Luận văn Chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long để thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển
1. Lý do chọn đề tài Đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 - 2010 do Đại hội IX đã xác định phải tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước để “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại” Để đạt mục tiêu này không gì khác hơn là phải thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ một nước thuần nông sang một cơ cấu kinh tế với công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao. Mọi doanh nghiệp của các thành phần kinh tế, mọi ngành kinh tế phải đẩy mạnh phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Không ngừng tăng năng suất và chất lượng sản phẩm để nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá dịch vụ của Việt Nam trên trường quốc tế. Đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long cũng vậy, là những định chế tài chính trunggian có nhiệm vụ cung ứng đại bộ phận vốn cho các doanh nghiệp trong sự nghiệp phát triển kinh tế, đặc biệt là vốn tín dụng trung và dài hạn. Cùng với vốn tự có của các doanh nghiệp, vốn tín dụng ngân hàng đã góp phần đổi mới tài sản cố định, hiện đại hóa các dây chuyền công nghệ. Việc chuyển đổi cơ cấu vốn tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng có một vai tròquan trọng mang tính định hướng giúp các doanh nghiệp chuyển đổi cơ cấu đầu tư theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xuất phát từ yêu cầu trên, luận văn đi vào đề tài “CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU TÍN DỤNG TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNHVĨNH LONG ĐỂ THÚC ĐẨY KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG PHÁT TRIỂN.” Đây là một trong những nội dung bức xúc để từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Với một phạm vi hẹp của đề tài, luận văn xin tập trung trình bày, đánh giá hoạt động tín dụng, thực trạng của cơ cấu tín dụng đầu tư trung và dài hạn của các TCTD trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Qua đó đánh giá những mặt mạnh, những điểm yếu, tồn tại trong cơ cấu đầu tư. Từ đó đề ra những giải pháp nhằm chuyển đổi cơ cấu đầu tư tín dụng để thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Thông qua đó luận văn cũng nhằm góp phần hoàn thiện thêm cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Trong đó trọng tâm là lý luận tín dụng trung và dài hạn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Vốn đầu tư tín dụng trung và dài hạn cho các thành phần kinh tế là động lực thúc đẩyquá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Phạm vi nghiên cứu: Cơ cấu tín dụng đầu tư trung và dài hạn ở các NHTM trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. 4. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp thống kê, so sánh và tổng hợp để đưa ra các kết luận, minh chứng. 5. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn: Từ thực trạng cơ cấu kinh tế của tỉnh Vĩnh Long, thực trạng đầu tư tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư tín dụng, chuyển đổi cơ cấu đầu tư để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 6. Nội dung và kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Trình bày lý luận chung về cơ cấu kinh tế và vai trò tín dụng ngân hàng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chương 2: Phản ánh thực trạng về cơ cấu đầu tư tín dụng trung và dài hạn của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong thời gian vừa qua. Chương 3: Nêu lên những quan điểm, mục tiêu và giải pháp thực hiện chuyển đổi cơ cấu tín dụng trung và dài hạn của cácngân hàng trên địa bàn nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng, góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.