Công nghiệp hoá không phải là một chủ trương mới của Đảng mà ngay từ Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960). Đảng ta đã xác định công nghiệp hoá là
nhiệm vụ trung tâm của thời kì quá độ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công
nghiệp, hẳn trước đây do nhiều nguyên nhân chủ quan có, khách quan có mà trong
đó nổi lên là do chủ quan, nóng vội, dập khuôn máy móc chúng ta đã mắc một số
sai lầm, khuyết điểm mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI và VII đã chỉ rõ. Tại
đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986). Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới
toàn diện, mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam. Trong đó công nghiệp hoá hiện đại hoá được coi là một mục quan trọng để
xây dựng tiền đề vật chất cho xã hội mới, xã hội chủ nghĩa. Trải qua 12 năm đổi
mới, nước ta đã thu được những thành tựu ban đầu về tất cả mọi mặt kinh tế, chính
trị, xã hội bước đầu đã đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, suy thoái. Điều này
chứng tỏ chủ trương của Đảng ta là đúng đắn.
Nước ta phải chịu hậu quả nặng nề của hai cuộc chiến tranh dành lại độc lập
nên nền kinh tế lớn tàn phá. Do tàn dư của chế độ cũ, những sai lầm trước đây để lại
cho nên nước ta vẫn còn nghèo lạc hậu thuộc loại thấp nhất thế giới. Chúng ta tiến
lên xã hội chủ nghĩa và bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa cho nên thiếu cơ sở vật chất
kỹ thuật hiện đại. Mặt khác theo lý thuyết của kinh tế chính trị, mỗi phương thức
sản xuất xã hội đều dựa trên một cơ sở vật chất, kỹ thuật tương ứng do đó chúng ta
cần tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
28 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6272 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Cơ sở lý luận và thực tiễn của
vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại
hoá ở nước ta
Mở đầu
I- Tính cấp bách của đề tài:
Công nghiệp hoá không phải là một chủ trương mới của Đảng mà ngay từ Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960). Đảng ta đã xác định công nghiệp hoá là
nhiệm vụ trung tâm của thời kì quá độ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công
nghiệp, hẳn trước đây do nhiều nguyên nhân chủ quan có, khách quan có mà trong
đó nổi lên là do chủ quan, nóng vội, dập khuôn máy móc chúng ta đã mắc một số
sai lầm, khuyết điểm mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI và VII đã chỉ rõ. Tại
đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986). Đảng ta đã đề ra đường lối đổi mới
toàn diện, mở ra bước ngoặt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam. Trong đó công nghiệp hoá hiện đại hoá được coi là một mục quan trọng để
xây dựng tiền đề vật chất cho xã hội mới, xã hội chủ nghĩa. Trải qua 12 năm đổi
mới, nước ta đã thu được những thành tựu ban đầu về tất cả mọi mặt kinh tế, chính
trị, xã hội bước đầu đã đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, suy thoái. Điều này
chứng tỏ chủ trương của Đảng ta là đúng đắn.
Nước ta phải chịu hậu quả nặng nề của hai cuộc chiến tranh dành lại độc lập
nên nền kinh tế lớn tàn phá. Do tàn dư của chế độ cũ, những sai lầm trước đây để lại
cho nên nước ta vẫn còn nghèo lạc hậu thuộc loại thấp nhất thế giới. Chúng ta tiến
lên xã hội chủ nghĩa và bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa cho nên thiếu cơ sở vật chất
kỹ thuật hiện đại. Mặt khác theo lý thuyết của kinh tế chính trị, mỗi phương thức
sản xuất xã hội đều dựa trên một cơ sở vật chất, kỹ thuật tương ứng do đó chúng ta
cần tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Đối với nước phát triển đã hoàn thành cách mạng kỹ thuật lần
Thế giới đã tiến hành song cách mạng kỹ thuật lần thứ nhất chuyển từ lao
động thủ công lên cơ giới. Ngày nay thế giới đang tiến hành cách mạng kỹ thuật lần
thứ hai. Các nước phát triển đã tiến hành xong công nghiệp hoá từ lâu. Chúng ta và
một số nước đang phát triển khác trên thế giới phải tiến hành công nghiệp hoá kết
hợp với hiện đại hoá nếu không sẽ ngày càng bị bỏ xa. Nước ta giờ vẫn mang nặng
là nước nông nghiệp lạc hậu. Tốc độ tăng trưởng do đó chậm vì vậy cần công
nghiệp hoá nông thôn. Như vậy tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta
đặt ra như là một nhiệm vụ có tính chất thời đại.
II- Mục đích, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Mục đích của đề cương làm rõ Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề công
nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta nhằm có những giải pháp, những hướng
đi thích hợp, đáp ứng những đòi hỏi của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội và
phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Để thực hiện mục tiêu trên, đề án có nhiệm vụ:
Một là, nghiên cứu một số vấn đề lí luận về nội dung, bản chất chung của công
nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Hai là, phân tích, tổng hợp, tìm kiếm những khó khăn cũng như những thuận
lợi khi tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá.
Ba là, hiện trạng của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta thông
qua “5 hoá”.
Bốn là, các giải pháp, hướng đi cơ bản để tiến hành công nghiệp hoá hiện đại
hoá ở nước ta hiện nay.
Bằng phương pháp lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và những thành tựu của khoa học xã hội, đồng thời coi trọng các
phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê để làm rõ nội dung nghiên
cứu của đề án, đưa ra những kiến nghị về phương hướng và giải pháp đổi mới
và hoàn thiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hợp với điều kiện thực
tế của nước ta.
Chương I
Công nghiệp hoá hiện đại hoá
những vấn đề về quan điểm
I- Quan điểm về công nghiệp hoá hiện đại hoá:
1. Một số quan điểm về công nghiệp hoá ở một số nước trên thế giới:
Thực tiễn lịch sử đã chỉ rõ để thủ tiêu tình trạng lạc hậu về kinh tế và xã hội,
khai thác tối ưu các nguồn lực và lợi thế, bảo đảm nhịp độ tăng trưởng nhanh và ổn
định, mỗi nước phải xác định cơ cấu kinh tế hợp lý, trang bị kĩ thuật ngày càng hiện
đại cho các ngành kinh tế. ở các nước đang phát triển quá trình ấy gắn liền với quá
trình công nghiệp hoá. Trong thực tiễn đến nay vẫn còn tồn tài nhiều quan điểm
khác nhau về phạm trù “công nghiệp hoá”.
Quan điểm đơn giản nhất về công nghiệp hoá cho rằng “công nghiệp hoá là
đưa đặc tính công nghiệp cho một hoạt động: Trang bị (cho một vùng, một nước)
các nhà máy, các ngành công nghiệp ...”. Quan điểm mang tính “triệt tự” này được
hình thành trên cơ sở khái quát quá trình công nghiệp hoá ở các nước Tây Âu và
Bắc Mỹ. Trong quá trình dài thực hiện công nghiệp hoá, các nước này chủ yếu tập
trung vào phát triển các ngành công nghiệp, sự chuyển biến của các hoạt động kinh
tế - xã hội khác chỉ là một hệ quả của quá trình công nghiệp hoá chứ không phải là
đối tượng trực tiếp của công nghiệp hoá. Quan điểm đơn giản này có những mặt
chưa hợp lí cũng như nó chỉ được sử dụng rất hạn chế trong thực tiễn. Có như vậy
là bởi vì quan điểm này không thấy mục tiêu của quá trình thực hiện, nó đồng nhất
quá trình công nghiệp hoá với quá trình phát triển công nghệ và đồng thời nó cũng
không thể hiện được tính lịch sử của quá trình công nghiệp hoá.
Ngoài ra trong sách báo Liên Xô (trước đây) tồn tại một định nghĩa phổ biến
cho rằng “công nghiệp hoá là quá trình xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí có khả
năng cải tạo cả nông nghiệp. Đó là sự phát triển công nghiệp nặng với ngành trung
tâm là chế tạo máy”. Quan điểm này xuất phát từ thực tiễn: khi công nghiệp hoá đã
phát triển đến một trình độ nhất định thì dù bị đế quốc bao vây, nội chiến thì thị
trường trong nước là nền tảng cho phát triển kinh tế. Hơn nữa quan điểm này chỉ
được cho là hợp lý trong điều kiện Liên Xô thời kì đó. Nhưng sẽ là sai nếu coi đó là
quan điểm phổ biến để áp dụng cho tất cả các nước trong điều kiện hiện nay.
2. Quan điểm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta:
Việt Nam đang hướng tới một nền kinh tế thị trường theo hướng xã hội chủ
nghĩa, có sự quản lý của nhà nước với mục tiêu là đảm bảo cho dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng, văn minh, an ninh quốc gia và sự bền vững của môi
trường. Nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, hiệu
quả kinh tế xã hội cao khi nền kinh tế ấy thực sự dựa trên cơ sở công nghiệp hoá,
hiện đại hoá. Đảng ta đã xác định công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước
ta thành nước công nghiệp có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý,
quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời
sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Dựa vào
nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây
dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất
khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những mặt hàng trong nước sản xuất có
hiệu quả. Khoa học và công nghệ là động lực của công nghiệp hoá. Nâng cao dân
trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người Việt Nam là nhân tố quyết định cho
thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
II- Thực chất, nội dung của công nghiệp hoá hiện đại hoá:
Thực chất của nền công nghiệp hoá là sự phát triển công nghệ, là quá trình
chuyển nền sản xuất xã hội công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ từ trình độ công
nghệ thấp lên trình độ công nghệ hiện đại. Lực lượng lao động sẽ chuyển dịch thích
ứng về cơ cấu ngành nghề, về trình độ tay nghề và học vấn. Công nghệ được biểu
hiện trong 4 thành phần: thiết bị, con người, thông tin và tổ chức quản lý. Phát triển
công nghệ theo nội dung trên là công nghiệp hoá về bản chất. Công nghệ đem lại
khả năng cạnh tranh hàng hoá trên thị trường và duy trì sự phát triển kinh tế - xã hội
bền vững, ngày càng cao là cơ sở vật chất để ổn định xã hội.
Ngoài ra, tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta đã nhấn mạnh
rằng công nghiệp hoá là sự nghiệp của toàn dân, của nhiều thành phần kinh tế, lấy
việc phát huy nguồn lực của con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và
bền vững. Động viên mọi người, mọi nhà, mọi cấp, mọi ngành cần kiệm trong sản
xuất, tiết kiệm trong tiêu dùng, dồn vốn cho đầu tư phát triển. Dựa vào nguồn lực ở
trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng một
nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu, đồng
thời thay thế nhập khẩu bằng những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả.
Khoa học và công nghệ là động học của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng cao
dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực của con người Việt Nam là nhân tố quyết
định cho thắng lợi của công cuộc nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Hiện đại hoá trong công nghiệp thường được hiểu là công nghiệp sử dụng
những yếu tố của công nghệ mới nhất hoặc là sử dụng thành tựu khoa học công
nghệ đã quốc tế hoá ở các nước đang phát triển.
Về nội dung của công nghiệp là quá trình quan tâm đến công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn, phát triển toàn diện nông lâm ngư nghiệp
gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, phát triển công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Mở rộng thương nghiệp, du lịch, dịch vụ ở cả
thành thị và nông thôn. Đẩy mạnh các hoạt động kinh tế đối ngoại, nâng cấp, cải
tạo, mở rộng là chính, xây dựng mới có trọng điểm kết cấu hạ tầng kinh tế, trước
hết ở những khâu ách tắc và yếu kém nhất đang cản trở sự phát triển. Xây dựng có
chọn lọc một số cơ sở công nghiệp nặng trong những ngành trọng yếu mà nhu cầu
đòi hỏi bức bách và có điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường, phát huy tác dụng
nhanh và có hiệu quả cao. Phát triển mạnh sự nghiệp nghiên cứu các ứng dụng khoa
học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hoá, thông tin, y tế, thể dục thể thao, bảo
vệ môi trường. Làm tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình. Hình thành dần một
số ngành mũi nhọn như chế biến lâm, nông, thuỷ sản, khai thác và chế biến dầu khí,
một số ngành cơ khí chế tạo, công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin. Hay nói
cách khác công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình phát triển cơ khí hoá, tự động
hoá, hoá học hoá, tin học hoá, sinh học hoá trong quản lý sản xuất, kinh doanh,
dụch vụ, quản lý kinh tế xã hội của đất nước, của các ngành kinh tế quốc dân. Để
thực hiện được quá trình này chúng ta phải có một thời gian lâu dài (khoảng 25
năm) kể từ năm 1995 và cùng với những cố gắng vượt bậc và phải vượt qua nhiều
thử thách, khó khăn thậm chí gay gắt khốc liệt. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá trong thời gian này được chia thành các giai đoạn.
Giai đoạn đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế năm
1995 - 2000.
Giai đoạn này thực hiện trên cở sở những thành quả bước đầu rất quan trọng
của 10 năm đổi mới kinh tế là về cơ bản đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh
tế, đẩy lùi được tình trạng lạm phát tốc độ kinh khủng (đỉnh điểm = 800%), ổn
định tình hình kinh tế xã hội và đời sống nhân dân.
Mục tiêu cơ bản của giai đoạn đẩy tới một bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá
nền kinh tế quốc dân là đưa đất nước ta thoát khỏi một đất nước nghèo và kém
phát triển, tạo được những điều kiện và môi trường thuận lợi để thực hiện giai
đoạn tiếp theo. Để thực hiện được mục tiêu này chúng ta phải tạo ra thu nhập
quốc dân cần thiết để đạt mức bình quân GDP đầu người tăng từ 2 - 2,5 lần so
với những năm 1990 tức là khoảng 400 - 500 USD. Muốn vậy dự kiến tốc độ
GDP bình quân hàng năm phải đạt khoảng 10%, dựa trên cơ sở phát triển
nhanh các ngành công nghiệp, công nghệ, kết cấu hạ tầng, công nghiệp hoá
công nghiệp, dịch vụ và kinh tế đối ngoại theo hướng công nghiệp hoá, hiện
đại hoá. Giai đoạn này phải phấn đấu đạt tới sử dụng 20% sức lao động cộng
với công nghệ, phương tiện và phương pháp công nghiệp tiên tiến, hiện đại.
Giai đoạn phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế từ năm 2001 -
2010.
Mục tiêu cơ bản của giai đoạn phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền
kinh tế quốc dân là đưa đất nước ta trở thành một nước có nền kinh tế phát
triển, đạt và vượt trình độ trung bình của thế giới, cơ mức bình quân GDP tính
theo đầu người tăng khoảng 2,5 - 3 lần so với năm 2000 tức là khoảng 800 -
1.000 USD. Muốn vậy dự kiến phải có tốc độ bình quân GDP tăng hàng năm
khoảng 13%, dựa trên cơ sở phát triển mạnh công nghiệp, công nghệ, kết cấu
hạ tầng, kinh tế đối ngoại và dịch vụ, công nghiệp nông thôn theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Giai đoạn này phải phấn đấu đạt tới sử dụng 50%
sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp công nghiệp
tiên tiến và hiện đại.
Giai đoạn hoàn thành cơ bản quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hiện đại
hoá nền kinh tế quốc dân từ 2011 - 2020.
Mục tiêu cơ bản của giai đoạn hoàn thành quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá nền kinh tế quốc dân là đưa đất nước ta trở thành đất nước dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng văn minh, vượt trình độ trung bình của các nước phát
triển trên thế giới.
Để thực hiện mục tiêu này cần đạt mức bình quân GDP tính theo đầu người
tăng 2 lần so với năm 2010, tức khoảng 2000 USD. Muốn vậy phải có tốt độ
tăng GDP hàng năm khoảng 15% dựa trên cơ sở phát triển bền vững các
ngành công nghiệp, công nghệ, kết cấu hạ tầng, kinh tế đối ngoại, dịch vụ
công nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Giai đoạn
này phấn đấu đạt tới sử dụng 80% sức lao động cùng với công nghệ phương
tiện và phương pháp công nghiệp tiên tiến và hiện đại.
Chương II
Công nghiệp hoá hiện đại hoá ở Việt Nam
I- NHững khó khăn
1. NHững khó khăn khách quan:
Sự sụp đổ chế độ XHCN của Liên Xô và các nước Đông Âu khiến cho chúng
ta mất thị trường lớn và sự giúp đỡ không nhỏ từ các nước này. Hơn nữa, trên thế
giới các nước đều đứng trước những cơ hội để phát triển, nhưng do ưu thế về vốn,
công nghệ, thị trường ... thuộc về các nước tư bản chủ nghĩa phát triển và các công
ty xuyên quốc gia cho nên các nước đang phát triển và chậm phát triển đang đứng
trước những thách thức to lớn, chênh lệch giàu nghèo giữa các nước còn mở rộng.
Cuộc cạnh tranh kinh tế, thương mại, khoa học, công nghệ diễn ra gay gắt trên
phạm vi toàn thế giới. Đặc biệt các thế lực đế quốc và thù địch, những kẻ chống chủ
nghĩa xã hội và độc lập dân tộc luôn chĩa mũi nhọn vào nước ta, tập trung phá hoại
nền tảng tư tưởng và tổ chức, lòng tin của nhân dân thông qua các diễn biến hoà
bình, xuyên tạc lịch sử, gieo rắc hoài nghi phủ nhận thành tựu cách mạng ...
2. Những khó khăn chủ quan:
Trước hết hiện nay nước ta vẫn là một trong những nước nghèo nhất trên thế
giới, trình độ phát triển kinh tế, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh
thấp, cơ sở vật chất kĩ thuật còn nhiều mặt lạc hậu, nhu cầu vốn đầu tư phát triển rất
lớn và cấp bách nhưng một bộ phận cán bộ và nhân dân còn tiêu xài lãng phí, tiêu
dùng quá mức mình làm ra, chưa tiết kiệm để dồn vốn cho phát triển. Nhà nước còn
thiếu chính sách để huy động vốn có hiệu quả nguồn vốn trong nhân dân. Như năm
1995, đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn trong nước (kể cả nguồn vốn khấu hao cơ
bản) chỉ chiếm 16,7% GDP, trong đó phần vốn ngân sách chỉ chiếm 4,2% GDP, còn
rất thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế để tiếp thu có hiệu quả nguồn vốn bên
ngoài. Hơn nữa nước ta có xuất phát điểm thấp, là một nước nông nghiệp có trình
độ thấp kém, hậu quả của chiến tranh và những thói quen còn tồn tại ở chế độ quan
liêu, bao cấp, kế hoạch hoá tập chung. Cơ chế thị trường ở nước ta còn sơ khai, vai
trò quản lí nhà nước đối với nền kinh tế xã hội còn yếu. Hệ thống quản lý kinh tế
còn đang trong quá trình chuyển đổi luật pháp, cơ chế, chính sách chưa đồng bộ,
nhất quán để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tài chính, ngân hàng, giá cả, các công
tác kế hoạch hoá, quy hoạch xây dựng quản lý đất đai, thủ tục hành chính ... còn
chưa thay đổi, đổi mới còn chậm. Trong xã hội nạn tham nhũng, buôn lậu, lãng phí
... vẫn nghiêm trọng kéo dài. Chúng ta không sử dụng nguồn vốn trong nước cũng
như nước ngoài một cách hợp lý, triệt để và tiết kiệm. Ngoài ra, nguồn nhân lực
nước ta tuy dồi dào nhưng trình độ còn thấp, chủ yếu là lao động thủ công, tầng lớp
trí thức, phó tiến sĩ, tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư có tuổi đời bình quân cao mà tầng
lớp thừa kế, trẻ tuổi, năng động còn ít.
II- NHững thuận lợi:
1. Những thuận lợi khách quan:
Sau thời kì chiến tranh lạnh, ngày nay thế giới đang ở vào xu thế hoà hoãn.
Hoà bình hợp tác hữu nghị là những điều kiện để chúng ta hợp tác với nước ngoài
một cách bình đẳng. Có điều kiện để tiếp cận với những khoa học hiện đại của cả
những nươc tư bản củ nghĩa tạo tiền đề cho công nghiệp hoá.
Do tính chất của thời đại vẫn không thay đổi, loài người vẫn đang ở trong thời
đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội luôn là một
xã hội cao đẹp mà mọi đất nước mọi dân tộc đều muốn vươn tới. Trên cơ sở cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ mà nội dung cơ bản là những tiến bộ
vượt bậc của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới ...
tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao, làm tăng nhanh tính chất xã hội của
học lượng sản xuất, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế
hoá nền sản xuất và đời sống xã hội. Hơn nữa cộng đồng thế giới đứng trước nhiều
vấn đề có tính toàn cầu (bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, phòng ngừa
và đẩy lùi bệnh tật hiểm nghèo) không một quốc gia riêng lẻ nào tự giải quyết mà
cần phải có sự hợp tác đa phương và sử lý thông qua Liên hợp quốc và các tổ chức
chuyên môn của Liên hợp các tổ chức quốc tế và khu vực.
Mặt khác, nước ta lại nằm trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương, là khu
vực đang phát triển và sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ cao. Trong khu vực diễn ra
xu thế tự do hoá thương mại và quá trình liên kết, hợp tác kinh tế cạnh tranh trên
nhiều tầng nếu: đại khu vực, khu vực, tiểu khu vực, tam giác, tứ giác ... trên thế
giới, cuộc chiến tranh lạnh giữa các nước đã kết thúc, nguy cơ chiến tranh thế giới
huỷ diệt bị đẩy lùi và hoà bình, ổn định và hợp tác để phát triển ngày càng trở thành
đòi hỏi bức xúc của các dân tộc và quốc gia trên thế giới. Các nước dành ưu tiên
cho phát triển kinh tế, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng
cường sức mạnh tổng hợp.
2. Những thuận lợi chủ quan.
Công cuộc đổi mới đang diễn ra ở nước ta sau 12 năm đã đạt được những
thành tựu to lớn, tạo tiền đề cần thiết cho phát triển kinh tế xã hội. Lạm phát ở
những năm 1986 - 1989 là 3 con số, bội chi ngân sách lớn 1987 là 5,5% GDP và
1988 là 8,3% GDP; năm 1988 so với năm 1989 thu nhập quốc dân tăng 2,7% nông
nghiệp giảm 2,3%. Cho đến những năm gần đây lạm phát giảm xuống còn 2 con số,
thiếu hụt ngân sách giảm từ 6,5% GDP xuống 4% và 1,2% (1991), cán cân thương
mại chuyển từ thiếu tình tràng hụt trên 9% GDP vào giữa những năm 80 sang mức
thặng dư khoảng 2% GDP (1991) GDP thực tế tăng 7% (1989), 4,5% (1990), 4%
(1991), 8,2% (1992). Đặc biệt nền kinh tế Việt Nam có dịp tăng tổng sản phẩm
trong nước năm 1996 (GDP) là 9,3%, sản lượng lương thực 29,14 triệu tấn, xuất
khẩu 3 triệu tấn gạo (là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 trên thế giới), chỉ só lạm phát
chỉ còn 4,5% và bội chi ngân sách chiếm 3,2% GDP.
Ngoài ra, từ khi có luật đầu tư nước ngoài thì số vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào nước ta không chỉ tăng lên số lượng vốn và dự án mà ngày càng có những
chuyển biến tích cực về cơ cấu đầu tư và chất lượng dự án. Nếu tổng số vốn đầu tư
đăng ký năm 1988 là 360 triệu USD thì đến năm 1996 là 8,6 tỉ USD. Hơn nữa nước
ta còn có một thuận lợi lớn là có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, có đủ 60
loại khoáng sản chủ yếu, có hơn 2000 km đường bờ biển, truyền thống cần cù chăm
chỉ củ