Một trong những xu hướng phát triển hiện nay là sự bùng nổ của cuộc cách
mạng khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Công nghệ đã làm cho năng lực sản xuất tăng nhanh chưa từng có, chất lượng sản phẩm nâng cao thoả mãn được hầu hết những đòi hỏi khắt khe của cuộc sống hiện đại. Những ngành sản xuất có công nghệ càng cao thì tỉ suất lợi nhuận thu được càng lớn trong khi đó nguyên vật liệu sử dụng không đáng kể. Do vậy nước nào càng nắm giữ được nhiều công nghệ sản xuất hiện đại tiên tiến thì kinh tế càng phát triển. Những nền kinh tế hàng đầu thế giới hiện nay như Mỹ, Nhật Bản và khối EU đều là những nước nắm giữ những công nghệ hàng đầu thế giới.
Là một nước có nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, khoa học công nghệ kém phát triển thì không có con đường nào tốt hơn cho Việt Nam trong việc chú trọng đầu tư trong công tác nghiên cứu thử nghiệm và sử dụng công nghệ là thông qua các dự án FDI. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là con đường ngắn nhất, rẻ nhất để tiếp cận đến công nghệ sản xuất hiện đại. Từ khi tiến hành mở cửa nền kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã mang lại cho Việt Nam không chỉ vốn mà cả công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Việt Nam từ một nước chỉ có công nghệ cũ kỹ lạc hậu chủ yếu nhận viện trợ từ nước ngoài đến nay đã du nhập được hầu hết những công nghệ cần thiết phục vụ cho sản xuất cơ bản, nhiều công nghệ được đánh giá là hiện đại tiên tiến. Sản xuất phát triển, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao. Công nghệ hiện đại còn tạo nên những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dầu khí, dệt may, giày dép.
Với mục đích nâng cao hiệu quả của việc tiếp nhận và sử dụng công nghệ chuyển giao qua các dự án FDI, em đã chọn chọn đề tài “Chuyển giao công nghệ thông qua các dự án FDI: Thực trạng và giải pháp” cho luận văn tốt nghiệp của mình. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là tình hình chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam trong thời kỳ mở cửa nền kinh tế đất nước từ năm 1987 trở lại đây. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và phương pháp dự báo.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được chia ra làm 3 chương:
- Chương 1: Lý luận chung về chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam thời gian qua.
- Chương 3: Phương hướng và các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả các công nghệ được tiếp nhận thông qua các dự án FDI tại Việt Nam.
90 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3522 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuyển giao công nghệ thông qua các dự án FDI: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn này đã bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân, ngày………………………..
KẾT QUẢ BẢO VỆ LUẬN VĂN
Điểm (bằng số)………………………..
Điểm (bằng chữ)………………………
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Phương hướng và giải pháp phát triển đường giao thông nông thôn vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2010” là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng và Th.S Nguyễn Quỳnh Hoa, giảng viên khoa Kế hoạch và Phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc dân và TS. Nguyễn Tiến Sơn, chuyên viên Vụ Kế hoạch Đầu tư _Bộ Giao thông Vận tải cùng cán bộ Sở Giao thông Vận tải Ninh Bình.
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn là do kết quả nghiên cứu của chính tôi, không sao chép ở bất kỳ luận văn nào khác. Các số liệu, thông tin trong luận văn cũng như các nguồn trích dẫn số liệu là hoàn toàn chính xác và đã được xuất bản hoặc công bố trên sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài nước. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Sinh viên
Phạm Trung Hiếu
Lời cảm ơn
Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn bộ các cán bộ giáo viên của Khoa Kế hoạch và Phát triển đã trang bị cho em những kiến thức cần thiết để phục vụ cho luận văn này.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn GS.TS Vũ Thị Ngọc Phùng, Th.S Nguyễn Quỳnh Hoa đã tận tình chỉ bảo về kiến thức khoa học cũng như phương pháp luận trong toàn bộ quá trình để em hoàn thành tốt luận văn này.
Cảm ơn sự quan tâm chú ý và đóng góp của các thầy cô và các bạn.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ QUA CÁC DỰ ÁN FDI 3
1.1 Khái quát về chuyển giao công nghệ 4
1.1.1 Khái niệm và nội dung của chuyển giao công nghệ 4
1.1.2 Tính tất yếu của hoạt động chuyển giao công nghệ nói chung và chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI nói riêng 5
1.1.3 Đặc điểm và tác động của việc chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI 6
1.1.4 Một số vấn đề cần chú ý khi tiếp nhận công nghệ qua các dự án FDI 11
1.2 Lý thuyết lựa chọn công nghệ 14
1.2.1 Sự cần thiết phải lựa chọn công nghệ 14
1.2.2 Mô hình lý thuyết lựa chọn công nghệ 15
1.2.3 Những tiêu chuẩn rút ra từ ba mô hình lý thuyết 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ QUA CÁC DỰ ÁN FDI TẠI VIỆT NAM 24
2.1 Quản lý nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án fdi 25
2.1.1 Ban hành các qui định pháp lý và thực hiện bảo hộ đối với các công nghệ được chuyển giao 25
2.2.2 Đưa ra các giải pháp để bảo vệ lợi ích của Bên chuyển giao và Bên tiếp nhận 26
2.2 Khái quát tình hình thu hút fdi vào việt nam thời gian qua. Mối liên hệ với chuyển giao công nghệ 29
2.2.1 Tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài 29
2.2.2 Đối tác đầu tư 30
2.2.3 Cơ cấu đầu tư 31
2.2.4 Hình thức đầu tư 33
2.3 Thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam thời gian qua 34
2.3.1 Các kênh chuyển giao công nghệ vào Việt Nam 34
2.3.2 Nguồn gốc và các hình thức chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI 35
2.3.3 Đối tác cung cấp công nghệ 38
2.3.4 Đặc điểm chuyển giao công nghệ theo lĩnh vực 40
2.3.5 Vấn đề lựa chọn công nghệ của Việt Nam và chuyển giao công nghệ của nước ngoài 50
2.3.6 Ứng dụng công nghệ được chuyển giao 53
2.4 Đánh giá chung về thực trạng chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam thời gian qua 59
2.4.1 Những kết quả đạt được 59
2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân 60
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT VÀ SỬ DỤNG CÓ HIỆU QUẢ CÁC CÔNG NGHỆ ĐƯỢC TIẾP NHẬN QUA CÁC DỰ ÁN FDI TẠI VIỆT NAM 62
3.1 Quan điểm, phương hướng chỉ đạo của nhà nước 63
3.2 Các mục tiêu trong công tác tiếp nhận công nghệ 63
3.2.1 Mục tiêu chung 63
3.2.2 Mục tiêu theo ngành 65
3.3 Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI tại Việt Nam 70
3.3.2 Giải pháp từ phía Nhà nước 70
3.3.3 Giải pháp từ phía doanh nghiệp FDI 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Danh mục
Tên gọi
Trang
Bảng 1.1
Chuyển giao công nghệ của TNCs cho các nước đang phát triển
7
Bảng 2.1
Những thay đổi cơ bản trong các qui định về chuyển giao công nghệ ở Việt Nam.
27
Bảng 2.2
Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo một số đối tác chủ yếu
30
Bảng 2.3
Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành 88- 03
31
Bảng 2.4
Sơ lược công nghệ chuyển giao vào Việt Nam
41
Bảng 2.5
Đầu tư trực tiếp nước ngoài của UNILEVER vào VN
48
Bảng 2.6
Tỷ lệ cán bộ quản lý được đào tạo trong các dự án đầu tư nước ngoài và trong nước tạo Việt Nam.
58
Biểu đồ 1.1
Tốc độ tăng của các hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa các chi nhánh của các TNCs, giai đoạn 1980-1996
8
Biểu đồ 2.1
Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
29
Biểu đồ 2.2
Phân loại dự án theo hình thức đầu tư
33
Biểu đồ 2.3
Nhập khẩu công nghệ (phần cứng) ở Việt Nam 1995-1998
35
Biểu đồ 2.4
Nguồn gốc của công nghệ
35
Biểu đồ 2.5
Các hình thức chuyển giao công nghệ
36
Biểu đồ 2.6
Các hình thức chuyển giao công nghệ và MMTB chia theo loại hình doanh nghiệp
37
Biểu đồ 2.7
Sản lượng khai thác và doanh thu xuất khẩu dầu thô
43
Hình 1.1
Công nghệ sử dụng nhiều lao động – ít vốn
15
Hình 1.2
Công nghệ sử dụng nhiều vốn – nhiều lao động
18
Hình 1.3
Công nghệ phục vụ mục đích trước mắt hay lợi ích lâu dài
20
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
Tiếng Anh
Tiếng Việt
100% VNN
100% vốn nước ngoài
BCC
Business Cooperation Contract
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
CNTT
Công nghệ thông tin
CAD
Computer Aided Design
Thiết kế bằng máy tính
CKD
Complete Knock Down
Lắp ráp trên cơ sở nhập khẩu toàn bộ
CNSH
Công nghệ sinh học
CNVL
Công nghệ vật liệu
ĐTNN
Đầu tư nước ngoài
ĐTTTNN
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
HĐH
Hiện đại hoá
IKD
Incomplete Knock Down
Lắp ráp trên cơ sở nhập khẩu từng phần
JV
Joint venture
Liên doanh
KCN
Khu công nghiệp
KCX
Khu chế xuất
KH&CN
Khoa học và công nghệ
PSC
Product Share Contract
Hợp đồng phân chia sản phẩm
PTH
Pin Through Hole
Ghim qua lỗ
R&D
Research and Develop
Nghiên cứu và phát triển
SMT
Surface Mount Technology
Công nghệ bề mặt
TCT
Tổng công ty Điện tử và Tin học Việt Nam
TNCs
Transnation Coporations
Các công ty xuyên quốc gia
LỜI MỞ ĐẦU
ột trong những xu hướng phát triển hiện nay là sự bùng nổ của cuộc cách
mạng khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới. Công nghệ đã làm cho năng lực sản xuất tăng nhanh chưa từng có, chất lượng sản phẩm nâng cao thoả mãn được hầu hết những đòi hỏi khắt khe của cuộc sống hiện đại. Những ngành sản xuất có công nghệ càng cao thì tỉ suất lợi nhuận thu được càng lớn trong khi đó nguyên vật liệu sử dụng không đáng kể. Do vậy nước nào càng nắm giữ được nhiều công nghệ sản xuất hiện đại tiên tiến thì kinh tế càng phát triển. Những nền kinh tế hàng đầu thế giới hiện nay như Mỹ, Nhật Bản và khối EU đều là những nước nắm giữ những công nghệ hàng đầu thế giới.
Là một nước có nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, khoa học công nghệ kém phát triển thì không có con đường nào tốt hơn cho Việt Nam trong việc chú trọng đầu tư trong công tác nghiên cứu thử nghiệm và sử dụng công nghệ là thông qua các dự án FDI. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là con đường ngắn nhất, rẻ nhất để tiếp cận đến công nghệ sản xuất hiện đại. Từ khi tiến hành mở cửa nền kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã mang lại cho Việt Nam không chỉ vốn mà cả công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Việt Nam từ một nước chỉ có công nghệ cũ kỹ lạc hậu chủ yếu nhận viện trợ từ nước ngoài đến nay đã du nhập được hầu hết những công nghệ cần thiết phục vụ cho sản xuất cơ bản, nhiều công nghệ được đánh giá là hiện đại tiên tiến. Sản xuất phát triển, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao. Công nghệ hiện đại còn tạo nên những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dầu khí, dệt may, giày dép...
Với mục đích nâng cao hiệu quả của việc tiếp nhận và sử dụng công nghệ chuyển giao qua các dự án FDI, em đã chọn chọn đề tài “Chuyển giao công nghệ thông qua các dự án FDI: Thực trạng và giải pháp” cho luận văn tốt nghiệp của mình. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là tình hình chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam trong thời kỳ mở cửa nền kinh tế đất nước từ năm 1987 trở lại đây. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh và phương pháp dự báo.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, luận văn được chia ra làm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI.
Chương 2: Thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam thời gian qua.
Chương 3: Phương hướng và các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả các công nghệ được tiếp nhận thông qua các dự án FDI tại Việt Nam.
Do đề tài còn mới và tương đối rộng, thời gian và khả năng còn hạn chế nên quá trình nghiên cứu không tránh khỏi nhiều điểm sai sót. Em mong sẽ nhận được sự quan tâm và góp của các thầy các cô để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Hà Nội ngày 22 tháng 5 năm 2004
Nguyễn Đoan Trang
1.1 KHÁI QUÁT VỀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
1.1.1 Khái niệm và nội dung của chuyển giao công nghệ
1.1.1.1 Khái niệm
Trên giác độ chung nhất, người ta cho rằng chuyển giao công nghệ là quá trình đưa công nghệ từ bên có công nghệ (người bán) sang bên nhận công nghệ (người mua).
Trong cơ chế thị trường, quá trình di chuyển ấy thường là quá trình trao đổi (mua-bán) một thứ hàng hoá đặc biệt là công nghệ.
Có quan điểm lại cho rằng: chuyển giao công nghệ là hoạt động gồm hai chủ thể (hai bên). Trong đó, một bên bằng một hành vi pháp lý hoặc/và một hoạt động thực tiễn tạo cho Bên kia một năng lực công nghệ nhất định. Năng lực công nghệ là tập hợp những tri thức và giải pháp mà chủ thể có thể sử dụng để hoàn thành một mục tiêu nhất định.
Có thể nói rằng: chuyển giao công nghệ là một quá trình bao gồm hai bên: Bên giao và Bên nhận công nghệ.
Bên giao công nghệ gồm một hoặc nhiều tổ chức khoa học, công nghệ và các tổ chức khác có tư cách pháp nhân hoặc cá nhân ở nước ngoài có công nghệ.
Bên nhận công nghệ gồm một hoặc nhiều tổ chức kinh tế khoa học, công nghệ và tổ chức khác có tư cách pháp nhân hoặc cá nhân tiếp nhận công nghệ.
Tuy nhiên, theo ESCAP (Uỷ ban kinh tế – xã hội – Châu Á - Thái Bình Dương) thì chỉ có hoạt động chuyển giao công nghệ từ quốc gia này sang quốc gia khác mới được coi là hoạt động chuyển giao công nghệ. Như vậy, có thể nói thực chất hoạt động chuyển giao công nghệ là quá trình trong đó công nghệ được di chuyển qua các Biên giới quốc gia.
1.1.1.2 Nội dung chuyển giao của công nghệ:
Theo Bộ luật Dân sự và Nghị định 45/1008/CĐ-CP (ngày 1/7/1998) quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ thì các hoạt động sau đây được coi là nội dung (đối tượng) của chuyển giao công nghệ:
Các đối tượng sở hữu công nghiệp có hoặc không kèm theo máy móc thiết bị mà pháp luật cho phép chuyển giao như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hoá. Bao gồm cả chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của các đối tượng đó. Riêng nhãn hiệu hàng hoá buộc phải kèm theo việc chuyển giao công nghệ mới được gọi là chuyển giao công nghệ.
Các yếu tố thuộc phần cứng thông tin của công nghệ như: Bí quyết kỹ thuật, lựa chọn công nghệ, tài liệu thiết kế, công thức bản vẽ, sơ đồ, bảng biểu...
Các hình thức hỗ trợ và tư vấn cho công nghệ như: Bí quyết kỹ thuật, lựa chọn công nghệ, hướng dẫn lắp đặt thiết bị, vận hành thử các dây chuyền công nghệ, đào tạo huấn luyện chuyên môn cho cán bộ kỹ thuật, công nhân, lao động quản lý dịch vụ cung cấp thông tin phục vụ cho công nghệ được chuyển giao.
Các giải pháp hợp lý hoá sản xuất.
Chú ý rằng: Các hoạt động xuất nhập khẩu máy móc thiết bị thuần tuý không được coi là chuyển giao công nghệ.
1.1.2 Tính tất yếu của hoạt động chuyển giao công nghệ nói chung và qua các dự án FDI nói riêng.
Chuyển giao công nghệ là một tất yếu khách quan, vì các lý do cơ bản sau đây:
Do sự phát triển không đồng đều về lực lượng sản xuất và khoa học công nghệ giữa các quốc gia.
Do đòi hỏi của thực tiễn công nghệ trong quá trình hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và toàn cầu và nhu cầu phát triển ở từng quốc gia.
Do sự phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc đã chia cắt quá trình nghiên cứu cơ bản với quá trình ứng dụng các nghiên cứu vào thực tiễn.
Do mức độ rủi ro và các yêu cầu có tính chất điều kiện của quá trình nghiên cứu cơ bản quá cao làm cho nhiều quốc gia không thể thực hiện được các hoạt động nghiên cứu cơ bản trong hầu hết các lĩnh vực cần thiết.
Do sự phát triển của cơ chế thị trường đòi hỏi các quốc gia đều phải tính toán xem đi theo con đường nào thì có hiệu quả hơn.
Do vòng đời của công nghệ trên một thị trường nhỏ ngày càng ngắn lại nên các chủ thể có công nghệ đều phải tìm cách chuyển giao nó sang các thị trường khác để kéo dài chu kỳ sống của nó một cách hợp lý, tạo thành các làn sóng công nghệ trên thị trường thế giới.
Việc chuyển giao công nghệ có thể thực hiện được bằng nhiều con đường như thương mại quốc tế, phi thương mại, đầu tư quốc tế... Song ngày nay, đầu tư quốc tế là con đường phổ biến của chuyển giao công nghệ vì các ưu điểm nổi bật của nó là có thể tranh thủ được bí quyết kinh doanh, mạng lưới tiếp thị (marketing) quốc tế của các xí nghiệp đa quốc gia,... do đó có thể rút ngắn được quá trình phát triển công nghiệp.
1.1.3 Đặc điểm và tác động của việc chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI
Đầu tư nước ngoài (đặc biệt là FDI) được coi là nguồn quan trọng để phát triển khả năng công nghệ của nước chủ nhà. Vai trò này được thể hiện ở hai khía cạnh chính là chuyển giao công nghệ sẵn có từ bên ngoài vào và phát triển khả năng công nghệ của các cơ sở nghiên cứu. Đây là những mục tiêu quan trọng được nước chủ nhà mong đợi từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Chuyển giao công nghệ thông qua con đường FDI thường được thực hiện chủ yếu bởi các TNCs, dưới các hình thức: chuyển giao trong nội bộ giữa các chi nhánh của một TNCs (intra-firm networks) và chuyển giao giữa các chi nhánh của các TNCs (inter-firm networks). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các hình thức này thường đan xen nhau với các đặc điểm rất đa dạng.
Phần lớn công nghệ được chuyển giao giữa các chi nhánh của TNCs sang nước chủ nhà (nhất là các nước đang phát triển) ở hình thức 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh có phần lớn vốn nước ngoài, dưới các hạng mục chủ yếu như những tiến bộ công nghệ, sản phẩm công nghệ, công nghệ thiết kế và xây dựng, kỹ thuật kiểm tra chất lượng, công nghệ quản lý, công nghệ marketing. Theo số liệu thống kê của Trung tâm TNCs của Liên Hợp Quốc (UNCTC) năm 1993 cho thấy, các chi nhánh của TNCs ở các nước đang phát triển nhận được khoảng 95% các hạng mục công nghệ trên từ các công ty mẹ của chúng (xem bảng 1.1)
Nhìn chung, các TNCs rất hạn chế chuyển giao những công nghệ mới, có tính cạnh tranh cao cho các chi nhánh của chúng ở nước ngoài vì sợ lộ bí mật hoặc mất bản quyền công nghệ do việc bắt chước (technological imitation), cải biến (adaptation) hoặc nhái lại (copy) công nghệ của các công ty nước chủ nhà. Mặt khác, do nước chủ nhà còn chưa đáp ứng được các yêu cầu sử dụng công nghệ của các TNCs.
Bảng 1.1. Chuyển giao công nghệ của TNCs cho các nước đang phát triển (*)
Đơn vị: hạng mục
Loại công nghệ
Đông
Nam Á
Mỹ La tinh
Các nước khác
Tổng
Tiến bộ công nghệ
Sản phẩm công nghệ
C.nghệ thiết kế &XD
C.nghệ K.tra C.lượng
Công nghệ quản lý
C.nghệ marketing
135
150
87
135
110
630
154
158
111
105
75
57
141
152
96
131
101
65
430
460
294
371
286
185
Tổng cộng
680
660
686
2.026
Ghi chú: (*) Chỉ tính chuyển giao công nghệ của 221 chi nhánh TNCs.
Nguồn: Small and Medium – Sized transnational corporation, UN, 1993, p.109.
Cùng với hình thức chuyển giao trên, chuyển giao công nghệ giữa các chi nhánh của các TNCs tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây. Mức tăng trung bình hàng năm khoảng 300 hợp đồng chuyển giao công nghệ (inter-firm technology agreements) trong giai đoạn từ đầu thập kỷ 80 đến giữa thập kỷ 90 (xem biểu đồ I.2). Trong giai đoạn 1980-1996, các TNCs đã thực hiện khoảng 8.254 hợp đồng chuyển giao công nghệ, trong đó 100 TNCs lớn nhất thế giới chiếm bình quân khoảng35% (World Investment Report 1998, p.24).
Ở các nước đang phát triển, các hợp đồng chuyển giao công nghệ tập trung nhiều vào các lĩnh vực công nghệ thông tin, chiếm khoảng 37% tổng số hợp đồng chuyển giao công nghệ. Số hợp đồng chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực này tăng nhanh, từ mức trung bình 74 hợp đồng giai đoạn 1980-1983 lên tới 284 hợp đồng giai đoạn 1992-1995 và đạt được 254 hợp đồng vào năm 1996. Tiếp theo là các ngành dược phẩm (28% năm 1996) và ô tô (khoảng 8% năm 1996).
Biểu đồ 1.1. Tốc độ tăng của các hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa các chi nhánh của các TNCs, giai đoạn 1980-1996 (số hợp đồng)
Nguồn: MERIT/UNCTAD database, World Investerment Report 1998, p.23.
Ở các nước đang phát triển, lĩnh vực công nghệ thông tin cũng thu hút được nhiều nhất các hợp đồng chuyển giao công nghệ, chiếm khoảng 27% tổng số hợp đồng chuyển giao công nghệ trong các nước đang phát triển (giai đoạn1980-1996), tiếp theo là các lĩnh vực hoá chất (19%), vật liệu mới (9%), ô tô (9%), dược phẩm (5%). Trong số các hợp đồng chuyển giao công nghệ vào các nước đang phát triển, các TNCs của Mỹ chiếm tỷ trọng lớn nhất (khoảg 2/5), tiếp theo là các TNCs của Châu Âu và Nhật Bản.
Bên cạnh chuyển giao các công nghệ sẵn có, thông qua FDI các TNCs còn góp phần tích cực đối với năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) của nước chủ nhà. Qua các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, các TNCs chi phí cho hoạt động này thường chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh số bán của chúng ở nước chủ nhà và khá cao so với tỷ lệ chi phí cho R&D/GDP ở nhiều nước.
Theo điều tra của UN năm 1993, các chi nhánh của TNCs đã chiếm hơn 15% tổng chi phí R&D của các nước Ấn Độ, Hàn Quốc và Sinhgapore trong những năm năm 1970. Hơn nữa, đến năm 1993 đã có 55% các chi nhánh của các TNCs lớn và 45% các chi nhánh của các TNCs vừa và nhỏ thực hiện các hoạt động R&D ở các nước đang phát triển. Trong những năm gần đây, xu hướng này còn tiếp tục tăng nhanh ở các nước đang phát triển Châu Á.
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu còn cho thấy phần lớn các hoạt động R&D của các chi nhánh TNCs ở nước ngoài là cải biến công nghệ cho phù hợp với điều kiện sử dụng của địa phương. Chẳng hạn, trong cuộc phỏng vấn các nhà quản lý của 218 TNCs Nhật Bản cho thấy, có 57% số người được hỏi thừa nhận đặc điểm này. Ở nước ta, qua điều tra của JETRO và AMTRAM năm 1996 về thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam cũng cho thấy tình trạng tương tự như vậy. (Nguồn: Đầu tư quốc tế – NXB Quốc gia Hà Nội 2001).
Dù vậy, các hoạt động cải tiến công nghệ của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã tạo ra nhiều mối quan hệ liên kết cung cấp dịch vụ công nghệ từ các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong nước. Nhờ đó đã gián tiếp tăng cường năng lực phát triển công nghệ địa phương. Mặt khác, trong quá trình sử dụng các công nghệ nước ngoài (nhất là trong các dự án liên doanh), các nhà đầu tư và phát triển công nghệ trong nước học được (learning by doing things) cách thiết kế, chế tạo, ... công nghệ nguồn, sau đó cải biến cho phù hợp với điều kiện sử dụng của địa phương và biến chúng thành những công nghệ của mình. Đây là một trong những tác động