Luận văn Chiến lược kinh doanh nhà ở tại công ty cổ phần đầu tư An Lạc

1.1 Tính cấp thiết của đề tài “Chiến lược” một thuật ngữ có nguồn gốc từ nghệ thuật quân sự từ thời xa xưa. Trong lĩnh vực quân sự thuật ngữ chiến lược nói chung đã được coi như một nghệ thuật chỉ huy nhằm giành thắng lợi của một cuộc chiến tranh. Mượn thuật ngữ quân sự, từ “chiến lược” đã được sử dụng khá phổ biến trong đời sống kinh tế cả ở phạm vi vĩ mô cũng như vi mô. Vào những năm của thập kỷ XX, tư tưởng chiến lược trong kinh doanh nhà ở đã có nhiều biến đổi. Yếu tố thời gian đã được ưu tiên đặc biệt, cộng vào đó là sự phát triển của yếu tố tư vấn, dịch vụ cho chiến lược. Điều đặc biệt hơn nữa là, trong thời đại ngày nay việc hoạch định chiến lược tốt, hợp lý‎ là chưa đủ, mà điều quan trọng hơn là điều chỉnh chiến lược kinh doanh nhà ở trong tiến trình chiến lược. Sự năng động trong chiến lược đã được quan tâm đặc biệt. Có thể khẳng định rằng trong thời kỳ nền kinh tế nước ta phát triển theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp, các công ty đã sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch giao từ trên xuống. Theo đó, việc tiêu thụ sản phẩm cũng có các địa chỉ cố định. Như vậy các doanh nghiệp, công ty cụ thể là các giám đốc công ty, doanh nghiệp không qua tâm tới chiến lược phát triển theo đúng nghĩa của nó. Từ khi nước ta thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, từ nền kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, vấn đề chiến lược, phân tích chiến lược cũng như quản lý chiến lược đã bắt đầu xuất hiện và đi vào cuộc sống của các công ty, doanh nghiệp. Các công ty, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên thị trường đầy biến động và cạnh tranh khốc liệt cả trong thị trường trong nước và quốc tế đã phải xác định cho mình những mục tiêu dài hạn. Công ty Cổ phần Đầu tư An Lạc là một công ty chuyên kinh doanh nhà ở, tập trung chủ yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận như Hà Tây, Bắc Ninh. Trong những năm qua mới bước đầu xác định mục tiêu chiến lược kinh doanh, đã phân tích những hoạt động hiện tại và những tiềm năng để kinh doanh. Qua đó xác định những điểm mạnh, các điểm yếu nói chung cũng như theo từng hoạt động kinh doanh trong công ty, Hơn nữa Công ty Cổ phần Đầu tư An Lạc cũng bước đầu phân tích và dự đoán môi trường kinh doanh nhằm xác định những thời cơ đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và lường trước những rủi ro, đe doạ từ môi trường bên ngoài (đối thủ, khách hàng, người cung ứng.). Xuất phát từ các nội dung phân tích trên Cổ phần Đầu tư An Lạc bố trí, tổ chức các phương tiện và nguồn lực thích hợp theo từng phương án chiến lược kinh doanh cụ thể. Tuy vậy, vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh nhà ở của Cổ phần Đầu tư An Lạc vẫn còn nhiều bất cập yếu kém cần nghiên cứu giải quyết. Đặc biệt là trong những năm qua, ở Việt Nam, thị trường nhà ở trải qua nhiều biến động, đặc biệt là hai đợt “sốt” đất và ngay sau đó là hai đợt “đóng băng” năm 1990- 1993 và năm 2000- 2003. Thị trường nhà ở phát triển ngày càng mạnh mẽ. Các Công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhà ở ngày càng nhiều, từ chỗ chỉ có 36 công ty năm 2000, đến năm 2005 đã có 189 công ty (số liệu của Báo Kinh tế- Đô thị). Các công ty kinh doanh nhà ở đã đạt được những thành tích đáng khích lệ như đã góp phần tạo ra một lượng lớn quỹ nhà ở đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Có thể nói rằng, Cổ phần Đầu tư An Lạc nếu không có một chiến lược kinh doanh dài hạn thì không thể tồn tại được . Đặc biệt là mới đây, Việt Nam đã được kết nạp vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và các Công ty kinh doanh Bất động sản “non trẻ” sẽ phải chơi chung một sân với các Tập đoàn kinh doanh Bất động sản nhà ở khổng lồ và chuyên nghiệp trên Thế giới. Có thể kể tên các tập đoàn Quản lý và kinh doanh Bất động sản nổi tiếng như: CPRE (Mỹ); Chesterton Petty (Hồng Kông); EXE, Intra (Nhật Bản); Posco, Tungshing (Hàn Quốc); CT&D (Đài Loan), .v.v. Công ty kinh doanh nhà ở Cổ phần Đầu tư An Lạc chưa nhận thức đúng hoặc chưa quan tâm đúng mức vai trò quan trọng chiến lược kinh doanh của Công ty, chưa có bộ phận kinh doanh chuyên nghiệp để định hướng phát triển phù hợp với sự biến động thị trường hoặc có thì cũng chưa được xây dựng hợp lý dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp. Vì vậy, vấn đề đánh giá đúng thực trạng chiến lược và tìm ra những giải pháp kinh doanh có hiệu quả cao‎, nhằm tạo hiệu quả cho hoạt động kinh doanh nhà ở của công ty đang đặt ra rất cần thiết cho cả hiện tại và tương lai. Xuất phát từ nhận thức đó, và nhu cầu thực tế của công ty, chúng tôi chọn đề tài: “Chiến lược kinh doanh nhà ở tại Công ty Cổ phần Đầu tư An Lạc" làm luận văn thạc sĩ của mình. 1.2 Mục Tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng kinh doanh nhà ở và chiến lược kinh doanh nhà ở của Cổ phần Đầu tư An Lạc đề xuất định hướng và một số giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh nhà ở của công ty Cổ phần Đầu tư An Lạc đạt hệu quả cao. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý‎ luận và thực tiễn về chiến lược kinh doanh nhà ở. (2) Đánh giá thực trạng chiến lược kinh doanh nhà ở tại Công ty Cổ phần Đầu tư An Lạc. (3) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh nhà ở của Công ty Công ty Đầu tư An Lạc đến năm 2010 - 2015 đạt hiệu quả cao. 1.3 Đối tư¬ợng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tư¬ợng nghiên cứu Những vấn đề kinh tế có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh nhà ở tại Công ty Cổ phần Đầu tư An Lạc. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1 Phạm vi về không gian Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu ở Công ty Cổ phần Đầu tư An Lạc. 1.3.2.2 Phạm vi về thời gian Thu thập số liệu và những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tàitừ các số liệu đã công bố trong những năm gần đây, các số liệu thống kê, các báo cáo của Công ty, tập trung chủ yếu vào các số liệu phục vụ cho phân tích thực trạng chiến lược kinh doanh nhà ở tại công ty năm 2003 - 2005. 1.3.2.3 Phạm vi về nội dung Luận văn đi sâu nghiên cúu những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực chiến lược kinh doanh nhà ở đưới đây: - Làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn về chiến lược kinh doanh nhà ở. - Đánh giá thực trạng chiến lược kinh doanh nhà ở tại Công ty Cổ phần Đầu tư (CPĐT) An Lạc. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng chiến lược kinh doanh nhà ở tại Công ty Cổ phần Đầu tư (CPĐT) An Lạc. Trên cơ sở đó, xác định những căn cứ khoa học cho việc đề xuất chiến lược và một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh nhà ở của công ty trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhà ở tại Công ty CPĐT An Lạc.

doc146 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1939 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chiến lược kinh doanh nhà ở tại công ty cổ phần đầu tư An Lạc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu 1.1 Tính cấp thiết của đề tài “Chiến lược” một thuật ngữ có nguồn gốc từ nghệ thuật quân sự từ thời xa xưa. Trong lĩnh vực quân sự thuật ngữ chiến lược nói chung đã được coi như một nghệ thuật chỉ huy nhằm giành thắng lợi của một cuộc chiến tranh. Mượn thuật ngữ quân sự, từ “chiến lược” đã được sử dụng khá phổ biến trong đời sống kinh tế cả ở phạm vi vĩ mô cũng như vi mô. Vào những năm của thập kỷ XX, tư tưởng chiến lược trong kinh doanh nhà ở đã có nhiều biến đổi. Yếu tố thời gian đã được ưu tiên đặc biệt, cộng vào đó là sự phát triển của yếu tố tư vấn, dịch vụ cho chiến lược. Điều đặc biệt hơn nữa là, trong thời đại ngày nay việc hoạch định chiến lược tốt, hợp lý‎ là chưa đủ, mà điều quan trọng hơn là điều chỉnh chiến lược kinh doanh nhà ở trong tiến trình chiến lược. Sự năng động trong chiến lược đã được quan tâm đặc biệt. Có thể khẳng định rằng trong thời kỳ nền kinh tế nước ta phát triển theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp, các công ty đã sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch giao từ trên xuống. Theo đó, việc tiêu thụ sản phẩm cũng có các địa chỉ cố định. Như vậy các doanh nghiệp, công ty cụ thể là các giám đốc công ty, doanh nghiệp không qua tâm tới chiến lược phát triển theo đúng nghĩa của nó. Từ khi nước ta thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, từ nền kế hoạch hoá tập trung chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, vấn đề chiến lược, phân tích chiến lược cũng như quản lý chiến lược đã bắt đầu xuất hiện và đi vào cuộc sống của các công ty, doanh nghiệp. Các công ty, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên thị trường đầy biến động và cạnh tranh khốc liệt cả trong thị trường trong nước và quốc tế đã phải xác định cho mình những mục tiêu dài hạn. Công ty Cổ phần Đầu tư An Lạc là một công ty chuyên kinh doanh nhà ở, tập trung chủ yếu trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận như Hà Tây, Bắc Ninh... Trong những năm qua mới bước đầu xác định mục tiêu chiến lược kinh doanh, đã phân tích những hoạt động hiện tại và những tiềm năng để kinh doanh. Qua đó xác định những điểm mạnh, các điểm yếu nói chung cũng như theo từng hoạt động kinh doanh trong công ty, Hơn nữa Công ty Cổ phần Đầu tư An Lạc cũng bước đầu phân tích và dự đoán môi trường kinh doanh nhằm xác định những thời cơ đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và lường trước những rủi ro, đe doạ từ môi trường bên ngoài (đối thủ, khách hàng, người cung ứng...). Xuất phát từ các nội dung phân tích trên Cổ phần Đầu tư An Lạc bố trí, tổ chức các phương tiện và nguồn lực thích hợp theo từng phương án chiến lược kinh doanh cụ thể. Tuy vậy, vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh nhà ở của Cổ phần Đầu tư An Lạc vẫn còn nhiều bất cập yếu kém cần nghiên cứu giải quyết. Đặc biệt là trong những năm qua, ở Việt Nam, thị trường nhà ở trải qua nhiều biến động, đặc biệt là hai đợt “sốt” đất và ngay sau đó là hai đợt “đóng băng” năm 1990- 1993 và năm 2000- 2003. Thị trường nhà ở phát triển ngày càng mạnh mẽ. Các Công ty, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhà ở ngày càng nhiều, từ chỗ chỉ có 36 công ty năm 2000, đến năm 2005 đã có 189 công ty (số liệu của Báo Kinh tế- Đô thị). Các công ty kinh doanh nhà ở đã đạt được những thành tích đáng khích lệ như đã góp phần tạo ra một lượng lớn quỹ nhà ở đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Có thể nói rằng, Cổ phần Đầu tư An Lạc nếu không có một chiến lược kinh doanh dài hạn thì không thể tồn tại được ... Đặc biệt là mới đây, Việt Nam đã được kết nạp vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và các Công ty kinh doanh Bất động sản “non trẻ” sẽ phải chơi chung một sân với các Tập đoàn kinh doanh Bất động sản nhà ở khổng lồ và chuyên nghiệp trên Thế giới. Có thể kể tên các tập đoàn Quản lý và kinh doanh Bất động sản nổi tiếng như: CPRE (Mỹ); Chesterton Petty (Hồng Kông); EXE, Intra (Nhật Bản); Posco, Tungshing (Hàn Quốc); CT&D (Đài Loan), .v.v. Công ty kinh doanh nhà ở Cổ phần Đầu tư An Lạc chưa nhận thức đúng hoặc chưa quan tâm đúng mức vai trò quan trọng chiến lược kinh doanh của Công ty, chưa có bộ phận kinh doanh chuyên nghiệp để định hướng phát triển phù hợp với sự biến động thị trường hoặc có thì cũng chưa được xây dựng hợp lý dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp. Vì vậy, vấn đề đánh giá đúng thực trạng chiến lược và tìm ra những giải pháp kinh doanh có hiệu quả cao‎, nhằm tạo hiệu quả cho hoạt động kinh doanh nhà ở của công ty đang đặt ra rất cần thiết cho cả hiện tại và tương lai. Xuất phát từ nhận thức đó, và nhu cầu thực tế của công ty, chúng tôi chọn đề tài: “Chiến lược kinh doanh nhà ở tại Công ty Cổ phần Đầu tư An Lạc" làm luận văn thạc sĩ của mình. 1.2 Mục Tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng kinh doanh nhà ở và chiến lược kinh doanh nhà ở của Cổ phần Đầu tư An Lạc đề xuất định hướng và một số giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh nhà ở của công ty Cổ phần Đầu tư An Lạc đạt hệu quả cao. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý‎ luận và thực tiễn về chiến lược kinh doanh nhà ở. (2) Đánh giá thực trạng chiến lược kinh doanh nhà ở tại Công ty Cổ phần Đầu tư An Lạc. (3) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh nhà ở của Công ty Công ty Đầu tư An Lạc đến năm 2010 - 2015 đạt hiệu quả cao. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề kinh tế có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh nhà ở tại Công ty Cổ phần Đầu tư An Lạc. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 1.3.2.1 Phạm vi về không gian Đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu ở Công ty Cổ phần Đầu tư An Lạc. 1.3.2.2 Phạm vi về thời gian Thu thập số liệu và những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tàitừ các số liệu đã công bố trong những năm gần đây, các số liệu thống kê, các báo cáo của Công ty, tập trung chủ yếu vào các số liệu phục vụ cho phân tích thực trạng chiến lược kinh doanh nhà ở tại công ty năm 2003 - 2005. 1.3.2.3 Phạm vi về nội dung Luận văn đi sâu nghiên cúu những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực chiến lược kinh doanh nhà ở đưới đây: - Làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn về chiến lược kinh doanh nhà ở. - Đánh giá thực trạng chiến lược kinh doanh nhà ở tại Công ty Cổ phần Đầu tư (CPĐT) An Lạc. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng chiến lược kinh doanh nhà ở tại Công ty Cổ phần Đầu tư (CPĐT) An Lạc. Trên cơ sở đó, xác định những căn cứ khoa học cho việc đề xuất chiến lược và một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh nhà ở của công ty trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhà ở tại Công ty CPĐT An Lạc. 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chiến lược kinh doanh nhà ở 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Nhà ở và chiến lược kinh doanh nhà ở 2.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm nhà ở a. Khái niệm về nhà ở Có nhiều quan niệm về nhà ở khác nhau như sau: - Nhà ở là một loại sản phẩm hữu hình do con người tạo ra và được gắn liền với đất đai. Nhà ở phục vụ cho mục đích sinh hoạt và ăn ở [1]. - Nhà ở là những công trình kiến trúc được xây dựng lên nhằm mục đích tạo ra nơi trú ngụ riêng biệt, ăn ở sinh hoạt chống lại thiên tai do thời tiết mang lại của mỗi một gia đình [6]. - Nhà ở cũng là một tài sản, một loại bất động sản mà giá trị của nó phụ thuộc vào những yếu tố: Vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng đồng bộ, chất lượng công trình, kiểu dáng kiến trúc, diện tích của đất đai [1], [13]. b. Đặc điểm về nhà ở + Nhà ở có vị trí cố định không di rời được. Từ đó giá trị của nhà ở chịu ảnh hưởng: tình hình sử dụng các nhà ở xung quanh, sự đầu tư về cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của Nhà nước tại khu vực có nhà ở và giá trị nhà ở có tính chất cá biệt, địa phương. + Nhà ở là một loại tài sản có giá trị lớn, đầu tư vào nhà ở cần nhiều vốn và thời gian đầu tư dài. Do vậy đầu tư nhà ở và người sử dụng nhà ở đều có nhu cầu nhiều vốn, nên cần phải có sự hỗ trợ của các tổ chức tín dụng tài chính. Mặt khác những người có nhà ở lại có thể dùng làm vốn sản xuất kinh doanh hoặc dùng làm tài sản thế chấp vay vốn các tổ chức tín dụng để tái đầu tư nhà ở hoặc đầu tư vào lĩnh vực khác. + Nhà ở luôn gắn liền với môi trường cảnh quan và môi trường sinh sống của dân cư. Chính vì vậy nhà ở chỉ có thể phát huy mọi tác dụng của nó khi nhà ở đó nằm đúng không gian hợp lý. Mọi nhà ở trong không gian đó hỗ trợ cho nhau nâng cao hiệu quả sử dụng của từng nhà ở. + Nhà ở mang nặng tính đơn chiếc, mỗi nhà ở do yêu cầu của người sử dụng đều có kích thước hình dáng, chất lượng khác nhau. Do vậy, việc quản lý nhà ở phải theo đối tượng, nhà ở không thể quản lý theo loại như các tài sản hữu hình khác được [13]. c. Nhu cầu nhà ở - Nhu cầu về nhà ở của dân cư là tổng hợp những ước muốn của họ về vị trí địa lý, kiến trúc không gian và những điều kiện tiện nghi nằm trên mặt bằng diện tích xác định, nhằm thoả mãn các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân và của hộ gia đình [7], [16]. - Phân loại nhu cầu nhà ở: + Nhu cầu nhà ở theo diện tích nhà ở được phân định theo tổng diện tích nhà ở. Tại các khu đô thị ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng đang phấn đấu để đạt mức sinh hoạt tối thiểu từ 10 ( 12m2/người. + Nhu cầu nhà ở theo vị trí địa lý khu vực qui hoạch của công trình. + Nhu cầu theo cấu trúc không gian nhà ở. + Nhu cầu theo kiểu kiến trúc nhà ở. + Nhu cầu về nhà và mức độ hoàn chỉnh của hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ kèm theo. + Nhu cầu về nhà ở theo tổng giá trị của công trình. + Nhu cầu thuê nhà ở 2.1.1.2. Khái niệm và vai trò của chiến lược kinh doanh nhà ở a. Chiến lược và kinh doanh nhà ở Trong từ điển Larouse coi: "chiến lược là nghệ thuật các phương tiện để chiến thắng". Tác giả Clausewitz (1953) cho rằng: "chiến lược là nghệ thuật chỉ chiến đấu ở vị trí của thượng đế" [7]. Có nhiều quan niệm về chiến lược: Nguồn gốc từ quân sự cho rằng: chiến lược là nghệ thuật chỉ huy các phương tiện để chiến thắng. Napoleon đã nói: "Nghệ thuật của chiến tranh là một nghệ thuật đơn giản, nhưng tất cả phải chấp hành" [7]. Trong đời sống kinh tế cũng có nhiều quan niệm về chiến lược như: Chiến lược là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ. Chiến lược là nghệ thuật phối hợp các hoạt động và điều khiển chúng nhằm đạt tới các mục tiêu dài hạn.... Tóm lại: Chiến lược là một nghệ thuật thiết kế, tổ chức các phương tiện nhằm đạt tới các mục tiêu dài hạn (ở đây là các mục tiêu kinh tế) và có mối quan hệ với một môi trường biến đổi và cạnh tranh. Kinh doanh nhà ở là lĩnh vực kinh doanh chuyên ngành, nó bao gồm quá trình nghiên cứu phân loại, phân tích xử lý, thông đạt có mục tiêu nhu cầu của khách hàng tiềm năng và điều phối dòng phân phối - bán các sản phẩm và dịch vụ nhà ở nhằm thoả mãn tối đa các nhu cầu của khách hàng tiềm năng. Qua đó, doanh nghiệp kinh doanh nhà ở thu lợi và đạt được các mục trên kinh tế xã hội tổng quát nhất định. Chiến lược trong lĩnh vực kinh doanh nhà ở là một bộ phận chức năng trọng yếu trong nội dung của quản trị, nó phối hợp với các bộ phận quản trị chức năng khác nhau của doanh nghiệp kinh doanh nhà như: quản trị đầu tư xây dựng nhà ở, quản trị nhân sự - tổ chức, quản trị tài chính... để xác lập tư duy chiến lược hướng về thị trường lấy khách hàng mục tiêu làm trung tâm hạt nhân theo tư duy của quản trị kinh doanh hiện đại [6]. b. Vai trò của chiến lược trong kinh doanh nhà ở Hoạt động chiến lược trong kinh doanh nhà ở là hoạt động quan trọng quyết định sự thành công của các doanh nghiệp trong điều kiện kinh doanh và cạnh tranh thị trường ngày càng gay gắt hơn. Hoạt động chiến lược kinh doanh cho phép doanh nghiệp kinh doanh nhà ở xác định: Nhu cầu thị trường nhà ở và khách hàng tiềm năng từ đó nhận dạng và lựa chọn thị trường mục tiêu, hoạch định được các chiến lược kinh doanh hiệu quả cho doanh nghiệp. Tạo giải pháp ứng xử kinh doanh thoả mãn cao nhu cầu khách hàng so với đối thủ cạnh tranh. Chiến lược kinh doanh nhà ở góp phần phân bố lại dân cư, xác lập cơ cấu kinh tế hợp lý, quy hoạch đô thị, vùng. Chiến lược kinh doanh nhà ở còn góp phần phát triển, duy trì bản sắc văn hoá, dân tộc.. Trong phạm vi doanh nghiệp, công ty Cổ phần Đầu tư An lạc, hệ thống mục tiêu chiến lược có vai trò trong các mặt : Định hướng dài hạn của công ty. Căn cứ để phân bổ các nguồn lực thực hiện các mục tiêu kinh doanh. Căn cứ để xác định và lựa chọn các phương án kế hoạch kinh doanh của công ty. Căn cứ để xác định và thực hiện các hướng chiến lược dài hnj về nghiên cứu - triển khai, đầu tư, phát triển, đào tạo cán bộ, liên doanh, liên kết kinh tế... 2.1.1.3 Nội dung các chiến lược kinh doanh a. Chiến lược các thị trường mục tiêu kinh doanh nhà ở Các doanh nghiệp kinh doanh nhà ở nếu hoạt động kinh doanh trên một thị trường rộng lớn với những chiến lược cạnh tranh tràn lan chắc chắn sẽ không thể có hiệu quả bởi một số đối thủ cạnh tranh sẽ có vị trí tốt hơn để phục vụ các phân đoạn kế hoạch riêng biệt của thị trường nhà ở. Vì vậy, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này cần phải biết nhận dạng những phần hấp dẫn nhất của thị trường mà họ có thể phục vụ một cách có hiệu quả, nghĩa là họ phải tiến hành phân đoạn, định mục tiêu và định vị thị trường. ở đây có nghĩa rằng doanh nghiệp phải tiến hành phân định các phân đoạn thị trường trung tâm, đặt mục tiêu vào một hay nhiều phân đoạn ấy và hoạch định các sản phẩm cùng chương trình chiến lược thích ứng với mỗi phân đoạn được lựa chọn [1]. Chiến lược phân đoạn thị trường mục tiêu đã chỉ rõ những cơ hội ở từng đoạn thị trường ra trước mặt các nhà quản trị của doanh nghiệp, tạo điều kiện để chọn lựa thị trường mục tiêu hữu hiệu nhất. Doanh nghiệp kinh doanh nhà ở có thể áp dụng một trong ba cách đáp ứng thị trường để xác lập chiến lược lựa chọn thị trường mục tiêu như: chiến lược không phân biệt, chiến lược có phân biệt và chiến lược tập trung. Tuy nhiên, để lựa chọn chiến lược áp dụng cụ thể đối với loại thị trường nào thì doanh nghiệp kinh doanh nhà ở cần phải xem xét tới nguồn lực tài nguyên của doanh nghiệp, năng lực để tạo ra chất lượng nhà ở. Quy mô của cơ sở hạ tầng, nhu cầu về số đông khách hàng tập trung vào loại hình nhà ở nào? khả năng cạnh tranh, tiếp thị, quảng cáo và mô hình các kênh phân phối doanh nghiệp... Chiến lược định vị thị trường: một khi công ty, doanh nghiệp đã quyết định sẽ xâm nhập vào khu vực nào trong thị trường, nó phải quyết định kế đó phải chiếm được vị thế nào trong các khu vực đó. Các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm nhà ở cần phải có những giải pháp tạo ra cho khách hàng thấy được hình ảnh của doanh nghiệp, cảm giác yên tâm khi sử dụng nhà ở do doanh nghiệp tạo ra, thật sự hài lòng với các dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp trong quá trình quản lý nhà ở và đô thị [7]. b. Chiến lược sản phẩm nhà ở Các nội dung chiến lược sản phẩm nhà ở là một yếu tố then chốt, điều kiện tiên quyết đảm bảo hiệu quả của hoạt động chiến lược của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Để hoạch định hữu hiệu chiến lược này bộ phận chiến lược của doanh nghiệp cần phải xác lập được những nội dung cơ bản của chiến lược sản phẩm nhà ở như: chiến lược cơ cấu nhằm hình thành danh mục sản phẩm và dịch vụ nhà ở, chiến lược chất lượng nhà ở, chiến lược phát triển sản phẩm và dịch vụ nhà ở mới [7]. (1) Chiến lược cơ cấu nhà ở nhằm hình thành tổng danh mục sản phẩm và dịch vụ nhà ở của công ty, doanh nghiệp kinh doanh nhà ở. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường, công ty kinh doanh nhà ở cần phải xác định được vị thế của mình đang ở đâu, khả năng tài chính, khả năng tạo ra chất lượng sản phẩm nhà ở, khả năng cung cấp dịch vụ, khả năng cạnh tranh của các kênh phân phối và đặc biệt là khả năng sinh lợi của các sản phẩm dịch vụ nhà ở. Từ đó mới đưa ra các chiến lược kinh doanh các sản phẩm nhà ở và dịch vụ nhà ở như thế nào. Nghĩa là: + Phải xác lập một danh mục nhóm, loại, nhãn hiệu sản phẩm và dịch vụ hợp lý. Trong đó, các nhóm được xác định chủ yếu là tổ hợp các loại, nhãn hiệu sản phẩm và dịch vụ nhà ở theo vị trí qui hoạch; các loại sản phẩm được định vị chủ yếu bằng loại kiểu kiến trúc công trình và mức độ hoàn chỉnh của các dịch vụ nhà ở, các nhãn hiệu sản phẩm và dịch vụ nhà ở được định vị là các loại kiểu nhà ở theo diện tích và qui hoạch nội thất căn hộ. + Trong xu thế vận động, phát triển phức tạp của nhu cầu sản phẩm và dịch vụ nhà ở, các nhà quản trị chiến lược của doanh nghiệp cần thường xuyên nghiên cứu, dự báo thị trường để có quyết định thích hợp loại bỏ hoặc thay đổi cấu trúc công trình kiến trúc nhà ở nhằm tạo ra sự thoả mãn cao hơn nhu cầu của khách hàng để có được danh mục sản phẩm và dịch vụ nhà ở linh hoạt với khả năng cạnh tranh cao. (2) Chiến lược chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhà ở của công ty, doanh nghiệp kinh doanh nhà ở. Trong hoạch định chiến lược sản phẩm và dịch vụ nhà ở, các doanh nghiệp kinh doanh nhà phải lựa chọn tối ưu chất lượng của sản phẩm hỗn hợp và định vị mặt hàng trên thị trường trọng điểm. Đảm bảo chất lượng của sản phẩm và dịch vụ nhà ở luôn đáp ứng nhu cầu thị trường với những biến động phức tạp, ngày càng đòi hỏi cao và đồng bộ hơn về sản phẩm và dịch vụ. Chất lượng biểu tượng cho tầm mức và khả năng của một nhãn hiệu sản phẩm khi thực hiện các công năng của nó. Vì vậy theo quan điểm chiến lược, chất lượng sản phẩm dịch vụ nhà ở được đo lường qua đánh giá của người mua khi sử dụng. Sản phẩm dịch vụ nhà ở có chất lượng cao khi được khách hàng đánh giá về sự tiện dụng, sự an toàn, tính văn hoá trong sử dụng, bên cạnh những yêu cầu về kỹ thuật của công trình. Vì vậy, đòi hỏi các nhà quản trị chiến lược phải có được luận cứ khoa học, thực tiễn để chọn lọc, cải tiến hoàn thiện chất lượng sản phẩm cho phù hợp với động thái phát triển của nhu cầu. Quan điểm duy trì mức chất lượng mà thị trường chấp nhận theo thời gian quá dài hoặc giảm dần chất lượng một cách khéo léo để bù vào chi phí, tăng cao mức lãi hiện tại là những quan điểm cần phải được loại bỏ trong hoạch định chiến lược sản phẩm của các doanh nghiệp kinh doanh nhà. (3) Chiến lược phát triển sản phẩm và dịch vụ nhà ở mới Theo quan điểm chiến lược hiện đại, tồn tại những quan niệm về chiến lược sản phẩm như sau: + Những mặt hàng sản phẩm dịch vụ nhà ở mới tạo ra một thị trường hoàn toàn mới. + Nhóm sản phẩm và dịch vụ nhà ở mới cho phép doanh nghiệp lần đầu xâm nhập thị trường đã có. + Những sản phẩm và dịch vụ được cải biến nhằm cung cấp những thuộc tính công năng được tăng cường hoặc giá trị được chấp nhận lớn hơn thay thế cho sản phẩm hiện hữu. + Ngoài ra còn có sản phẩm và dịch vụ nhà ở mới là những mặt hàng mới được hình thành từ các sản phẩm hiện hữu, nhưng được chọn trọng điểm mục tiêu ở các đoạn thị trường mới [16], [22]. c. Chiến lược giá sản phẩm nhà ở Giá là một yếu tố chiến lược chủ chốt của chiến lược kinh doanh nhà ở - mix, gắn liền với vị thế, phản ánh chất lượng nhà ở, đồng thời giá cũng là một biến số chiến thuật chủ yếu có thể được thay đổi nhanh chóng để phục vụ các mục đích cạnh tranh. Hoạch định chiến lược giá đối với hoạt động kinh doanh nhà ở và dịch vụ nhà ở, các doanh nghiệp kinh doanh được tập trung vào những vấn đề sau: (1) Lựa chọn các loại hình chiến lược giá. Chiến lược giá thấp: tuỳ theo nội dung các chiến lược mục tiêu đã được hoạch định sẵn của doanh nghiệp mà họ có nội dung các chiến lược giá khác nhau. Chiến lược định giá nhà ở ngang bằng với thị trường: chiến lược này phù hợp với các sản phẩm và dịch vụ nhà ở giống nhau hoặc tương tự như nhau (các căn hộ chung cư cao tầng) người bán không khó khăn gì trong việc quyết định về giá khi có sự thay đổi trên thị trường nhà ở. Khi chiến lược cơ bản của doanh nghiệp là bán các sản phẩm và dịch vụ nhà ở với giá thịnh hành trên thị trường thì vai trò của giá trong chiến lược - mix chỉ là yếu tố trung hoà. Không ai có ý định giảm giá để dành thêm khách hàng và ngược lại. Chiến lược định giá sản phẩm và dịch vụ nhà ở cao hơn giá thị trường: thường chiến lược này chỉ được sử dụng khi doanh nghiệp kiểm soát được thị trường và sự kiểm soát này có thể đạt được khi doanh nghiệp: + Có sự khác biệt rõ nét về các thuộc tính phối thức m
Luận văn liên quan