Luận văn Chuyên dich cơ câu kin h tê nông nghiêp tinh Khanh Hoa theo hương phat triên bên vưng đên năm 2020

Nông nghiệp la nganh sản xuất vât chấ t xuất hiện tư rất sơm . Sư xuất hiện va phát triển của xã hôi loai ngươi luôn găn liên vơi nông nghiệp . Tư môt nên nông nghiệp săn băt hái lượm đến nên nông nghiệp sản xuất hang hoá . Nông nghiệp luôn la nganh sản xuất giư vai tro quan trọng va không thể thay thế được, ngay cả đôi vơi các nươc co nên kinh tế phát triển, nganh nông nghiệp cang quan trọng hơn đôi vơi các nươc kinh tế đang phát triển va các nươc ngheo . Trong xu thế hôi nhâp hiện nay nhiêu vấn đê đăt ra cân giải quyết trong đo co vấn đê chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hương phát triển bên vưng. Nhiêu tô chưc quôc tế, nhiêu nha khoa học vân tiếp tuc nghiên cưu vê vai tro của nông nghiệp va sư chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp như thế nao để cơ cấu kinh tế của môi quôc gia vân đông hợp li va theo cơ chế thị trương ma vân đảm bảo sư phát triển bên vưng. Việt Nam la quôc gia nông nghiệp vơ i hơn 70% dân sô sông dưa vao nên nông nghiệp , nên việc phát triển nên nông nghiệp bên vưng la yêu câu bưc thiết , la yếu tô sông con. Kể tư năm 1986 nên kinh tế Việt Nam đã băt đâu co sư đôi mơi , Chinh phủ Việt Nam tư ng bươc cải cách các chinh sách môt cách toan diện, xây dưng môt nên kinh tế đôc lâp – tư chủ, thich ưng vơi hôi nhâp kinh tế thế giơi , vơi môt cơ cấu kinh tế hiện đại hợp li . Đăc biệt kể tư khi Việt Nam gia nhâp va o tô chưc thương mại hang đâu thế giơi WTO thi nganh chịu tác đông mạnh me nhất la nông nghiệp . Hoa nhâp vơi xu thế đôi mơi, nông nghiệp nươc ta co nhưng chuyển biến mạnh me trên nhiêu linh vưc , tưng bươc thich ưng vơ i cơ chế thị trương, bươc đâu găt hái được nhiêu kết quả tôt đep. Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam vân con đưng trươc nhưng thư thách lơn trong tiến trinh chuyển đôi va hôi nhâp kinh tế khu vưc va thế giơi . Thư nhất, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch châm , không cân đôi, quy mô sản xuất vưa nho be vưa chưa theo sát yêu câu thị trương . Thư hai, cơ sơ vât chất, ki thuât trong nông nghiệp con thấp kem đã lam hạn chế việc tiếp cân thị t rương. Thư ba, lao đông thủ công con phô biến , máy moc cơ giơi nông nghiệp con lạc hâu dân đến năng suất lao đông nông nghiệp con thấp . Thư tư, hôi nhâp kinh tế thế giơi đoi hoi nganh nông nghiệp phải cạnh tranh vơi các n ươc trong khu vưc co trinh đô phát triển cao hơn, co lợi thế so sánh vê các măt hang nông sản tương tư như Việt Nam.

pdf132 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuyên dich cơ câu kin h tê nông nghiêp tinh Khanh Hoa theo hương phat triên bên vưng đên năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM TP. HOÀ CHÍ MINH ___________________ Phan Ngoïc Baûo Chuyeân ngaønh : Ñòa lyù hoïc Maõ soá : 60 31 95 LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ ÑÒA LYÙ HOÏC NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC : PGS.TS. NGUYEÃN KIM HOÀNG TP. Hoà Chí Minh - 2009 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCKT : Cơ cấu kinh tế CDCCKT : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế CN : Chăn nuôi HTX : Hợp tác xã KTTT : Kinh tế trang trại LN : Lâm nghiệp NLN : Nông, lâm, ngư nghiệp NN : Nông nghiệp TS : Thủy sản TT : Trồng trọt MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chấ t xuất hiện từ rất sớm . Sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài người luôn gắn liền với nông nghiệp . Từ một nền nông nghiệp săn bắt hái lượm đến nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá . Nông nghiệp luôn là ngành sản xuất giữ vai trò quan trọng và không thể thay thế được , ngay cả đối với các nước có nền kinh tế phát triển , ngành nông nghiệp càng quan trọng hơn đối với các nước kinh tế đang phát triển và các nước nghèo . Trong xu thế hội nhập hiện nay nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết trong đó có vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững . Nhiều tổ chức quốc tế, nhiều nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu về vai trò của nông nghiệp và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp như thế nào để cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia vận động hợp lí và theo cơ chế thị trường mà vẫn đảm bảo sự phát triển bền vững . Việt Nam là quốc gia nông nghiệp vớ i hơn 70% dân số sống dựa vào nền nông nghiệp , nên việc phát triển nền nông nghiệp bền vững là yêu cầu bức thiết , là yếu tố sống còn . Kể từ năm 1986 nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu có sự đổi mới , Chính phủ Việt Nam từ ng bước cải cách các chính sách một cách toàn diện, xây dựng một nền kinh tế độc lập – tự chủ, thích ứng với hội nhập kinh tế thế giới , với một cơ cấu kinh tế hiện đại hợp lí . Đặc biệt kể từ khi Việt Nam gia nhập và o tổ chức thương mại hàng đầu thế giới WTO thì ngành chịu tác động mạnh mẽ nhất là nông nghiệp . Hoà nhập với xu thế đổi mới , nông nghiệp nước ta có những chuyển biến mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực , từng bước thích ứng vớ i cơ chế thị trường, bước đầu gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp . Tuy nhiên, nông nghiệp Việt Nam vẫn còn đứng trước những thử thách lớn trong tiến trình chuyển đổi và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới . Thứ nhất, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch chậm , không cân đối , quy mô sản xuất vừa nhỏ bé vừa chưa theo sát yêu cầu thị trường . Thứ hai, cơ sở vật chất , kĩ thuật trong nông nghiệp còn thấp kém đã làm hạn chế việc tiếp cận thị t rường. Thứ ba , lao động thủ công còn phổ biến , máy móc cơ giới nông nghiệp còn lạc hậu dẫn đến năng suất lao động nông nghiệp còn thấp . Thứ tư , hội nhập kinh tế thế giới đòi hỏi ngành nông nghiệp phải cạnh tranh với các n ước trong khu vực có trình độ phát triển cao hơn, có lợi thế so sánh về các mặt hàng nông sản tương tự như Việt Nam . Tỉnh Khánh Hoà với trên 60% dân số sống ở nông thôn và hầu hết hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tuy đời sống nông dân đã phần nào được cải thiện , song vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp bước đầu chuyển đổi theo hướng thị trường , song vẫn chưa đáp ứng các mục tiêu : khai thác có hiệu quả tiề m năng, áp dụng tiến bộ kĩ thuật – công nghệ vào sản xuất , giải phóng sức lao động nông nghiệp , nâng cao năng suất lao động , nâng cao sản lượng hàng hoá quy mô lớn. Xuất phát từ yêu cầu trên , đề tài : ‘‘Chuyển dịch cơ cấu kin h tế nông nghiệp tỉnh Khánh Hoà theo hướng phát triển bền vững đến năm 2020’’ được lựa chọn nghiên cứu nhằm tìm ra những giải pháp thích hợp để giải quyết những vấn đề tồn tại , tận dụng thế mạnh , tiềm năng tỉnh Khánh Hoà để khai thác hợp lí các nguồn lực có hiệu quả. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hoá cơ sở lí luận và kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở một số nước và ở nước ta . Từ đó rút ra những vấn đề có tính phương pháp luận cho việc nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Khánh Hoà . Phân tích, đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông ngh iệp ở Khánh hoà giai đoạn 1986 – 2007, rút ra những ưu điểm và chỉ ra những tồn tại trong cơ cấu kinh tế , nguyên nhân dẫn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Khánh Hoà diễn ra chậm và trì trệ Đề xuất một s ố giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Khánh Hoà theo đúng mục tiêu xác định và đảm bảo sự phát triển bền vững . 2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu Dựa trên các quan điểm , các lí thuyết về chuyển dịch cơ cấu và phát triển bền vững cũng như kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ các quốc gia trên thế giới , các vùng miền ở Việt Nam ; trên cơ sở đó phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấ u kinh tế nông nghiệp tỉnh Khánh Hoà từ đó xác định những tồn tại , khó khăn trong quá trình thực hiện chuyển dịch đưa ra cách tiếp cận giải quyết vấn đề. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung đi sâu phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo nghĩa rộng, có nghĩa là nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành nông – lâm – nghiệp. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung nghiên cứu: luận văn nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành, theo không gian lãnh thổ và theo thành phần kinh tế. Về không gian nghiên cứu: luận văn nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng phát triển bền vữ ng trên địa bàn các huyện thuộc tỉnh Khánh Hoà (không tính huyện đảo Trường Sa). Về thời gian nghiên cứu: luận văn nghiên cứu từ năm 1986 đến nay, chủ yếu tập trung giai đoạn từ năm 2000 đến nay. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Trước đây cũng có nhiều công trình nghiên cứu về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp . Nhưng thực sự chưa có một đề tài nào nghiên cứu về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉ nh Khánh Hoà theo hướng phát triển bền vững . Đề tài nghiên cứu tìm ra những hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Khánh Hoà và đưa ra những giải pháp cho sự phát triển bền vững nền nông nghiệp. 5. Lịch sử nghiên cứu đề tài Cho tới nay có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề CCKT và CDCCKT trong đó có đề cập tới CCKT và CDCCKT NLN. Có thể kể ra các công trình nghiên cứu tiêu biểu sau đây: - Nghiên cứu vấn đề CCKT và CDCCKT, lao động trong xu hướng hội nhập quốc tế của PGS.TS Phạm Quý Thọ: “Chuyển dịch cơ cấu lao động trong xu hướng hội nhập quốc tế”(2006), Lê Du Phong, Nguyễn Thành Độ : “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới” (1999). - Trong:“Bàn về phát triển kinh tế” (nghiên cứu con đường dẫn tới giàu sang) của tác giả PGS.TS Ngô Doãn Vịnh bàn về vấn đề lí luận và thực tiễn cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam như cơ cấu của nền kinh tế, phân tích và đánh giá CCKT và CDCCKT. - Tại Viện nghiên cứu Quản lí kinh tế Trung Ương, “ Kinh tế Việt Nam 2005 ”, các tác giả có những phân tích, đánh giá nền kinh tế và CDCCKT NLN theo các khía cạnh ngành, lãnh thổ và thành phần kinh tế năm 2005. - Trương Văn Diện (tạp chí CN số tháng 9/2005), “Bàn về cơ sở khoa học, CDCCKT theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở nước ta hiện nay”. Trả lời câu hỏi tại sao phải CDCCKT theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta. - Phân tích các khái niệm CCKT, CDCCKT, thực trạng và phương hướng CDCCKT NLN của các địa phương cụ thể có các công trình nghiên cứu như: Trương Thị Minh Sâm, “CDCCKT nông nghiệp vùng nông thôn ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh” (2002), Lê Quốc Sử, “Chuyển dịch cơ cấu và xu hướng phát triển của kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá từ thế kỉ XX tới Thế kỉ XXI trong thời đại kinh tế tri thức” (2001). - “Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị”, Luận văn thạc sĩ Địa lí học 2004 có đề cập đến vấn đề CDCCKT NN nhưng ở một khía cạnh nhỏ. Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên có đề cập đến cơ cấu và CDCCKT NLN song còn ở mức độ khái quát. Tại địa bàn nghiên cứu là huyện Quảng Trạch thì đây là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống đầu tiên về vấn đề cơ cấu và CDCCKT NLN. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Bên cạnh vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong nghiên cứu , luận văn cũng kết hợp sử dụng các phương pháp điều tra khảo sát thực tế ; phương pháp thống kê – thu thập - xử lí số liệu, so sánh và phương pháp bản đồ. Nguồn dữ liệu chủ yếu thu thập bao gồm các tư liệu thống kê , điều tra kinh tế – xã hội của cục thống kê tỉnh Khánh Hoà ; niên giám thống kê tỉnh Khánh Hoà (1989 - 1992 – 1994 – 1996 – 1998 – 2002 – 2004 – 2005 – 2006 – 2007). Tư liệu của các ngành, các cấp trong tỉnh, kết hợp số liệu khảo sát thực tế để chứng minh . Luận văn có kế thừa và phát triển kết quả của các công trình nghiên cứu trước đây. 6.1. Quan điểm nghiên cứu 6.1.1. Quan điểm hệ thống Dựa trên quan điểm này, luận văn xem xét cơ cấu và CDCCKT NLN tỉnh Khánh Hòa như là một bộ phận của cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu NLN của nước ta và được xem xét trong mối quan hệ với cơ cấu và CDCCKT NLN của cả nước. 6.1.2. Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ Các đối tượng được đưa vào nghiên cứu có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Sự ra đời, tồn tại và phát triển của cơ cấu NLN là một quá trình luôn vận động và biến đổi không ngừng theo thời gian. Vì vậy, để đề xuất được phương hướng và giải pháp CDCCKT NLN cần phải dựa trên cơ sở phân tích đánh giá tổng hợp mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội và phải đặt nó trong một không gian cụ thể là địa bàn tỉnh Khánh Hòa. 6.1.3. Quan điểm lịch sử - phát triển Luận văn xem xét các đối tượng và mối quan hệ giữa các đối tượng trong sự vận động phát triển không ngừng và luôn đặt chúng trong các hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Do các nhân tố tác động đến cơ cấu và CDCCKT NLN luôn vận động và phát triển theo cả không gian và thời gian. 6.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Sự phát triển kinh tế không những chỉ đáp ứng cho nhu cầu trong hiện tại mà còn không làm tổn hại đến sự phát triển bền vững trong tương lai. Vì thế, yêu cầu phát triển bền vững là một yêu cầu tất yếu thể hiện không những về hiệu quả kinh tế - xã hội mà còn môi trường phát triển. 6.2. Phương pháp nghiên cứu 6.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp và xử lí tài liệu Trên cơ sở tiến hành thu thập, tham khảo tài liệu có liên quan, từ đó phân tích có chọn lọc, tổng hợp bổ sung và hệ thống hóa các tài liệu đó phục vụ cho nội dung nghiên cứu của luận văn. 6.2.2. Phương pháp bản đồ - biểu đồ Đây là một phương pháp quan trọng trong nghiên cứu. Kết hợp các bản đồ và các tài liệu đã thu thập được để phân tích, đánh giá cơ cấu và sự CDCCKT NLN tỉnh Khánh Hòa. 6.2.3. Phương pháp so sánh So sánh đối chiếu giữa tài liệu thu thập được và trên thực tế, giữa địa bàn nghiên cứu với phạm vi cả nước nhằm đề xuất phương hướng và giải pháp CDCCKT NN tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020. 6.2.4. Phương pháp thực địa Đi khảo sát trực tiếp các huyện nghiên cứu, đặc biệt là các huyện điển hình về chuyển dịch cơ cấu NLN để bổ sung những thông tin cần thiết trong quá trình nghiên cứu. 7. Cấu trúc đề tài nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bảng phụ lục và các danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 03 chương : Chương 1 : Cơ sở lí luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phát triển bền vững . Chương 2 : Thực trạng chuyển dịch cơ cấ u kinh tế nông nghiệp tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 1986 – 2007 Chương 3: Những giải pháp chủ yếu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Khánh Hoà theo hướng phát triển bền vững đến năm 2020. Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 1.1. Cơ sở lí luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 1.1.1.Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Quan niệm chung về cơ cấu kinh tế “CCKT là một tổng thể hợp thành bởi nhiều yếu tố kinh tế của nền kinh tế quốc dân, giữa chúng có những mối liên hệ hữu cơ, những tương tác qua lại cả về số lượng và chất lượng, trong những không gian và điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể, chúng vận động hướng vào những mục tiêu nhất định” [8]. Một cách tiếp cận khác cho rằng: “ CCKT là một tổng thể bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau trong một khoảng không gian và thời gian nhất định và trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, nó thể hiện đầy đủ cả hai mặt định tính và định lượng, cả hai mặt chất lượng và số lượng, phù hợp với mục tiêu xác định của nền kinh tế” [15]. Như vậy, về mặt bản chất CCKT biểu hiện trên các mặt: - Tổng thể các nhóm ngành, các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế của một quốc gia. - Số lượng và tỷ trọng của các nhóm ngành và các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế trong tổng thể nền kinh tế đất nước. - Các mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các nhóm ngành, các yếu tố hướng vào các mục tiêu đã xác định. Mặt khác, CCKT thể hiện 3 khía cạnh: - Tính khách quan của CCKT: Một CCKT hợp lí là một CCKT phù hợp với quy luật vận động khách quan của nền kinh tế quốc dân. - Tính lịch sử cụ thể về thời gian, không gian và điều kiện kinh tế xã hội: Mỗi quốc gia, mỗi vùng miền, địa phương khác nhau thì CCKT khác nhau. Việc xây dựng CCKT phải dựa vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, vùng miền, địa phương trong một thời kì nhất định. - Tính có mục tiêu trong từng giai đoạn phát tr iển nhất định: Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vùng miền, địa phương trong từng giai đoạn quyết định hình thành CCKT trong thời kì đó. CCKT là thuộc tính có ý nghĩa quyết định của nền kinh tế, nó phản ánh tính chất và trình độ phát triển của nền kinh tế, phản ánh số lượng và chất lượng của các phần tử hợp thành trong mối liên kết chặt chẽ với nhau để tạo nên hệ thống kinh tế vận động và phát triển không ngừng. CCKT biểu hiện hình thức của nó thông qua tỷ trọng của các phần tử tạo nên cơ cấu và biểu hiện qua nội dung, các quan hệ chặt chẽ hay lỏng lẻo giữa các phần tử hợp thành. Chính quan hệ này sẽ chi phối sự phát triển hài hòa, nhịp nhàng của tất cả các phần tử tạo nên cơ cấu. Và cuối cùng là đem lại kết quả và hiệu quả cho nền kinh tế. Xác định CCKT hợp lí và thúc đẩy sự CDCCKT là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng phụ thuộc vào sự hiểu biết sâu sắc các nhân tố kinh tế - xã hội ở từng vùng trong từng thời gian và khả năng tổ chức sản xuất, quản lí kinh tế, trên cơ sở đó khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất tài nguyên, đất đai, sức lao động, tư liệu sản xuất, tạo ra sự phát triển trên mọi vùng đất nước. Cơ cấu kinh tế NLN CCKT NLN là bộ phận cấu thành rất quan trọng trong cơ cấu của nền kinh tế quốc dân, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. “CCKT NLN là tổng thể kinh tế, bao gồm các mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thuộc các lĩnh vực NLN trong khoảng thời gian và điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể” [9]. Các khía cạnh biểu hiện Có ba khía cạnh biểu hiện CCKT là: cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, và cơ cấu lãnh thổ kinh tế. Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. * Cơ cấu ngành kinh tế: “ Là tổ hợp các ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối liên hệ giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân” [12]. Cơ cấu ngành kinh tế thực chất là kết quả của sự phân công lao động theo ngành. Các ngành kết cấu với nhau tạo nên cơ cấu nền kinh tế, còn các phân ngành kết hợp với nhau tạo nên cơ cấu nội bộ ngành lớn. Cơ cấu giữa các nhóm ngành lớn phản ánh các tương quan tỷ lệ, vai trò, vị trí của mỗi nhóm ngành và liên hệ giữa chúng trong nền kinh tế. Phản ánh trình độ phân công lao động xã hội theo ngành ở cấp cao nhất và trình độ phát triển cao của sức sản xuất. Cơ cấu ngành kinh tế bao gồm 3 nhóm ngành (khu vực) chính: Nhóm ngành NN: Bao gồm các ngành NLN. Nhóm ngành công nghiệp: Bao gồm các ngành công nghiệp và xây dựng. Nhóm ngành dịch vụ: Bao gồm những ngành sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ không mang tính chất vật chất như thương mại, du lịch, tài chính ngân hàng, hoạt động khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo Đặc biệt, khi xem xét CCKT NLN thường chú ý tới cơ cấu nội bộ ngành của chúng. Cơ cấu nội bộ ngành NN: Bao gồm trồng trọt (TT), chăn nuôi (CN) và dịch vụ NN với các sản phẩm như cây lương thực, cây công nghiệp, rau đậu các loại CN gia súc, gia cầm. Cơ cấu nội bộ ngành lâm nghiệp (LN): Gồm trồng và nuôi rừng, khai thác lâm sản. Cơ cấu nội bộ ngành ngư nghiệp: Gồm nuôi trồng thủy sản (TS), khai thác hải sản. * Cơ cấu thành phần kinh tế Thể hiện cơ cấu sở hữu của nền kinh tế. Là tỷ trọng của từng thành phần kinh tế trong tổng thể nền kinh tế quốc dân. “Một cơ cấu thành phần kinh tế hợp lí phải dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức kinh tế với chế độ sở hữu có khả năng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động và xã hội” [8]. Cơ cấu thành phần kinh tế bao gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài quốc doanh (kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản nhà nước) và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong cơ cấu thành phần kinh tế NLN bao gồm: Kinh tế nhà nước: nông, lâm trường quốc doanh chuyên sản xuất kinh doanh nông, lâm, nghiệp. Kinh tế tập thể: điển hình là hợp tác xã (HTX). Kinh tế cá thể, tiểu chủ: kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại (KTTT). * Cơ cấu lãnh thổ kinh tế Là kết quả của phân công lao động xã hội theo lãnh thổ. Các lãnh thổ nhỏ hơn trong một lãnh thổ lớn tạo nên CCKT của lãnh thổ lớn đó. Một mặt, cơ cấu lãnh thổ kinh tế được hình thành từ việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý; mặt khác, được hình thành gắn liền với cơ cấu ngành và thống nhất trong vùng kinh tế. Xu hướng phát triển lãnh thổ kinh tế thường phát triển nhiều mặt, tổng hợp, ưu tiên phát triển một vài ngành có khả năng chuyên môn hóa phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng như tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội của lãnh thổ đó nhằm tạo ra sự tăng trưởng nhanh và các ngành bổ trợ cho các ngành chuyên môn hóa và các ngành phục vụ. Hình thành CCKT theo vùng nhằm tạo ra khối lượng hàng hóa tập trung lớn, đạt hiệu quả kinh tế cao đáp ứng không những nhu cầu trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu. Cơ cấu lãnh thổ kinh tế NLN bao gồm: cơ cấu
Luận văn liên quan