Việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền
kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, nền kinh tế nước ta cũng
như mỗi doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức
mới trong đó có sự chênh lệch tăng vọt khoảng cách giữa văn minh,
tiên tiến và lạc hậu là vấn đề nổi cộm nhất. Lộ tr ình thực hiện AFTA
sớm hơn dự định, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ đã được quốc hội
thông qua và có hiệu lực, sức ép của hội nhập v à cạnh tranh toàn cầu
đang lớn dần. Nghị quyết Quốc hội về nhiệm vụ năm 2002 và chương
trình hoạt động của Chính phủ đã thể hiện quyết tâm cao của cơ quan
quyền lực Nhà nước trong việc tập trung mọi nỗ lực cho sự phát triển.
Tháng 9 năm 2001, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX
đã ra Nghị quyết về sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp
Nhà nước, Nghị quyết Trung ương 3 có đi vào cuộc sống trở thành hiện
thực hay không còn phụ thuộc vào phần lớn sự vận động của hơn 60.
000 doanh nghiệp trong cả nước. Do vậy, nâng cao năng lực quản lý v à
cạnh tranh của doanh nghiệp là nhân tố quan trọng để chúng ta có thể
đáp ứng được những đòi hỏi bức xúc của tình hình mới. Chính phủ đã
triển khai nhiều chủ trương, chính sách để tổ chức, sắp xếp lại, phát huy
quyền tự chủ kinh doanh, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp Nh à
nước. Một trong những chủ trương quan trọng đó là : Cổ phần hóa các
doanh nghiệp Nhà nước. Đây là quyết định đúng đắn của Nh à nước
nhằm khắc phục những điểm yếu kém, trì trệ của các doanh nghiệp Nh à
nước.
24 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3823 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2
Luận văn
CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP
NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM - THỰC
TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
3
LỜI NÓI ĐẦU
Việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền
kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, nền kinh tế nước ta cũng
như mỗi doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức
mới trong đó có sự chênh lệch tăng vọt khoảng cách giữa văn minh,
tiên tiến và lạc hậu là vấn đề nổi cộm nhất. Lộ trình thực hiện AFTA
sớm hơn dự định, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ đã được quốc hội
thông qua và có hiệu lực, sức ép của hội nhập và cạnh tranh toàn cầu
đang lớn dần. Nghị quyết Quốc hội về nhiệm vụ năm 2002 và chương
trình hoạt động của Chính phủ đã thể hiện quyết tâm cao của cơ quan
quyền lực Nhà nước trong việc tập trung mọi nỗ lực cho sự phát triển.
Tháng 9 năm 2001, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX
đã ra Nghị quyết về sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp
Nhà nước, Nghị quyết Trung ương 3 có đi vào cuộc sống trở thành hiện
thực hay không còn phụ thuộc vào phần lớn sự vận động của hơn 60.
000 doanh nghiệp trong cả nước. Do vậy, nâng cao năng lực quản lý và
cạnh tranh của doanh nghiệp là nhân tố quan trọng để chúng ta có thể
đáp ứng được những đòi hỏi bức xúc của tình hình mới. Chính phủ đã
triển khai nhiều chủ trương, chính sách để tổ chức, sắp xếp lại, phát huy
quyền tự chủ kinh doanh, nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp Nhà
nước. Một trong những chủ trương quan trọng đó là : Cổ phần hóa các
doanh nghiệp Nhà nước. Đây là quyết định đúng đắn của Nhà nước
nhằm khắc phục những điểm yếu kém, trì trệ của các doanh nghiệp Nhà
nước.
. Nên em xin mạnh dạn được đề cập đến đề tài :
CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG
VÀ GIẢI PHÁP
4
NỘI DUNG
I- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CỔ PHẦN HOÁ DOANH
NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước:
Các doanh nghiệp Nhà nước được hình thành và phát triển trên cơ
sở nguồn vốn cấp phát của ngân sách Nhà nước và do đó tất cả các sự
hoạt động đều chịu sự kiểm soát và chi phối trực tiếp của Nhà nước.
Cũng như nhiều nước trên thế giới, khu vực kinh tế Nhà nước hoạt
động hết sức kém hiệu quả, đặc biệt các doanh nghiệp Nhà nước do cấp
địa phương quản lý. Như vậy, có thể thấy rằng vấn đề sản xuất kinh
doanh trong các doanh nghiệp Nhà nước cần phải được giải quyết một
cách cơ bản. Để giải quyết vấn đề này giải pháp hữu hiệu trong nền
kinh tế thị trường và đáp ứng được các yêu cầu kinh doanh hiện đại -
Đó là các công ty cổ phần.
Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là chủ trương lớn của Đảng
và Nhà nước ta nhằm đa dạng hoá hình thức sở hữu trong doanh nghiệp
Nhà nước, nâng cao hiệu quả của loại hình doanh nghiệp này. Để thực
hiện chủ trương đó, Nhà nước ban hành khá nhiều các văn bản hướng
dẫn thi hành. Đó là quyết định số 202/CT ngày 8/6/1992 của Chủ tịch
Hội đồng Bộ trưởng về tiếp tục thí điểm chuyển doanh nghiệp Nhà
nước thành công ty cổ phần, kèm theo đề án chuyển một số doanh
nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần; Chỉ thị số 84/TTg ngày
4/3/1993 của Thủ tướng Chính phủ về xúc tiến thực hiện thí điểm cổ
phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước và các giải pháp đa dạng hoá hình
thức sở hữu các doanh nghiệp Nhà nước. Nghị định 28/CP ngày
7/5/1996 của Chính phủ về chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước
5
thành công ty cổ phần; Thông tư số 50/TCDN ngày 30/8/1996 của Bộ
tài chính hướng dẫn thực hiện; Nghị định 28/CP của Chính phủ; Nghị
định số 25/CP ngày 26/3/1997 về sửa đổi một số điểu của nghị định số
28/CP và nghị định số 44/CP ngày 2/6/1998 về sửa đổi một số điều
trong nghị định số 28/CP. Hiện nay là Nghị định số 64/CP ngày
19/6/2002 về việc "Chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ
phần".
Theo các văn bản trên cổ phần hoá ở nước ta là cách nói tắt của
chủ trương chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ
phần. Điều I Thông tư số 50/TCDN ngày 30/8/1996 của Bộ Tài chính
qui định: "doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần (hay
còn gọi là cổ phần doanh nghiệp Nhà nước)" là một biện pháp chuyển
doanh nghiệp Nhà nước từ sở hữu Nhà nước sang hình thức sở hữu
nhiều thành phần, trong đó tồn tại một phần sở hữu Nhà nước.
Như vậy: “Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là việc chuyển
doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần đối với những doanh
nghiệp mà Nhà nước thấy không cần nắm giữ 100% vốn đầu tư,
nhằm tạo điều kiện cho người lao động trong trong doanh nghiệp có
cổ phần làm chủ thực sự doanh nghiệp, huy động vốn toàn xã hội để
đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp góp phần tăng
trưởng kinh tế”.
2. Công ty cổ phần
Thực chất của quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp là quá trình
chuyển đổi hình thức doanh nghiệp sang hình thức công ty cổ phần.
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó :
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ
phần;
6
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác
của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho
người, (trừ cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết);
- Cổ đông có thể là tổ chức; cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu
là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công
chúng theo qui định của pháp luật về chứng khoán.
Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Hay nói cách khác, công ty cổ phần là một tổ chức kinh doanh có
tư cách pháp nhân do một số người, một số tổ chức kinh tế xã hội tự
nguyện góp vốn dưới hình thức mua cổ phiếu của công ty gọi là cổ
đông. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm pháp lý hữu hạn trong phần
vốn góp của mình. Điều này cho phép công ty có tư cách pháp lý đầy
đủ để huy động những lượng vốn lớn nằm rải rác thuộc thiều cá nhân
trong xã hội.
Khi công ty mới thành lập yêu cầu cần có một lượng vốn nhất
định. Trên cơ sở số vôn ban đầu công ty xác định số cổ phiếu và mệnh
giá cổ phiếu. Các loại cổ phiếu bao gồm: Cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu
thông thường, cổ phiếu mới. Ngoài ra, công ty cổ phần được phát hành
trái khoán để huy động thêm vốn.
Các cổ phiếu và trái phiếu của công ty được chuyển nhượng dễ
dàng trên thị trường chứng khoán, vì thế bất kể cổ phiếu được chuyển
chủ bao nhiêu lần cuộc sống của công ty vẫn tiếp tục một cách bình
thường mà không bị ảnh hưởng. Đồng thời, nhờ cơ chế này nó đã tạo
7
nên sự di chuyển linh hoạt các luồng vốn xã hội theo các nhu cầu và cơ
hội đầu tư đa dạng của các công ty và công chúng.
II- TẠI SAO PHẢI CỔ PHẦN HÓA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ
NƯỚC
1. Đặc điểm của các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện
nay
Doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta ra đời và hoạt động trong cơ
chế kế hoạch hoá tập trung với một thời gian dài. Mặt khác, do hình
thành từ những nguồn gốc khác nhau và được sản xuất trên cơ sở của
nhiều quan điểm nên các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam có những
đặc trưng khác biệt so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, đó
là:
- Quy mô doanh nghiệp phần lớn nhỏ bé, cơ cấu phân tán, biêu
rhiện ở số lượng lao động và mức độ tích luỹ vốn.
- Trình độ kỹ thuật, công nghệ lạc hậu (từ 2-3 thế hệ, cá biệt tới
5-6 thế hệ), trừ một số rất ít (18%0 số doanh nghiệp Nhà nước được
đầu tư mới đây (sau khi có chính sách đổi mới), phần lớn các doanh
nghiệp Nhà nước đã được thành lập khá lâu, có trình độ kỹ thuật thấp.
Vì vậy khi chuyển sang kinh tế thị trường, khả năng cạnh tranh cả trong
nước lẫn quốc tế của doanh nghiệp Nhà nước rất yếu, ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động, khả năng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Do những đặc điểm trên nên khi chuyển sang kinh tế thị trường,
các doanh nghiệp Nhà nước không còn được bao cấp mọi mặt như trước
đây, mặt khác lại bị các thành phần kinh tế khác cạnh tranh quyết liệt,
nên nhiều doanh nghiệp Nhà nước không trụ nổi, dẫn đến phán sản, giải
thể.
2. Sự hoạt động kém hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước
8
Trước khi thực hiện cổ phần hoá, nước ta có hơn 6. 000 doanh
nghiệp Nhà nước, nắm giữ 88% tổng số vốn của các doanh nghiệp
trong nền kinh tế nhưng hiệu quả kinh doanh thấp, chỉ có khoảng 50%
doanh nghiệp Nhà nước là có lãi, trong đó thực sự làm ăn hiệu quả và
có triển vọng lâu dài chỉ chiếm dưới 30%. Trên thực tế doanh nghiệp
Nhà nước nộp ngân sách chiếm 80-85% tổng số thu nhưng nếu trừ khấu
hao cơ bản và thuế gián thu thì doanh nghiệp Nhà nước chỉ đóng góp
được trên 30% ngân sách Nhà nước. Đặc biệt nếu tính đủ chi phí, tài
sản cố định và đất theo giá thị trường thì các doanh nghiệp Nhà nước
hầu như không tạo ra được tích luỹ. Điều đó có nghĩa là hoạt động của
doanh nghiệp Nhà nước không tương xứng với phần đầu tư của Nhà
nước cho nó cũng như không tương xứng với tiềm lực của chính doanh
nghiệp Nhà nước.
Trình độ công nghệ còn lạc hậu, tình hình này có phần do hậu
quả nặng nề của thời kỳ kế hoạch hoá tập trung bao cấp trước đây và
ảnh hưởng nghiêm trọng của chiến tranh. Máy móc, thiết bị đã quá lạc
hậu, lỗi thời và hiện có đến 54, 3% doanh nghiệp Nhà nước Trung ương
và 74% doanh nghiệp Nhà nước đại phương còn sản xuất ở trình độ thủ
công. Chính điều này đã gây khó khăn cho việc tăng năng suất lao động
và nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Nhà nước.
Nhận thức được tầm quan trọng và tính tất yếu của việc cổ phần
hoá doanh nghiệp Nhà nước, Đảng và Nhà nước ta đã sớm đề ra chủ
trương, chính sách cổ phần hóa một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước
ngay từ đầu những năm 1990, từng bước thực hiện và đổi mới cho phù
hợp với từng giai đoạn của tiến trình cổ phần hóa.
3. Mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
9
Nghị định 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 của Chính phủ về
việc chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần đã
nêu rõ: Chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành các công ty cổ phần
nhằm các mục tiêu:
- Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức
kinh tế, tổ chức xã hội trong nước và nước ngoài để đầu tư đổi mới
công nghệ, tạo thêm việc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức
cạnh tranh, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước.
- Tạo điều kiện để người kinh doanh trong doanh nghiệp có cổ
phần và những người đã gióp vốn được làm chủ thực sự, thay đổi
phương thức quản lý, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh
có hiệu quả, tăng tài sản Nhà nước, nâng cao thu nhập của người lao
động, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước.
Như vậy một trong những mục đích quan trọng của cổ phần hóa
là để doanh nghiệp thu hút vốn nhàn rỗi trong và ngoài nước vào hoạt
động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển doanh nghiệp. Một mặt
nó sẽ góp phần tháo gỡ sức áp cho ngân sách Nhà nước, mặt khác
doanh nghiệp cổ phần có điều kiện mở rộng quy mô kinh doanh, đầu tư
đổi mới dây chuyền công nghệ, gắn trách nhiệm với lợi ích của chính
người lao động nên sẽ thúc đẩy tăng hiệu quả kinh doanh.
Cổ phần hoá tạo điều kiện cho người lao động được thật sự làm
chủ doanh nghiệp. Lợi ích của người lao động gắn chạt với hiệu quả
hoạt động của chính công ty, do đó người lao động làm việc với tinh
thần trách nhiệm cao, làm việc cho chính bản thân mình, bên cạnh đó
đòi hỏi Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc cũng phải thật sự năng động,
sáng tạo trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị
mình.
10
Thực hiện cổ phần hóa sẽ khắc phục được tình trạng buông lỏng
trong quản lý, tình trạng "vô chủ" của doanh nghiệp, đảm bảo sử dụng
các nguồn lực cho hoạt động kinh doanh một cách có hiệu quả, tăng
khả năng cạnh tranh, đứng vững trên thị trường. Mặt khác cổ phần hóa
doanh nghiệp Nhà nước sẽ tạo tiền đề cho thị trường chứng khoán ở
Việt Nam phát triển, đồng thời góp phần đắc lực vào việc thực hiện chủ
trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Đảng và Nhà nước.
Như vậy, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước giúp cho doanh
nghiệp Nhà nước đổi mới toàn diện cả về phương thức quản lý, giải
pháp về vốn, công nghệ, sản phẩm, khả năng cạnh trnah, hiệu quả hoạt
động để tồn tại và phát triển theo thời gian, tạo điều kiện thuận lợi để
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế khu
vực và thế giới.
III- QUÁ TRÌNH CỔ PHẦN HOÁ CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ
NƯỚC Ở VIỆT NAM - NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ
1. Quá trình thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước
Từ giữa năm 1992 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ
tướng Chính phủ) đã có quyết định về thí điểm chuyển một số doanh
nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần nhưng trong thời gian này vẫn
chưa có doanh nghiệp Nhà nước nào thực hiện chuyển đổi.
Ngày 4/3/1993 Thủ trướng Chính phủ đã ra chỉ thị 84/TTg về tiếp
tục thí điểm chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.
Qua 4 năm thực hiện (1992-1996) đã có 5 doanh nghiệp Nhà nước
thành công ty cổ phần.
Ngày 7/5/1996 Chính phủ ban hành Nghị định số 28/CP để đáp
ứng những đòi hỏi của thực tiễn cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước
11
đạt ra. Kết quả là cuối năm 1997 chúng ta đã tiến hành cổ phần hoá
được 13 doanh nghiệp.
Ngày 29/6/1998 Chính phủ đã ban hành Nghị định 44/CP về
chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Tính đến cuối
năm 1998 cả nước đã có 116 doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành
công ty cổ phần.
Ngày 19/6/2002 Chính phủ đã ban hành NĐ64/CP về chuyển
doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.
Hiện nay, doanh nghiệp Nhà nước còn khoảng 5.911 doanh
nghiệp, cả nước đã có 771 doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hoá
(Số liệu năm 2000), tuy số lượng doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang
công ty cổ phần chưa nhiều, thời gian hoạt động còn ít sang cổ phần
hoá đã khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế.
2. Những kết quả đạt được
Kết quả điều tra 240 doanh nghiệp sau hơn một năm hoàn thành
việc cổ phần hoá cho thấy nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp tăng
từ 1, 5-2 lần, doanh thu tăng từ 1, 4-1, 5 lần, tổng lợi nhuận thực hiện
tăng hơn 200% thu nhập của người lao động tăng 1, 4 đến 2 lần, trong
khi đó lao động được tuyển dụng tăng thêm từ 10-20%.
Mục tiêu của cổ phần hóa là huy động thêm vốn trong nước, đổi
mới phương thức để quản lý tạo động lực mới cho sự phát triển. Nói
riêng về việc huy động vốn, trong số 771 doanh nghiệp Nhà nước cổ
phần hoá có giá trị phần vốn Nhà nước 3. 000 tỷ đồng, qua cổ phần hoá
đã thu thêm được 2000 tỷ đồng của các cá nhân, pháp nhân. Đồng thời
thông qua việc bán cổ phiếu, Nhà nước đã thu thêm hơn 1. 150 tỷ đồng
để đầu tư và giải quyết chính sách cho người lao động trong doanh
nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần hoá. Bên cạnh đó phần vốn Nhà
12
nước tại các doanh nghiệp cổ phần hoá không mất đi mà lại tăng thêm
từ 10-15% so với giá trị trên sổ sách.
Kết quả sản xuất kinh doanh có lãi hay không được chứng minh
bằng việc chia cổ tức hàng quý, hàng tháng. Sau cổ phần hoá, doanh
thu của các công ty cổ phần đều tăng gấp hai lần so với trước. Điển
hình là công ty Điện lạnh năm 1999 doanh thu 178 tỷ đồng gần gấp 5
lần so với trước khi cổ phần hoá. Công ty cổ phần thuỷ sản Hạ Long
sau khi hoàn thành cổ phần hoá, doanh số tăng 30% năm. Năm 2001
mặc dù thị trường xuất khẩu gặp nhiều khó khăn nhưng doanh số của
công ty dự kiến vẫn đạt hơn 130 tỷ đồng. Về lợi tức cổ phần, về vốn,
rồi nộp ngân sách đều tăng so với trước khi cổ phần, không những thế
việc cổ phần hoá còn tạo thêm việc làm cho người lao động.
Khi doanh nghiệp chuẩn bị cổ phần hoá, người lao động rất lo
lăng bởi khi doanh nghiệp cổ phần hoá tài sản trong doanh nghiệp
không còn là của Nhà nước nữa, các ông chủ có thể sa thải công nhân.
Nhưng thực chất từ khi cổ phần hoá đến nay chưa có công nhân nào bị
sa thải. Riêng công ty cổ phần cơ điện lạnh thành phố Hồ Chí Minh
tăng từ 334 người lên 731 người, công ty cổ phần chế biến Long An từ
900 người lên 1. 280 người.
3. Những hạn chế
Chủ trương cổ phần hoá là một trong 4 nội dung đổi mới quản lý
doanh nghiệp Nhà nước đã được triển khai từ giữa năm 1992 theo tinh
thần của quyết định số 202CT-HĐBT. Mặc dù đã đạt được một số thành
tựu nhất định nhưng vẫn tồn tại nhiều bất cập tiếp tục phại giải quyết.
Rõ ràng là CPH đã mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp,
Nhà nước cũng như người lao động. Nhưng tại sao quá trình CPH diễn
ra vẫn còn chậm, chúng ta hãy tìm hiểu một số nguyên nhân.
13
3. 1. Từ phía Nhà nước và địa phương.
Một là: Các ngành, các cấp ở Trung ương và địa phương chưa
quán triệt các quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước về CPH
một số DNNN chuyển sang Công ty cổ phần.
Hai là, Công tác chỉ đạo của Nhà nước còn chậm và lúng túng
Nhà nước chưa có các văn bản đủ tầm cỡ về mặt pháp lý như luật, pháp
lệnh về CPH.
Ba là, một số chính sách chế độ cụ thể đối với các doanh nghiệp
CPH chưa đủ sức hấp dẫn, không lôi cuốn các doanh nghiệp hăng hái
tiến hành CPH.
3. 2. Từ phía người lao động
Mặc dù với kết quả khả quan bước đầu ở các doanh nghiệp CPH
nhưng người lao động vẫn còn nhiều băn khoăn lo ngại và đây chính là
một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tiến trình CPH còn
chậm chạp.
Thứ nhất, tệ tham nhũng trong các hoạt động kinh tế vẫn thường
xuyên xảy ra và ngày càng gia tăng gây thất thoát tiền của tài sản cho
Nhà nước của doanh nghiệp làm cho người lao động chưa thực sự tin
tưởng và hệ thống lãnh đạo của doanh nghiệp khi chuyển sang doanh
nghiệp cổ phần.
Thứ hai, người lao động không biết lấy tiền đâu để mua cổ phần.
Trong quá trình đổi mới nền kinh tế đời sống của đa số người lao động
làm việc trong các DNNN được nâng cao, nhưng khá nhiều người chỉ
đủ ăn chưa có tích luỹ về tiền và tài sản.
Thứ ba, do người lao động lo lắng về việc làm của họ sau CPH.
Liệu sau CPH việc làm của họ còn được tiếp tục hơn?
14
Thứ tư, do người lao động lo lắng đến vấn đề thu nhập sau khi
thực hiện CPH người lao động rất lo lắng đến việc này bởi nó ảnh
hưởng đến đời sống của họ và gia đình.
Tất cả những lo lắng trên của người lao động là chính đáng bởi
nó gần gũi, thiết thực với người lao động.
3. 3. Từ phía doanh nghiệp
Thứ nhất là, vấn đề tài sản và nợ của các DNNN. Việc xác định
giá trị doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn xung quanh vấn đề này.
Thứ hai là, do một số doanh nghiệp chưa nhận thức rõ tầm quan
trọng và mục tiêu CPH thiếu thống nhất trong chỉ đạo của cấp uỷ, công
đoàn, ban giám đốc, và cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp.
Thứ ba là, nhiều doanh nghiệp chưa hình dung hết quy trình
CPH, các thủ tục còn quá mới mẻ với họ.
Thứ tư là, các doanh nghiệp lo ngại sau khi CPH bị "phân biệt đối
xử" mặc dù chủ trương của Nhà nước là quyền lợi các thành phần kinh
tế ngang nhau.
3. 4. Những nguyên nhân khác
- Đất nước ta còn nghèo, lượng tiền tích luỹ trong dân cư còn ít
các DNNN phần lớn làm ăn còn kém hiệu quả. Người dân chưa có thói
quen chịu rủi ro bằng cách đầu tư mua cổ phiếu.
- Thị trường vốn chưa phát triển, thị trường chứng khoán mới
được hình thành nên hoạt động chưa có hiệu quả chưa tạo thuận lợi cho
việc thúc đẩy CPH.
- Huy động vốn của toàn xã hội là một mục tiêu chủ yếu của CPH
DNNN nhưng tỷ lệ cổ phần hóa bán ra ngoài còn quá thấp.
15
IV- QUY TRÌNH CHUYỂN ĐỔI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN.
Danh nghiệp Nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần, được
thực hiện theo những bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị cổ phần hóa
Các bộ, cơ quan ngang bộ cơ quan thuộc Chính phủ (gọi tắt là các
bộ), các Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi
tắt là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh), các tổng công ty lập danh sách cho
doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa từng năm báo cáo Thủ tướng
Chính phủ và gởi cho các doanh nghiệp để thực hiện. Các doanh nghiệp
Nhà nước trong danh sách cổ phần hóa báo cáo dựkiến danh sách các
thành viên trong Ban đổi mới quản lý tại doanh nghiệp lên bộ, Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh, tổng công ty để quy định. Các bộ, Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh, tổng công