Luận văn Chính sách thúc đẩy phát triển dịch vụ 3G cho thị trường viễn thông

Trên phạm vi thế giới, 3G bắt đầu được đưa vào khai thác thương mại một cách rộng rãi kểtừ2001 với quốc gia thành công đầu tiên là Nhật Bản. Kểtừđó đến nay đã có thêm rất nhiều quốc gia khác nghiên cứu và đưa 3G vào ứng dụng trong đời sống hàng ngày. Tại Việt Nam, cuộc thi tuyển cấp phép 3G do BộThông tin và Truyền thông tổchức vào tháng 2/2009 đã chọn lựa ra 4 doanh nghiệp có tiềm năng, hứa hẹn thúc đẩythịtrường dịch vụ3G sẽphát triển sôi động trong thời gian tới. Tính đến thời điểm hiện tại, cả bốn nhà mạng được cấp giấy phép 3G gồm Vinaphone, Mobifone,Viettel và liên minh EVN Telecom và Hanoi Telecom đều đã chính thức triển khai cung cấp dịch vụ3G cho khách hàng của mình trên phạm vi cả nước theo đúng cam kết. Tuy nhiên, 3G ởViệt Nammới ởgiai đoạn đầu của quá trình phát triển. Các hình thức sửdụng 3G tương đối đa dạng nhưng sựphát triển của 3G vẫn chưa tương xứng với tiềm năng đầu tư. Bên cạnh đó, cho đến nay chưa có tài liệu nghiên cứu khoa học nào đánh giá cụthểvềsựphát triển cũng như các kết quả đạt được của 3G tại Việt Nam. Mặt khác, cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực, cụthểlà BộThông tin và Truyền thông cũng chưa xây dựng mộtchính sách cụthểnào đểthúc đ ẩy sựphát triển 3G tại Việt Nam. Chính vì thế, cần có cơ chế, chính sách ra sao đểthúc đẩy3G phát triển tại thịtrường viễn thông Việt Nam là một bài toánđòi hỏi phảicó sựnghiên cứu kỹlưỡng đểcó lời giải đáp thỏa đáng. Đây cũng chính là lý do emchọn thực hiện đềtài “Chính sách thúc đẩy phát triển dịch vụ3G cho thịtrường viễn thông Việt Nam” làm luận văn Thạc sỹchuyên ngành Quản trịkinh doanh tại Học viện Công nghệBưu chính Viễn thông.

pdf27 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2297 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chính sách thúc đẩy phát triển dịch vụ 3G cho thị trường viễn thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG --------------------------------------- NGUYỄN ĐỨC MẠNH CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ 3G CHO THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ : 60.34.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ HÀ NỘI, NĂM 2011 2 Luận văn được hoàn thành tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: Phản biện 1: .......................................................................... ......................................................................... Phản biện 2: .......................................................................... ......................................................................... Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Vào lúc: ..... giờ ..... ngày ..... tháng ..... năm ..... Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trên phạm vi thế giới, 3G bắt đầu được đưa vào khai thác thương mại một cách rộng rãi kể từ 2001 với quốc gia thành công đầu tiên là Nhật Bản. Kể từ đó đến nay đã có thêm rất nhiều quốc gia khác nghiên cứu và đưa 3G vào ứng dụng trong đời sống hàng ngày. Tại Việt Nam, cuộc thi tuyển cấp phép 3G do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức vào tháng 2/2009 đã chọn lựa ra 4 doanh nghiệp có tiềm năng, hứa hẹn thúc đẩy thị trường dịch vụ 3G sẽ phát triển sôi động trong thời gian tới. Tính đến thời điểm hiện tại, cả bốn nhà mạng được cấp giấy phép 3G gồm Vinaphone, Mobifone, Viettel và liên minh EVN Telecom và Hanoi Telecom đều đã chính thức triển khai cung cấp dịch vụ 3G cho khách hàng của mình trên phạm vi cả nước theo đúng cam kết. Tuy nhiên, 3G ở Việt Nam mới ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Các hình thức sử dụng 3G tương đối đa dạng nhưng sự phát triển của 3G vẫn chưa tương xứng với tiềm năng đầu tư. Bên cạnh đó, cho đến nay chưa có tài liệu nghiên cứu khoa học nào đánh giá cụ thể về sự phát triển cũng như các kết quả đạt được của 3G tại Việt Nam. Mặt khác, cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực, cụ thể là Bộ Thông tin và Truyền thông cũng chưa xây dựng một chính sách cụ thể nào để thúc đẩy sự phát triển 3G tại Việt Nam. Chính vì thế, cần có cơ chế, chính sách ra sao để thúc đẩy 3G phát triển tại thị trường viễn thông Việt Nam là một bài toán đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để có lời giải đáp thỏa đáng. Đây cũng chính là lý do em chọn thực hiện đề tài “Chính sách thúc đẩy phát triển dịch vụ 3G cho thị trường viễn thông Việt Nam” làm luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. 2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng phát triển cũng như những bất cập trong quá trình phát triển 3G tại Việt Nam; từ đó đề xuất chính sách thúc đẩy phát triển 3G cho thị trường viễn thông Việt Nam. - Xây dựng tư liệu tham khảo mang tính khoa học phục vụ cho công tác tham mưu hoạch định chính sách, ban hành cơ chế quản lý của cơ quan quản lý chuyên ngành, đồng thời là cơ sở tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp cung cấp, khai thác 3G tại thị trường viễn thông Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: thị trường viễn thông nói chung và thị trường 3G Việt Nam nói riêng - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các điều kiện phát triển 3G tại thị trường viễn thông Việt Nam và cứu chính sách thúc đẩy phát triển dịch vụ trên nền 3G, không bao gồm chính sách đối với lĩnh vực sản xuất thiết bị phần cứng 3G. 4 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu cơ bản: Phương pháp thu thập - tổng hợp thông tin, phương pháp phân tích, đánh giá. 5. Kết cấu của luận văn Chương 1: Tổng quan về 3G và chính sách phát triển viễn thông Việt Nam Chương 2: Hiện trạng phát triển 3G và các chính sách đã được xây dựng có liên quan đến phát triển 3G Chương 3: Đề xuất chính sách thúc đẩy phát triển dịch vụ 3G cho thị trường viễn thông Việt Nam 5 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ 3G VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG VIỆT NAM 1.1. TỔNG QUAN VỀ 3G 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 3G 1.1.1.1. Lịch sử hình thành công nghệ 3G Thế hệ thứ nhất (1G): Mạng di động thế hệ thứ nhất khơi mào ở Nhật vào năm 1979. Đây là hệ thống truyền tín hiệu tương tự (analog). Tuy chưa hoàn hảo về mặt công nghệ và kỹ thuật, thế hệ thông tin di động 1G này thực sự là một mốc phát triển quan trọng của ngành viễn thông. Những điểm yếu nổi bật của thế hệ 1G liên quan đến chất lượng truyền tin kém, vấn đề bảo mật và việc sử dụng tài nguyên tần số kém hiệu quả. Thế hệ thứ hai (2G): Đến những năm 1980 hệ thống thông tin thế hệ thứ nhất đã trở nên quá tải khi nhu cầu về số người sử dụng ngày càng tăng lên, là động lực cho sự ra đời của hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 2. Hệ thống mạng 2G được đặc trưng bởi công nghệ chuyển mạch kỹ thuật số (digital circuit- switched). Kỹ thuật này cho phép sử dụng tài nguyên băng tần hiệu quả hơn nhiều so với 1G. Hầu hết các thuê bao di động trên thế giới hiện đang dùng công nghệ 2G này. Thế hệ di động thứ ba (3G): Sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ dữ liệu đã đặt ra các yêu mới đối với công nghệ viễn thông di động. Thông tin di động thế hệ thứ hai mặc dù sử dụng công nghệ số nhưng là hệ thống băng hẹp và được xây dựng trên cơ chế chuyển mạch kênh nên không thể đáp ứng được yêu cầu về băng thông của các dịch vụ mới. Trong bối cảnh đó ITU đã đưa ra đề án tiêu chuẩn hóa hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3 với tên gọi IMT-2000. IMT-2000 đã mở rộng đáng kể khả năng cung cấp dịch vụ và cho phép sử dụng nhiều phương tiện thông tin. Mục đích của IMT-2000 là đưa ra nhiều khả năng mới đồng thời đảm bảo sự phát triển liên tục của hệ thống thông tin di động thế hệ thứ hai (2G) vào những năm 2000. IMT-2000 sau này được gọi là 3G, và điểm nổi bật nhất của mạng 3G so với mạng 2G nằm ở khả năng cung ứng truyền thông gói tốc độ cao nhằm triển khai các dịch vụ truyền thông đa phương tiện trên mạng di động. Do có nhiều chuẩn công nghệ cho 2G nên sẽ có nhiều chuẩn công nghệ 3G đi theo, tuy nhiên trên thực tế chỉ có 02 tiêu chuẩn quan trọng nhất đã có sản phẩm thương mại và có khả năng được triển khai rộng rãi trên toàn thế giới là WCDMA và CDMA 2000. Cùng với đó, Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đã và đang làm việc để hướng tới một chuẩn cho mạng di động tế bào mới thế hệ sau 3G (có thể gọi là thế hệ 4G). 6 1.1.1.2. Hiện trạng phát triển của 3G trên thế giới Tính đến 2009, 8 năm sau khi hãng viễn thông Nhật Bản NTT Docomo ra mắt mạng 3G đầu tiên (năm 2001), số thuê bao 3G CDMA2000 trên toàn thế giới đã đạt mức 500 triệu. Theo một nghiên cứu mới đây của Tập đoàn Qualcomm, tổng số thuê bao 3G trên thế giới đến hết Q1/2010 đã vượt con số 1 tỷ. Dự tính đến 2013, thế giới sẽ có khoảng 2,5 tỷ thuê bao 3G, trong đó, riêng khu vực châu Á có khoảng 1 tỷ thuê bao. CDMA2000 tiếp tục củng cố vị trí của mình trên thị trường như là công nghệ 3G dẫn đầu thế giới, cung cấp các dịch vụ di động băng rộng và thoại cho nhiều thị trường khác nhau. Nó cũng là một thành phần không thể thiếu đối với các dịch vụ băng rộng di động hội tụ thế hệ kế tiếp. Đến Q2/2010, CDMA2000 đã có 547 triệu người sử dụng trên thế giới, trong đó 148 triệu người dùng các dịch vụ và thiết bị EV-DO (chiếm 27%). Tốc độ tăng trưởng hàng năm của EV-DO đạt mức khá cao, khoảng 21%. Nhờ thành tựu phát triển đó, CDMA2000 chiếm khoảng 51% thị phần 3G toàn thế giới. Dự báo CDMA2000 sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh và đạt khoảng 829 triệu thuê bao vào năm 2015. Bên cạnh CDMA2000, hiện trên thế giới có khoảng hơn 300 mạng UMTS, trong đó có hơn 35 mạng HSPA đang hoạt động, với hơn 200 triệu khách hàng. Nói cách khác, gần 40% thuê bao 3G trên thế giới hiện đang được sử dụng công nghệ truyền tải dữ liệu tốc độ cao HSPA. 1.1.2. Khái niệm và phân loại dịch vụ 3G Khái niệm 3G 3G là một chuẩn của ITU cho công nghệ truyền thông di động thế hệ thứ ba (dịch vụ truyền thông di động tương tự là thế hệ đầu tiên, dịch vụ truyền thông cá nhân kỹ thuật số PCS là thế hệ thứ hai). Cụ thể hơn, thuật ngữ 3G là viết tắt của “third generation - thế hệ thứ 3” và dịch vụ 3G biểu thị cho công nghệ truyền thông dữ liệu đa phương tiện và thoại tốc độ cao, cho phép các thiết bị di động có thể kết nối Internet băng rộng mà không phải ở gần điểm phát sóng (wireless hotspot). Phân loại dịch vụ 3G Có nhiều cách phân loại dịch vụ 3G tùy theo mục đích và nhu cầu của đối tượng thực hiện. Qua điều tra của một số hãng nghiên cứu thị trường, nổi lên một vài xu hướng cho dịch vụ 3G Việt Nam: Social Media (Facebook, Blog), Mobile Broadband, Mobile TV, điện thoại truyền hình, nhạc mobile và dịch vụ định vị toàn cầu. Theo các xu hướng này, có bảy nhóm dịch vụ mà các nhà cung cấp có thể chia thành bảy gói dịch vụ: Gói dịch vụ truy nhập Internet – Mobile Broadband; Gói truyền thông xã hội – Email, Mobile chat, chia sẻ dữ liệu; Gói dịch vụ giải trí – Mobile TV, mobile music, nhạc chờ; Gói dịch vụ Everyday Life – quảng cáo qua mobile, dịch vụ thông tin, lưu trữ liên lạc; Gói dịch vụ liên lạc – Video 7 Telephony, push to talk; Gói dịch vụ định vị; Gói dịch vụ kinh tế: thanh toán qua mobile, chuyển tiền qua mobile, ví tiền mobile, dịch vụ tài chính qua mobile. 1.1.3. Sự cần thiết phát triển 3G tại Việt Nam Vai trò của thông tin, truyền thông nói chung và 3G nói riêng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội Vai trò của viễn thông nói chung đã được khẳng định trong tư tưởng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và thể hiện trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành chuyên ngành. Trên thực tế, sau 10 năm phát triển (2000 - 2010), lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đã có những thay đổi vượt bậc, và đạt được nhiều kết quả ngoạn mục, trở thành ngành kinh tế-kỹ thuật rất quan trọng của đất nước, có mức tăng trưởng hàng năm gấp từ 3-4 lần mức tăng trưởng GDP và đóng góp khoảng 6,7% GDP của cả nước. Mục tiêu đến năm 2020, tỷ trọng CNTT-TT đóng góp vào GDP đạt từ 8 - 10 %; tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm đạt từ 2-3 lần tốc độ tăng trưởng GDP trở lên (mục tiêu Đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT”). Cùng với CNTT, viễn thông trở thành nền tảng để các ngành khác phát triển đột. Những thành tựu đó đã đóng góp một vai trò quan trọng cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Vai trò của 3G đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Theo nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế thế giới, công dân ở các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) thường có xu hướng khai thác sức mạnh của truy cập di động để nâng cao chất lượng cuộc sống. Đạo luật tái đầu tư và phục hồi năm 2009 của Mỹ cũng nhận định rằng nếu một quốc gia đầu tư 1USD cho băng rộng thì nền kinh tế sẽ hưởng lợi gấp 10 lần số vốn đầu tư ban đầu. Internet băng rộng có vai trò và tầm quan trọng to lớn đối với cuộc sống hàng ngày của con người. Trong sự phát triển của Internet băng rộng, 3G lại là một trong những nhân tố chính góp phần thúc đẩy mạnh mẽ, đặc biệt là với nhóm khách hàng hay di chuyển hoặc nhóm khách hàng tại những vùng miền mà việc kéo dây cáp gặp nhiều khó khăn, tốn kém như các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Tại Việt Nam, 3G cùng với Internet băng rộng nói chung đã, đang và sẽ tiếp tục góp phần làm thay đổi phương thức sống, phương thức làm việc của người dân. 3G hay băng rộng di động đang dần hiện thực hóa khả năng kết nối mọi lúc, mọi nơi, cho phép con người làm việc, giải trí bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ đâu. Với sự phát triển không ngừng, 3G cùng băng rộng di động đang thâm nhập ngày một sâu hơn vào các mặt của đời sống thông qua các dịch vụ chất lượng cao, điển hình là các dịch vụ công trực tuyến đang được quan tâm và đẩy mạnh phát triển ở Việt Nam. 8 1.2. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG VIỆT NAM 1.2.1. Chính sách mở cửa thị trường, phát huy nội lực Mở cửa thị trường là một chính sách hết sức quan trọng bởi Việt Nam đã chính thức tham gia các tổ chức khu vực cũng như quốc tế là ASEAN, APEC, WTO. Hầu hết những nước thành viên thuộc các tổ chức này đều đi theo nền kinh tế thị trường cạnh tranh ở mức độ cao. Điều đó đã đặt ra đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chủ động phát triển các nguồn lực đặc biệt là nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể hội nhập thành công với nền kinh tế khu vực cũng như thế giới. Tuy nhiên việc mở cửa thị trường cần được thực hiện theo một lộ trình khoa học phù hợp với từng giai đoạn phát triển và điều kiện của Việt Nam. Lộ trình mở cửa này tuân theo nguyên tắc sau: mở cửa cạnh tranh đối với các dịch vụ viễn thông trong nước trước rồi mới đến các dịch vụ viễn thông quốc tế. Cũng tương tự như vậy thực hiện cạnh tranh đối với các dịch vụ gia tăng giá trị trước và các dịch vụ cơ bản sau, đồng thời cũng mở các dịch vụ di động trước rồi mới đến các dịch vụ cố định. 1.2.2. Chính sách cổ phần hóa Nhằm phát huy nội lực, chính phủ Việt Nam có chính sách khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế vào việc phát triển công nghiệp viễn thông đất nước. Để có thể huy động được vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác nhau, chính phủ đã cho phép cổ phần hóa một số công ty và doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực bưu chính viễn thông. Cán bộ công nhân viên thuộc các công ty và doanh nghiệp này được ưu tiên mua cổ phiếu do công ty hay doanh nghiệp của họ phát hành. Điều này tạo điều kiện cho người lao động trở thành những chủ sơ hữu của doanh nghiệp và như vậy sẽ dễ dàng nâng cao được hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đó. Thông qua tiến trình cổ phần hóa, Việt Nam cũng khuyến khích các thành phần kinh tế khác nhau của đất nước tham gia xây dựng hạ tầng cơ sơ thông tin quốc gia. Các nguồn lực và vốn đầu tư cần được huy động trong toàn quốc và từ các nhà đầu tư nước ngoài phục vụ cho việc phát triển hạ tầng cơ sơ thông tin và các ứng dụng cũng như dịch vụ trên đó. 1.2.3. Chính sách phổ cập dịch vụ Một trong nhữmg mục tiêu phát triển viễn thông của Việt Nam là tạo ra hàng loạt dịch vụ viễn thông phong phú về hình thức, giàu về nội dung và tốt về chất lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng mọi lúc, mọi nơi bất kể thành phố đô thị hay vùng sâu vùng xa. Để thực hiện được mục tiêu này thì tất cả các doanh nghiệp viễn thông đều có trách nhiệm đóng góp cho việc phát triển cơ sơ hạ tầng viễn thông ơ vùng sâu, vùng xa, nơi mà việc kinh doanh có thể không có lãi. 9 Chính sách này tạo ra sự công bằng và bảo đảm cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp bưu chính viễn thông đồng thời đảm bảo quyền lợi của người sư dụng là được sư dụng các dịch vụ viễn thông ơ bất cứ nơi đâu trên đất nước. Trong giai đoạn trước đây chỉ có VNPT đảm đương nghĩa vụ dịch vụ công ích. Hiện nay, theo các quy định hiện hành, Quỹ dịch vụ viễn thông công ích đang là đầu mối thực hiện các chương trình, dự án viễn thông công ích; tất cả các nhà khai thác viễn thông đều có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dịch vụ phổ cập thông qua cơ chế cấp phép và phân chia cước kết nối theo Quyết định số 186/2007/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ (sửa đổi Quyết định số 191/2004/QĐ-TTg). 1.2.4. Chính sách thúc đẩy cạnh tranh Cạnh tranh là quy luật tất yếu của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, do tính đặc thù của dịch vụ và mạng lưới viễn thông, ban đầu không nhiều quốc gia chấp nhận mở cửa thị trường viễn thông cho cạnh tranh. Một số quốc gia không cho phép cạnh tranh đối với các dịch vụ viễn thông cơ bản và cung cấp cơ sở hạ tầng viễn thông. Thực tế cung cấp dịch vụ viễn thông trong môi trường cạnh tranh ở Việt Nam và trên thế giới đã chứng tỏ những lợi ích mà cạnh tranh mang lại đối với sự phát triển của lĩnh vực viễn thông nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. - Cạnh tranh góp phần thúc đẩy mở rộng loại hình và phạm vi cung cấp dịch vụ - Cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ - Cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy các nhà khai thác giảm giá cước dịch vụ để hấp dẫn khách hàng 10 Chương 2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN 3G TẠI VIỆT NAM VÀ CÁC CHÍNH SÁCH ĐÃ ĐƯỢC XÂY DỰNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN 3G 2.1. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG DI ĐỘNG VÀ 3G TẠI VIỆT NAM 2.1.1. Hiện trạng phát triển hạ tầng, mạng lưới viễn thông di động Hạ tầng mạng viễn thông di động là một phần của hạ tầng mạng viễn thông nói chung. Ở Việt Nam hiện nay, ngoài hạ tầng mạng viễn thông dùng riêng phục vụ an ninh, quốc phòng và các cơ quan Đảng, Nhà nước thì hạ tầng mạng viễn thông công cộng trong đó có liên quan tới mạng di động bao gồm: - Mạng truyền dẫn quốc tế - Mạng truyền dẫn trong nước - Mạng chuyển mạch - Mạng truy nhập Trực tiếp liên quan đến hạ tầng mạng di động, tính đến hết quý II/ 2010, cả nước có hơn 76.000 trạm BTS, trong đó số trạm BTS 2G chiếm khoảng 74,4% và còn lại là trạm BTS 3G. Vùng phủ của sóng di động 2G đã đạt 95% theo diện tích và 100% theo dân cư, cung cấp dịch vụ tại 63/63 tỉnh thành cả nước. Bên cạnh đó, mạng di động 3G mặc dù mới được triển khai xây dựng chưa lâu nhưng đã đạt được một số kết quả nhất định: vùng phủ sóng 3G đạt 85% diện tích lãnh thổ và phủ tới gần 90% dân cư. Bảng 2.1: Hiện trạng phát triển hạ tầng mạng viễn thông di động TT Chỉ tiêu Tính đến 30/6/2010 1 Số trạm BTS 2G 56.645 % theo dân cư 100% Vùng phủ sóng 2G % theo diện tích 95% 2 Số trạm BTS 3G 19.500 % theo dân cư 85% Vùng phủ sóng 3G % theo diện tích 89.6% Nguồn: Báo cáo của các doanh nghiệp viễn thông 2.1.2. Hiện trạng phát triển thị trường, dịch vụ viễn thông di động Theo Tổng cục thống kê, đến cuối tháng 7/2010, Việt Nam đã có khoảng 140,3 triệu thuê bao di động, tăng gần 43% so với 98,2 triệu thuê bao cuối 2009. Trong đó, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT có số lượng thuê bao di động lớn nhất với 71,2 triệu thuê bao, tương đương gần 50,8% thị phần; tiếp đến là Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel có khoảng 50 triệu thuê bao (tương đương 35,5% thị phần); còn lại 19,1 triệu thuê bao là của các doanh nghiệp viễn thông còn lại. 11 2.1.3. Hiện trạng phát triển 3G tại Việt Nam 2.1.3.1. Hiện trạng xây dựng, phát triển mạng lưới Tính đến thời điểm Q2/2010, Viettel đã lắp đặt được khoảng 10.500 trạm BTS NodeB và VNPT có khoảng 6.500 trạm, trong đó có 4.000 trạm của Vinaphone và 2.500 trạm của MobiFone, liên danh EVN Telecom/Hanoi Telecom có 2.500 trạm. Lãnh đạo của Viettel cho biết, đến cuối năm 2010, số trạm BTS NodeB của doanh nghiệp này sẽ đạt con số 17.000 trạm và bước tiếp theo Viettel sẽ lắp thêm 10.000 trạm BTS 3G và nâng số trạm BTS 3G của mạng này lên con số 27.000 trạm vào quý I/2011. Vùng phủ sóng 3G của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam tính đến hết quý II/2010 đã đạt 85% theo dân cư và đạt gần 90% theo diện tích. 2.1.3.2. Hiện trạng phát triển dịch vụ và thuê bao 3G Đến thời điểm hiện tại, tất cả các nhà mạng được cấp giấy phép 3G đều đã cung cấp dịch vụ một cách thương mại hóa đến người dùng trên cả nước. Tuy nhiên, hầu hết những dịch vụ 3G đang được ưa chuộng và dùng nhiều hiện nay là những dịch vụ không mất phí, giá trị gia tăng thấp (truy cập thông tin, mạng xã hội, giải trí…); những dịch vụ có giá trị gia tăng cao, đem lại tiện ích góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân thì chưa được chú ý (cụ thể là nhóm dịch vụ ít/chưa hình thành thị trường như ở bảng dưới đây). Bên cạnh đó, các dịch vụ 3G mới chủ yếu phát triển tại khu vực thành thị còn khu vực nông thôn cũng như vùng xa, biên giới, hải đảo có tỉ lệ rất nhỏ thuê bao sử dụng dịch vụ 3G. Trong khi nông thôn là mảng thị trường còn nhiều tiềm năng cho 3G