Công nghiệp hóa nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn nói riêng là một quá trình tất yếu để chuyển từ một nền nông nghiệp lạc
hậu thành một nền công nghiệp hiện đại. Ở nhiều quốc gia trên thế giới quá trình
này đã diễn ra và một số nước gặt hái được thành công. Mấy thập kỷ gần đây, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở những nước công nghiệp mới
(NICs) cũng được bàn luận, khái quát thành kinh n ghiệm và mô hình công nghiệp
hóa khác nhau.
Ở Việt Nam, vấn đề công nghiệp hóa, trong đó có việc đưa nông nghiệp lên
sản xuất lớn đã được Đảng và Nhà nước ta đề ra từ những năm 60 của thế kỷ trước,
tuy đã đạt một số thành tựu đáng kể nhất là những năm đổi mới vừa qu a, nhưng đến
nay nông nghiệp, nông thôn vẫn là khu vực còn nhiều khó khăn, trở ngại.
Bước vào thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, giữ vị trí quan trọng trong toàn bộ tiế n
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Vì vậy, nhiệm vụ
đặt ra là cần phải phân tích sâu sắc thực trạng kinh tế nông nghiệp, nông thôn và từ
đó đề ra các giải pháp để đẩy nhanh quá trình này trong giai đoạn tới.
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc trung du miền núi Bắc Bộ, liền kề với thủ đô
Hà Nội. Trong những năm đổi mới vừa qua, cùng với những chính sách của Đảng và
Nhà nước về nông nghiệp và nông thôn, tỉnh Thái Nguyên đã có những chủ trương,
chính sách và biện pháp tác động thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn và mang lại những thành tựu quan trọng về kinh tế, chính trị, xã
hội. Tuy nhiên công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn tỉnh Thái
Nguyên vẫn bộc lộ không ít những hạn chế và bất cập về cơ chế chính sách và những
giải pháp hữu hiệu cần phải được quan tâm giải quyết.
Để góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề ra chủ trương,
chính sách và những giải pháp cho quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn, tôi đã lựa chọn đề tài: “Công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn ở Thái Nguyên (giai đoạn 1997 - 2007)” làm luận
văn thạc sĩ của mình.
97 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2893 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tại Thái Nguyên (1997-2007), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
BÙI THANH TÙNG
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở THÁI NGUYÊN
(GIAI ĐOẠN 1997 - 2007)
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 60.22.54
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Duy Tiến
Phản biện 1: GS.TS Nguyễn Ngọc Cơ
Phản biện 2: TS Nguyễn Xuân Minh
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn họp tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Ngày 23 tháng 09 năm 2010
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
THƯ VIỆN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-----------------------
BÙI THANH TÙNG
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở THÁI NGUYÊN
(GIAI ĐOẠN 1997 - 2007)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Th¸i ngUyªn - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-----------------------
BÙI THANH TÙNG
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở THÁI NGUYÊN
(GIAI ĐOẠN 1997 - 2007)
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
M· sè: 60.22.54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS NGUYỄN DUY TIẾN
THÁI NGUYÊN - 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu
trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng
được ai công bố.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Bùi Thanh Tùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
MỤC LỤC Trang
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, MÔ HÌNH
MỞ ĐẦU 01
Chƣơng 1. THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN
TRƢỚC KHI TIẾN HÀNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
06
1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thái Nguyên 06
1.2 Thực trạng nông nghiệp, nông thôn Thái Nguyên (1986 - 1996) 12
Chƣơng 2. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI
HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN (1997 - 2007)
24
2.1 Một số vấn đề lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn 24
2.2 Chủ trương chính sách của trung ương và của tỉnh Thái Nguyên về công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
34
2.3 Quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
ở Thái Nguyên (giai đoạn 1997 - 2007)
38
Chƣơng 3. KẾT QUẢ, Ý NGHĨA CỦA QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG
NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN THÁI
NGUYÊN
66
3.1 Kết quả của quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn ở Thái Nguyên
66
3.2 Ý nghĩa của quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn ở Thái Nguyên
75
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU KHAM KHẢO 85
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Association of Southeast Asian Nations. Hiệp hội các nước Đông Nam Á
EU European Union. Liên minh Châu Âu
FDI Foreign Direct Investment. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Gross Domestic Product. Tổng sản phẩm quốc nội
GNP Gross National Product. Tổng thu nhập quốc dân
ICOR Incremental Capital Output Ratio. Hệ số gia tăng vốn đầu ra
KCN Khu Công nghiệp
NGO Non - Governmental Organizations. Tổ chức phi chính phủ
NICs New Industrial Counties. Các nước mới công nghiệp hoá
ODA Official Development Assistance. Hỗ trợ phát triển chính thức
SMEs Small and Medium Enterprises. Doanh nghiệp vừa và nhỏ
UNIDO United Nations Industrial Development Organization. Tổ chức phát
triển công nghiệp của Liên hợp quốc
USD United States dollar. Đô la Mỹ
VAC Vườn ao chuồng
WB World Bank. Ngân hàng thế giới
WTO World Trade Organization. Tổ chức thương mại thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ
Số TT Trang
Bản đồ Bản đồ hành chính Thái Nguyên
Bảng 1.1 Hiện trạng đất đai Thái Nguyên 07
Bảng 1.2 Giá trị gia tăng nông nghiệp (theo giá cố định năm 1989) 13
Bảng 1.3 Cơ cấu sản xuất nông nghiệp 13
Bảng 1.4 So sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế Thái Nguyên với cả nước
(1991 - 1995)
23
Bảng 2.1 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế (1997 - 2007) 39
Bảng 2.2 Giá trị sản xuất, cơ cấu và tốc độ phát triển nông nghiệp Thái
Nguyên giai đoạn 1997 - 2007
41
Bảng 2.3 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kế hoạch nông nghiệp 42
Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu cây trồng chủ yếu giai đoạn 1997 - 2007 43
Bảng 2.5 Cơ cấu hộ nông thôn Thái Nguyên so sánh với các tỉnh trung
du miền núi Bắc Bộ và cả nước năm 2007
52
Bảng 2.6 Các loại máy móc chủ yếu bình quân 100 hộ ở tỉnh Thái
Nguyên và trung du miền núi Bắc Bộ năm 2005
53
Bảng 2.7 Mức độ cơ giới hóa các khâu sản xuất ở Thái Nguyên 54
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu của Thái Nguyên so sánh với cả nước năm
2007
69
Biểu 2.1 Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên năm 2006 38
Biểu 2.2 Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp Thái Nguyên 42
Biểu 2.3 Cơ cấu lao động qua các giai đoạn 49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công nghiệp hóa nói chung và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn nói riêng là một quá trình tất yếu để chuyển từ một nền nông nghiệp lạc
hậu thành một nền công nghiệp hiện đại. Ở nhiều quốc gia trên thế giới quá trình
này đã diễn ra và một số nước gặt hái được thành công. Mấy thập kỷ gần đây, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở những nước công nghiệp mới
(NICs) cũng được bàn luận, khái quát thành kinh nghiệm và mô hình công nghiệp
hóa khác nhau.
Ở Việt Nam, vấn đề công nghiệp hóa, trong đó có việc đưa nông nghiệp lên
sản xuất lớn đã được Đảng và Nhà nước ta đề ra từ những năm 60 của thế kỷ trước,
tuy đã đạt một số thành tựu đáng kể nhất là những năm đổi mới vừa qua, nhưng đến
nay nông nghiệp, nông thôn vẫn là khu vực còn nhiều khó khăn, trở ngại.
Bước vào thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, giữ vị trí quan trọng trong toàn bộ tiến
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Vì vậy, nhiệm vụ
đặt ra là cần phải phân tích sâu sắc thực trạng kinh tế nông nghiệp, nông thôn và từ
đó đề ra các giải pháp để đẩy nhanh quá trình này trong giai đoạn tới.
Thái Nguyên là một tỉnh thuộc trung du miền núi Bắc Bộ, liền kề với thủ đô
Hà Nội. Trong những năm đổi mới vừa qua, cùng với những chính sách của Đảng và
Nhà nước về nông nghiệp và nông thôn, tỉnh Thái Nguyên đã có những chủ trương,
chính sách và biện pháp tác động thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn và mang lại những thành tựu quan trọng về kinh tế, chính trị, xã
hội. Tuy nhiên công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn tỉnh Thái
Nguyên vẫn bộc lộ không ít những hạn chế và bất cập về cơ chế chính sách và những
giải pháp hữu hiệu cần phải được quan tâm giải quyết.
Để góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đề ra chủ trương,
chính sách và những giải pháp cho quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
hóa nông nghiệp, nông thôn, tôi đã lựa chọn đề tài: “Công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn ở Thái Nguyên (giai đoạn 1997 - 2007)” làm luận
văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Những năm qua vấn đề nông nghiệp, nông thôn không chỉ được Đảng, nhà nước,
tỉnh Thái Nguyên mà còn được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Đã có khá
nhiều công trình thuộc nhiều chuyên ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau đề xuất phương
hướng và đưa ra những giải pháp tích cực nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn như:
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá IX tháng
03 năm 2002 về: “Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn, thời kỳ 2001 - 2010”.
- Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn: “Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2002.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam: “Một số vấn đề về công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn thời kỳ 2001 -
2020”. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội năm 2001.
- GS.TS Đỗ Hoài Nam: “Một số vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
Việt Nam”. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội năm 2004.
- GS.TS Nguyễn Kế Tuấn: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn ở Việt Nam, con đường và bước đi”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
Hà Nội năm 2006.
- TS Mai Thị Thanh Xuân: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn ở Bắc Trung Bộ”. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Hội năm 2004.
- TS Đặng Kim Sơn: “Công nghiệp hóa từ nông nghiệp, lý luận thực tiễn và triển
vọng áp dụng ở Việt Nam”. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội năm 2001.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đều tập trung vào phân tích các khía
cạnh từ những vấn đề về lý luận cơ bản, vai trò, yếu tố tác động, sự cần thiết và nội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
dung của công nghiệp hóa nói chung và công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn
nói riêng. Một số công trình đề cập định hướng chiến lược phát triển công nghiệp
nông thôn; có công trình khoa học đi sâu nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng
tiêu chí bước đi, cơ chế chính sách của công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Có
công trình nghiêu cứu và đặt vấn đề khá cụ thể về phương hướng, nội dung và giải
pháp chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn hoặc vấn đề phát triển
công nghiệp phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Các công trình đã nghiên cứu và
được công bố chủ yếu là phân tích, đánh giá tình hình hiện nay trên phạm vi cả
nước hoặc một vùng kinh tế của đất nước và đề xuất các giải pháp cho những năm
tới. Song có lẽ cho tới nay chưa có một luận văn, công trình nào nghiên cứu, về
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên một cách
đầy đủ và có hệ thống. Trong quá trình nghiên cứu và qua thực tiễn học tập công tác
của mình, tác giả luận văn mong muốn được góp phần cùng tìm ra phương hướng
và giải pháp để đẩy nhanh hơn nữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn là trên cơ sở hệ thống hóa và
làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn. Luận văn phân tích thực trạng và góp phần đề ra phương hướng, mục
tiêu và những giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn Thái Nguyên trong giai đoạn tiếp theo.
Luận văn lấy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn của tỉnh Thái Nguyên trong những năm 1997 đến 2007 làm đối tượng
nghiên cứu.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là vấn đề rất rộng lớn
và phức tạp, phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung vào những nội dung cơ
bản về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn; phát triển các vùng
sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển các khu, cụm công nghiệp làng nghề; xây
dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; phát triển nguồn nhân lực…trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
khoảng thời gian chủ yếu từ năm 1997 đến 2007.
4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu. Để thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng những nguồn tài liệu sau đây:
Các tài liệu lưu trữ tại cục thống kê Thái Nguyên, sở kế hoạch đầu tư, sở
nông nghiệp và phát triển nông thôn, các văn bản lưu trữ của Tỉnh ủy, UBND,
HĐND Thái Nguyên, các báo cáo của BCH Tỉnh ủy, các sở ban ngành có liên quan.
Các tác phẩm, công trình nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn, văn kiện
Đảng,…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử; phương pháp lịch sử và lôgic; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp
thống kê, mô hình hóa và tiếp cận hệ thống; phương pháp khảo sát, điều tra thực tế.
5. Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn và kinh nghiệm một số nước, một số tỉnh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn và tác động của nó đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Thái
Nguyên từ năm 1986, mà chủ yếu từ khi tái lập tỉnh 1997 đến 2007, trên cơ sở đó
rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn địa phương.
- Xây dựng được quan điểm phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái
Nguyên, đồng thời đưa ra phương hướng, mục tiêu, đề xuất các giải pháp mang tính
khoa học phù hợp với tình hình, đặc điểm của địa phương và sự phát triển chung
của cả nước nhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn của tỉnh từ sau năm 2007.
- Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn ở Thái Nguyên. Những kết quả
nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình
hoạch định và thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh nhà.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Luận văn kết cấu
gồm 3 chương:
Chƣơng 1. Thực trạng nông nghiệp, nông thôn Thái Nguyên trước khi tiến
hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Chƣơng 2. Quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn ở Thái Nguyên (1997 đến 2007)
Chƣơng 3. Kết quả, ý nghĩa của quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Chƣơng 1
THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN
TRƢỚC KHI TIẾN HÀNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế của khu Việt Bắc nói riêng,
của vùng trung du miền núi Bắc Bộ nói chung, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội
giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía bắc tiếp giáp với
tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp
với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội; diện
tích tự nhiên 3.562,82 km².
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính: thành phố Thái Nguyên; thị xã
Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ,
Phú Lương. Toàn tỉnh có 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại
là các xã đồng bằng và Trung du.
Thái Nguyên có một vị trí rất thuận lợi về giao thông; cách sân bay quốc tế
Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km
và cảng Hải Phòng 200 km. Thái Nguyên còn là điểm nút giao thông quan trọng
thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt kết nối với các
tỉnh thành như đường Quốc lộ 3 từ Hà Nội đi Bắc Kạn, Cao Bằng và cửa khẩu Việt
Nam - Trung Quốc; Quốc lộ 1B đi Lạng Sơn; quốc lộ 37, 279. Hệ thống đường
sông Đa Phúc - Hải Phòng, đường sắt từ Thái Nguyên đi Hà Nội.
Địa hình không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác, đây là
một thuận lợi của Thái Nguyên cho canh tác nông lâm nghiệp và phát triển kinh tế
xã hội nói chung so với các tỉnh trung du miền núi khác. Khí hậu chia làm 2 mùa rõ
rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 10 đến tháng 5. Lượng
mưa trung bình hàng năm khoảng 2.000 đến 2.500 mm; cao nhất vào tháng 8 và
thấp nhất vào tháng 1. Mùa đông được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng lạnh nhiều
nằm ở phía bắc huyện Võ Nhai; vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú
Lương và phía nam huyện Võ Nhai; vùng ấm gồm các huyện: Đại Từ, Thành phố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Thái Nguyên, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên và Thị xã Sông Công. Nhiệt độ chênh
lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6:28,9°C) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2°C) là
13,7°C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân phối
tương đối đều cho các tháng trong năm. Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu và đất
đai, Thái Nguyên có nhiều khả năng để phát triển nông lâm, công nghiệp, du lịch và
các loại hình dịch vụ khác.
Tài nguyên đất: diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 354.655,25 ha, diện tích
rừng trồng khoảng 44.450 ha. Đây là một lợi thế to lớn cho việc phát triển rừng
nguyên liệu phục vụ chế biến gỗ nhân tạo, chế biến làm nguyên liệu giấy. Diện tích
đất nông nghiệp toàn tỉnh chiếm 23% diện tích tự nhiên, cây hàng năm chủ yếu là
cây chè. Ngoài sản xuất lương thực, tỉnh còn có diện tích tương đối lớn để quy
hoạch các đồng cỏ, phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc, chăn nuôi bò sữa.
Thái Nguyên là vùng đất thích hợp để phát triển cây chè. Chè Thái Nguyên, đặc
biệt là chè Tân Cương là đặc sản từ lâu nổi tiếng trong và ngoài nước. Toàn tỉnh hiện
có 15.000 ha chè (đứng thứ 2 cả nước sau Lâm Đồng), trong đó có trên 12.000 ha chè
kinh doanh, hàng năm cho sản lượng khoảng trên 70.000 tấn chè búp tươi. Tỉnh đã có
quy hoạch phát triển cây chè lên 15.000 đến 20.000 ha với sản lượng khoảng 105.000
tấn chè búp tươi/năm. Cây ăn quả của tỉnh hiện có trên 10.000 ha, đến năm 2010 đưa
lên 15.000 ha, có thể phát triển các loại cây như vải, mơ, nhãn, cam, quýt…
Bảng 1.1. Hiện trạng đất đai Thái Nguyên
Năm
Loại đất
1999 2003 2007
Diện tích
(ha)
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Diện tích
(ha)
Cơ cấu
(%)
Tổng diện tích tự nhiên 354.655,25 354.655,25 100,0 354.655,25 100,0
1. Đất nông nghiệp 92.247,27 51.120,3 63,6 265.386,65 74,83
- Đất trồng cây hàng năm 52.455,17 46.759,7 91,5 58.745,60 22,13
- DT nuôi trồng thuỷ sản 3.329,43 2.952,2 5,8 3.060,77 1,02
2. Đất lâm nghiệp 2.156,38 623,1 0,8 165.106,51 46,56
3. Đất chuyên dụng 18.901,90 14.034,8 18,2 34.936,02 9,85
4. Đất ở 4.808,7 5.240,7 6,5 39.781,01 11,21
5. Đất chưa sử dụng 9.255,3 8.774,3 10,9 49.487,59 15,0
Nguồn: niên giám thống kê Thái Nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Khoáng sản: tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so
sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng…Thái
Nguyên được đánh giá là tỉnh có trữ lượng than lớn thứ 2 trong các cả tỉnh thành cả
nước bao gồm than mỡ, than đá được phân bố tập trung ở 2 huyện Đại Từ và Phú
Lương. Tiềm năng than mỡ có khoảng trên 15 triệu tấn, trong đó trữ lượng tìm kiếm
thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn, chất lượng tương đối tốt, tập trung ở các mỏ: Phấn
Mễ, Làng Cẩm, Âm Hồn.
Thái Nguyên là một trong những tỉnh có trữ lượng than đá lớn với tổng trữ
lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng 90 triệu tấn tập trung ở các mỏ: Bá Sơn, Khánh
Hòa, Núi Hồng.
Nguồn khoáng sản kim loại cũng có nhiều ở Thái Nguyên như:
Quặng Sắt: có 47 mỏ và điểm quặng trong đó có 2 cụm mỏ lớn: cụm mỏ sắt
Trại Cau có trữ lượng khoảng 20 triệu tấn có hàm lượng Fe 58,8% - 61,8%. Cụm
mỏ sắt Tiến Bộ nằm trên trục đường 259 có tổng trữ lượng quặng khoảng 30 triệu
tấn; quặng Titan: đã phát hiện 18 mỏ và điểm quặng sa khoáng và quặng gốc phân
bố chủ yếu ở huyện Phú Lương và Đại Từ, trong đó có 01 mỏ đã thăm dò và khai
thác (mỏ Cây Châm - Phú Lương), thành phần chính của quặng là Ilme