Luận văn Đa dạng hóa việc cung ứng dịch vụ ngoài tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Thành trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

1. Tính tất yếu của đề tài Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống các NHTM ra đời và liên tục phát triển. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, các NHTM phải tiến hành nhiều cải cách toàn diện và sâu sắc. Ngoài việc tăng quy mô đầu tư, phát triển dịch vụ tín dụng thì đa dạng hoá việc cung ứng các dịch vụ ngoài tín dụng như: Dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ thanh toán, dịch vụ thẻ tín dụng . . . cũng là một hướng đi quan trọng. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trên toàn thế giới, đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO thì sự cạnh tranh trong nền kinh tế diễn ra hết sức khốc liệt. Ngành tài chính ngân hàng cũng nằm trong cuộc chiến này. Theo xu thế chung, sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài cũng như sự phát triển không ngừng của các ngân hàng trong nước đã làm cho thị trường ngân hàng- tài chính trong vài năm gần đây trở nên sôi động hơn. Nếu chỉ dựa vào hoạt động tín dụng thì các ngân hàng sẽ không thể duy trì và cải thiện được chỉ tiêu lợi nhuận. Trong khi đó các ngân hàng nước ngoài lại có một danh mục các dịch vụ ngân hàng rất phong phú và đa dạng. Vì vậy, để tăng lợi nhuận và phát triển trong thời gian tới, các NHTM trong nước đã tính tới vấn đề mở rộng thêm các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng. Là chi nhánh của một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Thành có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động của mình. Tuy nhiên, trên thực tế việc cung ứng các dịch vụ ngoài tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Thành còn có nhiều hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng cũng như xu thế phát triển của thế giới. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng cũng như gây nên tình trạng trì trệ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhận thức được vấn đề đó nên đề tài “Đa dạng hoá việc cung ứng dịch vụ ngoài tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” được lựa chọn để nghiên cứu. 2. Mục địch nghiên cứu - Nghiên cứu về mặt lý thuyết việc cung ứng dịch vụ ngoài tín dụng của NHTM - Thực trạng đa dạng hoá việc cung ứng dich vụ ngoài tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành. - Đề xuất một số giải pháp nhằm đa dạng hoá việc cung ứng dịch vụ ngoài tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành. 3. Đối tượng nghiên cứu Việc cung ứng các dịch vụ ngoài tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành. 4. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Nghiên cứu thực trạng đa dạng hoá việc cung ứng các dịch vụ ngoài tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành. - Thời gian: Từ năm 2004-2007. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận. Bằng cách tiếp cận từ tổng quát đến cụ thể, áp dụng các phương pháp thống kê, lựa chọn, đối chiếu, tổng hợp, phân tích để làm rõ nội dung cần nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, phụ lục, các bảng biểu đề tài được trình bày thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về dịch vụ ngoài tín dụng của NHTM và kinh nghiệm Quốc tế về đa dạng hoá dịch vụ ngoài tín dụng của các nước Chương 2: Thực trạng cung ứng dịch vụ ngoài tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành Chương 3: Giải pháp đa dạng hoá việc cung ứng các dịch vụ ngoài tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

doc109 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1951 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đa dạng hóa việc cung ứng dịch vụ ngoài tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Thành trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp, em đã được sự chỉ bảo và giúp đỡ nhiệt tình cảu thầy giáo hướng đan, các thày cô giáo trong Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế, các cán bộ công nhân viên của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Thành. Vì vậy, em muốn gửi lời cảm ơn tới tất cả mọi người đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thức tập này. Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thường Lạng đã hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiệt tình trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và Kinh doanh đã truyền cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian em học tập tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Em xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Thành đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp và hoàn thành luận văn của mình.. Cuối cùng, em bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới bạn bè, những người đã và tạo mọi điều kiện thuận lợi em trong suốt quá trình học tập. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan luận văn tốt nghiệp của em được viết dựa trên những tài liệu có thực do cán bộ công nhân viên Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Thành cung cấp, và do em thu thập từ sách, báo, các trang web của các tổ chức. Bài luận văn không sao chép từ bất kỳ luận văn tốt nghiệp hay đề án nào. Sinh viên Nguyễn thanh Kiều Linh MỤC LỤC MỞ ĐẦU. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGOÀI TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ KINH NGHIỆM VỀ ĐA DẠNG HOÁ DỊCHVỤ NGOÀI TÍN DỤNG CỦA CÁC NƯỚC. 4 1.1 Mối quan hệ giữa phát triển quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam với đa dạng hoá việc cung ứng các Dịch vụ Ngân hàng. 4 1.1.1 Vai trò của Dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế. 4 1.1.2 Mối quan hệ giữa phát triển quan hệ kinh tế quốc tế của VIệt Nam với đa dạng hoá việc cung ứng các Dịch vụ Ngân hàng. 4 1.2 Tổng quan về dịch vụ của Ngân hàng Thương mại. 8 1.2.1 Khái niệm Ngân hàng Thương mại. 8 1.2.2 Các nhóm dịch vụ cơ bản của Ngân hàng thương mại. 9 1.2.2.1 Nhóm dịch vụ tín dụng. 9 1.2.2.2 Nhóm dịch vụ ngoài tín dụng. 11 1.3 Dịch vụ ngoài tín dụng của Ngân hàng thương mại. 14 1.3.1 Quan niệm dịch vụ ngoài tín dụng của Ngân hàng Thương mại. 14 1.3.2 Các dịch vụ ngoài tín dụng chủ yếu của Ngân hàng thương mại. 14 1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hoá việc cung ứng các dịch vụ ngoài tín dụng của Ngân hàng Thương mại. 18 1.4.1 Các nhân tố khách quan. 18 1.4.2 Các nhân tố chủ quan. 19 1.5 Kinh nghiệm đa dạng hoá việc cung ứng các dịch vụ ngoài tín dụng của các nước và bài học rút ra cho Việt Nam. 21 1.5.1 Kinh nghiệm đa dạng hoá việc cung ứng các dịch vụ ngoài tín dụng của các nước. 21 1.5.2 Bài học rút ra cho các Ngân hàng Thương mại của Việt Nam. 24 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐA DẠNG HÓA VIỆC CUNG ỨNG DỊCH VỤ NGOÀI TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ THÀNH. 26 2.1 Khái quát về chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Thành. 26 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Thành. 26 2.1.1.1 Quá trình hình thành của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Thành. 26 2.1.1.2. Quá trình phát triển của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Thành. 28 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánhNgân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Thành. 29 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của từng phòng. 29 2.1.2.2 Mối quan hệ giữa các phòng ban. 30 2.2 Sơ lược về vấn đề huy động vốn và sử dụng vốn. 31 2.2.1. Hoạt động huy động vốn. 31 2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn. 32 2.3 Thực trạng cung cấp dịch vụ ngân hàng ngoài tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Thành. 35 2.3.1 Nhóm dịch vụ tiền gửi. 35 2.3.2 Dịch vụ thanh toán trong nước. 39 2.3.4 Dịch vụ thanh toán quốc tế. 41 2.3.5 Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ và chi trả kiều hối. 45 2.4 Đánh giá tình hình cung ứng dịch vụ ngoài tín dụng của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Thành. 49 2.4.1 Những kết quả đạt được. 49 2.4.2 Những hạn chế, tồn tại. 51 2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế. 52 2.4.3.1 Nguyên nhân khách quan. 52 2.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan. 54 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐA DẠNG HOÁ VIỆC CUNG ỨNG CÁC DỊCH VỤ NGOÀI TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ THÀNH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. 57 3.1. Những yêu cầu về mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. 57 3.1.1 Yêu cầu của WTO. 57 3.1.2 Yêu cầu của hiệp định thương mại Việt-Mỹ. 60 3.1.3. Tác động của các cam kết gia nhập WTO, hiệp định thương mại Việt -Mỹ đối với sự phát triển của dịch vụ ngân hàng. 63 3.2 Định hướng phát triển các dịch vụ ngoài tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Thành. 64 3.2.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. 64 3.2.2 Định hướng phát triển của chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Thành. 65 3.3 Một số giải pháp nhằm đa dạng hoá việc cung ứng dịch vụ ngoài tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Thành. 66 3.3.1 Cần có chiến lược cụ thể cho việc phát triển các dịch vụ ngoài tín dụng. 66 3.3.2 Hoạch định và thực hiện chiến lược đa dạng hoá việc cung ứng các dịch vụ ngoài tín dụng theo mô hình ngân hàng bán lẻ. 66 3.3.3 Hoàn thiện, mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngoài tín dụng hiện có của chi nhánh. 67 3.3.4 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và thực hiện triển khai các dịch vụ ngoài tín dụng mới. 68 3.3.5 Sắp xếp lại các phòng ban cho phù hợp. 72 3.3.6 Xây dựng chính sách marketing và ứng dụng có hiệu quả kĩ thuật marketing trong quá trình cung ứng các dịch vụ ngoài tín dụng. 72 3.3.7 Kiện toàn và phát triển nguồn nhân lực. 73 3.4 Một số kiến nghị nhằm đa dạng hoá việc cung ứng dịch vụ ngoài tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Thành. 74 3.4.1 Kiến nghị với nhà nước. 74 3.4.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước. 75 3.4.3 Kiến nghị với Ngân hàng nông nghịêp và phát triển nông thôn Việt Nam. 76 KẾT LUẬN 77 Danh mục các chữ viết tắt Chữ viết tắt  Nghĩa tiếng Anh  Nghĩa tiếng Việt   ASEAN  The Association of Southeast Asian Nations  Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á   ATM  Automated Teller Machine  Máy rút tiền tự động   DVNH   Dịch vụ ngân hàng   FRF   Phờ răng Pháp   EUR   Đồng tiền chung Châu Âu   FDI  Foreig Direct Investment  Đầu tư trực tiếp nước ngoài   GBP  Great Britain Pound  Bảng Anh   IPCAS  The Modernization of Interbank Payment and Customer Accounting System  Dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng   JPY  Japaness Yen  Yên Nhật   L/C  Letter of Credit  Thư tín dụng   NHNN   Ngân hàng nhà nước   NHNo   Ngân hàng nông nghiệp   NHNo&PTNT   Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn   NHTM   Ngân hàng thương mại   NHTW   Ngân hàng trung ương   TTQT   Thanh toán Quốc tế   USD  United States Dollar  Đô la Mỹ   VND   Việt Nam đồng   WTO  World trade organization  Tổ chức thương mại thế giới   Danh mục các bảng Bảng   Trang   Bảng 2.1  Tình hình huy động vốn tại chi nhánh Hà Thành    Bảng 2.2  Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh Hà Thành năm 2007    Bảng 2.3  Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh Hà Thành    Bảng 2.4  Doanh số vầ thu phí dịch vụ thanh toán trong nước    Bảng 2.5  Doanh số TTQT và thu phí dịch vụ TTQT của chi nhánh Hà Thành    Bảng 2.6  Doanh số kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh Hà Thành    Bảng 2.7  Tình hình phát hành thẻ ATM của chi nhánh Hà Thành    Bảng 3.1  Cam kết về DVNH và các dịch vụ tài chính khác trong WTO    Danh mục các biểu đồ Biểu đồ   Trang   Biểu đồ 2.1  Tốc độ tăng trưởng vốn huy độngtại chi nhánh Hà Thành    Biểu đôd 2.2  Tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toán trong nướctại chi nhánh Hà Thành    Biểu đồ 2.3  Tốc độ tăng trưởng doanh số thanh toan quốc tế tại chi nhánh Hà Thành    Biểu đồ 2.4  Tăng trưởng kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh Hà Thành.    MỞ ĐẦU 1. Tính tất yếu của đề tài Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống các NHTM ra đời và liên tục phát triển. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, các NHTM phải tiến hành nhiều cải cách toàn diện và sâu sắc. Ngoài việc tăng quy mô đầu tư, phát triển dịch vụ tín dụng thì đa dạng hoá việc cung ứng các dịch vụ ngoài tín dụng như: Dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ thanh toán, dịch vụ thẻ tín dụng . . . cũng là một hướng đi quan trọng. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trên toàn thế giới, đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO thì sự cạnh tranh trong nền kinh tế diễn ra hết sức khốc liệt. Ngành tài chính ngân hàng cũng nằm trong cuộc chiến này. Theo xu thế chung, sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài cũng như sự phát triển không ngừng của các ngân hàng trong nước đã làm cho thị trường ngân hàng- tài chính trong vài năm gần đây trở nên sôi động hơn. Nếu chỉ dựa vào hoạt động tín dụng thì các ngân hàng sẽ không thể duy trì và cải thiện được chỉ tiêu lợi nhuận. Trong khi đó các ngân hàng nước ngoài lại có một danh mục các dịch vụ ngân hàng rất phong phú và đa dạng. Vì vậy, để tăng lợi nhuận và phát triển trong thời gian tới, các NHTM trong nước đã tính tới vấn đề mở rộng thêm các sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng. Là chi nhánh của một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Thành có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển hoạt động của mình. Tuy nhiên, trên thực tế việc cung ứng các dịch vụ ngoài tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Thành còn có nhiều hạn chế nên chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng cũng như xu thế phát triển của thế giới. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng cũng như gây nên tình trạng trì trệ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nhận thức được vấn đề đó nên đề tài “Đa dạng hoá việc cung ứng dịch vụ ngoài tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” được lựa chọn để nghiên cứu. 2. Mục địch nghiên cứu - Nghiên cứu về mặt lý thuyết việc cung ứng dịch vụ ngoài tín dụng của NHTM - Thực trạng đa dạng hoá việc cung ứng dich vụ ngoài tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành. - Đề xuất một số giải pháp nhằm đa dạng hoá việc cung ứng dịch vụ ngoài tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành. 3. Đối tượng nghiên cứu Việc cung ứng các dịch vụ ngoài tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành. 4. Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Nghiên cứu thực trạng đa dạng hoá việc cung ứng các dịch vụ ngoài tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành. - Thời gian: Từ năm 2004-2007. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở phương pháp luận. Bằng cách tiếp cận từ tổng quát đến cụ thể, áp dụng các phương pháp thống kê, lựa chọn, đối chiếu, tổng hợp, phân tích để làm rõ nội dung cần nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, phụ lục, các bảng biểu đề tài được trình bày thành 3 chương: Chương 1: Tổng quan về dịch vụ ngoài tín dụng của NHTM và kinh nghiệm Quốc tế về đa dạng hoá dịch vụ ngoài tín dụng của các nước Chương 2: Thực trạng cung ứng dịch vụ ngoài tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành Chương 3: Giải pháp đa dạng hoá việc cung ứng các dịch vụ ngoài tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Thành trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGOÀI TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ KINH NGHIỆM VỀ ĐA DẠNG HOÁ DỊCHVỤ NGOÀI TÍN DỤNG CỦA CÁC NƯỚC 1.1 Mối quan hệ giữa phát triển quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam với đa dạng hoá việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng 1.1.1 Vai trò của dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế Sau một thời gian dài phát triển, DVNH ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia. Thứ nhất, DVNH có vai trò thúc đẩy sự luân chuyển vốn trong nền kinh tế. Thông qua chức năng thanh toán hộ cho khách hàng đã đẩy mạnh tiêu dùng cá nhân, thúc đẩy luân chuyển hàng hoá, từ đó đẩy mạnh quá trình luân chuyển vốn. Đồng thời góp phần tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo nên sự ổn định trong đời sống kinh tế xã hội. Thứ hai, thông qua hoạt động huy động vốn, ngân hàng đã tập trung những khoản tiền nhãn rỗi trong dân cư, sau đó tiến hành cho các doanh nghiệp vay để mở rộng sản xuất kinh doanh, hay tự ngân hàng thực hiện đầu tư. Với dịch vụ huy động vốn và sử dụng vốn thì DVNH đã góp phần thúc sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế. Thứ ba, thông qua dịch vụ cung ứng vốn vào trong nền kinh tế thì DVNH còn là công cụ để NHNN thực hiện chính sách tiền tệ của mình nhằm bình ổn thị trường tiền tệ nói riêng và thị trường kinh tế nói chung. 1.1.2 Mối quan hệ giữa phát triển quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam với đa dạng hoá việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng Sau hơn 20 năm mở cửa thị trường, Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn: Đời sống nhân dân được nâng cao, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng và được đánh giá là một nước có tốc độ tăng trưởng cao vào bậc nhất thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Đồng thời quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam đang rất rộng mở, Việt Nam có quan hệ với rất nhiều Quốc gia và tổ chức trên thế giới. Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập như hiện nay thì nhu cầu phát triển quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu, rộng hơn. Để đáp ứng được điều đó thì nền kinh tế của Việt Nam cần mở rộng hơn nữa, tạo điều kiện cho các ngành nghề, dịch vụ phát triển, trong đó phải kể đến DVNH. Vậy giữa phát triển quan hệ kinh tế quốc tế và đa dạng hoá việc cung ứng các DVNH có mối quan hệ như thế nào? Đây chính là mối quan hệ tương hỗ, giúp đỡ cùng nhau phát triến. * Quan hệ kinh tế quốc tế phát triển sẽ thúc đẩy việc cung ứng các DVNH phát triển theo Quan hệ kinh tế quốc tế là tổng thể các quan hệ về vật chất và tài chính, các quan hệ không những diễn ra trong lĩnh vực kinh tế mà trong cả lĩnh vực khoa học-công nghệ có liên quan tất cả các giai đoạn của quá trình tái sản xuất, chúng diễn ra giữa các quốc gia với nhau, giữa các quốc gia với các tổ chức kinh tế quốc tế. Trước khi mở cửa nền kinh tế, quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam chỉ xoay quanh các nước Xã hội chủ nghĩa cũ: Liên Xô, Đông Âu. Và nội dung của các quan hệ này chỉ là quan hệ một chiều: Việt Nam nhận viện trợ từ các nước Xã hội chủ nghĩa cũ. Sau khi mở cửa nền kinh tế, quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam được mở rộng rất nhiều và đa dạng hơn. Bước tiến đầu tiên của Việt Nam trong tiến trình mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế là chính thức gia nhập ASEAN (1995), đồng thời gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Đặc biệt là sau khi Việt Nam kí hiệp định thương mại Việt-Mỹ (2000) và gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO (2007). Các hoạt động chủ yếu trong quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam - Thương mại quốc tế Đây là hoạt động phát triển nhanh nhất. Hiện nay Việt Nam có quan hệ buôn bán với hơn 200 Quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam có vị thế xuất siêu đối với 159 nước và nhập siêu với 47 nước. Một khi mối quan hệ buôn bán này càng phát triển thì các nhu cầu kèm theo đó cũng tăng lên. + Nhu cầu về tiền tệ Các Quốc gia khác nhau có các đồng tiền khác nhau. Để buôn bán được với nhau thì họ phải có chung một đồng tiền. Điều này đã thúc đẩy dịch vụ mua bán ngoại tệ tại các ngân hàng phát triển hơn. Các ngoại tệ được mua bán không chỉ là: USD, GBP, EUR mà còn nhiều loại tiền khác như: FRF, JPY . . . + Nhu cầu về thanh toán Thông thường để thực hiện thanh toán xuất- nhập khẩu, các doanh nghiệp thường đến NH để tiến hành giao dịch. Để đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp thì các ngân hàng sẽ cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế, đồng thời kèm theo đó là các dịch vụ: Tư vấn hợp đồng, bảo hiểm cho hợp đồng . . . + Nhu cầu vay vốn Trong hoạt động nhập khẩu hoặc sản xuất hàng xuất khẩu các doanh nghiệp thường gặp phải một vấn đề khó khăn là thiếu vốn. Để các hoạt động này không bị gián đoạn, các doanh nghiệp thường đi vay vốn. Họ có thể vay ở các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính, nhưng ngân hàng là điểm đến mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể vay vốn được bởi có các điều kiện kèm theo khá khắt khe, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để có thể phục vụ tốt cho tất cả các khách hàng đến vay, ngân hàng đã tiến hành cung cấp nhiều dịch vụ tín dụng khác nhau đối với mỗi đối tượng khác nhau. - Đầu tư quốc tế Hoạt động đầu tư quốc tế cũng không kém phần sôi động, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nuớc ngoài. Trong những năm qua Việt Nam nhận ngày càng đuợc nhiều vốn FDI. Năm 2006, số vốn FDI mà Việt Nam nhận đuợc là 10,2 tỉ USD. Sang năm 2007, sau một năm kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì vốn FDI mà VIệt Nam nhận đuợc là 20,3 tỉ USD. Các Quốc gia đầu tư nhiều vào Việt Nam là: Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc . . .Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài cũng gặp một số khó khăn nhất định như: Không thông thạo luật pháp Việt Nam, đặc biệt là khó nắm bắt được tâm lý tiêu dùng của người Việt . . . Do đó, để tạo thuận lợi cho quá trình đầu tư, các doanh nghiệp sẽ tìm kiếm sự tư vấn. Lúc này các ngân hàng sẽ đưa ra các dịch vụ tư vấn đầu tư như: Lĩnh vực đầu tư, địa điểm đầu tư . . . và đưa thêm vào các dịch vụ dành riêng cho các nhà đầu tư nước ngoài. - Chuyển giao công nghệ. Hiện nay, Việt Nam có quan hệ hợp tác với các nước phát triển như: Đức, Mỹ, Nhật Bản . . . Đây là những nước có công nghệ nguồn nên khi thực hiện chuyển giao công nghệ với các nước này Việt Nam sẽ có được những công nghệ hiện đại như: Công nghệ tự động hoá, các công nghệ về máy tính . . . Các công nghệ này sẽ là nền tảng để phát triển các DVNH điện tử như: E- banking, telephone banking . . . Như vậy, sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế đã kéo theo sự phát triển của DVNH, tạo điều kiện cho nhiều dịch vụ hiện đại ra đời. * Sự đa dạng hoá trong việc cung ứng các DVNH sẽ làm cho quan hệ kinh tế quốc tế diễn ra thuận lợi hơn Trước khi đổi mới, DVNH còn rất hạn chế. Dịch vụ thanh toán quốc tế thì hầu như không có, nếu có thì chỉ có ngân hàng ngoại thương được phép cung cấp và cũng chỉ đặt quan hệ với một vài ngân hàng ở nước ngoài. Sau khi đổi mới, cùng với quá trình công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, các DVNH phát triển ngày càng phong phú và đa dạng hơn. Sự ra đời của các dịch vụ đã tạo nhiều thuận lợi cho khách hàng. Chẳng hạn, dịch vụ chuyển tiền quốc tế Westerm Union đã làm cho việc chuyển tiền từ Việt Nam đi các nước khác và ngược lại trở nên dễ dàng hơn, tạo điều kiện cho dòng vốn luân chuyển nhanh hơn. Hay dịch vụ thanh toán quốc tế với các phương thức: L/C, nhờ thu, mở tài khoản . . . đã giúp đỡ các doanh nghiệp xuất-nhập khẩu thực hiện hợp đồng xuất-nhập khẩu nhanh hơn. Và sự ra đời của các dịch vụ tư vấn, bảo lãnh . . . cũng đã giúp đỡ cho các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài trong hoạt động thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế. Tóm lại, giữa phát triển quan hệ kinh tế quốc tế với đa dạng hoá việc cung ứng các DVNH luôn tồn tại mối quan hệ tương hỗ, giúp đỡ nhau để cùng phát triển. Trong thời gian tới, khi quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng được mở rộng và các DVNH ngày càng gia tăng thì mối qua hệ này ngày càng khăng khít hơn. Do đó, các Quốc gia nói chung cũng như Việt Nam nói riêng nên tạo cơ hội
Luận văn liên quan