Để đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng của người sử dụng, nhà cung cấp dịch vụ cần phải có các thiết bị định tuyến và chuyển mạch tốc độ cao. Mặc dù vậy, mạng lõi của nhà điều hành và nhà cung cấp dịch vụ thường chạy trên mạng đường trục ATM, nhưng phần lớn các kết nối tới nhà cung cấp vẫn duy trì tốc độ chuyển mạch chậm và các kiểu kết nối điểm-điểm, dẫn tới trễ và tắc nghẽn tại các điểm truy cập biên. Các bộ định tuyến lõi cũng góp phần vào trễ đường đi, vì mỗi bộ định tuyến phải thực hiện các giải pháp độc lập trên đường tốt nhất để chuyển tiếp gói. Thông thường IP phải được định tuyến trên ATM bằng việc sử dụng IP qua ATM qua các kênh ảo hoặc các giao thức trên ATM. Các phương thức chuyển tiếp này đã được chứng minh là không thuận tiện và phức tạp.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại toàn cầu là sự phát triển rộng khắp của mạng Internet đã làm ra đời một loạt các ứng dụng mới trong thương mại. Những ứng dụng này đòi hỏi phải tăng và đảm bảo băng thông trong mạng đường trục, ôn định chất lượng của các ứng dụng đó. Ngoài ra bên cạnh các dịch vụ dữ liệu truyền thống, thoại và các dịch vụ đa phương tiện đang được phát triển và triển khai. Nó đã làm nảy sinh các vấn đề cần phải có một mạng hội tụ cung cấp đầy đủ các dịch vụ với chất lượng cao.
Nhu cầu về một mạng hội tụ với phương thức chuyển tiếp đơn giản, thông minh mà có các đặc tính quản lý lưu lượng và chất lượng dịch vụ là một nhu cầu cấp thiết. Tất cả các yêu cầu đó có thể được đáp ứng bởi chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS (Multi Protocol Labed Switching), nó không bị hạn chế bởi các giao thức lớp 2 và lớp 3. Cùng với kĩ thuật điều khiển lưu lượng, MPLS (Multi Protocol Labed Switching) là một giải pháp quan trọng trong việc định tuyến, chuyển mạch và cung cấp chất lượng dịch vụ để đáp ứng được sự phát triển của các ứng dụng cũng như các nhu cầu dịch vụ của khách hang.
Ngoài ra mạng MPLS còn hỗ trợ các chức năng ưu việt của các mạng chuyển mạch gói khác như IP, ATM, FR. hội tụ được các ưu điểm của công nghệ chuyển mạch Datagram, VCI, VPI. trong phương thức chuyển mạch gói. Công nghệ MPLS còn có thể ứng dụng cho các mạng thế hệ sau như NGN (Next Generation Network-base).
84 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1968 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức, về chất lượng dịch vụ và việc triển khai, hỗ trợ chất lượng dịch vụ trong mạng MPLS (Multi Protocol Labed Switching), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Để đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng của người sử dụng, nhà cung cấp dịch vụ cần phải có các thiết bị định tuyến và chuyển mạch tốc độ cao. Mặc dù vậy, mạng lõi của nhà điều hành và nhà cung cấp dịch vụ thường chạy trên mạng đường trục ATM, nhưng phần lớn các kết nối tới nhà cung cấp vẫn duy trì tốc độ chuyển mạch chậm và các kiểu kết nối điểm-điểm, dẫn tới trễ và tắc nghẽn tại các điểm truy cập biên. Các bộ định tuyến lõi cũng góp phần vào trễ đường đi, vì mỗi bộ định tuyến phải thực hiện các giải pháp độc lập trên đường tốt nhất để chuyển tiếp gói. Thông thường IP phải được định tuyến trên ATM bằng việc sử dụng IP qua ATM qua các kênh ảo hoặc các giao thức trên ATM. Các phương thức chuyển tiếp này đã được chứng minh là không thuận tiện và phức tạp.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại toàn cầu là sự phát triển rộng khắp của mạng Internet đã làm ra đời một loạt các ứng dụng mới trong thương mại. Những ứng dụng này đòi hỏi phải tăng và đảm bảo băng thông trong mạng đường trục, ôn định chất lượng của các ứng dụng đó. Ngoài ra bên cạnh các dịch vụ dữ liệu truyền thống, thoại và các dịch vụ đa phương tiện đang được phát triển và triển khai. Nó đã làm nảy sinh các vấn đề cần phải có một mạng hội tụ cung cấp đầy đủ các dịch vụ với chất lượng cao.
Nhu cầu về một mạng hội tụ với phương thức chuyển tiếp đơn giản, thông minh mà có các đặc tính quản lý lưu lượng và chất lượng dịch vụ là một nhu cầu cấp thiết. Tất cả các yêu cầu đó có thể được đáp ứng bởi chuyển mạch nhãn đa giao thức MPLS (Multi Protocol Labed Switching), nó không bị hạn chế bởi các giao thức lớp 2 và lớp 3. Cùng với kĩ thuật điều khiển lưu lượng, MPLS (Multi Protocol Labed Switching) là một giải pháp quan trọng trong việc định tuyến, chuyển mạch và cung cấp chất lượng dịch vụ để đáp ứng được sự phát triển của các ứng dụng cũng như các nhu cầu dịch vụ của khách hang.
Ngoài ra mạng MPLS còn hỗ trợ các chức năng ưu việt của các mạng chuyển mạch gói khác như IP, ATM, FR... hội tụ được các ưu điểm của công nghệ chuyển mạch Datagram, VCI, VPI... trong phương thức chuyển mạch gói. Công nghệ MPLS còn có thể ứng dụng cho các mạng thế hệ sau như NGN (Next Generation Network-base).
Luận văn của em sẽ trình bày những kiến thức về công nghệ chuyển mạch nhãn đa giao thức, về chất lượng dịch vụ và việc triển khai, hỗ trợ chất lượng dịch vụ trong mạng MPLS (Multi Protocol Labed Switching).
Chương 1
CHUYỂN MẠCH NHÃN ĐA GIAO THỨC MPLS
1.1. TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN MẠCH NHÃN ĐA GIAO THỨC MPLS
1.1.1 Giới thiệu
Trong một vài năm gần đây, Internet đã phát triển thành một mạng lưới rộng khắp và tạo ra một loạt các ứng dụng mới trong thương mại. Những ứng dụng này mang đến đòi hỏi phải tăng và bảo đảm nhu cầu băng thông trong mạng đường trục. Thêm vào đó, ngoài các dịch vụ dữ liệu truyền thống được cung cấp qua Internet, thoại và các dịch vụ đa phương tiện đang được phát triển và triển khai. Internet đã làm nảy sinh vấn đề hình thành một mạng hội tụ cung cấp đầy đủ các dịch vụ. Tuy nhiên vấn đề đặt ra đối với mạng bởi các dịch vụ và ứng dụng mới là yêu cầu về băng thông và tốc độ lại đặt gánh nặng cho nguồn tài nguyên trên cơ sở hạ tầng Internet có sẵn
Bên cạnh vấn đề quá tải nguồn tài nguyên mạng. Một thách thức khác liên quan tới việc truyền các byte và bit qua mạng đường trục để cung cấp các cấp độ dịch vụ khác nhau đối với người dùng. Sự phát triển nhanh chóng của số người dùng và lưu lượng đã làm tăng thêm sự phức tạp của vấn đề. Vấn đề cấp độ dịch vụ ( CoS ) và chất lượng dịch vụ ( QoS- Quality of Service) phải được quan tâm để có thể đáp ứng được những yêu cầu khác nhau của lượng lớn người dùng mạng Internet.
Nhu cầu về một phương thức chuyển tiếp đơn giản mà các đặc tính quản lý lưu lượng và chất lượng với phương thức định tuyến, chuyển tiếp thông minh là một yêu cầu cấp thiết. Tất cả các yêu cầu đó có thể được đáp ứng bởi chuyển mạch nhãn đa giao thức (MPLS – Multi Protocol Labed Switching), đó là một phương thức không bị hạn chế bởi các giao thức lớp 2 và lớp 3. Với các đặc tính đó MPLS đóng một vai trò quan trọng trong việc định tuyến, chuyển mạch và chuyển tiếp gói thông qua các mạng thế hệ sau để đáp ứng các yêu cầu của người dùng mạng.
1.1.2 Định tuyến và chuyển mạch gói truyền thống
Bước phát triển khởi đầu của mạng Internet chỉ quan tâm tới những yêu cầu truyền dữ liệu qua mạng. Internet chỉ cung cấp các ứng dụng đơn giản như truyền file hay Remote login. Để thực hiện những yêu cầu này, môt định tuyến nền dựa trên phần mền đơn giản, với giao diện mạng để hỗ trợ mạng đường trục dựa trên T1/E1- hay T3/E3 đã có là đủ. Với những yêu cầu đòi hỏi tốc độ cao và băng thông lớn, các thiết bị có khả năng chuyển mạch ở lớp 2 ( Lớp liên kết dữ liệu ) và lớp 3 ( Lớp mạng ) ở ngay mức phần cứng phải được phát triển. Thiết bị chuyển mạch lớp 2 quan tâm đến vấn đề nghẽn trong mạng con của môi trường mạng cục bộ. Thiết bị chuyển mạch lớp 3 giúp giảm bớt nghẽn trong định tuyến lớp 3 bằng cách chuyển việc tìm kiếm tuyến cho một chuyển mạch phần cứng tốc độ cao.
Các giải pháp trước đây chỉ quan tâm tới tốc độ truyền của các gói khi chúng truyền qua mạng chứ không quan tâm tới thông tin yêu cầu dịch vụ có trong gói. Hầu hết các giao thức định tuyến sử dụng ngày này đều dựa trên thuật toán được thiết kế để tìm ra con đường ngắn nhất trong mạng với các gói truyền tải mà không quan tâm tới các yếu tố khác ( như trễ, rung pha, nghẽn), mà có thể làm giảm bớt đáng kể chức năng mạng và chất lượn dịch vụ có trong mạng.
1.1.3 MPLS là gì?
MPLS là một framework do IETF đưa ra, cung cấp thiết kế hiệu quả cho việc định tuyến, chuyển tiếp, chuyển mạch cho luông lưu lượng qua mạch.
MPLS thực hiện những chức năng sau:
- Định quá trình quản lý lưulượng luồng của các mạng khác nhau, như luồng giữa các máy, phần cứng khác nhau hoặc thậm chí luồng giữa các ứng dụng khác nhau.
- Duy trì sự độc lập của giao thức lớp 2 và lớp 3.
- Cung cấp cách thức để ánh xạ các địa chỉ IP thành các nhãn đơn giản có độ dài không đổi được sử dụng bởi các công nghệ chuyển tiếp gói và chuyển mạch gói khác nhau.
- Giao diện chung đối với các giao thức định tuyến như RSVP và OSFP. - Hỗ trợ IP, ATM, Frame Relay.
Trong MPLS, dữ liệu được chuyển theo LSP. LSP là một chuỗi các nhãn ở mỗi node từ nguồn tới đích. LSP được thiết lập theo chu kỳ để truyền dữ liệu (control- driven) hoặc dựa trên sự phát hiện có một luồng dữ liệu nào đó (data-driven). Các nhãn, theo giao thức đã được định sẵn sẽ được phân phối sử dụng LDP hoặc RSVP hoặc được “cõng” trên một giao thức định tuyến như BGP và OSFP. Mỗi gói dữ liệu được đóng gói và mang nhãn trong suốt hành trình từ nguồn tới đích. Tốc độ chuyển mạch cao vì nhãn có chiều dài cố định được chèn vào đầu gói hay tế bào và có thể được sử dụng bởi phần cứng để chuyển tiếp gói nhanh chóng giữa các tuyến.
1.1.4. Lợi ích của MPLS
MPLS mang lại nhiều lợi ích như :
- Kỹ thuật lưu lượng: Cung cấp các khả năng thiết lập đường truyền mà lưu lượng sẽ truyền qua mạng và khả năng thiết lập chất lượng cho các cấp độ dịch vụ (CoS) và chất lượng dịch vụ (QoS- Quality of Service) khác nhau.
- Cung cấp IP dựa trên các mạng riêng ảo: Bằng việc sử dụng MPLS, các nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp đường hầm IP đi qua mạng của họ mà không cần thiết mã hoá hay các ứng dụng đầu cuối - người sử dụng.
- Loại bỏ cấu hình đa lớp: Thông thường, phần lớn các nhà điều hành mạng cung cấp mô hình chồng lấn mà ATM được sử dụng tại lớp 2 và IP được sử dụng tại lớp 3. Bằng việc sử dụng MPLS, các nhà điều hành mạng có thể mang chức năng của mặt điều khiển ATM vào lớp 3, do đó sẽ làm đơn giản hóa mạng và việc quản lý mạng.
- Tuyến hiện: Một đặc điểm chính của MPLS là sự hỗ trợ của nó đối với các tuyến hiện. Các đường chuyển mạch nhãn được định tuyến sẵn hiệu quả hơn so với tuỳ chọn tuyến nguồn trong IP.
- Hỗ trợ đa liên kết và đa giao thức: Thành phần chuyển tiếp chuyển mạch nhãn là không xác định với một lớp mạng cụ thể. Ví dụ cùng một thành phần chuyển tiếp cũng có thể được sử dụng khi đang thực hiện chuyển mạnh nhãn với IP cũng như IPX. Chuyển mạch nhãn cũng có thể hoạt động ảo trên mọi giao thức liên kết dữ liệu thông qua ATM.
- Internet có ba nhóm ứng dụng chính: voice, data, video với các yêu cầu khác nhau. Voice yêu cầu độ trễ thấp, cho phép thất thoát dữ liệu để tăng hiếu quả. Video cho phép thất thoát dữ liệu ở mức chấp nhận được, mang tính thời gian thực (realtime). Data yêu cầu độ bảo mật và chính xác cao. MPLS giúp khai thác tài nguyên mạng đạt hiệu quả cao. Đó cũng là thế mạnh của MPLS.
- Điểm vượt trội của MPLS so với mô hình IP over ATM: Khi hợp nhất với chuyển mạch ATM, chuyển mạch nhãn tận dụng những thuận lợi của các tế bào ATM - chiều dài thích hợp và chuyển với tốc độ cao. Trong mạng đa dịch vụ chuyển mạch nhãn cho phép chuyển mạch BPX/MGX nhằm cung cấp dịch vụ ATM, Frame, Replay và IP Internet trên một mặt phẳng đơn trong một đường đi tốc độ cao. Các mặt phẳng (Platform) công cộng hỗ trợ các dịch vụ này để tiết kiệm chi phí và đơn giản hóa hoạt động cho nhà cung cấp đa dịch vụ. ISP sử dụng chuyển mạch ATM trong mạng lõi, chuyển mạch nhãn giúp các các dòng Cisco, BPX8600, MGX8800 ( xem: Quanlity of Service (QoS). Web Technology Document), Router chuyển mạch đa dịch vụ 8540 và các chuyển mạch Cisco ATM giúp quản lí mạng hiệu quả hơn. Chuyển mạch nhãn tránh những rắc rối gây ra do có nhiều router ngang hàng và hỗ trợ cấu trúc phân cấp (hierarchical structure) trong một mạng của ISP.
- Sự tích hợp: MPLS xác nhập tính năng của IP và ATM chứ không xếp chồng lớp IP trên ATM. MPLS giúp cho cơ sở hạ tầng ATM thấy được định tuyến IP và loại bỏ các yêu cầu ánh xạ giữa các đặc tính IP và ATM.
- Độ tin cậy cao hơn: Với cơ sở hạ tầng ATM, MPLS có thể kết hợp hiệu quả với nhiều giao thức định tuyến IP over ATM thiết lập một mạng lưới (mesh) dịch vụ công cộng giữ các router xung quanh một đám mây ATM.
- Hỗ trợ hiệu quả cho Mulicast và RSVP: Khác với MPLS, xếp lớp IP trên ATM nảy sinh nhiều bất lợi, đặc biệt trong việc hỗ trợ các dịch vụ IP như IP muticast và RSVP ( Resource Reservation Protocol - RSVP). MPLS hỗ trợ các dịch vụ này, kế thừa thời gian và công việc theo các chuẩn và khuyến khích tạo nên ánh xạ xấp xỉ của các đặc trưng IP&ATM.
- Sự đo lường và quản lí VPN: MPLS có thể tính được các dịch vụ IP VPN và rất dễ quản lí các dịch vụ VPN quan trọng để cung cấp các mạng IP riêng trong cơ sở hạ tầng của nó. Khi một ISP cung cấp dịch vụ VPN hỗ trợ nhiều VPN riêng trên một cơ sở hạ tầng đơn.Với một đường trục MPLS, thông tin VPN chỉ được xử lí tại một điểm ra vào. Các gói mang nhãn MPLS đi qua một đường trục và đến điểm ra đúng của nó. Kết hợp MPLS với MP-BGP (Mutiprotocol Broder Gateway Protocol) tạo ra các dịch vụ VNP dựa trên nền MPLS (MPLS-based VNP) dễ quản lí hơn với sự điều hành chuyển tiếp, mở rộng thêm các thành viên VPN.
- Giảm tải trên mạng lõi: Các dịch vụ VPN hướng dẫn cách MPLS hỗ trợ mọi thông tin định tuyến để phân cấp. Hơn nữa, có thể tách rời các định tuyến Internet khỏi lõi mạng cung cấp dịch vụ. Giống như dữ liệu VPN, MPSL chỉ cho phép truy suất bảng định tuyến Internet tại điểm ra vào của mạng. Với MPSL, kĩ thuật lưu lượng truyền ở biên của AS được gắn nhãn để liên kết với điểm tương ứng. Sự tách rời của định tuyến nội khỏi định tuyến Internet đầy đủ cũng giúp hạn chế lỗi, ổn định và tăng tính bảo mật.
1.2. MPLS VÀ CÁC THÀNH PHẦN
1.2.1. Kiến trúc MPLS
Hình 1.1: Kiến trúc MPLS-VPN.
Hình 1.2: Cấu trúc VRF
Các thành phần cơ bản của MPLS gồm có:
- Mạng khách hàng ( Customer Network): thường là miền điều khiển của khách hàng gồm cá thiết bị hoặc router trải rộng trên nhiều site của cùng một khách hang là các router CE.
- Mạng nhà cung cấp ( Provider Network): Miền thuộc phần điều khiển của nhà cung cấp gồm các router biên (edge) và lõi (core) để kết nối các site trong cùng một hạ tầng mạng là các router PE.
- Các thành phần định tuyến VRF (VRF-Virtual Routing and Forwarding Table): Hình sau cho thấy chức năng của VRF trên một router PE thực hiện tách tuyến khách hàng. Quan sát hình dưới, Cisco IOS hỗ trợ các giao thức định tuyến khác nhau như những tiến trình định tuyến riêng biệt (OSPF, EIGRP…) trên router. Tuy nhiên, một số giao thức như RIP và BGP, IOS chỉ hỗ trợ một instance của giao thức định tuyến. Hiện tại Cisco IOS hỗ trợ RIPv2, EIGRP, BGPv4 (nhiều instance), và OSPFv2 (nhiều tiến trình) được dùng cho VRF để trao đổi thông tin định tuyến giữa CE và PE.
1.2.2 LSRs và LERs
Thiết bị trong giao thức MPLS có thể được phân loại thành LERs và LSRs. Một LSR là một thiết bị định tuyến tốc độ cao trong lõi của mạng MPLS tham gia vào quá trình thiết lập LSP sử dụng giao thức thích hợp và chuyển mạch tốc cao luồng dữ liệu dựa trên con đường đã được thiết lập.
Một LER là một thiết bị hoạt động ở biên của mạng truy cập và mạng MPLS. LER hỗ trợ nhiều cổng (port) nối tới các mạng không tương đồng (như ATM, Fram Relay, Ethenet) và chuyển những luồng lưu lượng này tới mạng MPLS sau khi thiết lập các LSP, sử dụng giao thức báo hiệu nhãn ở đầu vào và phân phối lưu lượng trở lại mạng truy cập ở đầu ra. LER đóng vai trò rất quan trọng trong việc gán và bỏ nhãn khi các luồng lưu lượng vào và tồn tại trong mạng MPLS.
Hình 1.3 : Vị trí của LSR và LER trong mạng MPLS.
1.2.3. Lớp chuyển tiếp tương đương FEC
FEC là biểu diễn một nhóm các gói chia sẻ những yêu cầu như nhau về việc truyền tải. Tất cả các gói trong một nhóm được đối xử như nhau trên tuyến cho tới đích. Ngược lại so với chuyển tiếp của gói IP, trong MPLS việc gán một nhãn nhất định cho một FEC nhất định chỉ được thực hiện một lần, khi gói vào mạng. Các FEC dựa trên yêu cầu dịch vụ đối với một tập các gói cho sẵn. Mỗi LSR xây dựng một bảng để xác định một gói được chuyển tiếp như thế nào. Bảng này gọi là bảng cơ sở dữ liệu của nhãn (LIB), gồm các ràng buộc FEC-tới-nhãn.
1.2.4. Nhãn
Một nhãn, dạng đơn giản nhất, phân biệt con đường một gói sẽ đi. Nhãn được mang hoặc đóng gói ở tiêu đề lớp 2 của gói. Bộ định tuyến nhận được sẽ kiểm tra nội dung nhãn của gói để xác định chặng kế tiếp. Khi một gói được gán nhãn, cuộc hành trình của gói qua mạng đường trục sẽ dựa trên chuyển mạch nhãn. Giá trị của nhãn chỉ có giá trị địa phương, nghĩa là chỉ gắn liền với chặng giữa các LSR. Khi một gói được xếp vào một FEC đã có hay mới, thì nhãn sẽ được gán cho gói. Giá trị nhãn được lấy từ lớp liên kết dữ liệu. Với lớp liên kế dữ liệu ( như Frame Relay hay ATM), định danh lớp 2, như DLCI trong trường hợp mạng Frame Relay hay VPIs/VCIs trong trường hợp mạng ATM có thể được sử dụng trực tiếp như nhãn. Các gói được chuyển dựa trên giá trị nhãn.
Hình 1.4: Mô hình Giao thức phân bổ nhãn
Nhãn được ràng buộc tới một FEC theo một vài sự kiện hoặc một vài cách thức chỉ ra sự cần thiết đối với sự ràng buộc. Những sự kiện có thể là ràng buộc data- driven hay ràng buộc control-driven.
Gán nhãn có thể được quyết định dựa trên tiêu chuẩn chuyển tiếp như:
Định tuyến đơn hướng
Công nghệ điều khiển lưu lượng (TE)
Multicast
Chất lượng dịch vụ (QoS- Quality of Service)
Định dạng thông thường của nhãn được cho như Hình 3. Nhãn có thể được nhúng trong tiêu đề của lớp liên kết dữ liệu ( ATM VCI/VPI như hình 6 và Frame Relay DLCI như hình 7) hoặc được chèn vào ( giữa tiêu đề lớp 2 và tiêu đề lớp 3 như trong hình 8)
Hình 1.5: Định dạng chung của nhãn.
Hình 1.6: ATM với lớp liên kết dữ liệu.
Hình 1.7 : Frame Relay với lớp liên kết dữ liệu.
Hình 1.8 : Nhãn được chèn vào giữa lớp 2 & lớp 3.
->Tạo nhãn :
Có một vài phương pháp để tạo nhãn
- Phương pháp dựa trên giao thức (topology – base method) sử dụng quá trình của giao thức định tuyến ( như OSPF & BGP ).
- Phương pháp dựa trên yêu cầu ( Request – base method ) sử dụng quá trình yêu cầu dụa trên điều khiển chèn.
- Phương pháp dựa trên lưu lượng ( traffic – base method ) sử dụng một gói để kích hoạt sự gán & phản hồi nhãn.
Phương pháp dựa trên giao thức và dựa trên yêu cầu là ví dụ của rằng buộc nhãn Control – Driven, trong khi phương pháp dựa trên lưu lượng là ví dụ của sự rằng buộc của Data – Driven.
->Phân phối nhãn:
Kiến trúc MPLS không giao chỉ tiêu cho một phương pháp báo hiệu nào mà dựa vào việc phân bổ nhãn. Các giao thức định tuyến đang tồn tại như LDP, BGP đã được nâng cao để có thể “ cõng “ thông tin nhãn trong nội dung của giao thức. RSVP cũng đã được mở rộng để hỗ trợ chuyển giao. IETF đã định nghĩa một giao thức mới được gọi là giao thức phân bổ nhãn LDP để thực hiên báo hiệu và quản lý không gian nhãn. Nó được mở rộng dựa trên các yêu cầu của QoS và CoS. Sự mở rộng này tạo ra giao thức CR-LDP. MPLS dùng các phương thức phân phối nhãn như sau:
+ Yêu cầu xuôi dòng (Downstream on demand).
+ Tự nguyện xuôi dòng (Unsolicited downstream).
->Không gian nhãn:
Cisco Express Forwarding (CEF) là nền tảng cho MPLS và hoạt động trên các router của Cisco. Do đó, CEF là điều kiện tiên quyết trong thực thi MPLS trên mọi thiết bị của Cisco ngoại trừ các ATM Switch chỉ hỗ trợ chức năng của mặt phẳng chuyển tiếp dữ liệu. CEF là một cơ chế chuyển mạch thuộc sở hữu của Cisco nhằm làm tăng tính đơn giản và khả năng chuyển tiếp gói IP. CEF tránh việc viết lại overhead của cache trong môi trường lõi IP bằng cách sử dụng một cơ sở thông tin chuyển tiếp (FIB – Forwarding Information Base) để quyết định chuyển mạch. Nó phản ánh toàn bộ nội dung của bảng định tuyến IP (IP routing table), ánh xạ 1-1 giữa FIB và bảng định tuyến. Khi router sử dụng CEF, nó duy trì tối thiểu 1 FIB, chứa một ánh xạ các mạng đích trong bảng định tuyến với các trạm kế tiếp (next-hop adjacencies) tương ứng. FIB ở trong mặt phẳng dữ liệu, nơi router thực hiện cơ chế chuyển tiếp và xử lý các gói tin. Trên router còn duy trì hai cấu trúc khác là cơ sở thông tin nhãn (LIB – Label Information Base) và cơ sở thông tin chuyển tiếp nhãn (LFIB – Label Forwarding Information Base). Nhãn được sử dụng LSR cho ràng buộc FEC có thể được phân chia như sau:
+ Per platform : Giá trị nhãn là độc nhất qua toàn bộ LSR. Nhãn được phân cấp phát từ một quỹ chung. Không có hai nhãn trên hai giao diện khác nhau có cùng giá trị.
+ Per interface : Phạm vi của nhãn kết hợp với giao diện. Những quỹ nhãn được định nghĩa cho mỗi giao diện, và các nhãn được cung cấp ở những giao diện đó được cấp phát từ những quỹ tách biệt.
-> Kết hợp nhãn:
Luồng đầu vào của lưu lượng từ các giao diện khác nhau có thể được kết hợp lại với nhau và thực hiện chuyển mạch dựa trên một nhãn chung nếu nó được truyền qua mạng tới cùng đích cuối cùng. Nếu mạng truyền tải lớp dưới là mạng ATM, các LSR có thể thực hiện việc kết hợp VP và VC.
-> Cầm giữ nhãn:
MPLS định nghĩa cách đối xử với ràng buộc nhãn nhận được từ các LSR mà không có chặng tiếp với một FEC đã cho. Có hai mode được định nghĩa:
- Conservative : Trong mode này, ràng buộc giữa nhãn và FEC nhận được từ các LSR mà không có chặng tiếp với một FEC đã cho sẽ bị bỏ. Mode này yêu cầu các LSR duy trì ít nhãn hơn. Đây là mode được khuyến cáo cho ATM-LSRs.
- Liberal : Trong mode này, ràng buộc giữa nhãn và FEC nhận được từ các LSR mà không có chặng tiếp với một FEC đã cho được giữ lại. Mode này đòi hỏi thích ứng nhanh hơn với sự thay đổi topo mạng và cho phép chuyển lưu lượng tới các LSP khác trong trường hợp thay đổi.
Hình 1.9 : Quá trình báo hiệu.
-> Điều khiển nhãn:
Bộ chuyển nhãn sử dụng một thuật toán chuyển tiếp dựa vào việc hoán đổi nhãn. Nút MPLS lấy giá trị trong nhãn của gói vừa đến làm chỉ mục đến LFIB. Khi giá trị nhãn tương ứng được tìm thấy, MPLS sẽ thay thế nhãn trong gói đó bằng nhãn ra (outgoing label) từ mục con (subentry) và gửi gói qua giao tiếp ngõ ra tương ứng đến trạm kế đã được xác định. Nếu nút MPLS chứa nhiều LFIB trên mỗi giao tiếp, nó sử dụng giao tiếp vật lý nơi gói đến để chọn một LFIB cụ thể phục vụ chuyển tiếp gói. Các thuật toán chuyển tiếp thông thường sử dụng như: Unicast, Multicast. Tuy nhiên MPLS chỉ dùng một trong ha