Luận văn Chiến lược phát triển ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ đến năm 2015
Trong xu thế toàn cầu hóanền kinh tế ngày càng diễn ta mạnh mẽ, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp và của mỗi quốc gia không chỉ là những lợi thế truyền thống về nhân lực, tài nguyên, vị trí địa lý .v.v. nữa mà chính là sự lựa chọn đúng chiến lược phát triển, cạnh tranh và lợi thế so sánh của quốc gia và của từng doanh nghiệp. Trong những năm gần đây,ngành chế biến gỗ và xuất khẩu đồ gỗ nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ, vươn lên thành một ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu cao, năm 2003 đạt 567,2 triệu USD, năm 2004 nhảy vọtlên 1,1 tỷ USD và năm 2005 đạt 1,52 tỷ USD, cho đến nay kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng đồ gỗ đứng thứ 5 trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của quốc gia. Đối với thị trường Mỹ, đây là một thị trường đầy tiềm năng của Việt Nam. Sau Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ và cácchính sách ưu đãi và khuyết khích xuất khẩu của Nhà nước Việt Nam đã mở ra nhiều triển vọng để Việt Nam thâm nhập thị trường này. Mặc dù chúng ta chỉ mới xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường này từ năm 1999, nhưng đến nay Mỹ là thị trường đồ gỗ xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 2-3 con số. Trong tương lai gần Việt Nam sẽ là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và xuất khẩu Việt Nam càng có nhiều thuận lợi để phát triển hơn nữa ở thị trường này. Tuy nhiên, quá trình hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực, việc phát triển thị trường xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ Việt Nam phải đối mặt với những thách thức rất lớn, đó làsự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trên thị trường Mỹ, sự bảo hộ sản xuất trong nước nên chính phủ Mỹ có xu hướng áp dụng các biện pháp bảo hộ mậu dịch phổ biến như : đánh thuế với những mặt hàng bán phá giá, đánh thuế với hàng hoá được trợ cấp, và nhiều công cụ bảo hộ khác. Sự xuất hiện ngày càng nghiều các rào cản bảo hộ mới này đã làm cho các nước (chủ yếu là các nước đang phát triển) bị đối xử phân biệt và bị đơn phương chịu đựng các “chiêu thức” bảo hộ của các nước phát triển. Bên cạnh đó, ngành sảnxuất đồ gỗ cũng gặp không ít khó khăn và yếu kém của ngành như: thiếu nguyên liệu đầu vào và phải nhập khẩu phần lớn, năng lực sản xuất còn nhỏ, công nghệ, máy móc thiết bị còn lạc hậu chưa được đổi mới nhiều, mối liên hệ kinh tế-kỹ thuật giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành ít được thiết lập, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân phần lớn không được đào tạo đầy đủ theo yêu cầu mới.v.v. và trên hết là ngành sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ thiếu một chiến lược phát triển rõ ràng, định hướng cho ngành phát triển trong những năm tới. Với những thuận lợi và cơhội trên đã tạo cơ sở cho đồ gỗ Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển tại thị trường Mỹ. Tuy nhiên, những yếu kém và thách thức đang và sẽ làm cản trở ngành đồ gỗ xuất khẩu kém phát triển. Điều này sẽ được giải quyết khi chúng ta có một chiến lược phát triển thích hợp, đây là một vấn đề hết sức cấp thiết và quan trọng. Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển của ngành đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam, chúng tôi chọn đề tài : “Chiến lược phát triển ngành gô xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ đến năm 2015”là một đề tài cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm giúp các doanh nghiệp trong ngành tự đổi mới mình và tiến tới phát triển và chiếm lĩnh thêm thị phần trênthị trường Mỹ. Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận cơ bản về chiến lược, quản trị chiến lược, làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển của một ngành có tiềm năng xuất khẩu ở Việt Nam sang thị trường Mỹ. - Đánh giá thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ thời gian qua. - Đề xuất chiến lược và giải pháp thực hiện, kiến nghị nhằm định hướng cho sự phát triển của ngành đồ gỗ xuất khẩu sang Mỹ trong giai đoạn từ nay đến năm 2015. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được phân tích và làm rõ nội dung bằng phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, đánh giá với tham khảo ý kiến của một số quản trị cao cấp trong các công ty sản xuất đồ gỗ. Cơ sở cho việc nghiêncứu luận văn là nguồn số liệu từ niên giám thống kê, các tài liệu trên sách, báo, Internet . Phạm vi nghiên cứu - Ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam - Thị trường đồ gỗ Mỹ. Bố cục của luận văn Lời mở đầu Chương I: Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược. Chương II: Thực trạng ngành sản xuất đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ. Chương III: Chiến lược phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ đến năm 2015. Kết luận.