Luận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 - 2011

Tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là v ấn đề thu hút sự quan tâm ở mọi quốc gia trên thế giới. Với hầu hết các nước, tăng trưởng kinh tế luôn là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế, nâng cao hơn nữa đời sống người dân, giảm thất nghiệp và thực hiện nhiều mục tiêu vĩ mô khác. Đối v ới các nước đang phát triển thì tăng trưởng kinh tế lại càng có ý nghĩa cấp thiết hơn v ì tăng trưởng kinh tế là điều kiện số một để gia nhập nhóm các nước phát triển, tăng trưởng kinh tế là nhân tố quyết định để đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, là điều kiện để phát triển kinh tế, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, thực hiện công bằng xã hội, nâng cao đời sống người dân Ở Việt Nam, tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm trong các Cương lĩnh và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Tuy nhiên, trung tâm của quá trình phát triển không chỉ là tăng trưởng cao mà chất lượng tăng trưởng mới là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng đang ngày càng được thể hiện rõ, có lúc khắc chế nhau, lại có giai đoạn hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, xét đến cùng, mục tiêu đúng đắn về tăng trưởng kinh tế của một quốc gia đang phát triển như Việt Nam là tốc độ tăng trưởng kinh tế phải cao, ổn định và bền vững mà điều này chỉ có được khi tăng trưởng có chất lượng tốt. Những năm gần đây, Việt Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao và liên tục, tính chung cả thời kỳ 1998 - 2005 tốc độ tăng trưởng bình quân là 7,5 %/năm, giai đoạn 2006 – 2011 tăng trưởng bình quân 7.01 %/năm. Đó quả là những con số ấn tượng, so với các nước trong khu vực, Việt Nam đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng rất cao, thu nhập bình quân đầu người tăng lên liên tục, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.

pdf68 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5903 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 - 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN “ Chất lượng tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006- 2011” LỜI CẢM ƠN Để có được một sản phẩm nghiên cứu khoa học hoàn chỉnh như thế này, đầu tiên nhóm muốn gửi lời cảm ơn tới chân thành tới Th.S Đào Thế Sơn- giảng viên bộ môn Kinh tế Vĩ mô, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn nhóm trong suốt quá trình làm nghiên cứu, đồng thời cung cấp một số tài liệu tham khảo cho nhóm. Tiếp đến, nhóm cũng muốn nói lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa đã ủng hộ, tạo những điều kiện tốt nhất để nhóm có thể tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Chất lượng tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006- 2011” một cách thuận lợi. Và cuối cùng, nhóm muốn gửi một lời cảm ơn nữa tới trường Đại học thương mại, cảm ơn nhà trường đã đã tổ chức ra hoạt động nghiên cứu khoa học hằng năm giúp sinh viên có cơ hội tham gia, nâng cao hiểu biết của bản thân. Qua đây, sinh viên có thể áp dụng những kiến thức đã được học trên lớp áp dụng vào thực tiễn, là cơ hội để sinh viên được thể hiện mình, cống hiến những sản phẩm khoa học cho xã hội. Mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do gặp phải những khó khăn trong việc tìm kiếm, tổng hợp số liệu, cùng với sự hiểu biết của bản thân còn nhiều hạn chế nên bài nghiên cứu khoa học không thể không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, nhóm rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và bạn đọc để sản phẩm khoa học của nhóm được hoàn thiện hơn. Nhóm xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 1 tháng 3 năm 2013. DANH MỤC BẢNG 1. Bảng 1. GDP của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011, theo giá so sánh năm 1994………………………………………………………………………………………......................16 2. Bảng 2. Tỷ trọng các ngành trong GDP, 2006 – 2011 (% theo giá so sánh)………………..18 3. Bảng 3 . Cơ cấu lao động Việt Nam phân theo nhóm ngành kinh tế. (%)…………………20 4. Bảng 4 . Cơ cấu thành phần kinh tế trong GDP Việt Nam. (% theo giá so sánh năm 1994)……………………………………………………………………………………………………21 5. Bảng 5. Năng suất lao động xã hội của Việt Nam, 2007 – 2009..................………………...22 6. Bảng 6. Năng suất lao động một số nước năm 2010…………………………………………22 7. Bảng 7. Hệ số ICOR của Việt Nam giai đoạn 2007- 2011…………………………………..24 8. Bảng 8. Hệ số ICOR từ vốn đầu tư và tích lũy tài sản……………………………………..24 9. Bảng 9. ICOR theo khu vực sở hữu…………………………………………………………24 10. Bảng 10. So sánh mức thu nhập từ vốn và vốn đầu tư( Đơn vị: tỷ đồng/ giá thực tế)…...25 11. Bảng 11. Đóng góp của TFP vào tăng trưởng của một số nước. 2005 – 2010…………….26 12. Bảng 12. Đóng góp của các yếu tố vào GDP( %)…………………………………...……….26 13. Bảng 13 . Việt Nam trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu giai đoạn 2006 – 2011……………………………………………………………………………………………………30 14. Bảng 14. Tỷ lệ thất nghiệp giai đoạn 2006 – 2011 (đơn vị %)……………………………..32 15. Bảng 15. Tỷ lệ thiếu việc làm giai đoạn 2006 – 2011 (tỷlệ %)……………………………..33 16. Bảng 16. Thống kế số cơ sở khám chữa bệnh Việt Nam, 2006 – 2011…………………….35 17. Bảng 17. Chỉ tiêu thực tế tiêu hao năng lượng của một số ngành công nghiệp Việt Nam, 2006 – 2010…………………………………………………………………………………………….37 18. Bảng 18. Độ che phủ rừng ở Việt Nam, 2008- 2011( Đơn vị: %)………………………….38 19. Bảng 19. Diện tích rừng bị hủy hoại hàng năm ở Việt Nam, 2007- 2011( Đơn vị: ha)…..38 DANH MỤC BIỂU ĐỒ 1. Hình 1. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam, 2006 – 2011…………………………………………16 2. Hình 2. Thay đổi tỷ trọng các ngành kinh tế trong GDP, 2006 – 2011……………………...19 3. Hình 3. Tăng trưởng của các ngành kinh tế, 2006 – 2011……………………………………19 4. Hình 4. Tăng trưởng các thành phần kinh tế, 2006 – 2011…………………………………..21 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT APO : Tổ chức năng suất châu Á( Asia Productivity Organization) C : Tổng chi tiêu của các hộ gia đình CG : Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam Dp : Khấu hao vốn cố định DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước DNTN : Doanh nghiệp tư nhân EPC : Hợp đồng Tổng thầu (Engineering Procurement Construction) FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài G : Chi tiêu của Chính Phủ GCI : Chỉ số năng lực tăng trưởng GDP : Tổng sản phẩm quốc nội( Gross domestic product) GNI : Tổng thu nhập quốc dân( Gross national income) GO : Tổng giá trị sản xuất( Gross output) HDI : Chỉ số phát triển con người( Human Development Index) I : Đầu tư tích lũy tài sản IC : Chi phí trung gian ICOR : Hệ số sử dụng vốn( Incremental Capital- Output Ratio) IM : Kim ngạch nhập khẩu IMF : Quỹ tiền tệ Quốc tế( International Monetary Fund) In : Thu nhập của người có tiền cho vay KH- CN : Khoa học- công nghệ NDI : Thu nhập quốc dân sử dụng( National Disposable Income) NI : thu nhập quốc dân( National Income) NS : Tỷ lệ nhập siêu NSNN : Ngân sách Nhà nước Pr : Thu nhập của người có vốn R : Thu nhập của người có đất cho thuê ROA : Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tài sản( Return on Assets) ROE : Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn sản xuất kinh doanh ( Return on Equity) ROS : Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu( Return on Sales) Ti : Thuế kinh doanh TFP : Năng suất các nhân tố tổng hợp( Total factor productivity) VA : Giá trị gia tăng của sản phẩm vật chất và dịch vụ W : Tiền công( tiền lương) WB : Ngân hàng Thế giới( World Bank) WEF : Diễn đàn Kinh tế Thế giới( World Economic Forum) WIPO : Tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới ( World intellectual Property Organization) WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới( World Trade Organization) X : Kim ngạch xuất khẩu MC LC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ......................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài ......................................................................................... 1 1.2. Xác lập và tuyên bố vần đề trong đề tài .................................................................................... 2 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................................... 2 1.4. Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu ......................................................................................... 2 1.5. Phạm vi đề tài nghiên cứu ......................................................................................................... 3 1.6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ................................................................................................... 3 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ......................... 4 2.1. Tổng quan về chất lượng tăng trưởng kinh tế .......................................................................... 4 2.1.1 Một số khái niệm, quan điểm cơ bản ........................................................................................ 4 2.1.2. Ý nghĩa của nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ............................................................... 5 2.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế ................................................................ 6 2.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế theo chiều sâu .............................................................. 6 2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ................................................................ 7 2.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế liên quan đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế…………………… ......................................................................................................................... 8 2.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế liên quan đến phúc lợi xã hội ..................................10 2.2.5. Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế liên quan đến môi trường và tài nguyên ..................11 2.3. Các nhân tố tác động đến tôc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế.........................................11 2.3.1. Các nhân tố kinh tế ..................................................................................................................11 2.3.2. Các nhân tố phi kinh tế ............................................................................................................12 2.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ...................................................................13 CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 – 2011 ...............................................................................................................................15 3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề ......................................................................................15 3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin...............................................................................................15 3.1.2. Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................................15 3.1.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................................................15 3.2. Tổng quan tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011 ..............................16 3.2.1. Những thành tựu nổi bật trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011 ...............16 3.2.2. Những hạn chế của tăng trưởng kinh tế Việt Nam ....................................................................17 3.3. Thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011...........................18 3.3.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế .....................................................................................18 3.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế theo chiều sâu .............................................................21 3.3.3 Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế liên quan đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế ..27 3.3.4. Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế liên quan đến phúc lợi xã hội ..................................31 3.3.5. Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế liên quan đến môi trường và ...................................36 tài nguyên .........................................................................................................................................36 CHƯƠNG IV: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM.........................................................................................................................39 4.1. Những rào cản đối với việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian qua………………………………………………………………………………………………………………………………..42 4.1.1. Hạn chế trong huy động vốn cho tăng trưởng kinh tế ...............................................................39 4.1.2. Rào cản đối với việc nâng cao hiệu quả đầu tư ........................................................................41 4.1.3. Sự thấp kém về trình độ khoa học – công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực ..........................43 4.2. Cơ hội, thách thức đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới .........................47 4.2.1. Những cơ hội đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam .................................................................47 4.2.2. Thách thức đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam .....................................................................50 4.3. Một số kiến nghị nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam ...................................52 4.3.1. Đề xuất nhằm nâng cao khả năng huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế ..............................................................................................................................................52 4.3.2. Phát triển khoa học - công nghệ và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ...............................54 4.3.3. Gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường .............................................56 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………………………..58 1 CHƯƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài Tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm ở mọi quốc gia trên thế giới. Với hầu hết các nước, tăng trưởng kinh tế luôn là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế, nâng cao hơn nữa đời sống người dân, giảm thất nghiệp và thực hiện nhiều mục tiêu vĩ mô khác. Đối với các nước đang phát triển thì tăng trưởng kinh tế lại càng có ý nghĩa cấp thiết hơn vì tăng trưởng kinh tế là điều kiện số một để gia nhập nhóm các nước phát triển, tăng trưởng kinh tế là nhân tố quyết định để đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, là điều kiện để phát triển kinh tế, tham gia hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, thực hiện công bằng xã hội, nâng cao đời sống người dân… Ở Việt Nam, tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm trong các Cương lĩnh và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Tuy nhiên, trung tâm của quá trình phát triển không chỉ là tăng trưởng cao mà chất lượng tăng trưởng mới là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng đang ngày càng được thể hiện rõ, có lúc khắc chế nhau, lại có giai đoạn hỗ trợ, bổ sung cho nhau. Tuy nhiên, xét đến cùng, mục tiêu đúng đắn về tăng trưởng kinh tế của một quốc gia đang phát triển như Việt Nam là tốc độ tăng trưởng kinh tế phải cao, ổn định và bền vững mà điều này chỉ có được khi tăng trưởng có chất lượng tốt. Những năm gần đây, Việt Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao và liên tục, tính chung cả thời kỳ 1998 - 2005 tốc độ tăng trưởng bình quân là 7,5 %/năm, giai đoạn 2006 – 2011 tăng trưởng bình quân 7.01 %/năm. Đó quả là những con số ấn tượng, so với các nước trong khu vực, Việt Nam đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng rất cao, thu nhập bình quân đầu người tăng lên liên tục, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của nước ta chưa thực sự ổn định và vững chắc. Tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu là theo chiều rộng, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam đang gặp phải nhiều vấn đề đáng quan tâm: Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp chưa cao, sản phẩm chế biến sâu chưa nhiều, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp, các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất vẫn chưa thực sự được sử dụng hiệu quả, khai thác khoáng sản chưa hợp lý, cảnh quan thiên nhiên và môi trường sống của con người đang ngày càng bị hủy hoại... Nếu các vấn đề này không được giải quyết sớm thì trong một tương lai không xa, nó sẽ là vật cản cho quá trình phát triển của Việt Nam. Đây là thách thức to lớn cho những năm sắp tới, khi mà cạnh tranh và hội nhập kinh tế đang ngày càng trở nên sâu sắc hơn. . Vì 2 vậy, việc nghiên cứu và phân tích chất lượng tăng trưởng kinh tế là một đòi hỏi cấp bách. Đó là lý do mà chúng tôi lựa chọn nghiên cứu Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011. 1.2. Xác lập và tuyên bố vần đề trong đề tài Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, chúng tôi đã quyết định thực hiện đề tài: “Chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011”. Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ đi nghiên cứu các vấn đề cụ thể sau: - Nghiên cứu các vấn đề lý luận về tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng trưởng kinh tế, các tiêu chí để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng trưởng kinh tế cảu một nền kinh tế, đồng thời phân tích các nhân tố tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế. - Nghiên cứu thực trạng về chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011 thông qua các tiêu chí đánh giá tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng trưởng kinh tế, đồng thời đánh giá một cách tổng quát về chất lượng tăng trưởng kinh tế cảu Việt Nam trong phạm vi giai đoạn nghiên cứu. Dựa trên phân tích thực trạng về chất lượng tăng trưởng kinh tế để đưa ra một số kết luận và kiến nghị về chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến các cơ quan quản lý kinh tế trên tầm vĩ mô nhằm thực hiện việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn sau. 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát Mục tiêu lớn nhất của nhóm khi quyết định nghiên cứu về đề tài: “ Chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011” là muốn giúp cho bạn đọc có được cái nhìn tổng quan, chính xác về chất lượng tăng trưởng kinh tế của nước ta giai đoạn 2006 – 2011.  Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu chung trên, nhóm đã xác định những mục tiêu cụ thể sau: - Giúp cho người đọc hiểu được thế nào là tăng trưởng kinh tế, chất lượng tăng trưởng kinh tế và biết được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. - Đưa ra được những chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế để qua đó người đọc có thể biết rằng khi đánh giá chất lượng kinh tế của một đất nước thì sẽ phải dựa trên bộ chỉ tiêu nào. - Giúp người đọc biết và đánh giá được thực trạng tăng trưởng kinh tế, thực trạng chất lượng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011 thông qua các chỉ tiêu đã đưa ra. Giúp họ biết được những thành tựu và tìm ra những hạn chế còn tồn tại trong chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn này để từ đó có thể đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế cho giai đoạn sau. 1.4. Các câu hỏi đặt ra trong nghiên cứu 3 Để đánh giá một cách chính xác, khách quan về chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011, chúng ta cần phải đi nghiên cứu trả lời các câu hỏi sau: - Thế nào là tăng trưởng kinh tế? Thế nào là chất lượng tăng trưởng kinh tế? - Có những nhân tố nào tác động đến chất lượng tăng trưởng kinh tế của một quốc gia? - Việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế đem lại ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế - xã hội của đất nước? - Khi đánh giá tăng trưởng kinh tế, chất lượng tăng trưởng của một quốc gia, người ta thường dựa vào những chỉ số nào? Cách tính toán các chỉ số đó ra sao? Các chỉ số đó bằng bao nhiêu thì tốt? Bằng bao nhiêu thì xấu? - Thực tế các chỉ số để đánh giá tăng trưởng kinh tế, chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2006 – 2011 ra sao? - Việt Nam cần phải làm gì để có thể nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế của đất nước trong giai đoạn tiếp theo? 1.5. Phạm vi đề tài nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu có một vai trò quan trọng đối trong việc thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học. Qua đó cho thấy được khả năng cũng như tầm hiểu biết của người thực hiện. Dựa trên năng lực giới hạn của nhóm, đề tài của chúng tôi tập trung nghiên cứu các tiêu chí đánh giá tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong phạm vi thời gian từ năm 2006 – 2011. 1.6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu  Về mặt lý luận: Nghiên cứu này đóng góp một phần nhỏ để làm rõ hơn khía cạnh chất lượng tăng trưởng kinh tế về mặt phương pháp luận. Đây là một trong số ít những nghiên cứu về chất lượng tăng trưởng kinh tế, nó cung cấp khá đầy đủ các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế, chúng được sắp xếp một cách khoa học, được phân tích, giải thích kỹ lưỡng, dễ hiểu, giúp cho giảng viên và sinh viên có thêm nguồn tài liệu hữu ích phục vụ cho công cuộc giảng dạy và nghiên cứu.  Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu đưa ra một số đánh giá bước đầu về chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Khung nội dung phân tích được bổ sung thêm trên cơ sở tổng kết những nghiên cứu mới của thế giới và Việt Nam một cách logic và khoa học. Ngoài ra, nhiều khía cạnh chưa được nghiên cứu sâu và đầy đủ cũng là những gợi mở cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo của khoa nói riêng và của toàn trường, toàn xã hộ nói chung. 4 CHƯƠNG II CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 2.1. Tổng quan về chất lượng tăng trưởng kinh tế 2.1.1 Một số khái niệm, quan điểm cơ bản Tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế là mục tiêu đầu tiên của các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về
Luận văn liên quan