Hội nhập kinh tế quốc tế đã, đang và sẽ ngày càng trở nên một yêu cầu tất yếu,
cấp bách đối với Việt Nam. Thời gian qua, nước ta đã tích cực chuẩn bị để tham gia
ngày càng sâu rộng hơn vào tiến trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới như gia
nhập ASEAN năm 1995, APEC năm 1998, ký kết Hiệp định Thương mại Việt
Nam- Hoa Kỳ năm 2000. Mốc quan trọng nhất để đánh giá mức độ hội nhập vào
nền kinh tế thế giới là khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO). Để làm được việc đó, chúng ta phải chấp nhận các
luật chơi nêu trong tất cả các Hiệp định đa phương của WTO, trong đó có Hiệp định
chung về Thương mại dịch vụ GATS (General Agreement on Trade in Servicies).
Thương mại dịch vụ là lĩnh vực kinh tế rộng lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực
của đời sống xã hội. Thương mại dịch vụ phát triển phong phú, đa dạng phụ thuộc
vào sự phát triển của nền kinh tế, trình độ phát triển khoa học công nghệ và tri thức
của con người trong xã hội. Điều này có thể thấy rõ ở các nước công nghiệp phát
triển như Mỹ, EU, Nhật Bản các ngành dịch vụ chiếm tới 70-80% GDP, còn đối với
các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tỷ lệ này dừng ở mức 30-40%, ở
các nước kém phát triển tỷ lệ này thường ở mức trên dưới 10%. Xét trên bình diện
thương mại toàn cầu, theo báo cáo của WTO, các giao dịch thương mại dịch vụ
chiếm xấp xỉ 50% tổng giá trị thương mại toàn cầu. Bởi vậy, WTO đã đưa thương
mại là một trong các nội dung đàm phán quan trọng được điều chỉnh bằng một văn
kiện pháp lý riêng rẽ - Hiệp định GATS, trong đó có đưa ra các nguyên tắc quốc tế
chung để điều chỉnh hoạt động thương mại dịch vụ trên phạm vi toàn cầu.
73 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4152 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chế độ pháp lý về hợp đồng dịch vụ - Thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH Mộc Dũng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Chiều Luật kinh doanh
K45
Luận văn
Chế độ pháp lý về hợp đồng dịch vụ-
thực tiễn áp dụng tại công ty TNHH
Mộc Dũng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Chiều Luật kinh doanh k45
2
Mở đầu
Hội nhập kinh tế quốc tế đã, đang và sẽ ngày càng trở nên một yêu cầu tất yếu,
cấp bách đối với Việt Nam. Thời gian qua, nước ta đã tích cực chuẩn bị để tham gia
ngày càng sâu rộng hơn vào tiến trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới như gia
nhập ASEAN năm 1995, APEC năm 1998, ký kết Hiệp định Thương mại Việt
Nam- Hoa Kỳ năm 2000. Mốc quan trọng nhất để đánh giá mức độ hội nhập vào
nền kinh tế thế giới là khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO). Để làm được việc đó, chúng ta phải chấp nhận các
luật chơi nêu trong tất cả các Hiệp định đa phương của WTO, trong đó có Hiệp định
chung về Thương mại dịch vụ GATS (General Agreement on Trade in Servicies).
Thương mại dịch vụ là lĩnh vực kinh tế rộng lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực
của đời sống xã hội. Thương mại dịch vụ phát triển phong phú, đa dạng phụ thuộc
vào sự phát triển của nền kinh tế, trình độ phát triển khoa học công nghệ và tri thức
của con người trong xã hội. Điều này có thể thấy rõ ở các nước công nghiệp phát
triển như Mỹ, EU, Nhật Bản các ngành dịch vụ chiếm tới 70-80% GDP, còn đối với
các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, tỷ lệ này dừng ở mức 30-40%, ở
các nước kém phát triển tỷ lệ này thường ở mức trên dưới 10%. Xét trên bình diện
thương mại toàn cầu, theo báo cáo của WTO, các giao dịch thương mại dịch vụ
chiếm xấp xỉ 50% tổng giá trị thương mại toàn cầu. Bởi vậy, WTO đã đưa thương
mại là một trong các nội dung đàm phán quan trọng được điều chỉnh bằng một văn
kiện pháp lý riêng rẽ - Hiệp định GATS, trong đó có đưa ra các nguyên tắc quốc tế
chung để điều chỉnh hoạt động thương mại dịch vụ trên phạm vi toàn cầu.
Để bắt kịp với xu thế hội nhập trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam
đã là thành viên WTO thì việc không ngừng hoàn thiện các quy định pháp lý về
thương mại dịch vụ là một vấn đề cấp bách.Thương mại dịch vụ gồm nhiều ngành
nghề khác nhau, tác động tới nhiều đối tượng khác nhau. Ví dụ như hoạt động trang
trí nội thất, hoạt động thiết kế, tư vấn, môi giới… Trong đó,tư vấn thiết kế trang trí
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Chiều Luật kinh doanh k45
3
nội thất là một trong những hoạt động hiện nay đang được các cá nhân, tổ chức,
doanh nghiệp quan tâm. Đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế
giới WTO thì hoạt động này càng được chú trọng quan tâm hơn. Nắm bắt được điều
đó, các nhà làm luật không ngừng hoàn thiện quy định pháp lý về hoạt động dịch
vụ, đặc biệt là vấn đề giao kết, thực hiện hợp đồng dịch vụ nói chung và hợp đồng
dịch vụ trong từng lĩnh vực cụ thể.
Bài báo cáo: “chế độ pháp lý về hợp đồng dịch vụ- thực tiễn áp dụng tại công
ty TNHH Mộc Dũng” một phần khái quát về hợp đồng dịch vụ nói chung và
những kết quả và khó khăn khi áp dụng tại công ty. Nội dung bài báo cáo gồm 3
phần:
- Phần 1: Cơ sở lý luận về hợp đồng dịch vụ. Trong phần này chú trọng đến ba
vấn đề:
+ Hoạt động dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân
+ Khái quát hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực dịch vụ
+ Hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế trang trí nội thất
- Phần 2: Thực tiễn áp dụng hợp đồng dịch vụ tại công ty TNHH Mộc Dũng.
Phần này chủ yếu tìm hiểu một cách khái quát về công ty TNHH Mộc Dũng, cụ thể
những vấn đề như: tổng quan về công ty TNHH Mộc Dũng, tình hình và phương
hướng hoạt động của công ty, tình hình thực hiện hợp đồng dịch vụ tại công ty.
- Phần 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giao kết và
thực hiện hợp đồng dịch vụ tại công ty TNHH Mộc Dũng.
Bài báo cáo đã phần nào khái quát được tình hình áp dụng pháp luật vào hoạt
động của công ty. Tuy nhiên, nội dung còn nhiều thiếu sót, rất mong sự góp ý, chỉ
bảo của các thầy cô cùng các bạn.
I. Hoạt động dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân
1. Sự cần thiết của hợp đồng dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Chiều Luật kinh doanh k45
4
Theo điều 3 Luật thương mại, hoạt động thương mại là việc thực hiện một
hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân, bao gồm mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm mục đích lợi
nhuận hoặc nhằm thực hiện các chính sách kinh tế-xã hội.
Trong đó, hành vi thương mại là hành vi của thương nhân trong hoạt động
thương mại làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc
giữa thương nhân với các bên có liên quan. Theo quy định của pháp luật, thì hành vi
thương mại gồm các hành vi: mua bán hàng hóa; đại diện cho thương nhân; môi
giới thương mại; ủy thác mua bán hàng hóa; đại lý mua bán hàng hóa; gia công
trong thương mại; đấu giá hàng hóa; đấu thầu hàng hóa; dịch vụ giao nhận hàng
hóa; dịch vụ giám định hàng hóa; khuyến mại; quảng cáo thương mại; trưng bài
giới thiệu hàng hóa; hội chợ, triển lãm thương mại.
Hoạt động dịch vụ là loại hoạt động kinh tế rất quan trọng trong quá trình sản
xuất kinh doanh. Bên cạnh việc thường xuyên tham gia vào các hợp đồng mua bán,
các doanh nghiệp luôn chú trọng tham gia vào các quan hệ để bảo đảm cung ứng
những điều kiện cần thiết cho sản xuất, vận tải, áp dụng tiến bộ KH-KT và công
nghệ mới, tăng năng suất lao động, cải tiến các dây chuyền sản xuất và phục vụ các
nhu cầu sinh hoạt xã hội.
Trong thương mại truyền thống thì hoạt động mua bán hàng hóa chiếm vị trí
chủ yếu và quan trọng. Nhưng ngày nay, hoạt động dịch vụ cũng chiếm một vị trí
đáng kể và nó có xu hướng ngày càng gia tăng. Nhiều tổ chức, cá nhân có uy tín
trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ thương mại đã khẳng định vị trí của mình trên
thương trường. Và ngành dịch vụ đã ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế
quốc dân. Cụ thể:
Bảng 1: Tỷ lệ tăng trưởng và mức độ đóng góp cho tăng trưởng GDP của
các lĩnh vực kinh tế giai đoạn 1995-2001
(Tỉ lệ : %)
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Chiều Luật kinh doanh k45
5
Tỉ lệ tăng trưởng GDP
(1995-2001)
Đóng góp cho tăng
trưởng GDP
( 1995- 2001)
Tỉ trọng trong GDP
1995 2001
Nông nghiệp 4.2 17.3 26.2 23.3
Công nghiệp 10.2 54.1 29.9 37.7
Công nghiệp
chế tạo
11.5 30.9 15.5 20.1
Dịch vụ 4.1 28.6 43.8 40.0
GDP 6.1 100.0 100.0 100.0
Như vậy, thực chất của hoạt động dịch vụ là loại hoạt động kinh doanh lấy
công làm lãi. Nó không tạo ra sản phẩm mới như hoạt động sản xuất và cũng không
phải là hoạt động phân phối lưu thông như trong kinh doanh thương mại. Hoạt động
dịch vụ nhằm cung ứng các điều kiện vật chất kỹ thuật để đáp ứng các nhu cầu
trong sản xuất kinh doanh và sinh hoạt xã hội như: bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa
máy móc, nhà cửa, tàu thuyền, may đo quần áo, các công tác vảo hiểm, công tác
kiểm dịch, hướng dẫn triển khai áp dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất, lập các
chương trình, phân tích tính toán, xử lý số liệu, thử nghiệm, kiểm nghiệm sản phẩm,
biên soạn tài liệu, hướng dẫn kỹ thuật nghiệp vụ. Đây là những hoạt động dịch vụ
đang được phát triển mạnh trong đời sống kinh tế xã hội của nước ta.
Luật thương mại năm 1997 quy định dịch vụ thương mại gồm những dịch vụ
gắn với việc mua bán hàng hóa. Cụ thể gồm dịch vụ giao nhận hàng hóa và dịch vụ
giám định hàng hóa. Trong đó, dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại,
theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc
vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên
quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải
hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng). Và người
làm dịch vụ giao nhận hàng hóa là thương nhân có giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa. Còn giám định hàng hóa là hành vi thương mại
do một tổ chức giám định độc lập thực hiện để xác định tình trạng thực tế của hàng
hóa theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Chiều Luật kinh doanh k45
6
Luật thương mại năm 2005 thì quy định cụ thể hơn. Trong đó, hoạt động
thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung
ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi
khác. Theo đó, cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, trong đó một bên (sau
đây gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác
và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ
thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. Như vậy,
cung ứng dịch vụ là một hoạt động thương mại do đó chịu sự điều chỉnh của Luật
thương mại và pháp luật có liên quan.
2. Yêu cầu của hợp đồng dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân
Qua khái niệm về hoạt động cung ứng dịch vụ ở trên cho thấy, hoạt động cung
ứng dịch vụ là một hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lợi nhuận hoặc nhằm
thực hiện các chính sách kinh tế xã hội. Mỗi doanh nghiệp có những phương thức
kinh doanh với những ngành nghề kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên mục đích cuối
cùng vẫn là lợi nhuận. Lợi nhuận là kết quả mà doanh nghiệp đạt được trong quá
trình sản xuất kinh doanh. Theo quan điểm trước đây thì chỉ có hoạt động mua bán
hàng hóa mới đem lại lợi nhuận cao, hoạt động cung ứng dịch vụ tuy đã xuất hiện
xong nhìn chung ít được quan tâm tới. Tuy nhiên cùng với xu hướng phát triển của
nền kinh tế đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì hoạt
động cung ứng dịch vụ ngày càng khẳng định được vai trò của nó trong nền kinh tế.
Do vậy, mục đích của hoạt động cung ứng dịch vụ là tạo ra lợi nhuận. Để đem
lại lợi nhuận cao trong lĩnh vực này thì các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
cung ứng dịch vụ cần đảm bảo các yêu cầu:
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động cung ứng dịch vụ. Cụ thể,
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cần nắm vững các quy định về việc
giao kết, thực hiện các hợp đồng dịch vụ trong các văn bản có liên quan. Đặc biệt là
phải luôn cập nhập thường xuyên các văn bản mới quy định về vấn đề này. Trong
quá trình thực hiện cần chú ý tuân thủ các quy định này. Và chọn những ngành nghề
kinh doanh không trái pháp luật.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Chiều Luật kinh doanh k45
7
- Hoạt động cung ứng dịch vụ là một hoạt động thương mại, do đó việc tạo lợi
nhuận trong lĩnh vực này cũng phải bảo đảm lợi ích của Nhà nước, cá nhân, tổ chức
khác. Không xâm phạm lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân,
tổ chức khác. Không vì lợi ích của chính mình mà xâm phạm lợi ích của Nhà nước.
- Hoạt động cung ứng dịch vụ phải bảo đảm việc cung ứng kịp thời các nhu cầu
cần thiết cho xã hội. Trong quá trình hội nhập kinh tế như hiện nay, yêu cầu các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cần chú ý tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ
thuật, để tạo ra những hoạt động dịch vụ không ngừng đáp ứng nhu cầu trong và
ngoài nước.
II. Khái quát hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực dịch vụ
1 Khái niệm, đặc điểm
Trong đời sống xã hội, nhu cầu giao lưu trao đổi buôn bán gọi chung là giao
dịch dân sự là một nhu cầu tất yếu khách quan và để điều chỉnh cũng như bảo đảm
tính hiệu lực của các giao dịch đó, pháp luật về hợp đồng ra đời và ngày càng chứng
tỏ được vai trò đặc biệt quan trọng của mình. Có thể nói, pháp luật về hợp đồng là
một trong những chế định lâu đời nhất liên quan đến hoạt động kinh doanh, thương
mại, dân sự. Nếu như sự an toàn của con người, tài sản được bảo đảm trên cơ sở
những quy định trong Bộ Luật hình sự thì sự an toàn và trật tự trong thế giới kinh
doanh lại phụ thuộc vào hợp đồng. Không những chế định hợp đồng là một công cụ
pháp lý mà qua đó nhu cầu trao đổi, giao lưu của người được thực thi và bảo đảm,
giúp cho luồng lưu thông hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của con người, xã hội
và nền kinh tế. Do vậy, hợp đồng ngày càng được xác lập một cách phổ biến hơn,
thường xuyên hơn và trở thành một phần quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của
chúng ta.
Trong nền kinh tế thị trường sản phẩm được làm ra để trao đổi mua bán do đó
mà hợp đồng không những là công cụ mà còn là cơ sở để xây dựng và thực hiện kế
hoạch của các chủ thể kinh doanh, làm cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của họ
phù hợp với thị trường. Qua đây, các nhà sản xuất kinh doanh có căn cứ để xây
dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho đơn vị mình. Đó là mục tiêu đầu vào, nơi
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Chiều Luật kinh doanh k45
8
tiêu thụ sản phẩm đầu ra, chất lượng, số lượng, giá thành,….sự thỏa thuận đó đảm
bảo sự bình đẳng thực sự của các bên, thể hiện ý chí nguyện vọng của họ.
Hợp đồng ra đời từ rất lâu và nó được tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau
như khế ước, thỏa thuận… Tuy nhiên, hợp đồng trong hoạt động kinh tế được quy
định một cách cụ thể lần đầu tiên trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989.
Theo đó, hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các
bên giao kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ,
nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ- kỹ thuật và các thỏa thuận khác
có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để
xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.
Tuy Pháp lệnh hợp đồng đã quy định cụ thể về hợp đồng kinh tế tạo điều kiện
mở rộng các loại hình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, Pháp lệnh còn nhiều điểm
bất cập như việc quy định hạn chế chủ thể của hợp đồng hay hình thức của hợp
đồng. Điều này cũng hạn chế việc giao kết hợp đồng kinh tế trong thời gian này.
Trong Pháp lệnh này thì hợp đồng cung ứng dịch vụ chưa được quy định một cách
cụ thể, mà chủ yếu quy định một cách chung chung là hợp đồng kinh tế.
Hoạt động cung ứng dịch vụ ngày càng được chú trọng hơn và bắt đầu được
các nhà làm luật chú ý đến và đưa vào từng quy định cụ thể trong luật.
Trong đó, Luật thương mại là cơ sở pháp lý để phát triển nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với
kinh tế hợp tác xã là nền tảng của nền kinh tế quốc dân; phát triển thị trường hàng
hóa dịch vụ thương mại trên các vùng của đất nước; mở rộng giao lưu thương mại
với nước ngoài; góp phần tích lũy nhằm thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng
nhanh và bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã không ngừng hoàn
thiện hệ thống pháp luật. Trong đó, các quy định về hoạt động thương mại cũng
không ngừng được hoàn thiện hơn, phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và với
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Chiều Luật kinh doanh k45
9
xu hướng hội nhập. Cụ thể, Bộ Luật dân sự 2005 ra đời thay thế Bộ Luật dân sự
1995, Luật thương mại năm 2005 ra đời thay thế luật thương mại năm 1997. Với hai
bộ luật mới này, hoạt động thương mại được quy định một cách cụ thể hơn, tạo điều
kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức trong việc giao kết hợp đồng.
Theo điều 518 Bộ Luật dân sự 2005 thì, hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận
giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch
vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Như vậy, hợp đồng dịch vụ có các đặc điểm:
Thứ nhất, các bên trong quan hệ hợp đồng dịch vụ có địa vị pháp lý bình đẳng
với nhau. Việc bảo đảm bình đẳng giữa các bên là một điều kiện kiên quyết để hình
thành hợp đồng.
Thứ hai, hợp đồng dịch vụ luôn thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên bình đẳng
với nhau.Đó là sự thỏa thuận về việc thực hiện một công việc nào đó của một bên
đối với bên kia. Quá trình hình thành hợp đồng là quá trình các bên bàn bạc, thương
lượng để đi đến thỏa thuận. Quá trình này, các bên được tự do bày tỏ ý chí để đi đến
hợp đồng. Hợp đồng thể hiện trung thành ý chí của các bên.
Hình thức của hợp đồng được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được
xác lập bằng hành vi cụ thể tức là ghi nhận lại các điều mà các bên đã thỏa thuận.
Thứ ba, các bên trong hợp đồng dịch vụ luôn có quyền và nghĩa vụ pháp lý
nhất định. Quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng do các bên thỏa thuận mà ra. Tuy
nhiên, quyền và nghĩa vụ đó phải không trái pháp luật, đạo đức xã hội, và được
pháp luật công nhận và bảo vệ,
Cụ thể, chủ thể của hợp đồng dịch vụ là người cung ứng dịch vụ (người cung
ứng) và người thuê dịch vụ (khách hàng). Trong đó, khách hàng có nghĩa vụ cung
cấp các thông tin và tài liệu cần thiết và trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng. Khách
hàng cũng có quyền yêu cầu bên cung ứng thực hiện công việc theo đúng thỏa thuận
trong hợp đồng.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Chiều Luật kinh doanh k45
10
Bên cung ứng phải có nghĩa vụ thực hiện đúng theo thỏa thuận, giữ bí mật và
báo cáo về việc không đầy đủ thông tin, tài liệu cho khách hàng trong việc thực hiện
hợp đồng. Nếu vi phạm phải bồi thường thiệt hại. Bên cung ứng có quyền yêu cầu
khách hàng cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết, yêu cầu khách hàng trả tiền
dịch vụ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng.
Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa hợp đồng dịch vụ và hợp đồng mua bán
chính là đặc điểm của đối tượng hợp đồng. Trong hợp đồng mua bán đối tượng của
nó là hàng hoá, còn trong hợp đồng dịch vụ đối tượng là một hoạt động cung ứng
những nhu cầu nhất định, là một công việc cụ thể do các chủ thể hợp đồng xác định
theo những yêu cầu của bên đạt dịch vụ.
2. Phân loại hợp đồng dịch vụ
Đây là một loại hợp đồng kinh tế đặc thù. Việc giao kết và thực hiện các hợp
đồng dịch vụ phải theo những nguyên tắc, những quy định chung của pháp luật.
Nhưng do mỗi loại hợp đồng dịch vụ có đặc điểm riêng, vì vậy căn cứ vào đối
tượng của hợp đồng có thể chia hợp đồng dịch vụ thành những loại như:
- Hợp đồng dịch vụ thu công (sửa chữa, vận chuyển….)
- Hợp đồng dịch vụ bảo hiểm
- Hợp đồng dịch vụ cho thuê, mướn tài sản
- Hợp đồng dịch vụ kiểm dịch
- Hợp đồng dịch vụ khoa học kỹ thuật
- Hợp đồng dịch vụ tư vấn, thiết kế
Nhà nước có những quy định cụ thể điều chỉnh các hoạt động dịch vụ chuyên
biệt, nhưng nói chung việc giao kết và thực hiện hợp đồng dịch vụ phải tuân theo
những quy định chung của pháp luật và các văn bản pháp luật hiện hành điều chỉnh
hợp đồng kinh tế nói chung và hợp đồng dịch vụ nói riêng.
Ngày nay, lĩnh vực tư vấn, thiết kế trang trí nội thất đang được các doanh
nghiệp cùng cá nhân, tổ chức chú ý tới. Tuy trong Luật thương mại 2005 và Bộ
Luật dân sự 2005 chưa có quy định cụ thể về hợp đồng dịch vụ tư vấn thiết kế, xong
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Chiều Luật kinh doanh k45
11
cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế thì lĩnh vực tư vấn thiết kế trang trí nội
thất đang là một nhu cầu không thể thiếu của mọi gia đình và các công trình lớn
nhỏ.
III. Hợp đồng dịch vụ trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế trang trí nội thất
1. Hoạt động tư vấn, thiết kế trang trí nội thất
Ngày nay có rất nhiều hoạt động dịch vụ khác nhau như: dịch vụ tư vấn, dịch
vụ thiết kế, dịch vụ giám định, dịch vụ thuê, cho thuê…Tuỳ từng đặc điểm của
doanh nghiệp mà có kinh doanh những ngành dịch vụ tương ứng.
Như trên đã nói, hoạt động dịch vụ là một ngành đang được các doanh nghiệp
chú ý tới. Trong những ngành dịch vụ đó có lĩnh vực tư vấn, thiết kế trang trí nội
thất. Trước đây, lĩnh vực này chưa được chú ý tới, vì với mỗi một công trình xây
dựng, việc trang trí nội thất trở thành một khâu nhỏ trong quá trình xây dựng nên
không được mọi người chú