Việt Nam đang thực hiện đường lối công nghiệp hoá đất nước với mục tiêu
phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật
hiện đại vào năm 2020. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá đất
nước, Việt Nam cần phát triển một số ngành công nghiệp cơ bản, trong đó, xây
dựng ngành công nghiệp Thép vững mạnh có vai trò rất quan trọng.
Trong những năm qua, ngành Thép Việt Nam đã có những bước phát triển
mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng khá cao. Tuy nhiên, nhu cầu về thép của nền kinh
tế ngày càng tăng, trong tương lai gần sẽ đạt tới hàng chục triệu tấn mỗi năm. Với
năng lực sản xuất còn thấp (khoảng 6 – 7 triệu tấn/năm) và chủng loại sản phẩm
nghèo nàn, hiện nay, Việt Nam đang phải nhập khẩu rất nhiều thép cả về số lượng
và chủng loại. Bên cạnh đó, thị trường thép Việt Nam cũng đang phải đối mặt với
các lực lượng cạnh tranh lớn. Trong bối cảnh hội nhập và mở cửa thị trường, với
xuất phát điểm thấp, ngành Thép Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong xây dựng và
phát triển. Nếu không có những biện pháp và chiến lược phù hợp, nguy cơ mất cơ
hội ngay trên thị trường nội địa là hoàn toàn có thể xảy ra Do vậy, việc xây dựng
một chiến lược phát triển thị trường phù hợp là một trong những nội dung quyết
định để phát triển ngành Thép Việt Nam trong thời kỳ hậu hội nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) hiện nay.
115 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3453 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chiến lược phát triển thị trường của ngành thép Việt Nam hậu WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
----------------------------
HOÀNG THỊ HIỀN
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG CỦA NGÀNH THÉP VIỆT
NAM HẬU WTO
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
HÀ NỘI - 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-----------------------
HOÀNG THỊ HIỀN
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG CỦA NGÀNH THÉP VIỆT
NAM HẬU WTO
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số:
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Bùi Quốc Bảo
HÀ NỘI - 2008
- 1 -
LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ
và truyền đạt kiến thức để chúng em có thể hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Thầy Bùi Quốc Bảo –
người đã động viên và giúp đỡ cho chúng em nhiệt tình trong quá trình thực hiện
luận văn. Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các Thầy Cô trong Khoa
Sau Đại học – Trường Đại học Ngoại Thương đã tạo điều kiện tốt cho chúng em
làm việc, học tập và nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Cảm ơn tất cả các bạn học cùng khoá đã nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm và
những kiến thức quý báu, giúp chúng tôi có thể làm tốt công việc của mình.
Mặc dù đã cố gắng để hoàn thành luận văn với tất cả sự nỗ lực của bản thân
nhưng luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý Thầy
Cô tận tình chỉ bảo. Một lần nữa xin gửi đến tất cả mọi người lời cảm ơn chân
thành nhất.
- 2 -
MỤC LỤC
Trang phụ bìa Trang
Lời cảm ơn.................................................................................................................1
Mục lục ……………………………………………........………………………….2
Danh môc c¸c b¶ng vµ h×nh vÏ .................................................................................. 4
më ®Çu ............................................................................................................................. 5
1. TÝnh cÊp thiÕt cña ®Ò tµi ...................................................................................... 5
2. Môc ®Ých nghiªn cøu .......................................................................................... 6
3. §èi t•îng vµ ph¹m vi nghiªn cøu ....................................................................... 6
4. Ph•¬ng ph¸p nghiªn cøu .................................................................................... 6
5. Nh÷ng ®iÓm míi cña luËn v¨n ............................................................................ 7
6. KÕt cÊu cña luËn v¨n ........................................................................................... 7
Ch•¬ng 1: mét sè vÊn ®Ò lý luËn c¬ së vÒ chiÕn l•îc ph¸t triÓn
thÞ tr•êng ................................................................................................................... 8
1. 1. Tæng quan vÒ chiÕn l•îc kinh doanh .............................................................. 8
1.1.1. Kh¸i niÖm chiÕn l•îc ................................................................................. 8
1.1.2. Ph©n lo¹i chiÕn l•îc ................................................................................. 10
1.1.3. C¬ së ho¹ch ®Þnh chiÕn l•îc .................................................................... 15
1.1.4. C¸c néi dung qu¶n trÞ chiÕn l•îc ............................................................. 20
1.1.5. M« h×nh chiÕn l•îc .................................................................................. 23
1.1.6. Vai trß cña chiÕn l•îc .............................................................................. 25
1.2. ChiÕn l•îc ph¸t triÓn thÞ tr•êng ..................................................................... 27
1.2.1. Kh¸i niÖm ................................................................................................ 27
1.2.2. Vai trß cña chiÕn l•îc ph¸t triÓn thÞ tr•êng ............................................. 28
1.2.3. Néi dung c¸c chiÕn l•îc ph¸t triÓn thÞ tr•êng. ........................................ 30
Ch•¬ng 2: thùc tr¹ng chiÕn l•îc ph¸t triÓn thÞ tr•êng cña
ngµnh ThÐp viÖt nam hiÖn nay ...................................................................... 39
2.1. Tæng quan vÒ ngµnh ThÐp ViÖt Nam ............................................................. 39
2.1.1. Qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn ........................................................... 39
2.1.2. C¬ së vËt chÊt kü thuËt vµ tr×nh ®é c«ng nghÖ ......................................... 42
2.1.3. C¬ cÊu, chÊt l•îng vµ kh¶ n¨ng c¹nh tranh cña s¶n phÈm ...................... 49
2.1.4. KÕt qu¶ ho¹t ®éng s¶n xuÊt kinh doanh cña ngµnh ThÐp ViÖt Nam ....... 53
2.2. Thùc tr¹ng ph¸t triÓn ThÞ tr•êng ngµnh ThÐp ViÖt Nam ............................... 57
2.2.1. T¨ng quy m« s¶n xuÊt ®¸p øng nhu cÇu thÞ tr•êng néi ®Þa ..................... 57
2.2.2. Qu¸ tr×nh më réng thÞ tr•êng theo c¸c ®Þa bµn ........................................ 59
2.2.3. Qu¸ tr×nh më réng thÞ tr•êng ra n•íc ngoµi ............................................ 62
2.2.4. Ph¸t triÓn s¶n phÈm vµ ®¸p øng c¸c nhu cÇu míi .................................... 63
- 3 -
Ch•¬ng 3: Gi¶i ph¸p ph¸t triÓn thÞ tr•êng cña ngµnh ThÐp viÖt
nam hËu wto ............................................................................................................. 74
3.1. C¬ së cho chiÕn l•îc ph¸t triÓn thÞ tr•êng trong thêi gian tíi ....................... 74
3.1.1. Dù b¸o kh¶ n¨ng ph¸t triÓn kinh tÕ vµ nhu cÇu vÒ s¶n phÈm thÐp ë ViÖt
Nam ®Õn n¨m 2025 ............................................................................................ 74
3.1.2. Tµi nguyªn cho ph¸t triÓn s¶n phÈm ........................................................ 77
3.1.3. Kh¶ n¨ng c«ng nghÖ ................................................................................ 79
3.1.4. M«i tr•êng chÝnh trÞ vµ luËt ph¸p ............................................................ 79
3.1.5. M«i tr•êng ngµnh (®èi thñ c¹nh tranh) ................................................... 81
3.2. §Þnh h•íng ph¸t triÓn thÞ tr•êng ngµnh ThÐp ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi
nhËp kinh tÕ quèc tÕ .............................................................................................. 87
3.2.1. Môc tiªu ................................................................................................... 87
3.2.2. NhiÖm vô ................................................................................................. 88
3.2.3. C¸c chØ tiªu cô thÓ ................................................................................... 89
3.2.4. C¸c yªu cÇu cã tÝnh nguyªn t¾c ............................................................... 91
3.3. KiÕn nghÞ mét sè gi¶i ph¸p nh»m thùc hiÖn cã hiÖu qu¶ chiÕn l•îc ph¸t triÓn
thÞ tr•êng cña ngµnh ThÐp ViÖt Nam hËu WTO .................................................. 93
3.3.1. §èi víi c¸c doanh nghiÖp ........................................................................ 93
3.3.2. C¸c gi¶i ph¸p ë cÊp ngµnh vµ HiÖp héi ................................................... 99
3.3.3. Mét sè kiÕn nghÞ víi Nhµ n•íc ............................................................. 103
KÕt luËn .................................................................................................................... 110
Tµi liÖu tham kh¶o ............................................................................................. 111
- 4 -
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
Tr
an
g
Hình 1: Mô hình chiến lược phổ biến 2
3
Bảng 1: Danh mục các cơ sở luyện gang hiện có 4
0
Bảng 2: Danh mục các cơ sở gia công sau cán chủ yếu 4
3
Bảng 3: Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các dây chuyền cán thép 4
6
Bảng 4: Kết quả sản xuất giai đoạn 1995 – 2006 5
1
Bảng 5: Ngành Thép trong phân ngành “sản xuất kim loại” năm 2000-
2003
5
2
Bảng 6: Giá trị sản xuất công nghiệp (tỷ đồng, giá 1994) của ngành sản
xuất kim loại trong giai đoạn 1995 – 2005 52
Bảng 7: So sánh một số chỉ tiêu của toàn ngành công nghiệp và ngành
Thép trong năm 2000-2003 53
Bảng 8: Nộp ngân sách và Thu nhập bình quân đầu người của ngành Thép
trong những năm 2000-2003 54
Bảng 9: Tiêu thụ thép thành phẩm của Việt Nam giai đoạn 1991 – 2005 55
Bảng 10: Phôi thép vuông nhập khẩu vào Việt Nam giai đoạn 1998 – 2005 56
Bảng 11 : Nhu cầu thép của các ngành chủ yếu thời kỳ 2000 – 2005 63
Bảng 12: Diễn biến chỉ số giá một số hàng hoá trên thị trường thế giới 66
Bảng 13: Dự báo một số chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2025 70
Bảng 14: Nhu cầu thép thành phẩm của Việt Nam đến 2025–Phương án
cao
72
Bảng 15: Nhu cầu thép thành phẩm của Việt Nam đến 2025 – Phương án
cơ sở và phương án thấp 72
- 5 -
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang thực hiện đường lối công nghiệp hoá đất nước với mục tiêu
phấn đấu đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ thuật
hiện đại vào năm 2020. Để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá đất
nước, Việt Nam cần phát triển một số ngành công nghiệp cơ bản, trong đó, xây
dựng ngành công nghiệp Thép vững mạnh có vai trò rất quan trọng.
Trong những năm qua, ngành Thép Việt Nam đã có những bước phát triển
mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng khá cao. Tuy nhiên, nhu cầu về thép của nền kinh
tế ngày càng tăng, trong tương lai gần sẽ đạt tới hàng chục triệu tấn mỗi năm. Với
năng lực sản xuất còn thấp (khoảng 6 – 7 triệu tấn/năm) và chủng loại sản phẩm
nghèo nàn, hiện nay, Việt Nam đang phải nhập khẩu rất nhiều thép cả về số lượng
và chủng loại. Bên cạnh đó, thị trường thép Việt Nam cũng đang phải đối mặt với
các lực lượng cạnh tranh lớn. Trong bối cảnh hội nhập và mở cửa thị trường, với
xuất phát điểm thấp, ngành Thép Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong xây dựng và
phát triển. Nếu không có những biện pháp và chiến lược phù hợp, nguy cơ mất cơ
hội ngay trên thị trường nội địa là hoàn toàn có thể xảy ra Do vậy, việc xây dựng
một chiến lược phát triển thị trường phù hợp là một trong những nội dung quyết
định để phát triển ngành Thép Việt Nam trong thời kỳ hậu hội nhập Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) hiện nay.
Đã có một số nghiên cứu về ngành Thép Việt Nam, như: “Chính sách phát
triển công nghiệp thép – Kinh nghiệm của Nhật Bản và Hàn Quốc” của Ban Quản
lý Dự án Thạch Khê thuộc VSC; “Chiến lược và quy hoạch phát triển ngành Thép
Việt Nam giai đoạn 2006-2015, tầm nhìn đến năm 2025” của Viện nghiên cứu
chiến lược, chính sách công nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp; “ Công nghiệp gang
- 6 -
thép Việt Nam: một giai đoạn phát triển và chuyển đổi chính sách mới” của
Nozomu Kawabata (Nhật Bản)…. Các công trình trên đây đã đề cập đến một số
nội dung về thực trạng và một số giải pháp phát triển ngành Thép Việt Nam. Tuy
nhiên, chưa có công trình nghiên cứu độc lập và chuyên biệt về chiến lược phát
triển thị trường của ngành Thép Việt Nam.
Trong bối cảnh như vậy, là người đã từng làm việc trong ngành Thép Việt
Nam và nhận thức được những thuận lợi, khó khăn của ngành Thép trong quá trình
phát triển, tôi chọn chủ đề: “Chiến lược phát triển thị trường của ngành Thép Việt
Nam hậu WTO” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình hoạt động của ngành Thép Việt Nam nói
chung và thị trường của ngành Thép Việt Nam nói riêng, từ đó đề xuất phương
hướng và những giải pháp cơ bản để phát triển thị trường thép Việt Nam trong điều
kiện Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Chiến lược phát triển ngành Thép Việt Nam nói
chung và chiến lược phát triển thị trường của ngành Thép Việt Nam nói riêng.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu toàn bộ các hoạt động sản xuất
kinh doanh của ngành Thép Việt Nam, các doanh nghiệp trực thuộc VSC (VSC) và
các doanh nghiệp ngoài VSC trong thời gian từ những năm 1960 đến nay và một
số vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của luận văn là phương pháp duy vật biện
chứng của triết học Mác – Lênin, đồng thời lấy tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm của Đảng và Nhà nước ta trong đường lối phát triển kinh tế đất nước làm cơ
sở định hướng cho việc nghiên cứu. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng một số
phương pháp khác như so sánh, phân tích kinh tế, điều tra khảo sát, v.v….
- 7 -
5. Những điểm mới của luận văn
1. Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh nói
chung và chiến lược phát triển thị trường nói riêng của các doanh nghiệp.
2. Đánh giá thực trạng kinh doanh và chiến lược phát triển thị trường của
ngành Thép Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó tổng kết
những bài học kinh nghiệm để phát triển thị trường ngành Thép Việt Nam.
3. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển thị trường của ngành Thép
Việt Nam trong thời kỳ hậu WTO hiện nay.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
lục, nội dung cơ bản của luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ sở về chiến lược phát triển thị trường
Chương 2: Thực trạng chiến lược phát triển thị trường của ngành Thép Việt
Nam.
Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường của ngành Thép Việt Nam hậu
WTO.
- 8 -
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ SỞ VỀ CHIẾN LƢỢC
PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG
1. 1. Tổng quan về chiến lƣợc kinh doanh
1.1.1. Khái niệm chiến lƣợc
Thuật ngữ chiến lược có nguồn gốc từ nghệ thuật quân sự từ thời xa xưa, xuất
phát từ “strategos”, nghĩa là “vai trò của vị tướng trong quân đội”. Thuật ngữ
“chiến lược” được coi như một nghệ thuật chỉ huy nhằm giành thắng lợi của một
cuộc chiến tranh.
Xuất phát từ thuật ngữ dùng trong quân sự, “chiến lược” đã dần được sử dụng
phổ biến trong kinh doanh. Các doanh nghiệp phải cố gắng sử dụng những điểm
mạnh của mình để khai thác những điểm yếu của đối thủ. Sự thành công trong kinh
doanh không phải là kết quả ngẫu nhiên tình cờ mà nó là kết quả của sự chú tâm
liên tục đến những điều kiện thay đổi bên trong và bên ngoài đến việc hình thành,
thực thi những thích nghi sáng suốt với những điều kiện đó. Yếu tố bất ngờ mang
lại nhiều lợi thế cạnh tranh lớn lao trong các chiến lược kinh doanh. Các hệ thống
thông tin cung cấp dữ liệu về các đối thủ hay các chiến lược và nguồn lực của địch
thủ cạnh tranh cũng vô cùng quan trọng.
Hiện nay, có rất nhiều quan niệm về chiến lược kinh doanh. Có thể nêu ra một
số quan niệm về chiến lược kinh doanh chủ yếu sau đây:
Năm 1962, Chandler – một trong những người đầu tiên khởi xướng lý thuyết
quản trị chiến lược đã định nghĩa chiến lược như là “việc xác định các mục tiêu,
mục đích cơ bản dài hạn của doanh nghiệp và việc áp dụng một chuỗi các hành
động cũng như sự phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu này”
Theo Micheal Porter, một giáo sư nổi tiếng trong lĩnh vực chiến lược cạnh
tranh của Đại học Kinh doanh Harvard (Mỹ), chiến lược kinh doanh là một nghệ
thuật để giành thắng lợi trong cạnh tranh. “Chiến lược là nghệ thuật xây dựng các
lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ” [3, tr.45].
- 9 -
Một hướng tiếp cận khác coi chiến lược là một dạng kế hoạch đặc biệt:
“Chiến lược là việc xác định những con đường và những phương tiện vận
dụng để đạt tới các mục tiêu đã được xác định thông qua các chính sách” (General
Ailleret) [3, tr.45]. Quan điểm này coi chiến lược là một tập hợp các kế hoạch
chiến lược làm nền tảng hướng dẫn các hoạt động của tổ chức để đạt được các mục
tiêu dài hạn đã định.
Các định nghĩa về chiến lược nêu trên đều biểu thị các khía cạnh khác nhau
cần bao hàm trong quan niệm về chiến lược. Vì vậy, quan điểm phổ biến về chiến
lược ngày nay kết hợp cả hai quan điểm trên: “Chiến lược là nghệ thuật phối hợp
các hoạt động và điều khiển chúng nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của tổ chức”.
Như vậy, chiến lược kinh doanh bao gồm một hệ thống các mục tiêu dài hạn,
các chính sách và biện pháp chủ yếu về sản xuất, về tài chính và giải quyết nhân tố
con người… nhằm đưa tổ chức phát triển lên một bước mới cao hơn về chất. Đó là
một chương trình hành động tổng quát, hướng tới việc thực hiện các mục tiêu của
tổ chức. Chiến lược kinh doanh có nhiều cấp độ, phạm vi tạo ra các khung hướng
dẫn tư duy để hành động chứ không nhằm vạch ra một cách cụ thể làm thế nào để
có thể đạt được những mục tiêu vì đó là nhiệm vụ của vô số các chương trình hỗ
trợ, các chiến lược chức năng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự phối hợp, điều
khiển các hoạt động một cách khéo léo, hợp lý để có thể đem lại hiệu quả hoạt
động và đạt được các mục tiêu.
Trong xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự gia tăng khan hiếm các nguồn
tài nguyên, sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, sự thay đổi nhu cầu
tiêu dùng của xã hội và cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp
phải thường xuyên phân tích, dự báo xu thế biến động của môi trường kinh doanh
để hoạch định những chiến lược kinh doanh đúng đắn để đảm bảo sự phát triển ổn
định và bền vững.
- 10 -
1.1.2. Phân loại chiến lƣợc
Chiến lược kinh doanh có nhiều dạng tuỳ thuộc vào vai trò và mục tiêu của
việc xác lập kế hoạch.
1.1.2.1. Căn cứ vào cấp độ chiến lược, chiến lược gồm có:
a. Chiến lược cấp quốc gia: là các chiến lược liên quan đến sự phát triển các
mặt của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị, tôn giáo… của quốc gia, bao gồm:
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược về dân số, hợp tác kinh tế quốc
tế…
b. Chiến lược cấp ngành: là các chiến lược được hoạch định cho từng ngành
cụ thể phù hợp với tình hình của ngành trong mỗi giai đoạn nhất định. Ví dụ:
Chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam đến năm 2020, Chiến lược phát
triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, Chiến lược phát triển ngành Thép Việt
Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2025….
c. Chiến lược cấp doanh nghiệp: là những chiến lược của mỗi doanh nghiệp
trong từng thời kỳ hoạt động kinh doanh cụ thể, phù hợp với các mục tiêu tăng
trưởng và phát triển của doanh nghiệp.
1.1.2.2. Căn cứ vào phạm vi của chiến lược:
a. Chiến lược chung, hay còn gọi là chiến lược tổng quát, đề cập đến những
vấn đề quan trọng, bao trùm nhất và có ý nghĩa lâu dài. Chiến lược chung quyết
định những vấn đề sống còn của tổ chức, bao gồm:
* Các chiến lược tăng trưởng: Chiến lược tăng trưởng nhằm thực hiện các
mục tiêu tăng trưởng như tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và thị phần. Để tăng
trưởng, tổ chức có thể thực hiện nhiều phương án chiến lược khác nhau. Giai đoạn
đầu, tổ chức thường thực hiện chiến lược tăng trưởng tập trung để hoạt động trong
một ngành kinh doanh đơn thuần và trong khuôn khổ thị trường nội địa, sau đó, tổ
chức có xu hướng sử dụng các chiến lược tăng trưởng ra bên ngoài để cạnh tranh
trên cả thị trường trong nước và quốc tế.
- Chiến lược tăng trưởng tập trung: là chiến lược đặt trọng tâm vào việc phát
triển sản phẩm hoặc thị trường hiện có. Khi theo đuổi chiến lược tăng trưởng tập
- 11 -
trung, tổ chức phải tìm cách khai thác mọi cơ hội có được về sản phẩm đang sản
xuất và thị trường hiện có bằng cách thực hiện tốt hơn các công việc đang tiến
hành. Chiến lược tăng trưởng tập trung được chia thành 3 loại chủ đạo bao gồm:
+ Chiến lược thâm nhập thị trường: là chiến lược tăng thị phần cho các loại
sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có bằng các nỗ lực trong công tác tiếp thị. Để thực
hiện chiến lược này, tổ chức phải tập trung mọi nỗ lực vào các hoạt động như mở
rộng mạng lưới tiêu thụ, thực hiện chính sách khuyến mãi rộng rãi, tăng cường
quảng cáo… để giữ khách hàng hiện có và thu hút thêm khách hàng, làm cho
khách hàng mua sản phẩm nhiều hơn, thường xuyên hơn.
+ Chiến lược phát triển thị trường: là phương thức tăng trưởng bằng con
đường