Luận văn Chất lượng sản phẩm với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo Hải Hà

1. ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài. Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới ngày càng trở nên không thể đảo ngược được. Đó là một trong những thách thức, sức ép lớn nhất đối với các doanh nghiệp, các quốc gia trong kinh doanh và xây dựng các chương trình kinh tế. Các doanh nghiệp và các quốc gia ngày càng nhận thức sâu sắc rằng để đứng vững và phát triển được trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt này, họ không còn cách lựa chọn nào khác là phải kinh doanh hướng vào chất lượng, coi chất lượng là một trong những mục tiêu hàng đầu. Chất lượng đã trở thành yếu tố chính, yếu tố quyết định trong chiến lược kinh doanh trong bất kể môi trường kinh doanh nào. Vai trò của chất lượng trong cạnh tranh toàn cầu Sau đại chiến thế giới thứ hai, các công ty và các quốc gia trên thế giới ngày càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề chất lượng. Từ giữa thập kỷ 70, các công ty của Nhật đã trở thành những người tiên phong trong lĩnh vực chất lượng. Sản phẩm của các công ty hàng đầu Nhật đã được khách hàng ở mọi nơi trên thế giới tiếp nhận vì có chất lượng cao và giá bán hạ. Sau những thành công tuyệt vời của Nhật, các quốc gia trên thế giới đã không còn có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải chấp nhận cuộc cạnh tranh bằng con đường chất lượng. Muốn tồn tại và phát triển, bên cạnh họ giải quyết nhiều yếu tố khác, chất lượng trở thành yếu tố then chốt và quyết định. Xu thế toàn cầu hoá và các trào lưu của làn sóng kinh tế tri thức trong những năm gần đây đã tạo ra những thách thức mới trong kinh doanh, khiến các doanh nghiệp ngày càng coi trọng vấn đề chất lượng. Để thu hút khách hàng, các công ty đã đưa chất lượng vào nội dung hoạt động quản lý của mình. Ngày nay khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ. Hầu hết khách hàng đều mong đợi người cung ứng cung cấp cho họ những sản phẩm đáp ứng nhu cầu mong muốn ngày càng cao hơn của họ. Bên cạnh đó với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ tin học, các công ty và các quốc gia ngày càng có các điều kiện thuận lợi hơn để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Điều đó làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Muốn phát triển trong môi trường cạnh tranh này, các công ty buộc phải không ngừng cải tiến, hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, đồng thời phải không ngừng nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới, tạo ra những đặc trưng khác biệt của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ để thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng, nhằm duy trì và mở rộng thị trường. Nếu trước đây các quốc gia còn dựa vào các hàng rào thuế quan, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ nền sản xuất trong nước, thì trong bối cảnh quốc tế hoá mạnh mẽ hiện nay, với sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và thảo ước về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ ngày càng tự do vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Sự phát triển mang tính toàn cầu đã tao điều kiện để hình thành nên thị trường tự do khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh như vậy các công ty và các nhà quản lý trở nên năng động hơn, thông minh hơn dẫn đến sự bão hoà của nhiều thị trường chủ yếu tạo ra sự suy thoái kinh tế phổ biến trong khi các đòi hỏi về chất lượng ngày càng trở nên cao hơn. Các đặc điểm trên đã làm cho chất lượng trở thành yếu tố cạnh tranh hàng đầu. Các công ty đã chuyển vốn đầu tư vào các khu vực có khả năng thoả mãn khách hàng và đem lại lợi nhuận cao hơn. Sản phẩm có thể được thiết kế và sản xuất tại một nước và được bán ở mọi nơi trên thế giới. Các nhà sản xuất, phân phối và khách hàng ngày nay có quyền lựa chọn sản phẩm có chất lượng cao giá cả phù hợp, phương thức giao nhận hàng thuận tiện ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Cuộc đua tranh đối với công ty thực sự mang tính toàn cầu.Thực tế đã chứng minh rằng những công ty thành công trên thương trường là những công ty đă nhận thức và giải quyết tốt bài toán chất lượng. Họ đã thoả mãn tốt nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước. Cuộc cạnh tranh toàn cầu đã và sẽ trở nên mạnh mẽ hơn với quy mô và phạm vi ngày càng rộng lớn. Sự phát triển của khoa học, công nghệ ngày nay đã tạo ra cơ hội cho các nhà sản xuất, kinh doanh nhạy bén có khả năng tận dụng lợi thế riêng của mình, cung cấp những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có chất lưọng cao, thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh. Có thể nói rằng, xu thế phát triển mới đã làm nảy sinh xu hướng và tốc độ cạnh tranh mới. Cuộc đua tranh hiện nay đang và sẽ còn sôi nổi hơn bao giờ hết trên thương trường phần thắng sẽ thuộc về công ty, những quốc gia có chiến lược kinh doanh đúng đắn trong đó có chiến lược chất lượng. Cũng như các nước khác Việt Nam cũng không thế nằm ngoài vòng xoắy của tiến trình hội nhập. Thời gian qua chúng ta đã thực sự tham gia vào tiến trình hội nhập của nền kinh tế thế giới và chúng ta đã gặp không ít những khó khăn, thách thức khi tham dự tiến trình này. Một trong những thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay là năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp hơn rất nhiều so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Mặc dù vậy các doanh nghiệp Việt Nam đã bất đầu chú trọng đến chất lượng, đến năng suất song nhìn tổng thể thì chất lượng và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá sản xuất tại các công ty Việt Nam vẫn còn yếu kém. Để các doanh nghiệp Việt nam thực sự có sức cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, cần phải tiến hành một bước đổi mới triệt để cả về quan điểm nhận thức lẫn phương cách điều hành quản lý. Các doanh nghiệp Việt Nam phải từng bước chuyển dần từ mô hình quản lý cũ sang mô hình quản lý mới mà ở đó có sự phát triển cao về nguồn nhân lực, có môi trường để thúc đẩy khả năng sáng tạo trong lao động, có điều kiện để áp dụng các công nghệ tiên tiến mà trước hết, cơ sở nền tảng của nó phải dựa trên triết lý và chiến lược kinh doanh đúng đắn là: Mọi nỗ lực tập trung vào việc không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng để tạo lợi thế cạnh tranh và sự bền vững trong tương lai. Xuất phát từ thực tế đó, trong thời gian thực tập ở Công ty bánh kẹo Hải Hà tôi đã lựa chọn đề tài: “Chất lượng sản phẩm với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Bánh kẹo Hải Hà” 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài này dựa trên cơ sở lý luận chung về chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh và căn cứ vào tình hình thực tế ở Công ty Bánh kẹo Hải Hà đánh giá một cách xác thực tình hình sản xuất kinh doanh nói chung và tình hình chất lượng sản phẩm nói riêng ở Công ty. Từ đó xác định các ưu nhược điểm về vấn đề chất lượng, tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường của Công ty. 3. Phạm vi nghiên cứu. Công ty Bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công nghiệp quản lý có tên giao dịch là haihaco, chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng bánh kẹo,chế biến thực phẩm. Hiện nay Công ty có ba trụ sở đặt ở Hà Nội, Nam Định, Việt Trì. Phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ tập trung vào nghiên cứu phân tích và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty Bánh kẹo Hải Hà có trụ sở đặt tại số 25 đường Trương Định-Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận khoa học kinh tế, trong quá trình phân tích đánh giá và đưa ra các giải pháp chủ yếu có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp lôgic, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh. 5. Kết cấu của Luận văn. Ngoài lời nói đầu, kết luận , danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm ba chương chính: - Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh - Chương 2: Thực trạng chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của Công ty Bánh kẹo Hải Hà . - Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của Công ty Bánh kẹo Hải Hà .

doc86 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2765 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng sản phẩm với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty bánh kẹo Hải Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu 1. ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài. Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới ngày càng trở nên không thể đảo ngược được. Đó là một trong những thách thức, sức ép lớn nhất đối với các doanh nghiệp, các quốc gia trong kinh doanh và xây dựng các chương trình kinh tế. Các doanh nghiệp và các quốc gia ngày càng nhận thức sâu sắc rằng để đứng vững và phát triển được trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt này, họ không còn cách lựa chọn nào khác là phải kinh doanh hướng vào chất lượng, coi chất lượng là một trong những mục tiêu hàng đầu. Chất lượng đã trở thành yếu tố chính, yếu tố quyết định trong chiến lược kinh doanh trong bất kể môi trường kinh doanh nào. Vai trò của chất lượng trong cạnh tranh toàn cầu Sau đại chiến thế giới thứ hai, các công ty và các quốc gia trên thế giới ngày càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề chất lượng. Từ giữa thập kỷ 70, các công ty của Nhật đã trở thành những người tiên phong trong lĩnh vực chất lượng. Sản phẩm của các công ty hàng đầu Nhật đã được khách hàng ở mọi nơi trên thế giới tiếp nhận vì có chất lượng cao và giá bán hạ. Sau những thành công tuyệt vời của Nhật, các quốc gia trên thế giới đã không còn có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải chấp nhận cuộc cạnh tranh bằng con đường chất lượng. Muốn tồn tại và phát triển, bên cạnh họ giải quyết nhiều yếu tố khác, chất lượng trở thành yếu tố then chốt và quyết định. Xu thế toàn cầu hoá và các trào lưu của làn sóng kinh tế tri thức trong những năm gần đây đã tạo ra những thách thức mới trong kinh doanh, khiến các doanh nghiệp ngày càng coi trọng vấn đề chất lượng. Để thu hút khách hàng, các công ty đã đưa chất lượng vào nội dung hoạt động quản lý của mình. Ngày nay khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ. Hầu hết khách hàng đều mong đợi người cung ứng cung cấp cho họ những sản phẩm đáp ứng nhu cầu mong muốn ngày càng cao hơn của họ. Bên cạnh đó với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự bùng nổ của công nghệ tin học, các công ty và các quốc gia ngày càng có các điều kiện thuận lợi hơn để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Điều đó làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Muốn phát triển trong môi trường cạnh tranh này, các công ty buộc phải không ngừng cải tiến, hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, đồng thời phải không ngừng nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới, tạo ra những đặc trưng khác biệt của sản phẩm hàng hoá và dịch vụ để thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng, nhằm duy trì và mở rộng thị trường. Nếu trước đây các quốc gia còn dựa vào các hàng rào thuế quan, hàng rào kỹ thuật để bảo vệ nền sản xuất trong nước, thì trong bối cảnh quốc tế hoá mạnh mẽ hiện nay, với sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và thảo ước về hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ ngày càng tự do vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Sự phát triển mang tính toàn cầu đã tao điều kiện để hình thành nên thị trường tự do khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh như vậy các công ty và các nhà quản lý trở nên năng động hơn, thông minh hơn dẫn đến sự bão hoà của nhiều thị trường chủ yếu tạo ra sự suy thoái kinh tế phổ biến trong khi các đòi hỏi về chất lượng ngày càng trở nên cao hơn. Các đặc điểm trên đã làm cho chất lượng trở thành yếu tố cạnh tranh hàng đầu. Các công ty đã chuyển vốn đầu tư vào các khu vực có khả năng thoả mãn khách hàng và đem lại lợi nhuận cao hơn. Sản phẩm có thể được thiết kế và sản xuất tại một nước và được bán ở mọi nơi trên thế giới. Các nhà sản xuất, phân phối và khách hàng ngày nay có quyền lựa chọn sản phẩm có chất lượng cao giá cả phù hợp, phương thức giao nhận hàng thuận tiện ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Cuộc đua tranh đối với công ty thực sự mang tính toàn cầu.Thực tế đã chứng minh rằng những công ty thành công trên thương trường là những công ty đă nhận thức và giải quyết tốt bài toán chất lượng. Họ đã thoả mãn tốt nhu cầu khách hàng trong và ngoài nước. Cuộc cạnh tranh toàn cầu đã và sẽ trở nên mạnh mẽ hơn với quy mô và phạm vi ngày càng rộng lớn. Sự phát triển của khoa học, công nghệ ngày nay đã tạo ra cơ hội cho các nhà sản xuất, kinh doanh nhạy bén có khả năng tận dụng lợi thế riêng của mình, cung cấp những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có chất lưọng cao, thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh. Có thể nói rằng, xu thế phát triển mới đã làm nảy sinh xu hướng và tốc độ cạnh tranh mới. Cuộc đua tranh hiện nay đang và sẽ còn sôi nổi hơn bao giờ hết trên thương trường phần thắng sẽ thuộc về công ty, những quốc gia có chiến lược kinh doanh đúng đắn trong đó có chiến lược chất lượng. Cũng như các nước khác Việt Nam cũng không thế nằm ngoài vòng xoắy của tiến trình hội nhập. Thời gian qua chúng ta đã thực sự tham gia vào tiến trình hội nhập của nền kinh tế thế giới và chúng ta đã gặp không ít những khó khăn, thách thức khi tham dự tiến trình này. Một trong những thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay là năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp hơn rất nhiều so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Mặc dù vậy các doanh nghiệp Việt Nam đã bất đầu chú trọng đến chất lượng, đến năng suất song nhìn tổng thể thì chất lượng và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá sản xuất tại các công ty Việt Nam vẫn còn yếu kém. Để các doanh nghiệp Việt nam thực sự có sức cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, cần phải tiến hành một bước đổi mới triệt để cả về quan điểm nhận thức lẫn phương cách điều hành quản lý. Các doanh nghiệp Việt Nam phải từng bước chuyển dần từ mô hình quản lý cũ sang mô hình quản lý mới mà ở đó có sự phát triển cao về nguồn nhân lực, có môi trường để thúc đẩy khả năng sáng tạo trong lao động, có điều kiện để áp dụng các công nghệ tiên tiến mà trước hết, cơ sở nền tảng của nó phải dựa trên triết lý và chiến lược kinh doanh đúng đắn là: Mọi nỗ lực tập trung vào việc không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng để tạo lợi thế cạnh tranh và sự bền vững trong tương lai. Xuất phát từ thực tế đó, trong thời gian thực tập ở Công ty bánh kẹo Hải Hà tôi đã lựa chọn đề tài: “Chất lượng sản phẩm với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty Bánh kẹo Hải Hà” 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài này dựa trên cơ sở lý luận chung về chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh và căn cứ vào tình hình thực tế ở Công ty Bánh kẹo Hải Hà đánh giá một cách xác thực tình hình sản xuất kinh doanh nói chung và tình hình chất lượng sản phẩm nói riêng ở Công ty. Từ đó xác định các ưu nhược điểm về vấn đề chất lượng, tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường của Công ty. 3. Phạm vi nghiên cứu. Công ty Bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công nghiệp quản lý có tên giao dịch là haihaco, chuyên sản xuất kinh doanh các mặt hàng bánh kẹo,chế biến thực phẩm. Hiện nay Công ty có ba trụ sở đặt ở Hà Nội, Nam Định, Việt Trì. Phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ tập trung vào nghiên cứu phân tích và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty Bánh kẹo Hải Hà có trụ sở đặt tại số 25 đường Trương Định-Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn tốt nghiệp được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận khoa học kinh tế, trong quá trình phân tích đánh giá và đưa ra các giải pháp chủ yếu có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp lôgic, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh... 5. Kết cấu của Luận văn. Ngoài lời nói đầu, kết luận , danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm ba chương chính: - Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh - Chương 2: Thực trạng chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của Công ty Bánh kẹo Hải Hà . - Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của Công ty Bánh kẹo Hải Hà . Chương I Những vấn đề lý luận chung về chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh I. Các khái niệm chất lượng sản phẩm. 1. Các quan niệm về chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là một phạm trù phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có nhiều định nghĩa, khái niệm về chất lượng sản phẩm bởi lẽ vấn đề này được hầu hết các tổ chức và các quốc gia trên thế giới quan tâm nghiên cứu nhưng chúng ta có thể xem xét nghiên cứu một số quan niệm sau. Theo quan điểm của triết học, chất lượng là một phần tồn tại cơ bản bên trong của các sự vật và hiện tượng. Theo Mác thì chất lượng sản phẩm là mức độ, là thước đo biểu thị giá trị sử dụng của nó. Giá trị sử dụng của một sản phẩm làm nên tính hữu ích của sản phẩm đó chính là chất lượng sản phẩm. Theo quan điểm của hệ thống xã hội chủ nghĩa trước đây mà Liên Xô là đại diện thì “ Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những đặc điểm kinh tế kỹ thuật nội tại, phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm đó đáp ứng những nhu cầu định trước cho nó trong những điều kiện về kinh tế kỹ thuật”. Đứng trên góc độ xem xét sản phẩm ta quan niệm chất lượng sản phẩm là toàn bộ các thuộc tính phản ánh chức năng, công dụng, tác dụng của sản phẩm. Những đặc tính này có thể đo lường một cách chính xác và số lượng các thuộc tính càng nhiều thì chất lượng sản phẩm càng cao. Với các quan niệm trên, chất lượng sản phẩm được nhìn tách rời khỏi thị trường, khỏi nhu cầu. Chất lượng được coi là một chỉ tiêu tĩnh dẫn đến sản phẩm sản xuất ra chưa chắc đã bán được. Hơn nữa các nhà sản xuất quá quan tâm đến những chỉ tiêu, thuộc tính của sản phẩm mà không xem xét chúng trong mối quan hệ với nhu cầu thị trường luôn thay đổi sẽ dẫn đến nguy cơ làm cho chất lượng sản phẩm bị tụt hậu so với nhu cầu. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu thị trường được coi là xuất phát điểm của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thì những quan niệm trên sẽ không còn phù hợp nữa. Quan niệm về sản phẩm phải gắn liền với nhu cầu của người tiêu dùng, với chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Philip Crosby, nhà làm công tác chất lượng hàng đầu của thế giơí, người Mỹ cho rằng: “ Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu hay đặc tính nhất định”. Định nghĩa này rất có ý nghĩa trong sản xuất hàng loạt lớn và sử dụng lắp lẫn các chi tiết. Giá trị của định nghĩa này là ở chỗ nó cho phép đo được chất lượng. Khi đã đo được thì có thể đánh giá được hoạt động chất lượng. Còn theo Feigen Baun thì “ Chất lượng của sản phẩm là tập hợp các đặc tính kỹ thuật, công nghệ và vận hành của sản phẩm, nhờ chúng mà sản phẩm đáp ứng được các nhu cầu của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm”. Joseph Juran, nhà chất lượng người Mỹ, đã nhận thấy rằng các yêu cầu về quy phạm có thể là những thứ mà ban quản lý và các nhà thiết kế cho là phù hợp nhưng lại không phải là cái mà khách hàng cần. Do đó, theo ông “ Chất lượng là sự phù hợp với mục đích”. Định nghĩa này của Juran thừa nhận rằng một sản phẩm hay một dịch vụ được tạo ra với ý đồ là để thoả mãn một nhu cầu nào đó của khách hàng. Phần lớn các chuyên gia về chất lượng trong nền kinh tế thị trường coi chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với các nhu cầu hay mục đích sử dụng của người tiêu dùng. Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật phản ánh chất lượng sản phẩm khi chúng thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Chất lượng được nhìn từ bên ngoài, Chất lượng là do khách hàng xác định chứ không phải do người sản xuất. Chỉ có những đặc tính đáp ứng được nhu cầu khách hàng mới là chất lượng sản phẩm. Theo ISO8402-1994 thì “ Chất lượng là tổng thể các chỉ tiêu, những đặc trưng của sản phẩm thể hiện được sự thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn”. Theo TCVN 5814-1994 thì: “Chất lượng sản phẩm của một sản phẩm nào đó là tổng hợp tất cả các tính chất biểu thị giá trị sử dụng phù hợp với nhu cầu của xã hội nhất định, đảm bảo các yêu cầu của người sử dụng nhưng cũng đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế và khả năng sản xuất của từng nước”.\ Theo ISO 9000: 2000. “Chất lượng là mức độ của tập hợp các đặc tính vốn có phù hợp với yêu cầu”. Theo định nghĩa này thì chúng ta cần hiểu: Đặc tính là đặc trưng để phân biệt và một đặc tính có thể là vốn có hoặc có thể gắn thêm vào, có thể định tính hoặc định lượng. Yêu cầu là nhu cầu hay mong đợi đã được công bố được ngầm hiểu chung hoặc bắt buộc. Sự thoả mãn của khách hàng là sự đảm nhận của khách hàng về mức độ đáp ứng yêu cầu. Các quan niệm trên là khác nhau nhưng tựu chung lại ta thấy khi nói đến chất lượng sản phẩm cần chú ý đến các điểm sau: - Chất lượng sản phẩm phải được xem xét thông qua các chỉ tiêu đặc trưng. - Chất lượng sản phẩm phải phù hợp với công dụng, với mục đích chế tạo, với nhu cầu của thị trường. - Chất lượng sản phẩm mang tính dân tộc thể hiện ở truyền thống tiêu dùng, thị hiếu tiêu dùng của người dân. 2. Các đặc tính của chất lượng sản phẩm. 2.1.Chất lượng sản phẩm là một phạm trù kinh tế– xã hội – kỹ thuật. Tuy chất lượng sản phẩm được tạo nên phụ thuộc phần lớn vào công nghệ kỹ thuật nhưng nó phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội. Trong các xã hội khác nhau với cơ chế quản lý kinh tế khác nhau thì quan niệm về chất lượng sản phẩm cũng khác nhau. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, chất lượng chỉ đơn thuần là thoả mãn các chỉ tiêu kỹ thuật nhưng trong cơ chế thị trường chất lượng sản phẩm phải thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng. Khi kinh tế phát triến,nhu cầu xã hội ngày càng tăng cả về mặt lượng và mặt chất, dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức của người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm hoặc một phương án tiêu dùng. Do đó yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng thay đổi theo. Vì vậy nói đến chất lượng là nói đến sự kết hợp 3 yếu tố kinh tế- xã hội- kỹ thuật. 2.2.Chất lượng sản phẩm có tính tương đối. Chất lượng sản phẩm luôn thay đổi theo không gian và thời gian, chất lượng của hôm nay và chất lượng của ngày mai là khác nhau, ở thời điểm này có thể là cao nhưng ở thời điểm khác lại là thấp. Chất lượng là yếu tố động, vì vậy nó chỉ có tính tương đối. Chất lượng sản phẩm cũng phụ thuộc vào loại thị trường, sản phẩm có thể là chất lượng cao ở thị trường này nhưng lại không được đánh giá cao ở thị trường khác. Nó phụ thuộc vào không gian từng thị trường bao gồm các yếu tố văn hoá- kinh tế- xã hội. 2.3.Chất lượng sản phẩm có thể đo lường và đánh giá thông qua các chỉ tiêu và tiêu chuẩn cụ thể. Thực tế cho thấy rằng không thể tạo ra một mức chất lượng sản phẩm cao nếu chỉ dựa trên những ý tưởng, những nhận xét về mặt định tính đối với các nguyên nhân gây ra những sai lệch về chất lượng. Phát triển kỹ thuật đo lường và sử dụng các phương pháp thống kê để thu thập phân tích là một đặc tính của chất lượng sản phẩm Mỗi sản phẩm được đặc trưng bằng các tính chất, đặc điểm riêng biệt nội tại của bản thân sản phẩm đó. Những đặc tính đó phản ánh tính khách quan của sản phẩm thể hiện trong quá trình hình thành và sử dụng sản phẩm đó. Những đặc tính khách quan này phụ thuộc rất lớn vào trình độ thiết kế quy định cho sản phẩm đó. Mỗi tính chất được biểu thị bởi các chỉ tiêu cơ lý hoá nhất định có thể đo lường và đánh giá được. Vì vậy nói đến chất lượng sản phẩm phải đánh giá thông qua hệ thống chỉ tiêu, tiêu chuẩn cụ thể. đặc điểm này khẳng định những quan điểm sai lầm cho rằng chất lượng sản phẩm là cái không thể đo lường đánh giá được. 2.4.Chất lượng sản phẩm biểu thị ở hai cấp độ và phản ánh hai mặt khách quan và chủ quan hay còn gọi là hai loại chất lượng: Chất lượng tuân thủ thiết kế và chất lượng của thiết kế. Chất lượng trong tuân thủ thiết kế thể hiện ở mức độ chất lượng sản phẩm đạt được so với các tiêu chuẩn thiết kế đã đề ra. Khi sản phẩm sản xuất ra có những đặc tính kinh tế kỹ thuật càng gần với tiêu chuẩn thiết kế thì chất lượng càng cao được phản ánh thông qua các chỉ tiêu như tỷ lệ phế phẩm, sản phẩm hỏng loại bỏ, sản phẩm không đạt yêu cầu thiết kế. Chất lượng này có tác động rất lớn đến khả năng giảm chi phí, là cơ sở để cạnh tranh về giá. Chất lượng của thiết kế hay còn gọi là chất lượng trong sự phù hợp thể hiện mức độ phù hợp của sản phẩm đối với nhu cầu khách hàng. Chất lượng ở đây được thể hiện thông qua các thuộc tính có tính thu hút khách hàng, thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, chất lượng trong sự phù hợp phụ thuộc rất lớn vào trình độ thiết kế, trình độ thiết kế càng cao thì chất lượng càng cao; nó phản ánh những đặc tính chủ quan vì nó phụ thuộc vào những nhận thức của khách hàng. Khi nâng cao chất lượng thiết kế sẽ có tác động rất lớn đến khả năng tiêu thụ của sản phẩm và khi tăng chất lượng thì chi phí tăng theo. 2.5.Chất lượng sản phẩm của mỗi loại sản phẩm được xác định trong những điều kiện sử dụng cụ thể với những mục đích cụ thể tương ứng với một đối tượng tiêu dùng. Chất lượng sản phẩm phải thoả mãn được nhu cầu người tiêu dùng trong những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể về kinh tế kỹ thuật của mỗi nước, mỗi vùng. Trong kinh doanh không thể có chất lượng như nhau cho tất cả các vùng mà cần căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể để đề ra các phương án chất lượng cho phù hợp về mọi mặt với yêu cầu của khách hàng. 3.Phân loại chất lượng sản phẩm: * Chất lượng sản phẩm được phản ánh thông qua các loại chất lượng sau: - Chất lượng thiết kế là: giá trị riêng của các thuộc tính được phác thảo ra trên cơ sở nghiên cứu trắc nghiệm của sản xuất và tiêu dùng.Đồng thời có so sánh với các hàng tương tự của nhiều nước.Chất lượng thiết kế là giai đoạn đầu của quá trình hình thành chất lượng sản phẩm . - Chất lượng tiêu chuẩn là: giá trị riêng của những thuộc tính của sản phẩm được thừa nhận, được phê chuẩn trong quản lý chất lượng sản phẩm. Chất lượng tiêu chuẩn là nội dung tiêu chuẩn của một loại hàng hoá. Chất lượng tiêu chuẩn có ý nghĩa pháp lệnh buộc phải thực hịên nghiêm chỉnh trong quá trình quản lý chất lượng. Chất lượng tiêu chuẩn có nhiều loại: Tiêu chuẩn quốc tế là: những tiêu chuẩn do tổ chức chất lượng quốc tế đề ra được các nước chấp nhận và xem xét áp dụng cho phù hợp với điều kiện của từng nước. + Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) là: tiêu chuẩn nhà nước,được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật,áp dụng kinh nghiệm tiêu biểu và tiêu chuẩn quốc tế phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam. + Tiêu chuẩn nghành (TCN) là: các chỉ tiêu về chất lượng do các Bộ,các tổng cục xét duyệt, ban hành, có hiệu lực đối với tất cả các đơn vị trong nghành,địa phương đó. + Tiêu chuẩn doanh nghiệp (TCDN) là: các chỉ tiêu về chất lượng do các doanh nghiệp tự nghiên cứu và áp dụng trong doanh nghiệp mình cho phù hợp với điều kiện riêng của doanh nghiệp đó. - Chất lượng thực tế là: chỉ mực độ thực tế đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của sản phẩm, bao gồm chất lượng thực tế trong sản xuất và chất lượng thực tế trong tiêu dùng. - Chất lượng cho phép là: dung sai cho phép mức sai lệch giữa chất lượng thực tế với chất lượng tiêu chuẩn. Chất lượng cho phép phụ thuộc vào điều kiện kỹ thuật của từng nước, phụ thuộc vào trình độ lành nghề của công nhân. Khi chất lượng thực tế của sản phẩm vượt quá dụng sai cho phép thì hàng hoá sẽ bị xếp vào loại phế phẩm. Chất lượng tối ưu là: biểu thị khả năng thoả mãn toàn diện nhu cầu của thị trường trong những điều kiện xác định với những chi phí xã hội thấp nhất.Thường người ta phải giải quyết được mối quan hệ chi phí và chất lượng sao cho chi phí thấp nhất mà chất lượng vẫn đảm bảo. Biểu đồ 1: Sơ đồ Siro về mối quan hệ giữa chất lượng và chi phí Chi phí (b) (a) Q1 Q2 Q3 Chất lượng (a): là đường cong giá bán sản phẩm. (b): là đường cong gía thành sản phẩm. (Q1): chất lượng thấp giá thành thấp. (Q2): ứng với khoảng cách lớn nhất giữa hai đường cong là mức chất lượng có lợi nhuận lớn nhất. (Q3): sản phẩm có chất lượng cao nhưng lợi nhuận không cao. Quyết định mức chất lượng như thế nào cho phù hợp là một vấn đề quan trọng. Điều đó phụ thuộc vào đặc điểm tiêu dùng của từng nước, của từng vùng và phụ thuộc vào mục tiêu của doanh nghiệp. 4.Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm. Chỉ tiêu chất lượng là đặc trưng định lượng của các
Luận văn liên quan