Sau hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế, Việt Nam đã ký các hiệp định hợp tác
kinh tế - thương mại với EU (năm 1995), tham gia ASEAN (1995) và Khu vực mậu
dịch tự do AFTA của ASEAN (2001), tham gia APEC (1998), Hiệp định thương
mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực (2001).
Ngày 11/1/2007, Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của WTO - tổ chức
thương mại lớn nhất toàn cầu hiện nay. Điều này trở thành cột mốc quan trọng đánh
dấu sự hội nhập sâu hơn, rộng hơn, mạnh mẽ hơn của nền kinh tế Việt Nam vào nền
kinh tế thế giới. Mặt khác, đây cũng là một thử thách to lớn vì sức ép cạnh tranh đối
với doanh nghiệp và nền kinh tế sẽ trở nên gay gắt hơn.
Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khó XI ngày 3/12/2004 đã thông qua Luật Cạnh
tranh, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2005. Với 6 chương, 123 điều khoản, Luật
Cạnh tranh là một trong những văn bản luật đồ sộ và có tầm quan trọng đặc biệt
trong việc định hướng cho nền kinh tế thị trường đang hình thành. Luật Cạnh tranh
đi vào cuộc sống sẽ góp phần làm cho thị trường ngày càng lành mạnh hơn; những
hành vi độc quyền trong kinh doanh gây hậu quả tiêu cực trên thị trường, cộng đồng
và người tiêu dùng sẽ bị hạn chế. Như vậy, một chính sách, pháp luật cạnh tranh
phù hợp sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào nền kinh tế toàn cầu
thành công hơn, từ đó, đưa vị thế của nền kinh tế lên một tầm cao mới.
107 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2589 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chính sách, pháp luật cạnh tranh của các nước - Bài học đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Tr•êng §¹i häc Ngo¹i th•¬ng Hµ Néi
...............................................................................................................
Hoµng ThÞ Ph•¬ng Lan
chÝnh s¸ch, ph¸p luËt c¹nh tranh cña
c¸c n•íc - Bµi häc ®èi víi ViÖt Nam
Chuyªn ngµnh: KTTG&QHKTQT
M· sè: 60.31.07
LuËn v¨n th¹c sü kinh tÕ
Hà Nội - 2008
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o
Tr•êng §¹i häc Ngo¹i th•¬ng Hµ Néi
.................................................................................. ............................
Hoµng ThÞ Ph•¬ng Lan
ChÝnh s¸ch, ph¸p luËt c¹nh tranh cña
c¸c n•íc - Bµi häc ®èi víi ViÖt Nam
Chuyªn ngµnh: KTTG&QHKTQT
M· sè: 60.31.07
LuËn v¨n th¹c sü kinh tÕ
Ng•êi h•íng dÉn khoa häc: TS. T¨ng V¨n NghÜa
Hà Nội - 2008
1
môc lôc
Danh mục các chữ viết tắt…………………………………………………………1
Lời mở đầu ................................................................................................................. 2
Chương I: Tổng quan về cạnh tranh và chính sách, pháp luật cạnh tranh ........ 5
1.1. Khái niệm cạnh tranh ........................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh .................................................................................... 5
1.1.2. Vai trò của cạnh tranh ................................................................................... 6
1.1.3. Các hình thức biểu hiện của cạnh tranh .......................................................... 8
1.1.3.1. Căn cứ vào tính chất và mức độ can thiệp của công quyền vào đời
sống kinh tế .......................................................................................................... 8
1.1.3.2. Căn cứ vào tính chất và mức độ biểu hiện ........................................... 9
1.1.3.3. Căn cứ vào mục đích, tính chất của các phương thức cạnh tranh ... 11
1.2. Sự phát triển của lý thuyết cạnh tranh ............................................................... 12
1.2.1. Lý luận cạnh tranh cổ điển .............................................................................. 12
1.2.1.1. Lý luận cạnh tranh của Adam Smith .................................................. 12
1.2.1.2. Lý luận cạnh tranh của John Stuart Mill ............................................ 15
1.2.1.3. Lý luận cạnh tranh của Karl Mark ...................................................... 16
1.2.1.4. Lý luận cạnh tranh của John Bates Clark ........................................... 18
1.2.1.5. Lý luận cạnh tranh theo trường phái Chicago ................................... 20
1.2.2. Lý luận cạnh tranh hiện đại ............................................................................. 23
1.2.2.1. Lý luận cạnh tranh hoàn hảo ............................................................... 23
1.2.2.2. Lý luận cạnh tranh của trường phái Áo .............................................. 24
1.2.2.3. Lý luận cạnh tranh tổ chức ngành ...................................................... 26
1.2.2.4. Lý luận lợi thế cạnh tranh quốc gia .................................................... 28
1.2.3. Những thay đổi của lý luận cạnh tranh trong điều kiện hiện nay ................. 30
1.2.3.1. Những thay đổi của lý luận cạnh tranh trong bối cảnh của các xu thế
phát triển kinh tế thế giới ngày nay .................................................................. 30
1.2.3.2. Thay đổi từ cạnh tranh dựa vào lợi thế đến cạnh tranh dựa vào quy
chế ...................................................................................................................... 31
2
1.2.3.3. Thay đổi từ cạnh tranh đối kháng sang cạnh tranh hợp tác .............. 32
1.3. Tổng quan về chính sách, pháp luật cạnh tranh ................................................. 33
1.3.1. Khái niệm chính sách, pháp luật cạnh tranh .................................................. 33
1.3.1.1. Khái niệm chính sách cạnh tranh ........................................................ 33
1.3.1.2. Khái niệm pháp luật cạnh tranh .......................................................... 35
1.3.2. Vai trò của chính sách, pháp luật cạnh tranh ................................................. 36
1.3.3. Những yêu cầu đặt ra trong xây dựng chính sách, pháp luật cạnh tranh ..... 38
Chương II: Thực trạng về chính sách, pháp luật cạnh tranh của các nước và
Việt Nam................................................................................................................... 40
2.1. Thực trạng về chính sách, pháp luật cạnh tranh của một số nước ..................... 40
2.1.1. Thực trạng về chính sách, pháp luật cạnh tranh của Pháp ............................ 40
2.1.2. Thực trạng về chính sách, pháp luật cạnh tranh của Canada ........................ 44
2.1.3. Thực trạng về chính sách, pháp luật cạnh tranh của Nhật Bản ..................... 48
2.2. Thực trạng về chính sách, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam ......................... 54
2.2.1. Cạnh tranh trong lịch sử Việt Nam ................................................................. 54
2.2.1.1. Cạnh tranh trong giai đoạn trước năm 1986 ...................................... 54
2.2.1.2. Cạnh tranh trong giai đoạn từ năm 1986 - 2005 ................................ 57
2.2.2. Thực trạng về chính sách, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam hiện nay ..... 62
2.2.2.1. Tổng quan về thực trạng chính sách, pháp luật cạnh tranh của Việt
Nam hiện nay ..................................................................................................... 62
2.2.2.2. Những đổi mới trong chính sách, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam
hiện nay .............................................................................................................. 64
2.2.2.3. Những điểm hạn chế trong chính sách, pháp luật cạnh tranh của Việt
Nam hiện nay ..................................................................................................... 68
2.3. Bài học đối với việc hoàn thiện chính sách, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam
................................................................................................................................... 71
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật cạnh tranh của
Việt Nam................................................................................................................... 75
3.1. Yêu cầu phải hoàn thiện chính sách, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam ......... 75
3
3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách cạnh tranh của Việt Nam ............................... 76
3.2.1. Nâng cao nhận thức trong quá trình hoàn thiện chính sách cạnh tranh ....... 77
3.2.2. Đảm bảo điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong
nước ............................................................................................................................ 78
3.2.3. Đảm bảo điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trên thị
trường Việt Nam ........................................................................................................ 79
3.2.4. Tăng sự phù hợp giữa chính sách cạnh tranh của Việt Nam với các quy định
liên quan của WTO .................................................................................................... 81
3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật cạnh tranh của Việt Nam ................................. 83
3.3.1. Hoàn thiện quy định kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh ........................ 84
3.3.1.1. Về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ....................................................... 84
3.3.1.2. Về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền 85
3.3.1.3. Về tập trung kinh tế ............................................................................. 87
3.3.2. Đối với nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh ..................................... 90
3.3.3. Hoàn thiện các quy định nhằm tăng cường tính độc lập và hiệu quả của cơ
quan quản lý cạnh tranh ............................................................................................. 93
3.3.4. Hài hòa hóa pháp luật cạnh tranh với các quy định của WTO ..................... 95
Kết luận .................................................................................................................. 100
Tài liệu tham khảo .............................................................................................. 1011
1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
AFTA Asean Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Asean
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GATT General Agreement on Tariffs
and Trade
Hiệp định chung về thương mại
và thuế quan
IPO Initial Public Offering Phát hành lần đầu ra công
chúng
ODA Official Development
Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
SCM Subsidies and Countervailing
Measures
Hiệp định trợ cấp và biện pháp
đối kháng
SOE State Own Enterprise Doanh nghiệp quốc doanh
TBT Technical Barriers to Trade Hiệp định các biện pháp hàng
rào kỹ thuật thương mại
WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
2
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Sau hơn 20 năm đổi mới nền kinh tế, Việt Nam đã ký các hiệp định hợp tác
kinh tế - thương mại với EU (năm 1995), tham gia ASEAN (1995) và Khu vực mậu
dịch tự do AFTA của ASEAN (2001), tham gia APEC (1998), Hiệp định thương
mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực (2001).
Ngày 11/1/2007, Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của WTO - tổ chức
thương mại lớn nhất toàn cầu hiện nay. Điều này trở thành cột mốc quan trọng đánh
dấu sự hội nhập sâu hơn, rộng hơn, mạnh mẽ hơn của nền kinh tế Việt Nam vào nền
kinh tế thế giới. Mặt khác, đây cũng là một thử thách to lớn vì sức ép cạnh tranh đối
với doanh nghiệp và nền kinh tế sẽ trở nên gay gắt hơn.
Tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khó XI ngày 3/12/2004 đã thông qua Luật Cạnh
tranh, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2005. Với 6 chương, 123 điều khoản, Luật
Cạnh tranh là một trong những văn bản luật đồ sộ và có tầm quan trọng đặc biệt
trong việc định hướng cho nền kinh tế thị trường đang hình thành. Luật Cạnh tranh
đi vào cuộc sống sẽ góp phần làm cho thị trường ngày càng lành mạnh hơn; những
hành vi độc quyền trong kinh doanh gây hậu quả tiêu cực trên thị trường, cộng đồng
và người tiêu dùng sẽ bị hạn chế. Như vậy, một chính sách, pháp luật cạnh tranh
phù hợp sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào nền kinh tế toàn cầu
thành công hơn, từ đó, đưa vị thế của nền kinh tế lên một tầm cao mới.
2. Tình hình nghiên cứu:
Đã có nhiều sách tham khảo, công trình nghiên cứu về chính sách, pháp luật
cạnh tranh của Việt Nam, như: sách tham khảo “Tiến tới xây dựng pháp luật về
cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” của
Nguyễn Như Phát và Bùi Nguyên Khánh, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2001;
“Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam”, chủ biên Nguyễn Như
Phát/Trần Đình Hảo, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2001; “Pháp luật về kiểm soát
độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam”, Đặng Vũ Huân,
3
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2004. Các đề tài nghiên cứu khoa học như: “Cơ sở
khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách cạnh tranh trong nền kinh tế
Việt Nam”, KS Lê Viết Thái, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM)
đề tài cấp bộ (Bộ Kế hoạch và đầu tư), năm 1998; “Cơ sở khoa học xác định mức
độ hạn chế cạnh tranh của các thỏa thuận và các tiêu chí cho phép miễn trừ trong
Luật cạnh tranh”, CN Trịnh Thị Thanh Thủy, Bộ Thương mại, năm 2004…
Sau khi Luật Cạnh tranh được ban hành và có hiệu lực, một số sách về Luật
Cạnh tranh cũng đã được xuất bản như: “Bình luận khoa học Luật Cạnh tranh”, Lê
Hoàng Oanh, Nxb Chính trị quốc gia, 2005; “Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam”,
TS. Lê Danh Vĩnh, Hoàng Xuân Bắc, ThS. Nguyễn Ngọc Sơn, Nxb Tư pháp, Hà
Nội 2006.
Ngoài ra còn có rất nhiều bài báo đóng góp cho việc xây dựng và hoàn thiện
chính sách, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam được đăng trên các tạp chí Nhà nước
và pháp luật, Nghiên cứu kinh tế…
3. Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về cạnh tranh từ cổ điển đến hiện đại
- Phân tích hệ thống chính sách, pháp luật cạnh tranh của các nước
- Đánh giá về thực trạng thực thi chính sách, pháp luật cạnh tranh của Việt
Nam; tìm ra giải pháp hoàn thiện tính hiệu quả, phù hợp giữa chính sách và pháp
luật cạnh tranh với tình hình phát triển của nền kinh tế.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đánh giá được thực trạng của chính sách và pháp luật cạnh tranh của Việt
Nam, trên cơ sở kết hợp với những phân tích về những thành công đã đạt được của
chính sách, pháp luật cạnh tranh của một số nước đưa ra những giải pháp hoàn thiện
chính sách, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4
Đối tượng nghiên cứu: các lý thuyết cổ điển và hiện đại về cạnh tranh, chính
sách, pháp luật cạnh tranh của một số nước và Việt Nam bao gồm nội dung của luật
cạnh tranh và kinh nghiệm thực thi luật cạnh tranh của các nước.
Phạm vi nghiên cứu: các hành vi cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trên
lãnh thổ Việt Nam, chính sách, pháp luật cạnh tranh của Việt Nam và một số nước
trên thế giới.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương
pháp thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu trên cơ sở định lượng và định tính,
phương pháp trích dẫn…
Đề tài cũng sử dụng những số liệu thống kê được lấy từ các nguồn trong và
ngoài nước, thu thập từ các trang web, tài liệu hội thảo…
7. Kết cấu của luận văn:
Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính được chia
thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về cạnh tranh và chính sách, pháp luật cạnh tranh
Chương 2: Thực trạng về chính sách và pháp luật cạnh tranh của một số nước
và Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật cạnh tranh của
Việt Nam
5
ch•¬ng i: tæng quan vÒ c¹nh tranh vµ chÝnh s¸ch,
ph¸p luËt c¹nh tranh
1.1. Khái niệm cạnh tranh
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các
nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận,
địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng hay những thứ khác[19]. Cạnh tranh được hiểu
là hiện tượng tự nhiên, là mâu thuẫn quan hệ giữa các cá thể có chung một môi
trường sống về một điều kiện nào đó mà các cá thể cùng quan tâm.
Thuật ngữ cạnh tranh được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh
tế, thương mại, luật, chính trị, sinh thái, thể thao... Trong lĩnh vực kinh tế, cạnh
tranh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, các thương nhân,
các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung - cầu,
nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất. Cạnh tranh là
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, là cơ sở quan trọng bảo đảm cho tự do kinh
doanh hợp pháp và mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội và người tiêu dùng.
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm, cách nhìn nhận khác nhau, tuy nhiên, tất cả
đều có một điểm chung là công nhận cạnh tranh là động lực phát triển, làm lành
mạnh hóa các hoạt động thị trường, bên cạnh đó, cạnh tranh cũng kéo theo những
ảnh hưởng tiêu cực do cạnh tranh tất yếu phải dẫn đến có sự thắng thua. Như vậy,
cạnh tranh chỉ xuất hiện khi trên thị trường có ít nhất hai chủ thể, hai nhà cung cấp
khác nhau, chính vì vậy, cạnh tranh là sản phẩm riêng có của kinh tế thị trường, là
linh hồn và là động lực cho sự phát triển của thị trường[17, trang 10].
Bản chất của cạnh tranh: cạnh tranh có bản chất kinh tế và bản chất xã hội. Về
bản chất kinh tế, cạnh tranh là sự tranh đua giữa nhà sản xuất. Mục đích khi tham
gia kinh doanh của các nhà Sản xuất là lợi nhuận, lợi nhuận là động lực gia nhập thị
trường, đồng thời là thước đo sự thành công của nhà sản xuất. Lợi nhuận nhà sản
6
xuất có được tỷ lệ thuận với sự hài lòng, thỏa mãn mà họ mang lại cho người tiêu
dùng, khách hàng, đối tác của mình. Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra
sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức
khoa học, công nghệ cao hơn... để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Cạnh tranh
làm cho nhà sản xuất năng động, nhạy bén hơn, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người
tiêu dùng, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu
thành công mới nhất vào trong sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản
xuất, trong quản lý sản xuất để nâng cao năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
Về bản chất xã hội, cạnh tranh chỉ xuất hiện khi nền kinh tế thực hiện được
các điều kiện: i) công nhận sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế với các hình thức
sở hữu khác nhau. Cạnh tranh chỉ trở thành động lực phát triển khi các doanh
nghiệp đến từ các thành phần kinh tế khác nhau có sự khác biệt về chủ sở hữu vốn,
đường lối kinh doanh… nhưng cùng chung mục đích là tìm kiếm lợi ích kinh tế; ii)
cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại khi có sự tôn trọng quyền tự do kinh doanh trên
thị trường của doanh nghiệp. Sự độc lập, tự chủ, tự do trong các hoạt động của
doanh nghiệp sẽ phát huy tối đa khả năng, sức sáng tạo của doanh nghiệp, là bàn
đạp để doanh nghiệp đưa ra những đối sách hiệu quả, phù hợp để có thể thành công
trên thị trường. Tuy nhiên, nếu để quyền tự do của doanh nghiệp quá lớn sẽ tạo ra
những hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế như những hành vi cạnh tranh không lành
mạnh nên cần phải có hệ thống chính sách, pháp luật cạnh tranh để một mặt khuyến
khích khả năng sáng tạo, mặt khác phải kiềm chế được những hành vi mang tính thủ
đoạn nhằm tiêu diệt đối thủ của doanh nghiệp.
1.1.2. Vai trò của cạnh tranh
Cạnh tranh làm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng
Ba câu hỏi lớn mà các nhà sản xuất phải tìm được câu trả lời trước khi tham
gia thị trường là sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất như thế nào. Đáp án cho
ba câu hỏi này thực chất chính là người tiêu dùng: người tiêu dùng đang cần gì, số
lượng bao nhiêu, yêu cầu như thế nào. Người tiêu dùng được xem là đối tác của
7
doanh nghiệp, nếu có sự hợp tác thì doanh nghiệp thành công và ngược lại. Chính vì
vậy, doanh nghiệp phải tìm mọi cách để cho đối tác của mình hài lòng như nâng cao
chất lượng, giảm giá thành, tăng các dịch vụ kèm theo… Người tiêu dùng luôn được
lựa chọn giữa nhiều doanh nghiệp cung cấp sản phẩm khác nhau nên họ sẽ quyết
định đến với doanh nghiệp nào mà nhu cầu của họ được thỏa mãn tốt nhất và phù
hợp với khả năng tài chính của họ. Các doanh nghiệp còn muốn làm hài lòng người
tiêu dùng hơn nữa nhằm tạo sự trung thành lâu dài của người tiêu dùng với doanh
nghiệp, đảm bảo sự tăng trưởng dài hạn cho doanh nghiệp.
Cạnh tranh đảm bảo sử dụng các nguồn lực sản xuất một cách hiệu quả
Để có thể thành công trong cạnh tranh, các doanh nghiệp đều tìm cách hạ giá
thành, giảm chi phí sản xuất. Để có thể giảm được chi phí sản xuất, các doanh
nghiệp buộc phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực sản xuất. Điều này
khiến cho các nguồn lực sản xuất như vốn, lao động, tài nguyên thiên nhiên được
khai thác và sử dụng hiệu quả hơn. Hiện nay, các doanh nghiệp đã thực hiện hoạch
định nguồn lực sản xuất như một cách để tăng tính hiệu quả trong sử dụng nguồn
lực sản xuất, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Đây cũng là cơ sở để cùng với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
(được trình bày ở phần dưới) theo xu hướng thân thiện với môi trường, cạnh tranh
đóng vai trò gián tiếp trong bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
Cạnh tranh thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
Hai cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần 1 và 2 diễn ra đã cho thấy vai trò
quan trọng của v