Trong quá trình theo đuổi mục tiêu tăng trương kinh tế, các quốc gia đều đạt
được những thành tựu to lớn: Quy mô GDP và GDP/người/năm ngày càng tăng; thu
nhập, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, gắn liền với
những thành tựu kinh tế là những hệ lụy nghiêm trọng nảy sinh: khoảng cách về thu
nhập - sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rộng giữa các tầng lớp dân cư, giữa các
vùng, tiềm ẩn sự bất ổn về xã hội: tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, môi
trường sinh thái bị hủy hoại .
Sự tăng trương kinh tế trên đây hoàn toàn không phải là sự phát triển kinh tế,
không phải là sự phát triển bền vững (PTBV), bơi những mục tiêu kinh tế bị trả giá bơi
những mục tiêu xã hội và môi trường. Trong điều kiện hiện nay, khi mà vấn đề môi
trường sống đã trơ thành một vấn đề toàn cầu, cả hai khuynh hướng hoặc là tuyệt đối hoá
yêu cầu bảo vệ môi trường đến mức cực đoan, hoặc là chỉ quan đến tăng trương kinh tế
đều không đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại. Bơi vậy, PTBV, trong đó
bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội mục tiêu bảo vệ môi
trường, là sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp với quy luật khách quan.
Mặc dù, hiện nay cách hiểu và ứng dụng triết ly "phát triển bền vững" vẫn còn
khác nhau, nhưng nói đến PTBV là nói đến yêu cầu cân đối, hài hoà giữa ba mặt
kinh tế, xã hội và môi trường. PTBV đòi hỏi phải đạt được cả 3 mục tiêu: về kinh tế
(quy mô GDP và GDP/người/năm ngày càng tăng); về xã hội (thu nhập, mức sống
của các tầng lớp dân cư ngày càng được cải thiện, chênh lệch giàu - nghèo giữa các
tầng lớp dân cư, giữa các vùng ngày càng giảm xuống, trình độ dân trí, tuổi thọ bình
quân tăng lên) - hay nói cách khác, phải đạt được sự tiến bộ và công bằng xã hội; và
về môi trường (bảo vệ và khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và
bảo vệ môi trường sinh thái). Nếu bỏ sót một trong ba yêu cầu này thì y nghĩa bền
vững của sự phát triển không còn đầy đủ.
203 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2185 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Thái nguyên theo hướng phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------**-----------------
PHẠM THỊ NGA
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH
TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội, năm 2016
i
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----------------**-------------------
PHẠM THỊ NGA
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH
TỈNH THÁI NGUYÊN THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số : 62.31.01.02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Hà Huy Thành
2. TS. Trần Ngọc Ngoạn
Hà Nội, năm 2016
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận
án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
iii
MỤC LỤC
TRANG BÌA .......................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ........................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ vi
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................... 2
2.1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................ 2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 5
3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 5
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 5
4.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 5
4.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 6
5. Những đóng góp mới của luận án ....................................................................... 8
6. Kết cấu của luận án.............................................................................................. 8
Chương 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.................................................... 9
1.1. Các công trình nghiên cứu về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ... 9
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................... 9
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam........................................................ 11
1.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển bền vững ......................................... 14
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ....................................................... 14
1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam........................................................ 17
1.3. Các công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với phát triển
bền vững ................................................................................................................ 22
1.4. Những vấn đề đặt ra và hướng nghiên cứu của luận án ................................. 23
1.4.1. Những vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu .............................. 23
1.4.2. Hướng nghiên cứu của luận án ............................................................. 24
iv
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG................................. 26
2.1. Cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển
bền vững ................................................................................................................ 26
2.1.1. Lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành .......... 26
2.1.2. Lý luận về phát triển bền vững ............................................................. 36
2.1.3. Lý luận về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền vững ..... 40
2.2. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền
vững của các nước trên thế giới và một số tỉnh thành ở Việt Nam ....................... 50
2.2.1. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới .............................................. 50
2.2.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh thành ở Việt Nam .................................. 54
2.3. Một số bài học rút ra cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng
phát triển bền vững đối với tỉnh Thái Nguyên ...................................................... 56
Chương 3: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ........ 61
3.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên .................................. 61
3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền
vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2014.................................. 63
3.2.1. Tăng trưởng kinh tế .............................................................................. 63
3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ....................................................... 68
3.3. Các nhân tố tác động tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng
phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ............................................... 75
3.3.1. Nhóm các nhân tố bên trong hệ thống kinh tế ..................................... 75
3.3.2. Nhóm các nhân tố bên ngoài hệ thống kinh tế ..................................... 83
3.4. Đánh giá tính bền vững của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên. Nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế .................... 88
3.4.1. Đánh giá tính bền vững của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên .................................................................... 88
3.4.2. Nguyên nhân chủ yếu của những thành tựu và hạn chế của quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền
vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .................................................. 107
v
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
KINH TẾ NGÀNH THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN ..................................................................................................... 118
4.1. Tác động của bối cảnh mới và cơ hội, thách thức đối với quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .... 118
4.1.1. Tác động của bối cảnh mới tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
theo hướng phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ........ 118
4.1.2. Cơ hội và thách thức đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo
hướng phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ............... 123
4.2. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển bền
vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên .................................................................... 128
4.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước .................................................... 128
4.2.2. Quan điểm của tác giả ........................................................................ 129
4.3. Giải pháp thúc đầy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát
triển bền vững trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ..................................................... 134
4.3.1. Nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với phát triển bền vững .... 134
4.3.2. Phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ ............................. 140
4.3.3. Giải pháp huy động và sử dụng và sử dụng có hiệu quả các nguồn
vốn đầu tư .......................................................................................... 142
4.3.4. Giải pháp mở rộng hợp tác, liên kết tỉnh, vùng, cả nước, chủ động
hội nhập quốc tế ................................................................................. 144
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 147
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 153
PHỤ LỤC .................................................................................................................................
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Viết đầy đủ tiếng Việt Viết đầy đủ tiếng Anh
APEC :
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á -
Thái Bình Dương
Asia- Pacific Economic
Cooperation Forum
CDS :
Ủy ban phát triển bền vững của Liên
hợp quốc
Commission on Sustainable
Development
DANIDA : Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch
Danish International
Development Authority
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product
GNP : Tổng sản phẩm quốc dân Gross National Product
IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế International Monetary Fund
IUCN :
Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài
nguyên thiên nhiên thế giới
International Union for
Conservation Natural
MPI : Bộ kế hoạch và đầu tư
Misnistry of Planning and
Investment
NSNN : Ngân sách nhà nước
ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức
Official Development
Assistance
PCI : Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Provincial
Competitiveness Index
PTBV : Phát triển bền vững
SIDA : Cơ quan phát triển quốc tế Thụy Điển
Swedish International
Development Authority
UNDP : Chương trình phát triển Liên hợp quốc
United Netional Development
Programme
WB : Ngân hàng Thế giới World Bank
WCED :
Ủy ban Thế giới về môi trường và
phát triển
World Commission on
Environment and Development
WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới World Trade Organization
ASXH : An sinh xã hội
BVMT : Bảo vệ môi trường
CCKT : Cơ cấu kinh tế
vii
CDCCKT : Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
CLPT : Chiến lược phát triển
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
DN : Doanh nghiệp
HNKTQT : Hội nhập kinh tế quốc tế
KCN : Khu công nghiệp
KHCN : Khoa học công nghệ
PTBV : Phát triển bền vững
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
UBND : Ủy ban nhân dân
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế, các quốc gia đều đạt
được những thành tựu to lớn: Quy mô GDP và GDP/người/năm ngày càng tăng; thu
nhập, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, gắn liền với
những thành tựu kinh tế là những hệ lụy nghiêm trọng nảy sinh: khoảng cách về thu
nhập - sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rộng giữa các tầng lớp dân cư, giữa các
vùng, tiềm ẩn sự bất ổn về xã hội: tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, môi
trường sinh thái bị hủy hoại.
Sự tăng trưởng kinh tế trên đây hoàn toàn không phải là sự phát triển kinh tế,
không phải là sự phát triển bền vững (PTBV), bởi những mục tiêu kinh tế bị trả giá bởi
những mục tiêu xã hội và môi trường. Trong điều kiện hiện nay, khi mà vấn đề môi
trường sống đã trở thành một vấn đề toàn cầu, cả hai khuynh hướng hoặc là tuyệt đối hoá
yêu cầu bảo vệ môi trường đến mức cực đoan, hoặc là chỉ quan đến tăng trưởng kinh tế
đều không đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại. Bởi vậy, PTBV, trong đó
bảo đảm sự kết hợp hài hoà giữa mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội mục tiêu bảo vệ môi
trường, là sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp với quy luật khách quan.
Mặc dù, hiện nay cách hiểu và ứng dụng triết lý "phát triển bền vững" vẫn còn
khác nhau, nhưng nói đến PTBV là nói đến yêu cầu cân đối, hài hoà giữa ba mặt
kinh tế, xã hội và môi trường. PTBV đòi hỏi phải đạt được cả 3 mục tiêu: về kinh tế
(quy mô GDP và GDP/người/năm ngày càng tăng); về xã hội (thu nhập, mức sống
của các tầng lớp dân cư ngày càng được cải thiện, chênh lệch giàu - nghèo giữa các
tầng lớp dân cư, giữa các vùng ngày càng giảm xuống, trình độ dân trí, tuổi thọ bình
quân tăng lên) - hay nói cách khác, phải đạt được sự tiến bộ và công bằng xã hội; và
về môi trường (bảo vệ và khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và
bảo vệ môi trường sinh thái). Nếu bỏ sót một trong ba yêu cầu này thì ý nghĩa bền
vững của sự phát triển không còn đầy đủ.
Phát triển bền vững là trạng thái phát triển của một nền kinh tế gắn với chuyển
dịch cơ cấu kinh tế (trọng tâm là cơ cấu kinh tế ngành) theo hướng hoàn thiện hơn.
Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra là phải làm rõ những nội hàm căn bản của CDCCKT ngành
theo hướng PTBV và ứng dụng nó trong thực tiễn. Việc lựa chọn con đường, biện
pháp và thể chế chính sách đảm bảo PTBV đang là mối quan tâm hàng đầu của mọi
quốc gia trong quá trình phát triển.
2
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, có nhiều
lợi thế so sánh về vị trí địa lý, khí hậu thuận lợi, tài nguyên khoáng sản, nguồn nhân
lực dồi dào, có trình độ tay nghề cao để có thể xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý,
hiện đại và hiệu quả.
Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước,
tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên đã đạt được một số kết quả đáng
khích lệ. Năm 2014, Thái Nguyên đã đạt và vượt các chỉ tiêu đã đề ra. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế đạt trên 18,6% cao nhất trong nhiều năm trở lại đây, là tỉnh có tốc độ
tăng trưởng cao đột biến so với cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp có mức tăng
cao đạt gần 175 ngàn tỷ đồng, là năm đạt cao nhất. Kim ngạch xuất khẩu 8,2 tỷ
USD Mỹ, bằng 820% kế hoạch, gấp 33 lần năm 2013, đưa Thái Nguyên nằm trong
tốp các tỉnh dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu.Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
trên 3,2 tỷ USD, xếp thứ nhất cả nước. Giải quyết việc làm nhiều nhất, với trên
22.000 lao động. Lĩnh vực xã hội được quan tâm, đảm bảo an sinh xã hội; tạo việc
làm mới và chuyển dịch lao động cho trên 4 vạn người [97, tr.15].
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, Thái Nguyên cũng đang đối
mặt với những thách thức gay gắt trong phát triển bền vững (PTBV) cả về kinh tế,
xã hội và môi trường: phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên chủ yếu dựa
nhiều vào việc khai thác tài nguyên; năng suất lao động thấp; tỷ lệ hộ nghèo cao.
Công nghệ sản xuất lạc hậu, do vậy tiêu tốn nhiều năng lượng, nguyên liệu và thải
ra nhiều chất thải. Nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên đang có xu hướng bị khai
thác quá mức, sử dụng lãng phí và kém hiệu quả. Môi trường thiên nhiên ở nhiều
nơi bị xuống cấp, ô nhiễm và suy thoái đã và đang là những vấn đề bức xúc. Đặc
biệt, trong các quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương, 3 mặt quan trọng của PTBV cũng chưa thực sự được kết hợp và lồng ghép
chặt chẽ với nhau.
Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành tỉnh Thái Nguyên theo hướng phát triển bền vững” là một yêu cầu
cấp bách và quan trọng trong bối cảnh phát triển hiện nay của tỉnh Thái Nguyên.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về CDCCKT ngành trong mối quan hệ
với yêu cầu PTBV, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp
CDCCKT ngành theo hướng PTBV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 -
2020 và có tính đến năm 2030.
3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về CDCCKT ngành theo hướng PTBV.
- Phân tích, đánh giá thực trạng CDCCKT ngành theo hướng PTBV tỉnh Thái
Nguyên trên cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường giai đoạn 2006 - 2014.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh CDCCKT ngành
theo hướng PTBV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2020 và có tính
đến năm 2030.
* Câu hỏi nghiên cứu
1. Chiến lược CDCCKT ngành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thời gian qua
thực hiện theo mô hình lý thuyết nào và có phù hợp hay không? còn tồn tại những
hạn chế gì trong quá trình thực hiện?
2. Những nhân tố nào tác động tới quá trình CDCCKT ngành theo hướng
PTBV trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên?
3. Thực trạng cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Thái Nguyên thời gian qua (giai
đoạn 2006 – 2014) diễn ra như thế nào? Đã đảm bảo yêu cầu phát triển bền
vững hay chưa?
4. Giải pháp nào tạo ra bước đột phá nhằm thực hiện CDCCKT tỉnh Thái
Nguyên theo hướng PTBV đến năm 2020 và có tính đến năm 2030?
* Giả thuyết nghiên cứu
1. Cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Thái Nguyên thời gian qua (giai đoạn 2006 –
2014) là mất cân đối và thiếu tính bền vững mà nguyên nhân chủ yếu là do chính
sách phát triển kinh tế của tỉnh được xây dựng dựa trên tư duy khai thác triệt để về
điều kiện tài nguyên thiên nhiên và sự phát triển công nghiệp nặng gây ô nhiễm
nguồn nước, không khí nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó,
các chính sách nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và ổn định, công bằng xã hội
chưa được chú trọng đúng mức.
2. Cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Thái Nguyên phải chú trọng vào tăng trưởng cao
về kinh tế mà vẫn đảm bảo cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
3. Xây dựng chính sách thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành tỉnh Thái
Nguyên theo hướng phát triển bền vững cần dựa trên tính đặc thù của tỉnh Thái
Nguyên trong mối quan hệ với các tỉnh khác trong vùng.
Trên cơ sở phân tích khung lý thuyết và các khái niệm nêu trên, nghiên cứu
này sẽ được phân tích theo sơ đồ khung phân tích như sau:
4
Các yếu tố
hạn chế
Tác
Động
Phát triển Kinh tế
(Nhất là tăng trưởng
kinh tế)
Bảo vệ môi
trường (nhất là
xử lý, khắc phục
ô nhiễm, phục hồi
và cải thiện chất
lượng môi
trường.)
Phát triển xã
hội (nhất là
thực hiện tiến
bộ, công bằng
xã hội)
Các yếu tố tác động Thực trạng CDCCKT ngành tỉnh
ngành Thái Nguyên theo hướng
PTBV
Đánh giá đề xuất quan điểm, giải pháp
Quan điểm
và giải pháp
thúc đẩy
CDCCKT
ngành theo
hướng PTBV
trên địa bàn
tỉnh Thái
Nguyên
Đánh
giá
GIẢI PHÁP
Chuyển dịch
cơ cấu kinh tế
ngành tỉnh
Thái Nguyên
Yếu tố tác
động
Các yếu tố
thuận lợi
5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến CDCCKT ngành
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đặt trong mối quan hệ với yêu cầu PTBV (xét trên 3
khía cạnh: kinh tế - xã hội - môi trường) dưới góc độ kinh tế chính trị học.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
(i) Phạm vi về nội dung
Trong khuôn khổ luận án, tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận
và thực tiễn của CDCCKT ngành, PTBV và mối quan hệ tác động qua lại giữa
chúng trên phương diện Kinh tế chính trị học. Quan điểm PTBV được sử dụng
trong nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào 3 yếu tố cơ bản là: Kinh tế, xã hội, môi
trường.
(ii) Phạm vi thời gian
Luận án dự định phần lớn thông tin, số liệu sẽ được thu thập, cập nhật và tính
toán chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2014. Đề xuất các giải pháp
nhằm CDCCKT ngành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo hướng PTBV đến năm
2020 và có tính đến 2030.
(iii) Phạm vi không gian
Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề CDCCKT ngành trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên đặt trong mối quan hệ với Hà Nội và một số tỉnh lân cận trong vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghi