Thuật ngữ “rào cản” hay “hàng rào” trong thương mại chỉ được đề cập
chính thức trong một hiệp địng của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đó
là Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (Agreement on
Technical Barriers to Trade – TBT). Tuy nhiên trong hiệp định này, khái niệm
về hàng rào cũng không được rõ ràng mà chỉ thừa nhận rằng “không một
nước nào có thể bị ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất
lượng hàng hóa xuất khẩu của mình, hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khỏe
con người, động thực vật, bảo vệ môi trường hoặc để ngăn ngừa các hoạt
động có mục đích phá hoại khác, ở mức độ mà nước đó cho là phù hợp và
phải đảm bảo rằng các biện pháp này không được tiến hành với cách thức có
thể gây ra phân biệt đối xử một cách tùy tiện hay không thể biện minh được
giữa các nước, trong các điều kiện giống nhau, hoặc tạo ra các hạn chế trá
hình đối với thương mại quốc tế , hay nói cách khác là phải phù hợp với các
quy định trong hiệp định này”. Trong các vòng đàm phán song phương, đa
phương và vòng đàm phán Uruguay đều xuất hiện các rào cản thương mại và
hầu hết các lĩnh vực, với các biện pháp rất đa dạng và tinh vi.
Cho tới nay, có thể nói rằng thuật ngữ “rào cản” được dùng khá phổ
biến, tuy nhiên nó lại không phải là một thuật ngữ chính thống. Trong các văn
bản của WTO thuật ngữ này chỉ được sử dụng để đặt tên cho một hiệp định,
đó là “Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại” nhưng trong
nội dung của
71 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2620 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cơ sở lý luận và thực tiễn rào cản trong thương mại quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Luận văn
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
RÀO CẢN TRONG THƯƠNG MẠI
QUỐC TẾ
2
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN RÀO CẢN TRONG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI CÁC RÀO CẢN TRONG THƯƠNG
MẠI QUỐC TẾ (TMQT)
1.1.1 Khái niệm
Thuật ngữ “rào cản” hay “hàng rào” trong thương mại chỉ được đề cập
chính thức trong một hiệp địng của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đó
là Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (Agreement on
Technical Barriers to Trade – TBT). Tuy nhiên trong hiệp định này, khái niệm
về hàng rào cũng không được rõ ràng mà chỉ thừa nhận rằng “không một
nước nào có thể bị ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất
lượng hàng hóa xuất khẩu của mình, hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khỏe
con người, động thực vật, bảo vệ môi trường hoặc để ngăn ngừa các hoạt
động có mục đích phá hoại khác, ở mức độ mà nước đó cho là phù hợp và
phải đảm bảo rằng các biện pháp này không được tiến hành với cách thức có
thể gây ra phân biệt đối xử một cách tùy tiện hay không thể biện minh được
giữa các nước, trong các điều kiện giống nhau, hoặc tạo ra các hạn chế trá
hình đối với thương mại quốc tế , hay nói cách khác là phải phù hợp với các
quy định trong hiệp định này”. Trong các vòng đàm phán song phương, đa
phương và vòng đàm phán Uruguay đều xuất hiện các rào cản thương mại và
hầu hết các lĩnh vực, với các biện pháp rất đa dạng và tinh vi.
Cho tới nay, có thể nói rằng thuật ngữ “rào cản” được dùng khá phổ
biến, tuy nhiên nó lại không phải là một thuật ngữ chính thống. Trong các văn
bản của WTO thuật ngữ này chỉ được sử dụng để đặt tên cho một hiệp định,
đó là “Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại” nhưng trong
nội dung của
3
Hiệp định thì thuật ngữ này cũng không hề được nhắc lại. Vì vậy,
chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất về rào cản thương mại như sau: Rào
cản thương mại là bất kỳ biện pháp hay hành động nào có tác động gây cản
trở đối với các hoạt động thương mại quốc tế.
Để hiểu rõ hơn về các rào cản thương mại quốc tế, chúng ta sẽ đi sâu
vào việc phân loại các rào cản thương mại.
1.1.2. Phân loại rào cản trong thương mại quốc tế
“Rào cản” trong thương mại quốc tế chỉ là một khái niệm mang tính
chất tương đối. Chẳng hạn, thuế quan sẽ không trở thành rào cản nếu đó là
một mức thuế suất thấp hoặc rất thấp và không gây trở ngại gì cho thương mại
quốc tế, ngược lại nó sẽ trở thành rào cản nếu đó là một mức thuế suất cao,
hoặc caô hơn được áp dụng đối với hàng hóa cùng loại của một nước xuất
khẩu khác.
Có thể có hai cách phân loại các rào cản trong thương mại quốc tế như sau:
a. Theo cách tiếp cận của Tổ chức Thương mại thế giới
Theo cách tiếp cận, chúng ta có thể phân loại rào cản trong thương mại
quốc tế theo hai nhóm lớn là: rào cản thuế quan và rào cản phi thuế quan.
Rào cản thuế quan
Thuế quan là một trong những rào cản thương mại phổ biến nhất trong
thương mại quốc tế, do vậy trong hầu hết các vòng đàm phán thương mại đa
bên và song biên vấn đề thuấ quan luôn là trung tâm của các cuộc đàm phán
và thường chiếm nhiều nhất thời gian của các cuộc đàm phán. Trong thực
tiễn thương mại quốc tế có rất nhiều loại thuế và mức thuế suất khác nhau,
trong đó có ba loại mức thuế quan phổ biến sau:
Thuế phần trăm: (ad- valorem tariff): được đánh theo tỷ lệ phần
trăm giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu. Đay là loại thuế được sử dụng
phổ biến nhất hiện naynhưng nhìn chung vânx còn ở mức cao nên WTO kêu
gọi các nước thành viên tiếp tục cam kết cắt giảm.
Thuế phi phần trăm (non-ad - valorem tariff): bao gồm ba loại thuế
4
+ Thuế tuyệt đối: Thuế xác định bằng một khoản cố định trên một đơn
vị hàng nhập khẩu. Nó chủ yếu được áp dụng với hàng nông sản.
+ Thuế tuyệt đối thay thế: quy định quyền lựa chọn áp dụng thuế phần
trăm hay thuế tuyệt đối.
+ Thuế tổng hợp: là sự kết hợp cả thuế phần trăm và thuế tuyệt đối.
+ Thuế quan đặc thù: bao gồm nhiề lại hạn ngạch thuế quan, thuế quan,
thuế đối kháng, thuế chống bán phá giá, thuế thời vụ, thuế bổ sung.
+ Hạn ngạch thuế quan: là biện pháp quản lý nhập khẩu với hai mức
thuế suất nhập khẩu. Hàng hóa trong hạn ngạch thì có mức thuế quan còn thấp
còn hàng hóa ngoài hạn ngạch thì chịu mức thuế suất cao hơn.
+ Thuế đối kháng hay còn gọi là thuế chống trợ cấp xuất khẩu: Đay là
một khoản thuế đặc biệt đánh vào các sản phẩm nhập khẩu để bù lại việc nhà
sản xuất và xuất khẩu sản phẩm đó được Chính phủ nước xuất khẩu trợ cấp.
+ Thuế chống bán phá giá: là một loại thuế quan đặc biết được áp dụng
để ngăn chặn và đối phó với hàng nhập khẩu được bán vào thị trường nội địa
nhằm tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh.
+ Thuế thời vụ: là loại thuế với mức thuế suất khác nhau cho cùng một
loại sản phẩm. Thông thường được áp dụng cho các mặt hàng nông sản, khi
vào thời vụ thu hoạch trong nước thì áp dụng mức thuế suất cao nhằm bảo hộ
sản xuất trong nước, khi hết thời vụ thì trở lại mức thuế bình thường.
+ Thuế bổ sung: là một loại thuế được đặt ra để thực hiện biện pháp tự
vệ trong trường hợp khẩn cấp. Các chính phủ có thể sử dụng thuế bổ sung cao
hơn mức thuế thông thường nêu như khối lượng nhập khẩu của sản phẩm đó
tăng lên quá cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc có nguy cơ làm mất đi
một số ngành sản xuất nào đó trong nước.
+ Thuế phi tối huệ quốc (Non- MFN): còn gọi là thuế suất thong
thường. Đây là mức thuế cao nhất mà các nước áp dụng đối với những nước
chưa phải là thành viên của WTO và chưa ký kết hiệp định thương mại song
phương với nhau. Thuế này có thể nằm trong khoảng từ 20- 100%.
5
+ Thuế tối huệ quốc (MFN): là loại thuế mà các nước thành viên WTO
áp dụng cho những thành viên khác hoặc theo các Hiệp định song phương về
ưu đãi thuế quan. Đây là loại thuế có mức thuế suất thấp hơn nhiều so với
thuế suất thông thường.
+ Thuế quan ưu đãi phổ cập: (GSP) là loại thuế ưu đãi cho một số hàng
hóa nhập khẩu từ các nước đang phát triển được các nước phát triển cho
hưởng GSP. Mức thuếế này thấp hơn mức thuế tối huệ quốc.
+ Thuế áp dụng đối với các khu vực thương mại tự do: đây là loại thuế
có mức thuế suất thấp nhất hoặc có thể bằng không đối với nhiều loại mặt
hàng.
+ Các loại thuế quan ưu đãi khác: Đó là các loại thuế quan mà các
nước dành sự ưu đãi cho nhau ở một số mặt hàng như: các sản phẩm dược,
sản phẩm ô-tô,…
Rào cản phi thuế quan
Rào cản phi thuế quan bao gồm nhiều loại khác nhau, có thể được áp
dụng ở biên giới hay nội địa, có thể là các biện pháp hành chính hay các biện
pháp kỹ thuật bắt buộc hay tự nguyện… Dưới đây là một số rào cản phi thuế
quan chủ yếu:
Các biện pháp cấm: Trong số các biện pháp cấm được sử dụng
trong thực tiễn thương mại quốc tế có các biện pháp cấm như: cấm vận toàn
diện, cấm vận từng phần, cấm vận xuất khẩu đối với một số loại hàng hóa nào
đó (như hóa chất, chất nổ…).
Hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu: đó là những giới hạn về số lượng
hoặc về trị giá hàng xuất nhập khẩu được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu
trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). hạn ngạch này có thể do
nước nhập khẩu hoặc nước xuất khẩu tự áp đặt một cách dơn phương nhưng
cũng có loại hạn ngạch được áp đặt trên cơ sở tự nguyện của bên thứ hai (hạn
ngạch xuất khẩu tự nguyện).
6
Cấp giấy phép xuất nhập khẩu: Có hai loại giấy phép đó là giấy
phép về quyền hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu và giấy phép xuất nhập
khẩu đối với một số loại hàng hóa hoặc phương thức kinh doanh xuất nhập
khẩu nào đó. Chẳng hạn là giấy phép cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài được phép mua bán hàng hóa trên thị trường nội địa, giấy phép
nhập khẩu thuốc lá điếu và rượu ngoại, giấy phép kinh doanh tạm nhập tái
xuất… Ngoài ra còn có hai hình thức cấp giấy phép là cấp phép tự động và
không tự động. Việc sử dụng hình thức cấp phép không tự động có thể dẫn tới
những rào cản về các thủ tục hành chính và tăng chi phí.
Các thủ tục hải quan: Nếu các thủ tục hải quan đơn giản, nhanh
chóng thì đay chỉ là những biện pháp quản lý thông thường nhưng nếu nó trở
nên rườm rà, quá phức tạp, chậm chạp và thiếu trách nhiệm thì nó trở thành
một rào cản rất lớn, ví dụ như: các quy định về kiểm tra trước khi xếp hàng,
quy định về cửa khẩu thông quan, quy định về trị giá tính thuế hải quan…
Các rào cản kỹ thuếật trong thương mại quốc tế (TBT): Đó là các
quy định và các tiêu chuẩn kỹ thuật, các quy định về phòng thí nghiệm và quy
định về công nhận hợp chuẩn. Hiện nay, do còn sự khác biệt nhau giữa các
nước về việc công nhận các phòng thí nghiệm và tiêu chuẩn quốc tế, mà thực
tế chúng được áp dụng khá phổ biến ở một số nước, do vậy chúng trở thành
các rào cản về kỹ thuếật trong thương mại quốc tế. Tuy WTO đã phải thống
nhất các nguyên tắc chung và cam kết tại Hiệp định về các hàng rào kỹ thuếật
trong thương mại quốc tế song cachs thức tiến hành của các nước thường tạo
ra sự phân biệt hoặc là những hạn chế vô lý đối với thương mại.
Các biện pháp vệ sinh động- thực vật (SPS): Theo hiệp định về các
biện pháp kiểm dịch động- thực vật của WTO thì các biện pháp vệ sinh động-
thực vật bao gồm tất cả luật, nghị định, quy định, yêu cầu và thủ tục, kể cả các
tiêu chí sản phẩm cuối cùng; các quá trình và phương pháp sản xuất, thử
nghiệm, thanh tra, chứng nhận và làm thủ tục chấp nhận; xử lý kiểm dịch kể
7
cả các yêu cầu gần với việc vân chuyển động- thực vật hay gắn với các
nguyên liệu cần thiết cho sự tồn tại của chúng trong khi vận chuyển…
Các quy định về thương mại dịch vụ: như quy định về lập công ty,
chi nhánh và văn phòng đại diện, quy định về xây dựng và phát triển hệ thống
phân phối hàng hóa, quy định về quyền được tiếp cận các dịch vụ công một
cách bình đẳng… đều có thể trở thành các rào cản trong thương mại quốc tế
nếu như nó không được minh bạch hay có sự phân biệt đối xử.
Các quy định về đầu tư có liên quan đến thương mại: như lĩnh vực
không hoặc chưa cho phép đầu tư nước ngoài, tỉ lệ góp vốn tối thiểu hay tối
đa cho các lĩnh vực hoặc sản phẩm xác định, tỉ lệ xuất khẩu tối thiểu cho
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài… Đó là sự phân biệt đối xử giữa các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước, và
nó trở thành các rào cản thương mại quốc tế mà hiện nay ở các cuộc đàm
phán nó trở thành một chủ đề khá nóng bỏng.
Các quy định về sở hữu trí tuệ: đó là những quy định về xuất xứ
hàng hóa, các vấn đề về thương hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp , bí mật
thương mại… cũng có thể trở thành các rào cản thương mại hiện nay.
Các quy định chuyên nghành về các điều kiện sản xuất, thử nghiệm,
lưu thông và phân phối các sản phẩm được xác định trong các hiệp định của
WTO như: Hiệp định nông nghiệp, Hiệp định thương mại về hàng dệt và may
mặc. Hầu hết các nước trong Tổ chức thương mại thế giới WTO đều có quy
định quốc gia cho một số hàng hóa thuộc diện quản lý theo chuyên ngành,
cách thức và biện pháp quản lý của các nước cũng rất khác nhau và cũng có
thể trở thành các rào cản thương mại.
Các quy định về bảo vệ môi trường: bao gồm các quy định về môi
truờng bên ngoài lãnh thổ biên giới theo Hiệp ước hoặc công ước quốc tế; các
quy định trực tiếp về môi trường trong lãnh thổ quốc gia (quy định về tiêu
chuẩn môi trường, bao bì và tái chế bao bì, nhãn mác sinh thái…) và các quy
8
định có liên quan trực tiếp đến môi trường nhưng thuộc mục tiêu đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm (dư lượng chất kháng sinh và chất bảo vệ thực vật…).
Các rào cản về văn hóa: Sự khác biệt về văn hóa và cách nhìn nhận,
đánh giá về giá trị đạo đức xã hội, … cũng trở thành một trong các rào cản phi
thuế quan trong thương mại quốc tế.
Các rào cản địa phương: ở một số nước, pháp luật của Chính phủ
cũng có sự khác biệt so với các quy định mang tính địa phương. Chẳng hạn
như quy định về xuất nhập khẩu tiểu ngạch, quy định về phân luồng đường
cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa, quy định về các khoản phí và phụ
thuế… cũng đề có thể trở thành những rào cản thương mại.
b. Theo cách tiếp cận xây dựng báo cáo thường niên của Hoa Kỳ
Theo báo cáo hàng năm của Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) cho tổng
thống và Quốc hội Hoa Kỳ về rào cản thương mại của nước ngoài (theo yêu
cầu của Điều 181 Luật thương mại và thuế quan 1984, được sửa đổi bằng
Luật thương mại và cạnh tranh 1988 của Hoa Kỳ) thì các rào cản thương mại
quốc tế được chia thành 9 nhóm sau:
1) Chính sách nhập khẩu (thuế và các khoản lệ phí đối với hàng nhập
khẩu, hạn chế định lượng, giấy phép nhập khẩu, rào cản hải quan);
2) Tiêu chuẩn, kiểm tra, nhãn mác và chứng nhận (bao gồm việc áp
dụng các hạn chế không cần thiết, các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch
động thực vật cũng như các biện pháp môi trường, việc từ chối các tiêu chuẩn
của các nhà sản xuất Hoa Kỳ);
3) Mua sắm của chính phủ (chính sách mua sắm quốc gia và đấu thầu
hạn chế);
4) Trợ cấp xuất khẩu ( tài trợ cho xuất khẩu với các điều kiện ưu đãi và
trợ cấp đối với xuất khẩu nông sản);
5) Không bảo hộ sở hữu trí tuệ (không có các biện pháp phù hợp để bảo
vệ quyền sáng chế, phát minh, thương hiệu);
9
6) Các rào cản dịch vụ (thiếu các dịch vụ tài chính do các tổ chức tài
chính nước ngoài cung cấp, các quy định về dữ liệu quốc tế và các hạn chế
trong sử dụng dịch vụ xử lý dữ liệu của nước ngoài);
7) Các rào cản chống cạnh tranh (bao gồm cả các thực tiễn chống cạnh
tranh của các doanh nghiệp Nhà nước cũng như của các công ty Hoa Kỳ hay
các công ty nước ngoài khác);
8) Các rào cản khác (tham nhũng, hối lộ, … hoặc rào cản có ảnh hưởng
đến các lĩnh vực đơn lẻ).
1.1.3 Phạm vi và nục đích sử dụng các rào cản trong TMQT
Mặc dù ủng hộ tự do hoá thương mại, Chính phủ các quốc gia vẫn cứ
dựng nên các rào cản đối với TMQT, về hình thức có thể thay đổi nhưng
phạm vi và mức độ của các rào cản ngày càng tăng lên. Nếu như trước khi
thành lập WTO thì rào cản TMQT chỉ giới hạn trong phạm vi thương mại
hàng hoá thì ngày nay nó phát triển cả sang lĩnh vực dịch vụ, đầu tư và sử hữu
trí tuệ. Nếu như trước đây các biện pháp áp dụng chỉ là các biện pháp hành
chính ( cấm, hạn ngạch và giấy phép ) thì ngày nay nó hết sức đa dạng và tinh
vi, liên quan tới nhiều quốc gia. Sở dĩ như vậy là vì mục đích sử dụng cũng đa
dạng cả về kinh tế, chính trị và văn hoá.
Vì mục đích chính trị: chính phủ đưa ra các quyết định về chính sách
thương mại dựa trên sự tính toán, cân nhắc tới nhiều yếu tố có liên quan. Hoa
Kỳ và một số nước Tây âu là những điển hình trong việc sử dụng các rào cản
TMQT để đạt được mục đích chính trị. Một ví dụ điển hình là việc Hoa Kỳ
dành cho Israen chế độ thuế suất bằng không đối với hàng nông sản và nhiều
hàng hoá khác của Israen kể từ năm 1985. xuất phát từ động cơ chính trị mà
các nước thường sử dụng các biện pháp như: cấm vận, cấm nhập khẩu hoặc
xuất khẩu một loại hàng hoá nào đó hoặc áp dụng các mức thuế suất riêng biệt
rất cao,… ngoài ra, còn có các biện pháp phân biệt đối xử trong việc xếp loại
nước có nền kinh tế thị trường và nước chưa có nền kinh tế thị trường.
10
Bảo vệ việc làm: để ổn định tình hình xã hội, đặc biệt là nhằm đạt
được mục tiêu về giảm tỷ lệ thất nghiệp và tạo việc làm cho người lao động
trong nước, chính phủ có thể sử dụng các biện pháp khác nhau để hạn chế
nhập khẩu, thậm chí cả hạn chế nhập khẩu lao động như : thuế quan nhập
khẩu ở mức rất cao, hạn ngạch, thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá.
Ngoài ra có thể sử dụng các biện pháp nội địa như: trợ cấp, sử dụng các quy
định mua của địa phương hay sử dụng tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội theo
SA8000,…
Bảo vệ người tiêu dùng, kinh tế càng phát triển thì người tiêu dùng
càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng hàng hoá và dịch vụ, họ quan tâm nhiều
hơn đến các vấn đề sức khoẻ và sự an toàn hơn là giá cả đắt hay rẻ. Và để bảo
vệ người tiêu dùng, chính phủ cần có các biện pháp nhằm tác động tới các sản
phẩm nhập khẩu thông qua các quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm,
nhãn hiệu và bao gói.
Khuyến khích các lợi ích quốc gia, lợi ích quốc gia bao gồm một loạt
các quan tâm khác nhau. Trước hết là do yêu cầu của chiến lược phát triển
ngành sản xuất nội địa có thể dành cho nhà sản xuất trong nước những ưu tiên
hơn các doanh nghiệp nước ngoài. Thứ hai, Chính phủ của các nước cần phải
tạo dựng và khai thác các ngành sản xuất mà lợi thế cạnh tranh quốc gia có
thể thu được. Thứ ba, chính sách thương mại có thể được xây dựng nhằm tạo
dựng thị trường và đối tác thương mại có tính chiến lược. Thứ tư, vì các lợi
ích quốc gia liên quan đến việc duy trì văn hoá và bản sắc dân tộc, qua đó cho
phép tự do thương mại nếu các quốc gia khác bảo vệ một cách tích cực các
ngành công nghiệp của chính họ.
An ninh quốc gia: Vấn đề an ninh quốc gia luôn đòi hỏi phải sử dụng
các biện pháp nhập khẩu đối với một số mặt hàng như vũ khí, chất nổ.
Bảo vệ môi trường: môi trường là một trong những vấn đề được bàn
đến nhiều nhất hiện nay, nó đang trở thành vấn đề của toàn cầu và tất nhiên
11
mỗi quốc gia sẽ có những biện pháp cần thiết và thích hợp để bảo vệ môi
trường của quốc gia mình.
1.2 RÀO CẢN CHỦ YẾU ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI HÀNG DỆT MAY
Thuế quan là một trong những rào cản thương mại phổ biến nhất trong
thương mại quốc tế, nó được áp dụng hầu hết với các mặt hàng trong thương
mại quốc tế, và tất nhiên dệt may là một trong những mặt hàng chịu tác động
của các mức thuế quan khác nhau.
12
Trong thực tế thương mại quốc tế có rất nhiều loại thuế và mức thuế
suất được sử dụng và do vậy Tổ chức Thương mại Thế giới cũng không thể
có quy định một các cụ thể rằng các nước phải rằng buộc loại thuế nào. Tuy
nhiên dệt may là mặt hàng chủ yếu chịu sự tác động của các rào cản phi thuế
quan. Các loại thuế có thể áp dụng đối với hàng dệt may bao gồm:
Thuế phần trăm: đây là loại thuế được đánh theo tỷ lệ phần trăm giá
trị giao dịch của hàng hoá nhập khẩu. đây là loại thuế được áp dụng khá phổ
biến với hàng dệt may.
Thuế phi phần trăm bao gồm:
+ Thuế tuyệt đối: là loại thuế xác định một khoản cố định trên một đơn
vị hàng nhập khẩu, chủ yếu áp dụng cho các mặt hàng nông sản.
+ Thuế tuyệt đối thay thế: quy định quyền lựa chọn áp dụng thuế phần
trăm hay thuế tuyệt đối.
+ Thuế tổng hợp: là sự kết hợp cả thuế phần trăm và thuế tuyệt đối.
Thuế đặc thù: bao gồm hạn ngạch thuế quan, thuế đối kháng, thuế
chống bán phá giá và thuế bổ sung.
+ Hạn ngạch thuế quan: là biện pháp quản lý nhập khẩu với hai mức
thuế suất nhập khẩu. Hàng hoá trong hạn ngạch thì có mức thuế quan thấp còn
hàng hoá ngoài hạn ngạch thì chịu ,mức thuế suất cao hơn.
+ Thuế đối kháng hay còn gọi là thuế chống trợ cấp xuất khẩu. đây là
một khoản thuế đặc biệt đánh vào các sản phẩm nhập khẩu được bán vào thị
trường nội địa nhằm tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh.
+ Thuế bổ sung: là một loại thuế được đặt ra để thực hiện biện pháp tự
vệ trong trường hợp khẩn cấp. Các chính phủ có thể sử dụng thuế bổ sung cao
hơn mức thuế thông thường nếu như khối lượng hàng nhập khẩu của sản
phẩm đó tăng lên quá cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc có nguy cơ làm
mất đi một số ngành sản xuất nào đó trong nước.
13
1.3. Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và các rào cản kỹ
thuật đối với hàng dệt may trên thị trường Hoa Kỳ
1.3.1. Khái quát chung về Hiệp định
Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ gồm 4 phần: Tiếp cận thị
trường, thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ và đầu tư.
1. Tiếp cận thị trường:
Việt Nam đồng ý tiến hành những bước sau nhằm mở cửa thị trường:
Dành quy chế đối xử tối huệ quốc cho các hàng hoá của Mỹ;
Đối xử với các hàng hoá nhập khẩu giống như hàng hoá sản xuất
trong nước (còn được gọi là “đối xử quốc gia”);
Loại bỏ hạn ngạch đối với tất cả hàng hoá nhập khẩu trong thời hạn
từ 3 đến 7 năm;
Minh bạch hơn quy trình mua sắm của chí