Để hiểu rõ hơn bản chất, vai trò, nội dung các hình thức, chủ thể và các vấn đề
khác của hợp đồng. Thông qua quá trình nghiên cứu thực tại Công ty Xuân Hoà, tôi
chọn đề tài “Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý và thực tiễn tại Công ty trách nhiện hữu
hạn Nhà nước một thành viên Xuân Hoà”. Đồng thời đây cũng là dịp tôi khải nghiệm
những kiến thức mà mình đã tích luỹ được trong suất thời gian ngồi trên Giảng Đường
đại học.
Bố cục của bài viết được kết cấu thành ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về hợp đồng đại lý.
Chương II: Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng đại lý tại Công ty.
Chương III: Kiến nghị
Trong suất quá trình thực tập và nghiên cứu tại Công ty TNHH Nhà nước một
thành viên Xuân Hoà, tôi đã được sự giúp đỡ rất tận tình của toàn thể CBCNV của
Công ty đặc biệt là những CBCNV phòng Kinh doanh nơi tôi trực tiếp thực tập. Hơn
nữa với sự hướng dẫn tận tình của TS Nguyễn Thị Thanh Thuỷ và ThS Vũ Văn Ngọc
đã giúp tôi hoàn thành đề tài thực tập chuyên ngành của mình. Thông qua bài viết này
tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới toàn thể Công ty, TS Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
và ThS Vũ Văn Ngọc đã giúp tôi hoàn thành đề tài thực tập của mình
85 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2299 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý và thực tiễn thực hiện tại Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Nhà nước một thành viên (MTV) Xuân Hoà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bùi Minh Thành Lớp Luật Kinh Doanh K45 0
Luận văn
Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý và thực
tiễn thực hiện tạiCông ty trách nhiệm hữu
hạn (TNHH) Nhà nước một thành viên
(MTV) Xuân Hoà
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bùi Minh Thành Lớp Luật Kinh Doanh K45 1
Sinh viên: Bùi Minh Thành
Lớp: Luật Kinh Doanh K45
Giáo viên hướng dẫn: Ts Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
Ths Vũ Văn Ngọc
Đề tài:
Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý và thực tiễn thực hiện tại
Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Nhà nước
một thành viên (MTV) Xuân Hoà
M ục l ục
Mở đầu................................................................................................ 4
Chương I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ ................. 5
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bùi Minh Thành Lớp Luật Kinh Doanh K45 2
1. Cơ sở lý lụân về hợp đồng trong nền kinh tế thị trường. .................................... 5
1.1 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng kinh tế. ................................................... 5
1.2 Vai trò của hợp đồng trong nền kinh tế thị trường .......................................... 7
2. Khái quát về hợp đồng đại lý................................................................................ 8
2.1 Quá trình phát triển của pháp luật về hợp đồng đại lý .................................... 8
2.2 Khái quát về đại lý thương mại .................................................................... 12
2.3 Những điểm mới về hợp đồng đại lý trong Luật thương mại 2005. ................ 3
3. Giao kết hợp đồng đại lý. ................................................................................... 14
3.1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng đại lý. ........................................................... 14
3.2 Chủ thể giao kết hợp đồng đại lý. ................................................................ 15
3.3 Nội dung giao kết hợp đồng đại lý .............................................................. 15
3.4 Hình thức giao kết hợp đồng đại lý ............................................................. 16
3.5 Trình tự thủ tục giao kết hợp đồng đại lý. ................................................... 16
4. Thực hiện hợp đồng đại lý. ................................................................................ 17
4.1 Nguyên tắc thực hiện hợp đồng đại lý. ......................................................... 17
4.2 Các biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng đại lý. ........................ 18
5. Sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng đại lý. ..................................................... 19
6. Trách nhiệm pháp lý khi vị phạm hợp đồng. ................................................... 19
7. Giải quyết tranh chấp hợp đồng đại lý. ............................................................ 21
7.1 Giải quyết bằng hoà giải. ............................................................................. 21
7.2 Giải quyết bằng trọng tài. ........................................................................... 21
7.3 Giải quyết bằng toà án. ............................................................................... 23
CHƯƠNG II THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN
HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ TẠI CÔNG TY.
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XUÂN HOÀ. ....................................................... 27
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Xuân hoà. .................................. 27
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bùi Minh Thành Lớp Luật Kinh Doanh K45 3
1.1 Giới thiệu chung về công ty Xuân Hoà ........................................................ 27
1.2 Những khởi đầu xây dựng. ......................................................................... 28
2. Khái quát về quá trình hoạt động của công ty.................................................. 30
2.1 Giai đoạn sản xuất theo kế hoạch. ................................................................ 30
2.2 Giai đoạn tiếp tục đổi mới. .......................................................................... 34
3. Tổ chức bộ máy tại Công ty. ................................................................................ 38
3.1 Cơ cấu tổ chức. ............................................................................................ 38
3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty. ................................................................ 39
3.3 Phạm vi hoạt động của Công ty Xuân Hoà .................................................. 42
4. Tình hình nhân sự và lao động tại Công ty. ........................................................ 42
4.1 Phân loại lao động. ...................................................................................... 43
4.2 Chế độ tiền lương. ....................................................................................... 43
4.3 Chế độ BHXH,BHYT,KPCĐ. ..................................................................... 44
4.4 Thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi............................................................ 44
4.5 Hình thức kỷ luật lao động........................................................................... 45
4.6 Tranh chấp lao động và tình hình giải quyết tranh chấp. .............................. 45
5. Một vài nét chính về việc thực hiện pháp luật và nghĩa vụ của Công ty. ......... 46
5.1 Việc quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá. ............................................... 46
5.2 Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả. ................................ 46
5.3 Việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. .................................................. 46
5.4. Việc thực hiện trách nhiệm đối với xã hội................................................... 47
6. Hiệu quả sản xuất kinh doanh và mục tiêu của Công ty. .................................. 48
II QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ TẠI CÔNG TY. ................. 50
1. Khái quát về hoạt động đại lý của Công ty Xuân Hòa. .................................... 50
2. Những nội dung cơ bản trong giao kết hợp đồng đại lý của Công ty. .............. 56
2.1 Chủ thể giao kết. .......................................................................................... 56
2.2 Nguyên tắc, căn cứ giao kết hợp đồng. ........................................................ 58
2.3 Nội dung giao kết hợp đồng. ........................................................................ 58
2.4 Quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm. ................................................ 63
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bùi Minh Thành Lớp Luật Kinh Doanh K45 4
3. Thực tế thực hiện các điều khoản về hợp đồng đại lý đại tại Công ty. .............. 64
3.1 Thực hiện các điều khoản về số lượng, chủng loại. ...................................... 64
3.2 Thực hiện các điều khoản về trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên. .......... 65
3.3 Thực hiện các điều khoản về thanh toán tiền hàng. ...................................... 65
3.4 Thực hiện các điều khoản về thời hạn và phụ lục hợp đồng. ........................ 65
3.5 Thực hiện các điều khoản khác trong hợp đồng. .......................................... 67
CHƯƠNG III KIẾN NGHỊ
1. Khó khăn bất cập trong hoạt động đại lý của Công ty. ..................................... 68
1.1 Do có sự thay đổi các quy định pháp luật về hoạt động đại lý ..................... 68
1.2 Do các nguyên nhân chủ quan từ phía Công ty. ........................................... 69
1.3 Do các nguyên nhân khác. ........................................................................... 71
2. Kiến nghị ............................................................................................................. 72
2.1 Kiến nghị về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. ............................ 72
2.2 Kiến nghị về việc hoàn thiện chế độ hợp đồng nói chung. ........................... 73
2.3 Kiến nghị về việc hoàn thiện chế độ hợp đồng đại lý. ................................. 75
2.4 Kiến nghị đối với Công ty Xuân Hoà. .......................................................... 76
2.5 Kiến nghị đối với đại lý. .............................................................................. 79
Kết luận ............................................................................................ 81
Danh mục tài liệu tham khảo .......................................................... 82
Mở bài
Trong đời sống xã hội của chúng ta nhu cầu giao lưu trao đổi buôn bán…gọi
chung là giao dịch dân sự là một nhu cầu tất yếu khách quan. Để điều chỉnh và đảm
bảo tính hiệu lực của các giao dịch đó pháp luật về hợp đồng đã ra đời và ngày càng
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bùi Minh Thành Lớp Luật Kinh Doanh K45 5
chứng tỏ được vai trò quan trọng đặc biệt của mình. Hợp đồng chính là sự thỏa thuận
giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ nào đó. Pháp
luật về hợp đồng hiện nay đã cơ bản hoàn thiện với những quy định ràng buộc chặt
chẽ.. Để hiểu rõ hơn bản chất, vai trò, nội dung các hình thức, chủ thể và các vấn đề
khác của hợp đồng. Thông qua quá trình nghiên cứu thực tại Công ty Xuân Hoà, tôi
chọn đề tài “Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý và thực tiễn tại Công ty trách nhiện hữu
hạn Nhà nước một thành viên Xuân Hoà”. Đồng thời đây cũng là dịp tôi khải nghiệm
những kiến thức mà mình đã tích luỹ được trong suất thời gian ngồi trên Giảng Đường
đại học.
Bố cục của bài viết được kết cấu thành ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về hợp đồng đại lý.
Chương II: Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng đại lý tại Công ty.
Chương III: Kiến nghị
Trong suất quá trình thực tập và nghiên cứu tại Công ty TNHH Nhà nước một
thành viên Xuân Hoà, tôi đã được sự giúp đỡ rất tận tình của toàn thể CBCNV của
Công ty đặc biệt là những CBCNV phòng Kinh doanh nơi tôi trực tiếp thực tập. Hơn
nữa với sự hướng dẫn tận tình của TS Nguyễn Thị Thanh Thuỷ và ThS Vũ Văn Ngọc
đã giúp tôi hoàn thành đề tài thực tập chuyên ngành của mình. Thông qua bài viết này
tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới toàn thể Công ty, TS Nguyễn Thị Thanh Thuỷ
và ThS Vũ Văn Ngọc đã giúp tôi hoàn thành đề tài thực tập của mình
Chương I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ
1. Cơ sở lý lụân về hợp đồng trong nền kinh tế thị trường.
1.1 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng kinh tế.
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bùi Minh Thành Lớp Luật Kinh Doanh K45 6
*Khái niệm
Hợp đồng kinh tế: Theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, hợp đồng kinh tế
là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện
công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền
và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình. Như vậy, theo
khái niệm này thì mục đích của hợp đồng kinh tế nhằm thực hiện công việc sản xuất,
trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động kinh doanh khác. Về hình thức của hợp
đồng chủ yếu là văn bản. Còn các hình thức lời nói, thông điệp, dữ liệu điện tử cũng
như các hình thức khác chưa được quy định chính thức. Chủ thể của hợp đồng kinh tế
trong pháp lệnh này là các pháp nhân và cá nhân có đăng ký kinh doanh.
Nhưng theo quan điểm mới thì hợp đồng kinh tế được hiểu theo nghĩa rộng hơn
về chủ thể và hình thức. Chủ thể của hợp đồng kinh tế giờ đây không chỉ dừng lại ở
pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh nữa mà rộng ra với người làm công tác
khoa học kỹ thuật, nghệ nhân, hộ gia đình, hộ nông dân, ngư dân, cá thể, cá nhân, tổ
chức nước ngoài. Nhưng mục đích thì vẫn không thay đổi đó là sinh lời không kể việc
giao kết hợp đồng để thực hiện các công việc khác nhau như sản xuất, kinh doanh,...
Hợp đồng thương mại: Trong Luật thương mại 2005 của Việt nam không quy
định cụ thể hợp đồng thương mại như thế nào. Mà chỉ đề cập đến các khái niệm hoạt
động thương mại, hành vi thương mại, vi phạm hợp đồng…Tuy nhiên, theo các quy
định có liên quan trong Luật thương mại, chúng ta có thể nhận biết được hoạt động
thương mại qua các yếu tố như chủ thể, mục đích, hình thức quan hệ thương mại.
Về chủ thể: Theo điều 2 của Luật thương mại: các thương nhân hoạt động
thương mại, các tổ chức cá nhân hoạt động có liên quan đến thương mại đều là chủ thể
của Luật thương mại. Để trở thành thương nhân các cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có
năng lực hành vi dân sự đầy đủ, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đủ điều kiện để
kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật nếu có yêu cầu hoạt động thương
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bùi Minh Thành Lớp Luật Kinh Doanh K45 7
mại thì cơ quan nhà nước có toàn quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và
trở thành thương nhân.
Về mục đích: hợp đồng trong lĩnh vực thưong mại là nhằm thực hiện các hành
vi thương mại cụ thể sau: mua bán hàng hóa, đại diện cho thương nhân, môi giới
thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý thương mại, gia công trong thương mại,
đấu giá hàng hóa, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ giao nhận hàng hóa, dịch vụ giám định
hàng hóa, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa...
Về hình thức: theo quy định của Luật thương mại, hình thức của hợp đồng
thương mại có thể là lời nói, văn bản, hành vi cụ thể hoặc các thông điệp, dữ liệu điện
tử và các hình thức thông tin điện tử khác. Như vậy, hình thức của hợp đồng theo Luật
thương mại cũng rất đa dạng và phong phú.
Thông qua chủ thể, mục đích, hình thức của hợp đồng thương mại chúng ta có
thể hiểu hợp đồng thương mại tương tự như hợp đồng kinh tế. Vì thực ra hai lĩnh vực
này có quan hệ với nhau vô cùng chặt chẽ. Hiện nay hai loại hợp đồng này có tên gọi
chung là hợp đồng kinh doanh thương mại.
* Đặc điểm của hợp đồng kinh doanh thương mại.
Về nội dung: hợp đồng kinh doanh thương mại được giao kết nhằm phục vụ hoạt
động sản xuất kinh doanh, đó là việc thực hiện các công việc sản xuất, trao đổi hàng
hoá dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các hoạt động khác
nhằm mục đích sinh lợi.
Về hình thức: hợp đồng kinh doanh thương mại được giao kết dưới các hình
thức văn bản hoặc các tài liệu giao dịch khác có giá trị pháp lý tương đương như: điện,
báo, telex, fax....
Về chủ thể: hợp đồng kinh doanh thương mại được giao kết giữa pháp nhân với
pháp nhân hoặc giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh. Như vậy, trong
quan hệ hợp đồng kinh tế phải có ít nhất một bên là pháp nhân. Ngoài ra, những người
làm công tác khoa học, nghệ nhân, hộ gia đình, hộ nông dân, hộ ngư dân, các tổ chức,
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bùi Minh Thành Lớp Luật Kinh Doanh K45 8
cá nhân nước ngoài cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng kinh tế khi họ ký kết
hợp đồng kinh tế với pháp nhân.
1.2 Vai trò của hợp đồng trong nền kinh tế thị trường.
Như chúng ta đã biết trong nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung quan liêu bao cấp
trước đây hợp đồng kinh tế được coi là một công cụ cơ bản để quản lý nền kinh tế xã
hội chủ nghĩa. Hợp đồng kinh tế được kí kết theo chỉ tiêu theo kế hoạch của Nhà nước.
Mỗi khi các chỉ tiêu kế hoạch thay đổi thì các bên tham gia kí kết hợp đồng cũng phải
thay đổi nội dung kí kết cho phù hợp. Nếu các bên vị phạm hợp đồng tức là vi phạm kế
hoạch của Nhà nước. Như vậy trong giai đoạn này chỉ tiêu kế hoạch là cơ sở để các bên
tham gia kí kết hợp đồng. Trong giai đoạn này, hợp đồng kinh tế chỉ là phương tiện để
các xí nghiệp, các đơn vị của Nhà nước trao đổi sản phẩm với nhau một cách hình
thức, đó là sự ghi nhận sự cấp phát vật tư, sản phẩm của Nhà nước cho các đơn vị kinh
tế và sự giao nộp sản phẩm của các đơn vị kinh tế cho Nhà nước. Hợp đồng kinh tế
hoàn toàn mất đi ý nghĩa đích thực của nó với tư cách là hình thức pháp lý chủ yếu của
quan hệ trao đổi.
Trong nền kinh tế thị trường hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận của các chủ thể
kinh doanh theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, các bên cùng có lợi. Nhà nước chỉ có thể
sử dụng pháp luật để tác động vào các quan hệ hợp đồng để đảm bảo lợi ích chính đáng
của các bên tham gia quan hệ hợp đồng và lợi ích chung của toàn xã hội. Trong nền
kinh tế thị trường sản phẩm được làm ra để trao đổi mua bán do đó hợp đồng là công
cụ, là cơ sở để xây dựng và thực hiện kế hoạch của các chủ thể kinh doanh, làm cho kế
hoạch sản xuất kinh doanh của họ phù hợp với thị trường. Qua đó các nhà sản xuất
kinh doanh có căn cứ để xây dưng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho mình. Đó là mục
tiêu đầu vào, nơi tiêu thụ sản phẩm đầu ra, chất lượng số lượng, giá…Sự thỏa thuận đó
đảm bảo sự bình đẳng thực sự của các bên, thể hiện ý chí nguyện vọng của họ. Hợp
đồng luôn phản ánh những đòi hỏi, những điều kiện cụ thể của các chủ thể tham gia
giao kết hợp đồng kinh tế. Rõ ràng hợp đồng kinh tế là công cụ của các nhà kinh doanh
chứ không phải công cụ của nhà nước như trước đây. Vì thông qua việc đàm phán giao
kết hợp đồng người ta có thể nắm được nhu cầu của thị trường về sản phẩm dịch vụ
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bùi Minh Thành Lớp Luật Kinh Doanh K45 9
của mình và kiểm tra tính hiện thực của kế hoạch sản xuất kinh doanh. Hợp đồng kinh
tế có tác dụng chuyển các quan hệ kinh tế khách quan thành các quan hệ pháp luật cụ
thể cho nên nó trở thành hình thức pháp lý để hình thành quan hệ thị trường.
Hợp đồng kinh tế được giao kết đúng với pháp luật của nhà nước cho nên nó
được coi là luật của các bên tham gia giao kết. Khi đã giao kết các bên phụ thuộc lẫn
nhau, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích của các bên. Như vậy vai trò của hợp đồng
kinh tế trong giai đoạn hiện nay khác với vai trò của hợp đồng kinh tế trong thời kỳ kế
hoạch hóa tập trung bao cấp trước đây vì vây phải hiểu rõ vai trò bản chất của hợp
đồng kinh tế mới có thể xây dựng được những quy định về hợp đồng kinh tế với những
đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường.
2. Khái quát về hợp đồng đại lý.
Trước khi có luật thương mại 1997, việc giao kết và thực hiện hợp đồng đại ly
vẫn phải dựa trên các văn bản pháp luật chung về hợp đồng. Vì vậy việc nghiên cứu
khái quát về hợp đồng đại lý thực chất là nghiên cứu về hợp đồng nói chung.
2.1 Quá trình phát triển của pháp luật về hợp đồng đại lý.
* Chế độ hợp đồng kinh tế trước pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989
Sau khi Miền bắc được hoàn toàn giải phóng thì cách mạng Việt nam chuyển
sang một giai đoạn mới: xây dựng CNXH ở Miền bắc làm hậu phương vững chắc để
chi viện cho Miền nam; thực hiện cuộc cách mạng dân chủ ở Miền nam. Trong thời kỳ
quá độ này ta có nhiều thành phần kinh tế cùng đan xen tồn tại, kinh tế quốc doanh,
kinh tế tập thể mới hình thành, kinh tế tư bản tư doanh còn chưa được cải tạo, kinh tế
cá thể vẫn còn tồn tại. Để điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong hoạt động kinh doanh của
các thành phần kinh tế, Chính phủ đã ban hành điều lệ tạm thời về hợp đồng trong hoạt
động kinh doanh ban hành kèm theo Nghị định số 735/TTg ngày 10/4/1956. Văn bản
này không điều chỉnh quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức nhằm mục đích lợi nhuận.
Như vậy,thông qua điều lệ tạm thời này Chính phủ đã có một văn bản pháp luật
riêng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong hoạt động kinh doanh. Theo văn bản pháp
luật này thì hợp đồng được hiểu là bằng cách: hai hay nhiều đơn vị kinh doanh tự
Chuyên đề thực tập chuyên ngành
Bùi Minh Thành Lớp Luật Kinh Doanh K45 10
nguyện cam kết với nhau để thực hiện nhiệm vụ nhất định, trong thời hạn nhất định
nhằm mục đích phát triển kinh doanh công thương nghiệp góp phần thực hiện kế hoạch
nhà nước. Hợp đồng kinh doanh được xây dựng trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện,
bình đẳng, thật thà các bên cùng có lợi và cùng có lợi cho sự phát triển kinh tế đất
nước. Việc thi hành điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh doanh đã góp phần vào công
việc khôi phục và phát triển kinh tế đất nước, động viên sự đóng góp của các thành
phần kinh tế. Có thể nói điều lệ tạm thời này là văn bản pháp luật đầu tiê