Môn văn có một vị trí hết sức quan trọng trong nhà trường phổ thông.
Đặc biệt, là những lớp đầu tiên của chương trình tiểu học. Vì thế để giúp học
sinh (HS) cảm nhận được cái hay, cái đẹp của cuộc sống qua văn học, người
thầy thông qua chương trình giảng dạy văn học phải tạo điều kiện để HS
khám phá những cái hay cái gần gũi của tác phẩm văn học, hay nói khác đi thì
người thầy phải bồi dưỡng cảm quan văn học cho các em ở lứa tuổi này.
Nhằm sáng tạo ra các loại hình nghệ thuật trong đó có văn học nhất là
văn học dành cho tuổi thơ, loài người đã hướng tới mục tiêu chuyển tải những
tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ của mình về cuộc sống một cách đa dạng, phong
phú, để giúp cho HS trở thành những con người phát triển toàn diện (đức, trí,
thể, mỹ) là mục tiêu của Đảng và nhà nước ta. Trong đó, giáo dục thẩm mỹ
qua bộ môn Tiếng Việt (TV) là điều đặc biệt cần quan tâm, góp phần giáo
dục con người, hình thành nhân cách và phát triển toàn diện.
167 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chương trình, sách tiếng việt và việc bồi dưỡng cảm quan văn học cho tuổi thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bé GI¸O DơC Vμ ®μO T¹O
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------------
Nguyễn Ngọc Hiền
CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH TIẾNG VIỆT
VÀ VIỆC BỒI DƯỠNG CẢM QUAN
VĂN HỌC CHO TUỔI THƠ
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THÀNH THI
Thành phố Hồ Chí Minh - 2006
1
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Nguyễn Thành Thi đã tận tình hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn Dự án Phát triển GVTH-Bộ GDĐT, BGH, Phòng
Khoa học Công nghệ Sau Đại học, Khoa Ngữ văn Trường Đại Học Sư phạm
TPHCM .
Xin chân thành cảm ơn Sở GD & ĐT Bình Phước, Phòng GD & ĐT Thị xã
Đồng Xoài.
BGH các trường tiểu học trong tỉnh Bình Phước. Đặc biệt, là BGH, GV và
HS khối lớp 4 các trường tiểu học Tân Phú, Tân Bình, Tân Đồng đã tận tình
giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này
Xin chân thành cảm ơn BGH Trường CĐSP Bình Phước, bạn bè đồng
nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian
thực hiện đề tài này.
2
MỤC LỤC
Lời cảm ơn .............................................................................................................. 1
Mục lục ................................................................................................................... 2
Bảng ký hiệu các chữ viết tắt ................................................................................. 4
Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ ............................................................................ 5
Mở đầu ..................................................................................................................... 7
Chương 1: TỪ MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH VÀ VIỆC BỒI
DƯỠNG CẢM QUAN VĂN HỌC CHO HS TIỂU HỌC
ĐẾN VIỆC TUYỂN CHỌN CÁC VĂN BẢN, CÁC BÀI
VĂN TRONG SGK TIỂU HỌC .................................................. 16
1.1. Mục tiêu chương trình............................................................................... 16
1.2. Sự cần thiết hình thành cảm quan văn học.............................................. 20
1.3. Việc tuyển chọn văn bản các bài văn...................................................... 23
1.4. Cơ cấu và tỉ lệ các phần ........................................................................... 26
1.5. Các bài văn ............................................................................................... 28
Chương2: BỒI DƯỠNG CẢM QUAN VĂN HỌC THEO HƯỚNG
TÍCH HỢP TRONG GIỜ DẠY MÔN TV LỚP 4 Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC ..................................................................... 31
2.1. Nguyên tắc, tinh thần tích hợp ................................................................. 31
2.2. Bồi dưỡng cảm quan văn học theo hướng tích hợp qua các môn học
ở trường tiểu học...................................................................................... 33
2.3. Bồi dưỡng cảm quan văn học qua các môn học nghệ thuật gần gũi ..... 52
2.3.1. Bồi dưỡng cảm quan văn học qua giờ tập đọc và kể chuyện
ở lớp 4 ........................................................................................... 56
2.3.2. Thực trạng hiện nay....................................................................... 63
2.3.3. Đề xuất hướng giải quyết ............................................................ 73
2.4. Định hướng bồi dưỡng cho GV và HS về cảm quan văn học ................ 79
2.4.1. Định hướng cho GV về cảm quan văn học .................................. 79
2.4.2. Định hướng bồi dưỡng cảm quan văn học bằng các phương
pháp, các thao tác lên lớp của GV ............................................. 81
2.4.3. Định hướng rèn luyện năng lực đọc cho HS ................................ 82
3
2.5. Một số biện pháp cụ thể nhằm bồi dưỡng cảm quan văn học cho
HS............................................................................................................. 84
2.5.1. Tăng cường các biện pháp giúp HS tập đọc – hiểu các bài văn.... 85
2.5.2. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa qua hình thức vẽ tranh và
đóng vai các nhân vật .................................................................... 86
2.5.3. Xây dựng một vài bài văn mẫu góp phần bồi dưỡng cảm quan
văn học cho tuổi thơ ....................................................................... 87
2.5.4. Một ví dụ về cách định hướng và tạo niềm yêu thích tác phẩm
văn học cho HS bằng việc nâng cao cảm quan văn học qua
giờ tập đọc ...................................................................................... 91
Chương 3: THỰC NGHIỆM ............................................................................... 93
3.1. Mục đích thực nghiệm .............................................................................. 93
3.2. Đối tượng địa bàn và nội dung thực nghiệm ........................................... 93
3.3. Thiết kế thực nghiệm................................................................................ 94
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm............................................................... 122
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 136
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 140
PHỤ LỤC
4
KÝ hiƯu c¸c ch÷ viÕt t¾t
BGH : BGH
GD & ĐT : GD&ĐT
GV : GV
HS : HS
SGK : SGK
TV : TV
TNTP : Thiếu Niên Tiền Phong
5
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Khảo sát về phương pháp tích hợp ...................................................... 39
Bảng 2.2: Kĩ năng bồi dưỡng cảm quan văn học phương pháp tích hợp
qua văn bản “Tre Việt Nam” ............................................................... 57
Bảng 2.3: Nhu cầu của HS trong giờ kể chuyện.................................................. 61
Bảng 2.4: Kết quả điều tra khó khăn trong việc học và hình thành cảm quan
văn học cho HS .................................................................................... 63
Bảng 2.5: Nguyên nhân gây ra những khó khăn cản trở việc hình thành
cảm quan văn học ................................................................................ 64
Bảng 2.6: Biểu hiện khó khăn về học tập............................................................ 66
Bảng 2.7: Biểu hiện khó khăn về giao tiếp với thầy cô giáo ............................ 67
Bảng 2.8: Biểu hiện khó khăn về ngôn ngữ......................................................... 68
Bảng 2.9: Mức độ ảnh hưởng đối với HS lớp 4 khi bồi dưỡng cảm quan văn
học theo phương pháp tích hợp ............................................................ 69
Bảng 2.10: Nguyên nhân ảnh hưởng đến HS lớp 4 khi bồi dưỡng cảm quan văn
học theo phương pháp tích hợp.......................................................... 69
Bảng 2.11: Mức độ ảnh hưởng của GV đến bồi dưỡng cảm quan văn học cho
HS ....................................................................................................... 70
Bảng 2.12: Các biện pháp tháo gỡ khó khăn trong giảng dạy và bồi dưỡng
cảm quan văn học cho HS ................................................................ 74
Bảng 2.13: Tổng hợp điều tra về đặc điểm GV tiểu học Bình Phước ............... 75
Bảng 2.14: Kết quả điều tra về mức độ các biểu hiện của HS về cảm quan
văn học ............................................................................................ 76
Bảng 2.15: Định hướng việc bồi dưỡng cảm quan văn học cho HS lớp 4 ..........79
Bảng 2.16: Bảng tổng hợp về việc bồi dưỡng cảm quan văn học cho HS
tiểu học ................................................................................................. 88
Bảng 3.1: Kết quả lớp thực nghiệm ................................................................... 129
Bảng 3.2: Kết quả lớp đối chứng ....................................................................... 129
Bảng 3.3: Kết quả lớp thực nghiệm .................................................................. 130
Bảng 3.4: Kết quả lớp đối chứng ....................................................................... 130
Bảng 3.5: Kết quả lớp thực nghiệm ................................................................... 131
6
Bảng 3.6: Kết quả lớp đối chứng ....................................................................... 131
Bảng 3.7: Kết quả lớp thực nghiệm ................................................................... 132
Bảng 3.8: Kết quả lớp đối chứng ....................................................................... 132
Bảng 3.9: Kết quả tổng hợp môn tập đọc .......................................................... 133
Bảng 3.10: Kết quả tổng hợp môn kể chuyện ................................................... 133
7
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Vị trí môn văn trong nhà trường phổ thông
Môn văn có một vị trí hết sức quan trọng trong nhà trường phổ thông.
Đặc biệt, là những lớp đầu tiên của chương trình tiểu học. Vì thế để giúp học
sinh (HS) cảm nhận được cái hay, cái đẹp của cuộc sống qua văn học, người
thầy thông qua chương trình giảng dạy văn học phải tạo điều kiện để HS
khám phá những cái hay cái gần gũi của tác phẩm văn học, hay nói khác đi thì
người thầy phải bồi dưỡng cảm quan văn học cho các em ở lứa tuổi này.
Nhằm sáng tạo ra các loại hình nghệ thuật trong đó có văn học nhất là
văn học dành cho tuổi thơ, loài người đã hướng tới mục tiêu chuyển tải những
tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ của mình về cuộc sống một cách đa dạng, phong
phú, để giúp cho HS trở thành những con người phát triển toàn diện (đức, trí,
thể, mỹ) là mục tiêu của Đảng và nhà nước ta. Trong đó, giáo dục thẩm mỹ
qua bộ môn Tiếng Việt (TV) là điều đặc biệt cần quan tâm, góp phần giáo
dục con người, hình thành nhân cách và phát triển toàn diện.
Trong thời kỳ mở cửa hiện nay, nhu cầu giao lưu giữa các dân tộc, các
quốc gia ngày càng có xu hướng mở rộng, việc bồi dưỡng cảm quan văn học
cho tuổi thơ trong chương trình giảng dạy TV ở bậc tiểu học là một việc làm
hết sức quan trọng và cần thiết, xem đó là sản phẩm tinh thần quý giá của
nhân loại. Qua đó, bồi dưỡng cho các em thái độ, tình cảm và những hành vi
đẹp trong cuộc sống.
Trong thực tế, bên cạnh việc giảng dạy các bộ môn khoa học khác thì
việc bồi dưỡng cảm quan văn học cho tuổi thơ còn bị xem nhẹ. Đặc biệt, trong
công tác đào tạo sử dụng đội ngũ, mục tiêu chương trình, giảng dạy bộ môn
TV. Vấn đề có cần thiết trong việc bồi dưỡng cảm quan văn học cho tuổi thơ
trong chương trình tiểu học hiện nay hay không vẫn tiếp tục trao đổi. Thiết
nghĩ, bên cạnh việc dạy các kỹ năng tập đọc, chính tả, kể chuyện, tập làm
văn, HS tiểu học vẫn cần có nhu cầu tìm hiểu, thưởng thức và bộc lộ năng
khiếu văn học. Đây sẽ là cơ sở để HS thực sự say mê trong học tập và sáng
tác văn học.
8
1.2. Thành tựu nghiên cứu về tâm lý lứa tuổi (Đặc biệt, lứa tuổi HS tiểu
học) và tâm lý tiếp nhận văn học đã tạo điều kiện cho nhà sư phạm bồi
dưỡng năng lực cảm quan văn học
Gần đây, những thành tựu về tâm lý học tiếp nhận đã có nhiều nghiên
cứu khẳng định khả năng cảm thụ văn chương nhạy bén, sâu sắc ở bạn đọc
nhỏ tuổi.
Thành tựu về tâm lý tiếp nhận, về những tư tưởng mới mẻ của lý luận
văn học là cơ sở để chúng ta xem lại vấn đề văn học và việc dạy học văn ở
tiểu học trong chương trình tích hợp với dạy tiếng: Vì trẻ em không phải là
người lớn thu nhỏ, các em có đời sống riêng. Một đứa trẻ phát triển bình
thường đều có khả năng tư duy và tự tích lũy vốn sống, có nhu cầu và khao
khát học hỏi, bất kì một bạn đọc nhỏ tuổi nào cũng có khả năng đưa ra một ý
kiến đánh giá riêng biệt. Những thành tựu mới về tâm lí tiếp nhận văn học
cũng như trí tưởng tuợng ở lứa tuổi HS tiểu học, nhận thức mới về sự cần thiết
tăng cường dạy học và bồi dưỡng cảm quan văn học cho HS tiểu học có ý
nghĩa khoa học rộng lớn và s©u sắc đang đỈt ra trong thực tế nhà trường tiểu
học chúng ta hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Xuất phát từ tình hình và những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề
tài "Chương trình, sách TV tiểu học và việc bồi dưỡng cảm quan văn học cho
tuổi thơ”, mong góp thêm tiếng nói trong công cuộc đổi mới sách giáo khoa
(SGK) và phương pháp dạy học TV ở bậc tiểu học hiện nay.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Làm rõ thực trạng tổ chức hoạt động giảng dạy bộ môn TV ở trường tiểu
học trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong thời gian qua. Phân tích nguyên nhân
của thực trạng và đề xuất một số biện pháp để hình thành việc bồi dưỡng cảm
quan văn học cho tuổi thơ qua giảng dạy bộ môn TV trong nhà trường tiểu học
hiện nay.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Khảo sát: thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát một số
vấn đề sau
Khảo sát nhu cầu và thái độ của HS tiểu học đối với việc đọc sách văn.
9
Khảo sát tình hình thực tế tại các trường tiểu học hiện nay cũng như
những khó khăn của giáo viên (GV) và HS trong việc hình thành và bồi dưỡng
cảm quan văn học.
2. Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về công tác tổ chức giảng dạy bộ
môn TV cho HS ở bậc tiểu học, đề xuất biện pháp cải tiến và thực nghiệm.
Ngoài việc khẳng định vai trò đặc biệt, quan trọng của môn văn đối với
HS tiểu học mà nhà trường không thể coi nhẹ, luận văn còn tập trung vào một
số vấn đề về tác dụng của văn học đối với HS tiểu học, tìm hiểu khám phá
khả năng cảm thụ văn học của HS tiểu học và việc hình thành, bồi dưỡng cảm
quan văn học cho HS tiểu học hiện nay.
Đối tượng khảo sát lớp 4, 5, nhất là lớp 4 vì các lý do:
Đây là lứa tuổi đã phát triển đầy đủ khả năng nhận thức và trí tưởng
tượng, các em có thể cảm nhận, cảm thụ và phát hiện được cái hay, cái đẹp
của tác phẩm văn học.
4. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Vấn đề tổ chức hoạt động và giảng dạy bộ môn TV ở bậc tiểu học đã
được các nhà khoa học, các nhà quản lý, các tổ chức chính trị, xã hội quan tâm
nghiên cứu. Nhiều tác giả nước ngoài trong cuốn “Văn học và trẻ em” (NXB
Kim Đồng Hà Nội 1982) đã khẳng định tác dụng của văn học đối với trẻ em
và đưa ra một số yêu cầu về việc sáng tác cho các em đồng thời khẳng định
tiềm năng vốn có của tuổi thơ trong tiếp nhận văn học.
Công trình nghiên cứu "Trí tưởng tượng và sáng tạo ở lứa tuổi thiếu
nhi"(NXB Phụ Nữ, 1985) của nhà tâm lí học Liên Xô Vugotxki đã đề cập đến
từ “Tư tưởng của nhi đồng và thiếu niên”, ở cuốn “Sáng tạo văn học ở lứùa tuổi
HS ”, tuy không trực tiếp nói đến khả năng tiếp nhận văn học của HS tiểu học
qua việc phân tích khá cụ thể đặc điểm tâm lí lứa tuổi và năng lực tiếp nhận
nghệ thuật; sáng tạo nghệ thuật ở lứa tuổi thiếu nhi. Những kết luận của tác
giả về trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ em là định hướng quan trọng cho việc
nghiên cứu và giảng dạy các môn học nghệ thuật nói chung, trong đó có văn
học.
V.A Xukhomlinxki người đã trực tiếp dạy dỗ và gắn bó với lứa tuổi HS
tiểu học. Qua công trình nghiên cứu “Trái tim tôi hiến dâng cho trẻ" (NXB
10
Giáo Dục, Hà Nội, 1983) khẳng định: “Đứa trẻ ngày hôm nay sau này sẽ trở
thành người như thế nào là tùy thuộc một phần quyết định ở chỗ trẻ em đã trải
qua thời thơ ấu như thế nào?”. Đồng thời ông nhấn mạnh nhiều lần tác dụng
của văn học. Đặc biệt, là truyện cổ tích đối với việc giáo dục, hình thành nhân
cách và phát triển tư duy của trẻ em. Cuốn sách đã dành những trang viết tâm
huyết khẳng định tác dụng của việc đọc sách cho trẻ em trong những năm thơ
ấu. Mặc dù chưa đề cập đến cách dạy văn cụ thể cho HS tiểu học, nhưng cuốn
sách là một công trình nghiên cứu đầy kinh nghiệm, có cơ sở khoa học, có ý
nghĩa thiết thực đối với việc giảng dạy tiểu học, đặc biệt, đối với các môn
khoa học xã hội.
Ở Việt Nam nhiều cuéc héi th¶o khoa häc chuyªn m«n vỊ viƯc n©ng cao
chÊt l−ỵng gi¶ng d¹y tiÕng ViƯt cho HS tiĨu häc hiƯn nay, đã được tổ chức
khẳng định tác dụng của văn học đối với đời sống tinh thần của con người,
cũng như đối với trẻ em và khả năng tiếp nhận văn học ở HS tiểu học đã được
các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm.
Trong công trình nghiên cứu “Xã hội- văn học nhà trường” (NXB Đại học
quốc gia, Hà Nội, 1996) tác giả Phan Trọng Luận đã đề cập đến một số vấn
đề xung quanh việc dạy văn và học văn. Đặc biệt, trong phần “Trẻ em và
phương pháp dạy học ở tiểu học” mỈc dù tác giả chưa đề cập một cách cụ thể
việc dạy học văn cho HS lứa tuổi này nh− thÕ nμo, nh−ng ý t−ëng trong viƯc
d¹y häc m«n v¨n cho HS tiĨu häc đã được đề cập đến và đó là những gợi ý
quan trọng nhằm định hướng cho việc lựa chọn phương pháp giảng dạy thích
hợp với tâm lí HS tiểu học hiện nay.
Tập hồi kí “Hồi nhỏ các nhà văn học văn” (Sở Giáo dục & Đào tạo [SGD
&ĐT] Nghĩa Bình, 1986) của nhiều nhà nghiên cứu văn học, nhà văn, nhà thơ,
trong đó có những vị lão thành và những cây bút trẻ đã xác định sức mạnh to
lớn của văn chương đối với quá trình làm người, lập nghiệp ở mỗi nguời, đồng
thời khẳng định: “Học tốt môn văn là cơ sở để tiếp thu và học tốt các môn học
khác”. Từ kinh nghiệm của các nhà văn, nhà thơ; cuốn sách được coi là kinh
nghiệm quý báu, là cơ sở để chúng ta xem xét vấn đề học văn với HS tiểu học
và vấn đề bồi dưỡng cảm quan văn học cho tuổi thơ.
11
Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Giáo dục thẩm mỹ trong nhà
trường phổ thông qua các môn nghệ thuật” của hai tác giả Lê Ngọc Trà và
Lâm Vinh đã xem giáo dục thẩm mỹ qua các môn nghệ thuật trong đó có văn
học là vấn đề mấu chốt đối với tuổi thơ. Từ đó, đề tài tập trung nghiên cứu
chủ yếu về những tư tưởng cơ bản, quan điểm cơ bản về giáo dục và giáo dục
thẩm mỹ trong nhà trường nói chung.
C«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cđa TrÇn M¹nh Hưởng “Luyện tập và cảm
thụ văn học ở tiểu học” ®· xem xÐ