Ngân hàng thương mại cổ phần là mô hình mới trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. Trong quá trình hoạt động với đặc tính riêng có của mình, các NHTMCP đã có những phát huy nhất định đóng góp vào sự nghiệp xây dùng chung của đất nước, tuy nhiên, bên cạnh những mặt được, đã bộc lộ những mặt hạn chế. Từ những lÝ do thực tế trên, cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo của tập thể cán bộ của NHTMCP Navibank em đã mạnh dạn chọn đề tài: Chất lượng tín dụng ngân hàng, hiện trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP Navibank Hà Nội.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Nghiên cứu và đánh giá chất lượng tín dụng, thực trạng hoạt động kinh doanh tín dụng của NHTMCP trong nền kinh tế thị trường.
- Một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao chất lượng tín dụng từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của khối các NHTMCP.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Báo cáo nghiên cứu chủ yếu về chất lượng tín dụng và những vấn đề tồn tại của nó tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu
4. Phương pháp nghiên cứu:
Báo cáo sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích kinh tế, phân tích tổng hợp, hệ thống hoá lý luận.
5. Kết quả và những vấn đề mới của báo cáo:
- Nêu được tổng quan về tín dụng ngân hàng, chất lượng trong hoạt động tín dụng của NHTM.
62 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2174 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chất lượng tín dụng ngân hàng, hiện trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Navibank Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Chất lượng tín dụng ngân hàng, hiện trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP Navibank Hà Nội MỤC LỤC
Lời nói đầu 3
Chương I. TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NHTM 4
1. Tín dụng ngân hàng và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường 4
1.1. Tín dụng ngân hàng 4
1.2. Vai trò tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường 4
2. Chất lượng tín dụng. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 5
2.1. Chất lượng tín dụng 5
2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng 5
3. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tín dụng 6
3.1. Chất lượng tín dụng đối với sự phát triển của nền kinh tế xã hội 6
3.2. Chất lượng tín dụng đối với sự tồn tại và phát triển của NHTM 6
Chương II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NAVIBANK HÀ NỘI 9
Vài nét về Ngân hàng Navibank 9
1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Navibank Hà Nội 10
1.1. Những nét chung 10
1.2. Tình hình kinh doanh của Chi nhánh Navibank Hà Nội 11
1.3. Kết quả kinh doanh tại Chi nhánh Navibank Hà Nội 18
2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại Navibank Hà Nội 2
3. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại về chất lượng tín dụng 31
3.1. Nguyên nhân bên ngoài 31
3.2. Nguyên nhân bên trong 33
Chương III. NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NAVIBANK HÀ NỘI 36
1. Quan điểm và định hướng nâng cao chất lượng tín dụng 36
1.1. Quan điểm nâng cao chất lượng tín dụng 36
1.2. Mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trong thời gian tới 37
1.3. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng 38
2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Navibank Hà Nội 39
2.1. Giải pháp xây dùng và sử dông quỹ bù đắp rủi ro cho hoạt động tín dụng 39
2.2. Củng cố công tác mạng lưới và khoán tài chính đến nhóm và người lao động 40
2.3. Nâng cao chất lượng nghiệp vụ đánh giá khách hàng để có biện pháp đầu tư tín dụng thích hợp 42
2.4. Thiết lập mối quan hệ tốt và bền lâu với khách hàng 44
2.5. Tăng cường công tác quản lý nợ và giải quyết nợ quá hạn 46
2.6. Từng bước quy chuẩn đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ 50
3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện môi trường pháp lý 52
3.1. Đối với Chính phủ 52
3.2. Đối với NHNN 53
3.3. Đối với Navibank 54
Kết luận 56
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngân hàng thương mại cổ phần là mô hình mới trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần. Trong quá trình hoạt động với đặc tính riêng có của mình, các NHTMCP đã có những phát huy nhất định đóng góp vào sự nghiệp xây dùng chung của đất nước, tuy nhiên, bên cạnh những mặt được, đã bộc lộ những mặt hạn chế. Từ những lÝ do thực tế trên, cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo của tập thể cán bộ của NHTMCP Navibank em đã mạnh dạn chọn đề tài: Chất lượng tín dụng ngân hàng, hiện trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP Navibank Hà Nội.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Nghiên cứu và đánh giá chất lượng tín dụng, thực trạng hoạt động kinh doanh tín dụng của NHTMCP trong nền kinh tế thị trường.
- Một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao chất lượng tín dụng từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của khối các NHTMCP.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Báo cáo nghiên cứu chủ yếu về chất lượng tín dụng và những vấn đề tồn tại của nó tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu
4. Phương pháp nghiên cứu:
Báo cáo sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích kinh tế, phân tích tổng hợp, hệ thống hoá lý luận.
5. Kết quả và những vấn đề mới của báo cáo:
- Nêu được tổng quan về tín dụng ngân hàng, chất lượng trong hoạt động tín dụng của NHTM.
- Nghiên cứu, hệ thống hoá các biện pháp có thể áp dụng tại Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng tín dụng.
- Một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN, Navibank với mục đích nâng cao chất lượng tín dụng.
CHƯƠNG I: TÍN DỤNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1. TÝn dụng ngân hàng và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường
1.1. Tín dụng ngân hàng
Tín dụng Ngân hàng là mối quan hệ vay mượn bằng tiền tệ, hàng hoá và dịch vụ theo nguyên tắc hoàn trả giữa một bên là Ngân hàng và một bên là các đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội và dân cư. Quá trình hình thành quan hệ tín dụng chính là quá trình hình thành các quan hệ vay mượn lẫn nhau trong xã hội. Đó là mối quan hệ vay mượn có hoàn trả cả gốc và lãi sau một khoảng thời gian nhất định, là quan hệ chuyển dịch tạm thời quyền sử dụng vốn, là quyền bình đẳng cả hai bên đều có lợi. Trong nền kinh tế thị trường, đại bộ phận quỹ cho vay tập trung qua Ngân hàng và từ đó đáp ứng nhu cầu vốn bổ sung cho các doanh nghiệp và cá nhân. Tín dụng Ngân hàng không những chỉ đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp và cá nhân mà còn tham gia cấp vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản, cải tiến đổi mới kỹ thuật công nghệ sản xuất. Ngoài ra tín dụng Ngân hàng còn đáp ứng một phần đáng kể nhu cầu tiêu dùng của cá nhân. Như vậy, tín dụng Ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu trong nền kinh tế thị trường, nó đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế rất linh hoạt và kịp thời.
1.2. Vai trò tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường
Tín dụng Ngân hàng có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong cơ chế thị trường hiện nay. Điều đó được thể hiện ở một số khía cạnh sau:
* Tín dụng Ngân hàng huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng trong tất cả các thành phần kinh tế để cho các doanh nghiệp và cá nhân vay vốn góp phần mở rộng sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tín dụng Ngân hàng là công cụ để giải quyết mâu thuẫn giữa người thừa vốn và người thiếu vốn. Nó đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong quá trình hoạt động đó, Ngân hàng thu được lợi tức cho vay để duy trì và phát triển hoạt động của chính Ngân hàng.
* Tín dụng Ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng mối quan hệ giao lưu kinh tế quốc tế.
* Tín dụng Ngân hàng góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.
Trong nền kinh tế thị trường, sự hoạt động của thị trường vốn, thị trường tiền tệ là các mặt hoạt động liên quan đến quan hệ tín dụng Ngân hàng và nhờ có hoạt động này mà việc phát hành cổ phiếu, chuyển nhượng và mua bán cổ phiếu mới có môi trường hoạt động.
Như vậy, tín dụng Ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với Ngân hàng mà còn với cả xã hôị. Tuy nhiên để tín dụng Ngân hàng phát huy được hết vai trò của nó thì các nhà quản lý Ngân hàng cũng như các cơ quan chức năng phải tạo ra một hành lang pháp lý cũng như các quy định chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho cả người vay và người cho vay.
2. Chất lượng tín dụng - nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
2.1. Chất lượng tín dụng
* Khái niệm:
Chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng (người gửi tiền và người vay tiền) phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại, phát triển của Ngân hàng. Chất lượng tín dụng được hình thành và bảo đảm từ hai phía là Ngân hàng và khách hàng. Bởi vậy, chất lượng hoạt động của Ngân hàng không những phụ thuộc vào bản thân của Ngân hàng mà còn phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của doanh nghiệp.
Như vậy, chất lượng tín dụng là một phạm trù rộng lớn. Để có được chất lượng tín dụng thì hoạt động tín dụng phải có hiệu quả và quan hệ tín dụng phải được thiết lập trên cơ sở tin cậy và uy tín trong hoạt động. Hay nói một cách khác, chất lượng tín dụng tỷ lệ thuận với hiệu quả và độ tin cậy trong hoạt động tín dụng.
Những nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng
2.2.1. Các nhân tố bên ngoài:
Ta biết rằng chất lượng hoạt động tín dụng có ý nghĩa rất to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của các NHTM và của toàn xã hội. Để quản lý chất lượng tín dụng đồng bộ, đòi hỏi phải hiểu rõ tác động của các nhân tố ảnh hưởng chính, đó là các nhân tố: kinh tế, xã hội, pháp lý
2.2.2. Các nhân tố bên trong:
Các nhân tố bên trong bao gồm: Công tác tổ chức của ngân hàng, chất lượng nhân sự, qui trình tín dụng, thông tin tín dụng, kiểm soát nội bộ, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng
Tóm lại, qua nghiên cứu nội dung nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ta thấy: tuỳ theo sự phát triển, điều kiện kinh tế xã hội và sự hoàn thiện môi trường pháp lý của từng nước cũng như khả năng quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ cán bộ của từng NHTM mà các nhân tố này có ảnh hưởng khác nhau tới chất lượng tín dụng. Vấn đề cơ bản đặt ra là chúng ta phải nắm chắc các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng và biết vận dụng sáng tạo sự ảnh hưởng của các nhân tố này trong hoàn cảnh thực tế, từ đó tìm được những biện pháp quản lý có hiệu quả để củng cố nâng cao chất lượng tín dụng hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro, sẽ tạo điều kiện cho sự thành công của hoạt động tín dụng nói riêng cũng như của toàn bộ hoạt động NHTM nói chung.
3. Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tín dụng.
3.1. Chất lượng tín dụng đối với nền kinh tế xã hội:
Lịch sử hình thành và phát triển quan hệ tín dụng cho ta thấy vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế đặc biệt là nền kinh tế hàng hoá ngày càng phát triển. Cùng với sự sản xuất và lưu thông hàng hoá, tín dụng ngày càng phát triển nhằm cung cấp thêm các phương tiện giao dịch để đáp ứng nhu cầu giao dịch trong xã hội. Trong điều kiện đó, nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề ngày càng được quan tâm vì:
- Nâng cao chất lượng tín dụng để đưa hoạt động tín dụng thích nghi với điều kiện kinh tế thị trường, phục vụ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường.
- Đảm bảo chất lượng tín dụng là điều kiện để Ngân hàng làm tốt chức năng trung tâm thanh toán, vì khi chất lượng tín dụng được đảm bảo sẽ tăng vòng quay vốn tín dụng. Nó tạo điều kiện cho Ngân hàng làm tốt chức năng trung gian tín dụng trong nền kinh tế quốc dân là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, tín dụng góp phần điều hoà vốn trong nền kinh tế.
- Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ góp phần tăng vòng quay vốn, huy động tới mức tối đa lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội để phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ làm giảm tối thiểu lượng tiền thừa trong lưu thông. Nó góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế, tăng uy tín quốc gia. Đồng thời, thông qua các công trình đầu tư vốn phát huy tác dụng, tạo ra những sản phẩm, dịch vụ cho nền kinh tế.
- Nâng cao chất lượng tín dụng tạo điều kiện áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động Ngân hàng theo xu hướng của thế giới, phương thức sản xuất áp dụng những thành tựu của những nền công nghệ cao như công nghệ sinh học, thông tin, vật liệu, năng lượng mới để nhanh chóng nâng cao chất lượng tín dụng thúc đẩy sản xuất ở trong nước và hội nhập với hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia.
- Nâng cao chất lượng tín dụng để có khả năng hợp tác cạnh tranh. Khi sản xuất cùng phát triển, nhu cầu vốn để phục vụ phát triển kinh tế xã hội là rất lớn mà mỗi Ngân hàng riêng lẻ không thể đáp ứng được, đòi hỏi phải có sự hợp tác giữa các Ngân hàng trong việc tài trợ cho khách hàng (đồng tài trợ hay tín dụng hợp vốn).
Tín dụng là một trong những công cụ để thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội theo từng ngành, từng lĩnh vực. Nâng cao chất lượng tín dụng sẽ góp phần tăng hiệu quả sản xuất xã hội, đảm bảo phát triển cân đối giữa các ngành, các vùng trong cả nước, ổn định và phát triển nền kinh tế.
Tín dụng có mối quan hệ mật thiết với nền kinh tế xã hội. Để có chất lượng tín dụng, ngoài sự nỗ lực của bản thân các NHTM, đòi hỏi nền kinh tế phải ổn định và phải có một cơ chế, chính sách phù hợp, sự kết hợp nhịp nhàng có hiệu quả giữa các cấp, các ngành tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của tín dụng.
3.2. Chất lượng tín dụng đối với sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng thương mại :
Chất lượng tín dụng làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của các NHTM do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng được vòng quay vốn tín dụng và thu hút thêm được nhiều khách hàng bởi các hình thức của sản phẩm, dịch vụ, tạo ra một hình ảnh tốt về biểu tượng và uy tín của Ngân hàng cùng sự trung thành của khách hàng.
Chất lượng tín dụng gia tăng khả năng sinh lợi của các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn cho vay. Từ đó cải thiện được tình hình tài chính của Ngân hàng, tạo thế mạnh cho Ngân hàng trong quá trình cạnh tranh.
Chất lượng tín dụng tạo thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của Ngân hàng, bởi vì chất lượng tín dụng cho phép Ngân hàng có những khách hàng trung thành và những khoản lợi nhuận bổ sung vốn đầu tư.
Chất lượng tín dụng củng cố mối quan hệ xã hội của Ngân hàng, điều đó cũng có ý nghĩa là tạo được môi trường thuận lợi nhất cho hoạt động Ngân hàng.
Với những ưu thế trên, việc củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng củ NHTM là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của NHTM. Cũng chính vì vậy, chất lượng tín dụng luôn luôn phải được cải tiến.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ CHẤT LƯỢNG
TÍN DỤNG TẠI NAVIBANK HÀ NỘI.
* VàI nét về Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt - tên giao dịch Navibank - là pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, được quyền tự chủ về tài chính và chủ động về kinh doanh, có hội sở chính tại số 343 Phạm Ngũ Lão - Quận I - Thành phố Hồ Chí Minh, có con dấu riêng, có bản tổng kết tài sản và trực tiếp làm nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.
Cho tới nay, ngoài việc luôn luôn đổi mới, phát triển tổ chức và cán bộ công nhân viên, Navibank đã thành lập được rất nhiều chi nhánh và các văn phòng giao dịch đóng trên địa bàn các tỉnh thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Huế, Bình Dương, Tiền Giang, Vũng Tàu, Kiên Giang, Đồng Nai, Long An, Bắc Ninh.
Cùng với hệ thống NHTM Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt mét trong những NHTM cổ phần đầu tiên ở nước ta, với bề dầy kinh nghiệm 14 năm nhưng cũng đạt được ở mức phát triển, tốc độ tăng trưởng cao trên nhiều mặt hoạt động, vốn cổ phần từ lúc thành lập là 53,31 tỷ đồng nay đã tăng lên 250 tỷ, đồng thời góp phần mở rộng khả năng huy động vốn. Doanh sè cho vay tăng nhanh, các hoạt động khai thác kiều hối, mua bán ngoại tệ, thanh toán thẻ tín dụng cũng tăng trưởng tốt.
Nói chung, Navibank luôn kinh doanh có lãi và tạo được uy tín với bạn hàng trong và ngoài nước. Đạt được những thành quả nói trên, trước hết là nhờ đường lối kinh tế đổi mới và các chính sách đúng đắn về tiền tệ tín dụng của Nhà nước. Tiếp theo là sự tín nhiệm của khách hàng trong và ngoài nước, sự giúp đỡ của các Ngân hàng bạn bè và của các cơ quan hữu quan, và rất quan trọng là sự nỗ lực của tập thể nhân viên Navibank, của Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc Ngân hàng.
1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHTMCP NAVIBANK HÀ NỘI :
1.1. Những nét chung:
SƠ ĐỒ TỔNG THỂ CHI NHÁNH NAVIBANK HÀ NỘI
gi¸m ®èc vµ c¸c phã gi¸m ®èc
phßng tæ chøc hµnh chÝnh
phßng quan hÖ quèc tÕ
phßng thanh to¸n quèc tÕ
phßng tÝn dông ®Çu t
phßng kÕ to¸n
tæ ph¸p chÕ
phßng ng©n quü
Navibank Hà Nội có một giám đốc điều hành trực tiếp và một đội ngũ cán bộ đủ mạnh, vừa thông thạo nghiệp vụ vừa có kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành, trình độ chuyên môn cao, biết ngoại ngữ, bước đầu thích nghi với cơ chế thị trường, hoà nhập với nền kinh tế của khu vực và thế giới.
Ngân hàng có bẩy phòng chức năng : Phòng tổ chức hành chính, phòng quan hệ quốc tế, phòng thanh toán quốc tế, phòng tín dụng đầu tư, phòng kế toán, phòng ngân quỹ, tổ pháp chế
Cơ cấu tổ chức và hoạt động của chi nhánh trong những năm qua đã chứng minh Ngân hàng là một chi nhánh trong toàn hệ thống liên tục thực hiện tốt các chức năng kinh doanh, giữ vững cân đối chung về nguồn vốn và sử dụng vốn, cùng với các Ngân hàng khác trên địa bàn, chi nhánh đã góp phần vào sự phát triển kinh tế thủ đô và nâng cao hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống.
Ra đời trong điều kiện nền kinh tế mở với sự điều tiết của cơ chế thị trường tạo môi trường kinh tế phù hợp để chi nhánh hoạt động kinh tế và phát triển. Trong 14 năm hoạt động và trưởng thành dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Hội đồng Quản trị, sự lãnh đạo sát sao và hỗ trợ to lớn về các mặt của Hội sở Trung ương, cũng như sự tín nhiệm của các cổ đông và các đơn vị khách hàng, tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên của chi nhánh Navibank Hà Nội đã tích cực công tác đưa chi nhánh ngày càng lớn mạnh và trở thành một trong những Ngân hàng kinh doanh có hiệu quả nhất trong địa bàn Hà Nội.
1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Navibank chi nhánh Hà Nội :
* Về huy động vốn :
Công tác huy động vốn là một nhiệm vụ tiên quyết trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Muốn mở rộng hoạt động tín dụng của mình thì Ngân hàng cần phải mở rộng hoạt động huy động vốn, vì thế bất kỳ Ngân hàng nào cũng rất chú trọng đến hoạt động này. Trên thực tế đối với Navibank Hà Nội cũng vậy. Ngân hàng được sự chỉ đạo kịp thời của Hội đồng Quản trị, ban Tổng Giám đốc và sự cố gắng nỗ lực phấn đấu của toàn thể công nhân viên đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong những năm gần đây.
Với nguồn vốn khiêm tốn ban đầu do Hội sở Trung ương cung cấp để tiến hành khai trương hoạt động là 532.000 USD và 7,485 tỷ VND đến năm 2006 được bổ sung 13.818 triệu VND (vốn cố định xây dựng trụ sở mới), chi nhánh Navibank Hà Nội đã tiến hành mở rộng việc huy động vốn từ nhiều đối tượng khác nhau để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động của chi nhánh.
Có thể nói, quán triệt tư tưởng huy động vốn của Đảng và Nhà nước để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế cuả thủ đô và cả nước, Ngân hàng đã huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau như: tiền gửi của dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh, tư nhân tập thể. Ngoài ra Ngân hàng còn đa dạng các thời hạn và khung lãi suất với mục đích thu hút được nhiều nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế. Với tinh thần, thái độ tận tuỵ phục vụ khách hàng, đảm bảo vui lòng khách đến vừa lòng khách đi, giải quyết thủ tục thuận lợi nhanh chóng, khách hàng gửi tiền vào và rút tiền ra dễ dàng, hạn chế tối đa những sai sót nhầm lẫn về mặt nghiệp vụ để đảm bảo ngày càng có tín nhiệm với khách hàng từ đó Ngân hàng đã tạo thế chủ động đi vay và cho vay. Vì vậy trong những năm qua, công tác huy động vốn đã đạt được những kết quả khả quan:
BẢNG 1 : CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG TẠI NAVIBANK HÀ NỘI
Đơn vị : Triệu đồng.
CHỈ TIÊU
31/12/2007
31/12/2008
31/12/2009
Số tiền
Tỉ trọng
( % )
Số tiền
Tỉ trọng
( % )
Số tiền
Tỉ trọng
( % )
Tổng nguồn
420.279
100
326.220
100
492.845
100
Theo đối tượng:
Tiền gửi TCKT
319.412
76
123.964
38
149.484
30
Tiền gửi tiết kiệm
100.867
24
202.256
62
343.361
70
Theo cơ cấu:
TG không kỳ hạn
306.804
73
114.177
35
111.225
22,6
TG có kỳ hạn
113.475
27
212.043
65
381.620
77,4
Nguồn : Báo cáo công tác tín dụng năm 07, 08, 09 tại Navibank Hà Nội.
Trong đối tượng huy động giữa các thành phần kinh tế của Ngân hàng có sự khác nhau rõ rệt qua các thời kỳ.
Năm 2009, tiền gửi của các thành phần kinh tế là 149.484 triệu chiếm 30% trong tổng nguồn, giảm đi 46% so với năm 2007 và 8 % so với năm 2008. Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm cũng thay đổi, đạt 343.361 triệu chiếm 70% trong tổng nguồn, tăng 242.494 triệu so với năm 2007 và tăng 141.105 triệu so với năm 2008. Trước 2008 Ngân hàng thường huy động vốn từ các tổ chức tín dụng nước ngoài, do vậy năm 2007 tiền gửi tiết kiệm chỉ chiếm 24% trên tổng nguồn. Đến năm 2008, do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2007 nên các Ngân hàng nước ngoài đã quyết định cắt hạn mức tín dụng với các Ngân hàng của ta. Trước tình hình này, NHTMCP Navibank đã đưa ra một quyết định đúng đắn kịp thời là điều chỉnh mức lãi suất hợp lí, khuyến khích việc gửi tiền tiết kiệm thực hiện việc huy động vốn trong nước, việc làm này đã đem lại những kết quả khả quan (mức tiền gửi tiết kiệm trên tổng vốn huy động là 62% -2008, 70% -2009).
Trong kết cấu nguồn vốn cũng có sự khác biệt. Năm 2008 và năm 2009, tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn. Cuối năm 2008, tiền gửi có