Hoa Kỳ là quốc gia đứng đầu phe tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ Chiến tranh
Lạnh. Ý thức về mối đe dọa đến an ninh, lợi ích và sự sống còn của mình và đồng
minh phát xuất từ đối thủ bên kia – phe xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô -
Hoa Kỳ đã không ngừng củng cố và tăng cường sức mạnh của mình. Một trong
những biện pháp có tầm quan trọng quyết định là tăng cường sức mạnh quân sự
bằng việc xây dựng lực lượng vũ trang quy ước và hạt nhân hùng mạnh. Trong đó
vũ khí hạt nhân có ý nghĩa quyết định. Hoa Kỳ là nước sở hữu vũ khí hạt nhân sớm
nhất của thế giới và cũng là kho vũ khí hạt nhân khổng lồ lớn nhất thế giới. Cuộc
khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 đã đẩy nhân loại đến bên bờ vực của một cuộc
chiến tranh hạt nhân hủy diệt. Ý thức được sự hủy diệt nếu chiến tranh hạt nhân xảy
ra Hoa Kỳ và Liên Xô đã kiềm chế và bắt đầu thấy cần thiết phải đẩy mạnh hơn nữa
đàm phán về vấn đề kiểm soát vũ khí hạt nhân. Các cuộc đàm phán bắt đầu được
đẩy mạnh giữa hai nước từ năm 1963. Từ đó đến khi Liên Xô tan rã, chính sách
kiểm soát vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ đã đạt được nhiều kết quả, cụ thể là có rất
nhiều Hiệp định về kiểm soát vũ khí hạt nhân được kí kết.
Nghiên cứu “CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT VŨ KHÍ HẠT NHÂN CỦA HOA
KỲ GIAI ĐOẠN 1963 – 1991 (QUA CÁC VĂN KIỆN NGOẠI GIAO)” mục đích
đặt ra là:
Hiểu rõ bối cảnh dẫn đến các cuộc đàm phán và kí kết các Hiệp ước về kiểm
soát vũ khí hạt nhân giữa Hoa Kỳ và các nước khác, đặc biệt là vớiLiên Xô.
Thấy được Hoa Kỳ luôn gắn vấn đề kiểm soát vũ khí hạt nhân với các vấn đề
chính trị khác trong quá trình đàm phán cũng như khi các hiệp ước đã được kí kế
181 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chính sách kiểm soát vũ khí hạt nhân của hoa kỳ giai đoạn 1963 – 1991 (qua các văn kiện ngoại giao), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Văn Bản
CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT VŨ KHÍ HẠT NHÂN
CỦA HOA KỲ GIAI ĐOẠN 1963 – 1991
(QUA CÁC VĂN KIỆN NGOẠI GIAO)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Văn Bản
CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT VŨ KHÍ HẠT NHÂN
CỦA HOA KỲ GIAI ĐOẠN 1963 – 1991
(QUA CÁC VĂN KIỆN NGOẠI GIAO)
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 60220311
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ PHỤNG HOÀNG
Thành phố Hồ Chí Minh - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa
từng công bố ở các công trình nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về đề tài nghiên cứu của mình.
Tác giả
Nguyễn Văn Bản
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh, Phòng Sau Đại học, các thầy cô Khoa Lịch Sử cùng tất cả các bạn
đồng học đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng, biết ơn Tiến sĩ Lê Phụng Hoàng,
Thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi trong quá trình học tập, nghiên
cứu và thực hiện luận văn này.
Tuy chỉ được nghiên cứu trong thời gian ngắn, nhưng với sự giúp đỡ tận
tình của quý thầy cô, sự hỗ trợ của bạn bè, đồng nghiệp, sự cố gắng hết sức
mình, tôi đã có điều kiện tiếp thu được kiến thức và phương pháp nghiên cứu
vô cùng quý báu.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 9 năm 2014
Nguyễn Văn Bản
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. VŨ KHÍ HẠT NHÂN VÀ CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT VŨ
KHÍ HẠT NHÂN CỦA HOA KỲ GIAI ĐOẠN 1945 – 1962 ................................ 6
1.1. Sự ra đời của vũ khí hạt nhân ........................................................................ 6
1.2. Chính sách vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ từ 1945 – 1962 ............................ 13
1.2.1. Dưới thời Tổng thống Truman (1945 - 1952) .......................................... 13
1.2.2. Dưới thời Tổng thống Eisenhower (1953 – 1960) ................................... 23
1.2.3. Dưới thời Tổng thống Kennedy ............................................................... 24
1.3. Chính sách kiểm soát vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ từ 1945 đến trước
cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba (10 – 1962) ............................................ 26
1.3.1. Những kiến nghị về kiểm soát vũ khí hạt nhân của các nhà khoa học
nguyên tử Hoa Kỳ ...................................................................................... 26
1.3.2. Chính sách của chính quyền Hoa Kỳ về kiểm soát vũ khí hạt nhân ........ 32
1.4. Cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba (10 – 1962) ............................................. 37
Tiểu kết chương 1...................................................................................................... 40
Chương 2. CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT VŨ KHÍ HẠT NHÂN CỦA HOA
KỲ TỪ 1963 ĐẾN 1976 .......................................................................................... 41
2.1. Hiệp ước Cấm thử vũ khí hạt nhân một phần năm 1963 ( Limited Test
Ban Treaty -LTBT) .................................................................................... 41
2.2. Hiệp ước về Không gian vũ trụ năm 1967 (Outer Space Treaty Text –
OST ............................................................................................................ 49
2.3. Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân năm 1968 (Nuclear Non-
Proliferation Treaty – NPT) ....................................................................... 53
2.4. Hiệp ước Hạn chế vũ khí chiến lược giai đoạn I năm 1972 (Strategic
Arms Limitation Talks – SALT I) ............................................................. 60
2.5. Hiệp ước về Ngưỡng cấm thử vũ khí hạt nhân năm 1974 (TTBT -
Threshold Test Ban Treaty) và Hiệp ước về Nổ hạt nhân vì mục đích
hòa bình năm 1976 (PNET - Peaceful Nuclear Explosions Treaty) .......... 69
Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 74
Chương 3. CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT VŨ KHÍ HẠT NHÂN CỦA HOA
KỲ TỪ 1977 ĐẾN 1991 .......................................................................................... 75
3.1. Hiệp ước Hạn chế vũ khí chiến lược giai đoạn II năm 1979 (Strategic
Arms Limitation Talks – SALT II) ............................................................ 75
3.2. Các cuộc đàm phán giữa Hoa Kỳ và Liên Xô về kiểm soát vũ khí
chống vệ tinh (ASAT - Anti-Satellite) ....................................................... 80
3.3. Hiệp ước Hủy bỏ vũ khí hạt nhân tầm trung và tầm ngắn năm 1987
(INF - Intermediate-Range and Shorter-Range Nuclear Forces Treaty) .. 87
3.4. Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược giai đoạn I năm 1991 (Strategic
Arms Reduction Treaty – START I) ......................................................... 99
Tiểu kết chương 3.................................................................................................... 108
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 112
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ABM: Anti-Ballistic Missille: Tên lửa chống tên lửa đạn đạo, Hiệp ước ABM
ACDA: Arms Control and Disarmament Agency: Cơ quan kiểm soát vũ khí và
giải trừ quân bị của Hoa Kỳ.
AEC: Atomic Energy Commission: Ủy ban năng lượng nguyên tử - Đây là cơ
quan phát triển năng lượng nguyên tử giành cho mục đích quân sự và
mục đích hòa bình của Hoa Kỳ từ năm 1946 đến 1975.
ALCM: Air-Launched Cruise Missile: Tên lửa hành trình phóng từ máy bay.
ASAT: Anti-Satellite: Vũ khí chống vệ tinh
ASBM: Air-to-Surface Ballistic Missile: Tên lửa hành trình không đối đất.
BMD: Ballistic Missile Defense: Phòng thủ tên lửa đạn đạo - Các biện pháp bảo
vệ nhằm chống lại một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
CD: Committee on Disarmament: Ủy ban giải trừ quân bị - Một cơ quan đàm
phán của Liên Hợp Quốc được thành lập năm 1978 cho các hiệp ước đa
phương về giải trừ quân bị. Được đổi tên thành Hội đồng giải trừ quân bị
vào năm 1988 (Conference on Disarmament).
CTBT: Comprehensive Test Ban Treaty: Hiệp ước cấm thử toàn diện – Hiệp ước
cấm thử hạt nhân trong tất cả các môi trường.
ENDC: Eighteen Nation Disarmament Conference: Hội nghị giải trừ quân bị 18
quốc gia – Một cơ quan đàm phán đa phương về giải trừ quân bị được
thành lập năm 1961.
FBS: Forward-Based Systems: Hệ thống căn cứ chuyển tiếp – Đây là một thuật
ngữ của Liên Xô chỉ Hệ thống hạt nhân tầm trung của Hoa Kỳ đặt tại
một nước thứ ba hoặc trên các tàu sân bay mà có thể tấn công các mục
tiêu trên đất nước Liên Xô.
GLCM: Ground-Launched Cruise Missile: Tên lửa hành trình phóng từ mặt đất
IAEA: International Atomic Energy Agence: Cơ quan Năng lượng nguyên tử
quốc tế - Một tổ chức quốc tế thành lập năm 1956 để thúc đẩy sử dụng
hòa bình nguồn năng lượng nguyên tử.
ICBM: Intercontinental Ballistic Missile: Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, có tầm
bắn trên 5.500 km.
INF: Intermediate – Range Nuclear Forces: Lực lượng hạt nhân tầm trung,
Hiệp ước hủy bỏ vũ khí hạt nhân tầm trung và tầm ngắn.
LTBT: Limited Test Ban Treaty: Hiệp ước hạn chế thử vũ khí hạt nhân.
MAD: Mutual Assured Destruction: Các khái niệm về sự răn đe đối ứng sau khi
vượt qua được cuộc tấn công hạt nhân đầu tiên của của 2 siêu cường Hoa
Kỳ và Liên Xô, nếu một trong hai siêu cường vượt qua được cuộc tấn
công hạt nhân đầu tiên của phía bên kia thì sẽ đáp trả không thương tiếc
và hủy diệt dựa trên sức mạnh hạt nhân của mình.
MIRV: Multiple Independently Targetable Reentry Vehicle: Tên lửa mang đầu
đạn tự tách, có thể tấn công nhiều mục tiêu độc lập.
MX: Missile Experimental: Tên lửa thực nghiệm – Một loại ICBM mới của
Hoa Kỳ với 10 đầu đạn hạt nhân.
NPT: Non-Proliferation: Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân
NTM: National Technical Means: Các phương tiện kỹ thuật quốc gia –Phương
tiện kỹ thuật tình báo của một quốc gia (nằm ngoài quốc gia đó, tức được
lắp đặc ở một quốc gia đồng minh) dùng để giám sát về việc thi hành
những thỏa thuận kiểm soát vũ khí của quốc gia khác đã được kí kết.
NTM bao gồm truyền hình vệ tinh dựa trên sự cảm biến để trinh sát hình
ảnh, hệ thống rada và hệ thống quang học trên biển, hệ thống rada và
ăngten trên mặt đất để thu thập thông tin từ xa.
NMD: Nation Missile Defense: Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia.
NATO: North Atlantic Treaty Organization: Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây dương
OST: Outer Space Treaty: Hiệp ước về không gian vũ trụ.
PD 59: Presidential Directive 59: Chỉ thị 59 của Tổng thống –Một chỉ thị của
chính quyền Carter nhằm hình thành học thuyết đối kháng chiến lược,
trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của những sự lựa chọn linh hoạt để
đảm bảo ngăn chặn chống lại một loạt các mối đe dọa.
PNET: Peaceful Nuclear Explosion Treaty: Hiệp ước nổ hạt nhân vì mục đích
hòa bình.
SAC: Strategic Air Command: Bộ tư lệnh Không quân Chiến lược.
SALT: Strategic Arms Limitation Talks: Hiệp ước hạn chế vũ khí chiến lược.
SAM: Surface – to – Air Missile: Tên lửa đất đối không.
SDI: Strategic Defense Initiative: Sáng kiến phòng thủ chiến lược Hoa Kỳ.
SLBM: Submarine – Launched Ballistic Missile: Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu
ngầm.
START: Strategic Arms Reduction Treaty: Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược.
TTBT: Threshold Test Ban Treaty: Hiệp ước về Ngưỡng cấm thử vũ khí hạt nhân.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Số lượng vũ khí hạt nhân trên thế giới giai đoạn 1945 - 1962 ................ 37
Bảng 2.1. Số lượng vũ khí hạt nhân tầm trung của Hoa Kỳ (kể cả đã cung cấp
cho các nước Tây Âu) và Liên Xô theo quan điểm cân bằng của hai
nước. ........................................................................................................ 88
Bảng 3.1. Số lượng đầu đạn hạt nhân trên các loại vũ khí hạt nhân chiến lược
của Hoa Kỳ và Liên Xô năm 1990 ........................................................ 105
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hoa Kỳ là quốc gia đứng đầu phe tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ Chiến tranh
Lạnh. Ý thức về mối đe dọa đến an ninh, lợi ích và sự sống còn của mình và đồng
minh phát xuất từ đối thủ bên kia – phe xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô -
Hoa Kỳ đã không ngừng củng cố và tăng cường sức mạnh của mình. Một trong
những biện pháp có tầm quan trọng quyết định là tăng cường sức mạnh quân sự
bằng việc xây dựng lực lượng vũ trang quy ước và hạt nhân hùng mạnh. Trong đó
vũ khí hạt nhân có ý nghĩa quyết định. Hoa Kỳ là nước sở hữu vũ khí hạt nhân sớm
nhất của thế giới và cũng là kho vũ khí hạt nhân khổng lồ lớn nhất thế giới. Cuộc
khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962 đã đẩy nhân loại đến bên bờ vực của một cuộc
chiến tranh hạt nhân hủy diệt. Ý thức được sự hủy diệt nếu chiến tranh hạt nhân xảy
ra Hoa Kỳ và Liên Xô đã kiềm chế và bắt đầu thấy cần thiết phải đẩy mạnh hơn nữa
đàm phán về vấn đề kiểm soát vũ khí hạt nhân. Các cuộc đàm phán bắt đầu được
đẩy mạnh giữa hai nước từ năm 1963. Từ đó đến khi Liên Xô tan rã, chính sách
kiểm soát vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ đã đạt được nhiều kết quả, cụ thể là có rất
nhiều Hiệp định về kiểm soát vũ khí hạt nhân được kí kết.
Nghiên cứu “CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT VŨ KHÍ HẠT NHÂN CỦA HOA
KỲ GIAI ĐOẠN 1963 – 1991 (QUA CÁC VĂN KIỆN NGOẠI GIAO)” mục đích
đặt ra là:
Hiểu rõ bối cảnh dẫn đến các cuộc đàm phán và kí kết các Hiệp ước về kiểm
soát vũ khí hạt nhân giữa Hoa Kỳ và các nước khác, đặc biệt là vớiLiên Xô.
Thấy được Hoa Kỳ luôn gắn vấn đề kiểm soát vũ khí hạt nhân với các vấn đề
chính trị khác trong quá trình đàm phán cũng như khi các hiệp ước đã được kí kết.
Phân tích nội dung Hiệp ước về kiểm soát vũ khí hạt nhân đã được Hoa Kỳ kí kết.
Từ đó thấy được tác động của mối quan hệ về kiểm soát vũ khí hạt nhân tới
các mối quan hệ ngoại giao khác giữa Hoa Kỳ và các nước khác, đặc biệt là Liên Xô.
Cuối cùng thấy được tầm quan trọng của vấn đề kiểm soát vũ khí hạt nhân đến
việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới nói chung và của Hoa Kỳ nói riêng, và
những nỗ lực của Hoa Kỳ để đạt được điều đó.
2
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến vũ khí hạt nhân và chính sách
kiểm soát vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ thì có rất nhiều công trình nghiên cứu ở
ngoài nước:
Ủy ban Kiểm soát vũ khí và An ninh quốc tế (Committee on International
Security and Arms Control) của Học viện Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (National
Academy of Sciences) đã nghiên cứu và cho xuất bản cuốn sách “Nuclear Arms
Control: Background and Issues” (Kiểm soát vũ khí hạt nhân: Bối cảnh và các vấn
đề) xuất bản năm 1985, đây là nguồn tài liệu quý giá và được người viết luận văn
này tham khảo nhiều nhất. Cuốn sách gồm 8 phần chính, trong đó Phần 1 là phần
Tổng quan, cung cấp cho người đọc những hiểu biết tổng quan nhất về các mục tiêu
và phương pháp kiểm soát vũ khí hạt nhân, 7 phần còn lại các tác giả tập trung vào
các Hiệp ước đã được kí kết giữa Hoa Kỳ và Liên Xô về vấn đề kiểm soát vũ khí
hạt nhân và các vấn đề của mối quan hệ Hoa Kỳ - Liên Xô quanh các Hiệp ước này.
Ngoài ra, phần phục lục của sách là những văn bản gốc về các một số Hiệp ước
kiểm soát vũ khí hạt nhân đã được Hoa Kỳ và Liên Xô kí kết.Tập thể tác giả của
cuốn sách đã trình bày các vấn đề về kiểm soát vũ khí hạt nhân không theo trình tự
thời gian mà theo phân loại các loại vũ khí hạt nhân được kiểm soát: vũ khí hạt
nhân tiến công chiến lược; vũ khí hạt nhân phòng thủ và theo phương pháp kiểm
soát vũ khí hạt nhân: giới hạn, cắt giảm, cấm thử, không phổ biến, đóng băng. Đây
là phương pháp trình bày rất khoa học, giúp cho người đọc và người nghiên cứu có
cái nhìn xuyên suốt và toàn diện về vấn đề kiểm soát vũ khí hạt nhân.
John Lewis Gaddis, Philip H. Gordon, Ernest R. May, Jonathan Rosenberg
viết cuốn“Cold War Statesmen Confront the Bomb: Nuclear Diplomacy Since
1945” (Các chính trị gia thời Chiến tranh Lạnh đối đầu với bom: Ngoại giao hạt
nhân từ năm 1945) xuất bản năm 1999. Cuốn sách gồm hai phần, Phần 1: Siêu
cường và phần 2: Đồng minh. Các tác giả tập trung trình bày chính sách hạt nhân và
vai trò của vũ khí hạt nhân trong chính sách đối ngoại của các Tổng thống Mỹ:
Truman, Eisenhower, Kennedy; các nhà lãnh đạo Xô Viết: Stalin, Khrushev và các
chính trị gia của một số nước đồng minh của hai siêu cường này: Winson Churchill,
3
Chales De Gaulle, Mao Trạch Đông, Konrad Adenauer. Đây là nguồn tài liệu tác
giả tham khảo chính để viết Chương I của luận văn này.
Trung tâm lịch sử quân sự Quân đội Hoa Kỳ (US Army center of Military
History) có một công trình nghiên cứu rất công phu về “History of strategic air and
ballistic missile defense” (Lịch sử Không quân chiến lược và hệ thống phòng thủ
tên lửa đạn đạo) gồm hai tập :Vol 1 (1945 - 1955), Vol 2 (1956 - 1972) cung cấp
một cái nhìn toàn diện về lịch sử lực lượng này của Hoa Kỳ và Liên Xô.
Văn phòng Liên bang (Department of State) đã xuất bản cuốn “Foreign
Relations of The United States 1969 – 1976, Vol 32: SALT I (1969 - 1972)” (Quan
hệ đối ngoại của Hoa Kỳ 1969 – 1976, Tập 32: SALT 1), trình bày khá hoàn chỉnh
về tiến trình đàm phán và kí kết SALT I giữa Hoa Kỳ và Liên Xô.
Cục lưu trữ An ninh quốc gia (National Security Archive) xuất bản cuốn “The
Secret History of The ABM Treaty, 1969-1972” (Lịch sử bí mật của Hiệp ước
ABM, 1969 - 1972) được William Burr đăng ngày 8 tháng 11 năm 2001 trên địa chỉ
Website:ốn sách phân
tích rất kỹ lưỡng tiến trình đàm phán rất phức tạp về ABM giữa Hoa Kỳ và Liên Xô
thông qua các nguồn tài liệu được giải mật. Cuốn sách dẫn nguyên gốc 39 tài liệu
mật là biên bản các cuộc họp đàm phán về ABM. Thông qua hệ thống tài liệu này,
các tác giả đã lí giải phần nào những vấn đề xung quanh ABM như: Tại sao Nhà
Trắng thời Nixon thấy được những lợi thế của Mỹ trong hệ thống ABM ( tài liệu 1);
Cách chấp nhận của Liên Xô về sự giới hạn của một hệ thống ABM trong việc bảo
vệ thủ đô Moscow và Washington (tài liệu 4);Sự khó khăn của tiến trình đàm phán
về những quy định của việc hạn chế một số loại vũ khí trong tương lai (ví dụ: laser
và vũ khí không gian) nằm trong hệ thống ABM ( tài liệu 11-13, 15, 16-18, 26, 27,
32 và 34-36);Tầm quan trọng của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hệ thống ABM
trong tương lai mà phía Mỹ đề xuất ( tài liệu 14, 20, 21, và 26); Mỹ sẵn sàng chấp
nhận về một đề nghị của Liên Xô rằng một thỏa thuận ABM rõ ràng cấm các hệ
thống phòng thủ tên lửa quốc gia ( tài liệu 24 và 25); Đề xuất về ABM của Mỹ bao
gồm các trận địa để bảo vệ ICBM, mặc dù Kissinger tự thừa nhận rằng ông “không
có lý do quân sự” cho đề xuất này ( tài liệu 19);Quá trình đàm phán phức tạp giữa
4
Mỹ và Liên Xô về việc đồng ý một thỏa thuận mỗi bên được để một vài trận địa
ABM ( đặc biệt là tài liệu 37-39).
Tài liệu tiếng Việt nghiên cứu về những vấn đề có liên quan đến đề tài có:
Cuốn sách “Hoa Kỳ với vấn đề hạt nhân trong hơn nửa thế kỷ qua (1945 -
2010)” của PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy. Cuốn sách có 4 chương theo 4 giai
đoạn (1956 – 1962; 1963 – 1976; 1977 – 1991; 1992 - 2010), tác giả trình bày chính
sách hạt nhân của Hoa Kỳ và vấn đề kiểm soát, hạn chế, cắt giảm vũ khí hạt nhân
của Hoa Kỳ qua từng giai đoạn. Trong quá trình nghiên cứu thì đây là nguồn tài liệu
tiếng Việt mà người viết luận văn này tham khảo nhiều nhất.
Cuốn sách “Lịch sử quan hệ quốc tế ở Châu Âu trong Chiến tranh Lạnh (1949
- 1991)” của TS. Lê Phụng Hoàng. Trong phần 7 “Giải trừ vũ khí (từ các cuộc đàm
phán về cấm thử nghiệm vũ khí hạt nhân tháng 10 năm 1958 đến cuộc gặp gỡ
Vladivostok tháng 11 năm 1974) tác giả trình bày khá khái quát về vấn đề giải trừ
vũ khí (chủ yếu là vũ khí hạt nhân) trong mối quan hệ Hoa Kỳ - Liên Xô.
Tác giả Đặng Thị Hoài thuộc khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh có đề tài khoa học cấp cơ sở “Vấn đề vũ khí hạt nhân trong chính
sách đối ngoại của Hoa Kỳ từ 1954 – 2009”. Đề tài trình bày khác hoàn chỉnh vị trí
của vũ khí hạt nhân trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ qua các đời tổng thống
từ 1945 – 2009.
Công trình nghiên cứu này góp phần làm rõ hơn bối cảnh dẫn đến các cuộc
đàm phán và việc kí kết các hiệp ước về kiểm soát vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ,
phân tích các điều khoản của các hiệp ước cũng như việc góp phần làm rõ tác động
của chính sách kiểm soát vũ khí hạt nhân đến các mối quan hệ ngoại giao khác giữa
Hoa Kỳ và các nước khác, đặc biệt là với Liên Xô.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “Chính sách kiểm soát vũ khí hạt nhân của
Hoa Kỳ từ 1963 – 1991(Qua các văn kiện ngoại giao)”.
Thời gian nghiên cứu của đề tài được giới hạn từ năm 1963 – 1991. Mốc mở
đầu năm 1963, tức là sau cuộc Khủng hoảng tên lửa Cuba, đây cũng là năm Hoa Kỳ
và Liên Xô đẩy mạnh việc đàm phán về kiểm soát vũ khí hạt nhân. Mốc kết thúc là
5
năm 1991, năm Liên Xô tan rã, thực ra khi Liên Xô tan rã vấn đề kiểm soát vũ khí
hạt nhân vẫn được tiếp tục giữa Hoa Kỳ và quốc gia thừa kế lớn nhất và hợp pháp
những di sản của Liên Xô là Liên bang Nga. Nhưng người viết vẫn quyết định dừng
lại ở mốc 1991 để nhằm mục đích thấy được tác động của vấn đề kiểm soát vũ khí
hạt nhân đến các mối quan hệ ngoại giao khác giữa hai nước đứng đầu hai khối
nước trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu nghiên cứu
- Sách: nguồn tiếng Anh và tiếng Việt
- Các văn bản gốc các hiệp ước từ trang Web:
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp phương phá