội dung luận văn này.
Tác giả.
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm luận văn, tác giả đã nhận được sự động viên, giúp đỡ và hỗ
trợ nhiệt tình từ gia đình, thầy cô, nhà trường và bạn bè. Thông qua luận văn, tác giả
xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:
- Gia đình đã luôn luôn mang lại sức mạnh tinh thần cho tác giả.
- TS. Hoàng Công Dũng – người hướng dẫn trực tiếp – người thầy đã tận tình
giúp đỡ và chỉ dẫn, định hướng cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
chỉnh luận văn.
- Quý thầy (cô), khoa Địa lí đại học Sư Phạm, phòng Sau đại học, phòng Khoa
học công nghệ trường Đại học Sư Phạm TPHCM cũng như các anh (chị) lớp Cao học
Địa lí K23 đã giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian làm luận văn.
- Các cô chú, anh chị trong Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thống kê, UBND
tỉnh, Sở Giáo dục, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đã cung cấp tài liệu và những chỉ dẫn quý
báu.
-Ban giám hiệu trường THPT Marie Curie đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả
trong suốt thời gian học tập và làm luận văn.
Cuối cùng, xin kính gửi lời chúc sức khoẻ và hạnh phúc đến tất cả mọi người.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2014
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thùy Linh
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
Danh mục bảng số liệu
Danh mục biểu đồ
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHẤT LƯỢNGCUỘC SỐNG
DÂN CƯ 9
1.1. Cơ sở lí luận............................................................................................................. 9
1.1.1. Khái niệm chất lượng cuộc sống ..................................................................... 9
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư ............................ 11
1.1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống cấp tỉnh .................................... 17
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 22
1.2.1. Khái quát chất lượng cuộc sống dân cư Việt Nam ....................................... 22
1.2.2. Khái quát chất lượng cuộc sống dân cư vùng Tây Nguyên .......................... 32
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 36
Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH ĐẮK
LẮK ........................................................................................................... 38
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư Đắk Lắk ............... 39
2.1.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ ........................................................................ 39
2.1.2. Trình độ phát triển kinh tế ............................................................................ 40
2.1.3. Dân số, thành phần dân tộc: ................................................................... 41
2.1.4. Giáo dục, y tế ......................................................................................... 44
2.1.5. Y tế và chăm sóc sức khoẻ .................................................................... 44
2.1.6. Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật ............................................................. 45
2.1.7. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ............................................... 48
2.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk ................................... 58
2.2.1. Về kinh tế ...................................................................................................... 58
2.2.2. Về giáo dục ................................................................................................... 63
2.2.3. Về y tế, chăm sóc sức khoẻ. .......................................................................... 71
2.2.4. Về hưởng thụ phúc lợi .................................................................................. 77
2.3. Đánh giá tổng hợp chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk ....................... 83
2.3.1. chỉ tiêu đánh giá tổng hợp chất lượng cuộc sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk
83
2.3.2. Đánh giá tổng hợp chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk .................... 85
2.4. Những thành tựu và hạn chế về chất lượng cuộc sống của dân cư Đắk Lắk .. 87
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 88
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC
SỐNG DÂN CƯ TỈNH ĐẮK LẮK ......................................................... 90
3.1. Căn cứ xây dựng ................................................................................................... 90
3.2. Định hướng và mục tiêu kinh tế - xã hội nhằm nâng cao CLCS dân cư ......... 91
3.2.1. Các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội ........................................................ 92
3.2.2. Một số định hướng phát triển kinh tế - xã hội .............................................. 95
3.3. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư ..................... 104
3.3.1. Nhóm giải pháp về cải thiện và nâng cao thu nhập .................................... 104
3.3.2. Nhóm giải pháp về giáo dục, đào tạo, lao động và việc làm. ..................... 109
3.3.3. Nhóm giải pháp về y tế, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao tuổi thọ ................ 111
3.3.4. Nhóm giải pháp về phúc lợi ........................................................................ 113
3.3.5. Nhóm giải pháp về công tác DS-KHHGĐ ................................................. 115
3.3.6. Công tác xoá đói giảm nghèo, ổn định định canh định cư . ....................... 117
3.3.7. Thực hiện tốt chính sách dân tộc và các chính sách xã hội khác, bảo đảm
công bằng xã hội ........................................................................................ 118
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................... 120
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 121
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 123
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CBYT : Cán bộ y tế
CN – XD : Công nghiệp – xây dựng
DS – KHHGĐ : Dân số - kế hoạch hoá gia đình
HS : Học sinh
HDI : (Health Development Inteligent) Chỉ số phát triển con người
HDR : Báo cáo phát triển con người của Liên Hợp Quốc
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
GNI : Thu nhập quốc dân
KT – XH : kinh tế – xã hội
LHQ : Liên Hợp Quốc
NXB : Nhà xuất bản
PPP : Sức mua tương đương
PGS.TS : Phó giáo sư – tiến sĩ
TH : Tiểu học
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp
UBND : Uỷ ban nhân dân
UNDP : United Nation Development Programme
WB : (World Bank) Ngân hàng Thế giới
WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1. Chuẩn nghèo của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015 .................................... 20
Bảng 1.2. GDP và GDP/người ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012 .............................. 22
Bảng 1.3. Thu nhập bình quân đầu người theo tháng ở Việt Nam ................................ 23
Bảng 1.4. Tỉ lệ hộ nghèo ở Việt Nam giai đoạn 2002 - 2012 ....................................... 24
Bảng 1.5.Tuổi thọ trung bình Việt Nam theo các vùng giai đoạn 1989 – 2012 ............ 29
Bảng 1.6. Một số chỉ tiêu y tế/ 1 vạn dân của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012 .......... 30
Bảng 1.7. Chỉ số HDI của Việt Nam giai đoạn 1999 – 2012 ........................................ 30
Bảng 1.8. Một số chỉ tiêu y tế vùng Tây Nguyên năm 2012 ......................................... 34
Bảng 1.9. Một số chỉ tiêu chất lượng cuộc sống dân cư vùng Tây Nguyên .................. 36
Bảng 2.1: Đơn vị hành chính, dân số và mật độ dân số tỉnh Đắk Lắk năm 2012 ......... 40
Bảng 2.2: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Đắk Lắk ....................... 40
Bảng 2.3. Quy mô và tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên Đắk Lắk 2000 – 2012 ............... 41
Bảng 2.4. Nguồn lao động và dân số hoạt động kinh tế tỉnh Đắk Lắk .......................... 43
Bảng 2.5: GDP và GDP/người tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2000 – 2012 ........................... 58
Bảng 2.6. Thu nhập bình quân/người/tháng hộ gia đình phân theo nguồn thu ............. 59
Bảng 2.7. GDP/người của tỉnh Đắk Lắk phân theo nhóm thu nhập năm 2012 ............. 61
Bảng 2.8. Tỉ lệ hộ nghèo tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2000 – 2012 (Đơn vị: %) ................ 61
Bảng 2.9. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT năm học 2012 – 2013 ................................. 63
Bảng 2.10. Số trường, lớp, giáo viên, học sinh mẫu giáo Đắk Lắk 2000-2012 ............ 64
Bảng 2.11. Số trường, lớp, giáo viên, HS phổ thông tỉnh Đắk Lắk 2000 - 2012 .......... 65
Bảng 2.12. Học sinh phổ thông phân theo thành phố, thị xã và các huyện ................... 67
Bảng 2.13. Ngân sách đầu tư cho giáo dục tỉnh Đắk Lắk ............................................ 69
Bảng 2.14. Tuổi thọ trung bình Việt Nam theo vùng 1989 – 2012 (tuổi) ..................... 72
Bảng 2.16. Mạng lưới y tế tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2000 – 2012 .................................. 73
Bảng 2. 17. Số cán bộ y tế , số giường bệnh/ 1 vạn dân tỉnh Đắk Lắk năm 2012 ........ 73
Bảng 2.18. Diện tích và cơ cấu đất ở các huyện, thị xã tỉnh Đắk Lắk 2012 ................ 79
Bảng 2.19. Tỉ lệ số hộ dùng nước sạch Đắk Lắk giai đoạn 2003 – 2012 ...................... 80
Bảng 2.20. Số máy điện thoại phân theo huyện tỉnh Đắk Lắk ...................................... 83
Bảng 2.21. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống của dân cư ............................. 84
Bảng 2.22. Bảng đánh giá tổng hợp chất lượng cuộc sống của dân cư ......................... 85
Bảng 3.1. Mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đắk Lắk ..................... 93
Bảng 3.2. Lao động trong các ngành kinh tế tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 ................. 101
Biểu 3.3: Lao động tham gia trong các ngành kinh tế quốc dân đến 2020 ................. 116
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Tỉ lệ đi học chung và tỉ lệ đi học đúng tuổi của Việt Nam ....................... 26
Biểu đồ 1.2. Chi tiêu giáo dục bình quân/ 1 học sinh phổ thông của Việt Nam ........... 27
Biểu đồ 1.3. Chi tiêu giáo dục bình quân/1 HS theo vùng của Việt Nam2012 ............. 27
Biểu đồ 1.4. Tỉ lệ số hộ sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh của Việt Nam 2012 ........... 31
Biểu đồ 1.5. Thu nhập bình quân đầu người vùng Tây Nguyên (2002 – 2012) ........... 33
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu kinh tế theo ngành tỉnh Đắk Lắk năm 2000 và 2012 .................... 41
Biểu đồ 2.2. Tháp dân số Đắk Lắk năm 2000 và năm 2012 ......................................... 42
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ thể hiện GDP và GDP/người Đắk Lắk 2001 – 2012 ................... 58
Biểu đồ 2.4. Thu nhập bình quân đầu người/tháng tỉnh Đắk Lắk 2002 – 2012 ............ 60
Biểu đồ 2.5.Thu nhập bình quân đầu người/tháng các tỉnh Tây Nguyên 2012 ............. 60
Biểu đồ 2.6. Tỉ lệ hộ nghèo của các tỉnh vùng Tây Nguyên 2012................................62
Biểu đồ 2.7. Tuổi thọ trung bình của tỉnh Đắk Lắk từ năm 2000 – 2012 ..................... 71
Biểu đồ 2.9.Tỉ lệ hộ có nhà ở chia theo loại nhà các tỉnh Tây Nguyên 2012 ............... 78
Biểu đồ 3.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2020] ............................. 92
Biểu đồ 3.2. Cơ cấu các ngành kinh tế tỉnh Đắk Lắk (2012 – 2020) ............................ 93
Biểu đồ 3.3. Dân số và lao động tỉnh Đắk Lắk năm 2020 ........................................... 100
DANH MỤC BẢN ĐỒ
Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Đắk Lắk.................................................................. 38
Hình 2.2. Bản đồ các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống tỉnh Đắk Lắk.... 57
Hình 2.3. Bản đồ giáo dục tỉnh Đắk Lắk.....................................................................70
Hình 2.4. Bản đồ y tế tỉnh Đắk Lắk.............................................................................76
Hình 2.5. Bản đồ tổng hợp chất lượng cuộc sống tỉnh Đắk Lắk................................. 89
Hình 3.1. Bản đồ định hướng chất lượng cuộc sống tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020..............103
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Con người là động lực chính cho sự phát triển, đồng thời con người cũng chính là
mục tiêu cần hướng tới cho mọi hoạt động KT – XH. Vì vậy việc cải thiện nâng cao
chất lượng cuộc sống người dân là điều kiện cần thiết nhất đảm bảo cho sự phát triển
kinh tế bền vững của đất nước. Nhưng chất lượng cuộc sống dân cư là gì? Dựa vào
những tiêu chí nào để đánh giá chất lượng cuộc sống? Làm gì để nâng cao chất lượng
cuộc sống cho người dân và tạo điều kiện để mọi người đều được sống trong tình
thương và trách nhiệm? Đó là những đòi hỏi đặt ra cần phải giải quyết về cả mặt lí
luận và thực tiễn. Vì tính cấp thiết của vấn đề mà nhiều nhà khoa học trên thế giới và ở
Việt Nam quan tâm nghiên cứu tìm hiểu chất lượng cuộc sống.
Con người là tài sản thực sự của quốc gia. Mục tiêu cơ bản của phát triển nhằm
tạo ra môi trường thuận lợi cho con người sống lâu, luôn khoẻ mạnh và sáng tạo. Điều
này như là một sự thật đơn giản. Tuy nhiên, sự thật này thường bị lãng quên trong các
mối quan tâm đến tích luỹ hàng hoá, của cải tài chính.
Trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt
Nam họp từ ngày 12-1-2011 đến ngày 19-1-2011 tại Thủ đô Hà Nội:“Tập trung giải
quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội,
bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ
cho nhân dân”. Chính vì lẽ đó, luận văn khẳng định sự cần thiết phải nghiên cứu về
vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, trong bối cảnh của Việt Nam trước
yêu cầu phát triển nhanh và bền vững.
Đắk Lắk là một tỉnh miền núi, có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh
tế, văn hoá và an ninh quốc phòng của cả nước, đặc biệt đây là địa bàn cư trú của
nhiều dân tộc thiểu số. Trong những năm qua, cùng với sự chuyển đổi chung của nền
kinh tế cả nước, Đắk Lắk đã có những thay đổi đáng kể về kinh tế - xã hội, nhìn chung
đời sống của nhân dân đang từng bước được nâng lên. Tuy nhiên, nếu so sánh với các
địa phương khác trong cả nước và với các nước khác trong khu vực thì chất lượng
2
cuộc sống của người dân tỉnh Đắk Lắk còn thấp. Đặc biệt là ở một số bản, làng vùng
sâu, cuộc sống dân cư còn quá thấp. Do đó, nghiên cứu thực trạng chất lượng cuộc
sống của dân cư và tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống đối với địa
phương là vấn đề cấp thiết được đặt ra. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Chất lượng cuộc
sống của dân cư tỉnh Đắk Lắk”không chỉ góp phần làm sáng tỏ thêm về vấn đề chất
lượng cuộc sống mà còn chỉ ra những tồn tại, bất cập, hạn chế; từ đó đề xuất những
định hướng, giải pháp mang tính khoa học, khả thi.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích
Trên cơ sở vận dụng lí luận và thực tiễn trong nước và trên thế giới về chất lượng
cuộc sống dân cư, luận văn tập trung nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng
chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống tỉnh nhà.
2.2. Nhiệm vụ
Luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về chất lượng cuộc sống dân cư để vận
dụng vào nghiên cứu địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS dân cư tỉnh Đắk Lắk.
- Phân tích thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2000
– 2012 qua các tiêu chí cụ thể.
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống dân cư tỉnh Đắk Lắk.
3. Lịch sử nghiên cứu
Chất lượng cuộc sống dân cư là vấn đề luôn được quan tâm hàng đầu trên thế
giới cũng như Việt Nam. Do đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, các bài
viết về lĩnh vực này dưới nhiều góc độ như nghiên cứu chất lượng cuộc sống nói
chung, nghiên cứu các yếu tố của chất lượng cuộc sống hay mối quan hệ của chất
lượng cuộc sống với sự phát triển kinh tế,...
Trên thế giới
3
Theo R.C.Sharma, tác giả cuốn sách nổi tiếng:“Dân số, tài nguyên, môi trường
và chất lượng cuộc sống”(1988) [34]thì chất lượng cuộc sống là một khái niệm phức
tạp, nó đòi hỏi sự thoả mãn cộng đồng chung, cũng như khả năng đáp ứng được nhu
cầu cơ bản của chính bản thân xã hội. Trong tác phẩm này ông đã tập trung vào nghiên
cứu chất lượng cuộc sống của dân cư trong mối quan hệ với phát triển dân số ở mỗi
quốc gia.
Tiếp đến, nghiên cứu của Williams Bell đã mở rộng toàn diện hơn khái niệm về
chất lượng cuộc sống của con người. Theo ông, chất lượng cuộc sống được đặc trưng
bởi 12 điểm, trong đó nhấn mạnh đến nội dung an toàn và khẳng định chất lượng cuộc
sống được đặc trưng bằng sự an toàn trong môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, vai trò của
môi trường tự nhiên, môi trường xã hội đối với chất lượng cuộc sống còn chưa được rõ
nét. Dựa trên những cơ sở này, Liên Hợp Quốc đã đưa ra 12 chuẩn mực sống để đánh
giá chất lượng cuộc sống được nhiều quốc gia tán thành, có công đóng góp lớn của
Williams Bell.
Để đánh giá chất lượng cuộc sống một cách thống nhất trên toàn thế giới. Năm
1990, tổ chức UNDP của Liên Hợp Quốc đã đưa ra chỉ số phản ánh các khía cạnh
quan trọng nhất của chất lượng cuộc sống con người: HDI (chỉ số phát triển con
người). HDI phản ánh được những thành tựu phát triển của một quốc gia thông qua ba
tiêu chíliên quan đến dân số và tăng trưởng kinh tế. Chỉ số HDI càng cao, chứng tỏ
chất lượng cuộc sống của người dân ở quốc gia đó càng được đảm bảo, thoả mãn được
những nhu cầu thiết yếu của con người. Do đó, các quốc gia đã không ngừng nỗ lực
phát triển kinh tế, đi đôi với chất lượng cuộc sống của người dân.
Ở Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chất lượng cuộc sống dân cư,
mà trước hết phải kể đến giáo trình cơ bản, đề cập đến cơ sở lí luận về chất lượng cuộc
sống như: “Giáo trình dân số và phát triển” của Nguyễn Đình Cử (1997); giáo trình
“Dân số sự phát triển kinh tế - xã hội” của PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên) đề
cập đến những nội dung căn bản nhất về chất lượng cuộc sống dân cư, cũng như mối
quan hệ dân số và phát triển bền vững.
Hiểu được tầm quan trọng của việc nghiên cứu mức sống đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội đất nước, Tổng cục Thống kê, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Ngân hàng
4
Thế giới cùng với sự hỗ trợ tài chính của UNDP đã tiến hành bốn cuộc điều tra về mức
sống dân cư Việt Nam năm 1991 – 1993, 1997 – 1998, 2001 – 2004, 2007 – 2008. Qua
mỗi cuộc điều t