Cá tra làmột trong những đốitượng nuôi thủysản đang được nuôi công
nghiệptại cáctỉnh ĐBSCL. Đồng Tháp chính là cái nôicủa nghànhsản xuất
giống cá tra cung ứng 70% cá tra giống cho toàn vùng ĐBSCL. Trong những
nămgần đây đã xuất hiệnbệnh TGTM gây thiệthạilớn đến nghềsản xuất cá
giống. Chính vì vậy đềtài “Đặc điểmbệnh học bệnh trắng gantrắng mang trên
cá tra(Pangasianodon hypophthamus) giống ở Đồng Tháp” được thực hiện
nhằm tìm hiểusựthay đổi về đặc điểm bệnhhọc trongquá trình bệnhdiễn ra ở
các ao ương nhằm đưa racơsở khoahọccần thiết để góp phàn làm giảm thiệt
hại phát sinhbệnh giúp cho việc điều trị hiệu quảhơn.Mẫu được thu địnhkỳ
trên 4 ao ương xuất hiệnbệnh trắng gan trắng mang (TGTM)tại huyệnHồng
Ngựtỉnh Đồng Tháp, thu 4 - 6lầnmỗilần thu 10 con.Mẫu cá thu được phân
tích ngoại ký sinh,cấymẫu vi sinh vàcố địnhmẫu mô trong dungdịchformol
trungtính 10%.
59 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2657 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm bệnh học bệnh trắng gan, trắng mang trên cá tra (pangasianodon hypophthalmus ) giống ở Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
HUỲNH THỊ NGỌC THANH
ĐẶC ĐIỂM BỆNH HỌC BỆNH TRẮNG GAN, TRẮNG
MANG TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)
GIỐNG Ở ĐỒNG THÁP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN
2009
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA THỦY SẢN
HUỲNH THỊ NGỌC THANH
ĐẶC ĐIỂM BỆNH HỌC BỆNH TRẮNG GAN, TRẮNG
MANG TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus)
GIỐNG Ở ĐỒNG THÁP
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
TỪ THANH DUNG
BÙI THỊ BÍCH HẰNG
2009
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
i
LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin chân thành biết ơn cha mẹ đã sinh ra và nuôi dạy con
khôn lớn!
Xin chân thành gửi lời cảm ơn và lòng biết ơn sâu sắc đến cô Từ Thanh Dung
đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm và tạo mọi điều kiện thuận lợi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Thủy Sản bộ môn Bệnh Học Thủy Sản.
Xin gửi đến cô cố vấn Bùi Thị Bích Hằng lời biết ơn sâu sắc đã dìu dắt lớp
trong suốt quá trình học tập
Xin cảm ơn các anh chị trong bộ môn Bệnh Học Thủy Sản đã đóng góp những
ý kiến quý báu giúp em hoàn thành luận văn.
Chân thành cảm ơn Cty TNHH Minh Thành _Tp Cao Lãnh, Chi Cục thủy sản
Hồng Ngự đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thu mẫu.
Cuối cùng là các bạn lớp Bệnh Học Thủy Sản K31 đã động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
ii
TÓM TẮT
Cá tra là một trong những đối tượng nuôi thủy sản đang được nuôi công
nghiệp tại các tỉnh ĐBSCL. Đồng Tháp chính là cái nôi của nghành sản xuất
giống cá tra cung ứng 70% cá tra giống cho toàn vùng ĐBSCL. Trong những
năm gần đây đã xuất hiện bệnh TGTM gây thiệt hại lớn đến nghề sản xuất cá
giống. Chính vì vậy đề tài “Đặc điểm bệnh học bệnh trắng gan trắng mang trên
cá tra (Pangasianodon hypophthamus) giống ở Đồng Tháp” được thực hiện
nhằm tìm hiểu sự thay đổi về đặc điểm bệnh học trong quá trình bệnh diễn ra ở
các ao ương nhằm đưa ra cơ sở khoa học cần thiết để góp phàn làm giảm thiệt
hại phát sinh bệnh giúp cho việc điều trị hiệu quả hơn. Mẫu được thu định kỳ
trên 4 ao ương xuất hiện bệnh trắng gan trắng mang (TGTM) tại huyện Hồng
Ngự tỉnh Đồng Tháp, thu 4 - 6 lần mỗi lần thu 10 con. Mẫu cá thu được phân
tích ngoại ký sinh, cấy mẫu vi sinh và cố định mẫu mô trong dung dịch formol
trung tính 10%.
Kết quả kiểm tra ký sinh trùng và vi sinh đã xác định được mẫu cá trong 4 ao
nuôi đều phát hiện được ký sinh trùng thuộc nhóm đơn bào và 1 ao có nhiễm
vi khuẩn Edwardsiella ictaluri và Aeromonas hydrophyla. Kết quả mô học ở
cá TGTM, giữa các đợt thu mẫu cấu trúc không biến đổi nhiều, cá bệnh
TGTM cấu trúc biến đổi nhẹ hơn cá bị TGTM kết hợp với mủ gan. Các đặc
điểm thường gặp như: tế bào mất cấu trúc, hoại tử, xung huyết và xuất huyết
trên gan thận tỳ tạng. Mặc dù chưa xác định được tác nhân gây bệnh TGTM
nhưng các thông tin trên sẽ là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
iii
MỤC LỤC
PHẦN I GIỚI THIỆU ---------------------------------------------------------------- 1
PHẦN II TỒNG QUAN TÀI LIỆU ------------------------------------------------ 3
2.1 Một số bệnh thường gặp ---------------------------------------------- 3
2.1.1 Bệnh do ký sinh trùng -------------------------------------------- 3
2.1.2 Bệnh vi khuẩn ------------------------------------------------------ 4
2.2 Các nghiên cứu mô học ----------------------------------------------- 5
2.3 Tình hình xuất hiện bệnh --------------------------------------------- 7
PHẦN III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ------------------------------------- 9
3.1 Thời gian và địa điểm ------------------------------------------------- 9
3.2 Vật liệu nghiên cứu ---------------------------------------------------- 9
3.3 Phương pháp nghiên cứu --------------------------------------------- 9
3.3.1 Phương pháp thu mẫu --------------------------------------------- 9
3.3.2 Phương pháp kiểm tra ký sinh trùng ---------------------------- 9
3.3.3 Phương pháp định danh vi khuẩn ------------------------------- 10
3.3.4 Phương pháp mô học --------------------------------------------- 10
PHẦN IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN ---------------------------------------------- 13
4.1 Đặc điểm cá khỏe ------------------------------------------------------ 13
4.2 Đặc điểm cá bệnh ------------------------------------------------------ 13
4.3 Kết quả ký sinh trùng ------------------------------------------------- 14
4.4 Xác định thành phần vi sinh ------------------------------------------ 16
4.5 Kết quả mô học -------------------------------------------------------- 18
4.5.1 Mang ---------------------------------------------------------------- 18
4.5.2 Gan ------------------------------------------------------------------ 21
4.5.3 Thận ----------------------------------------------------------------- 24
4.5.4 Tỳ tạng -------------------------------------------------------------- 27
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT --------------------------------------------- 30
5.1 Kết luận ----------------------------------------------------------------- 30
5.2 Đề xuất ------------------------------------------------------------------ 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ----------------------------------------------------------- 31
PHỤ LỤC ------------------------------------------------------------------------------ 35
Phụ Lục A ------------------------------------------------------------------- 35
Phụ Lục B ------------------------------------------------------------------- 37
Phụ Lục C ------------------------------------------------------------------- 38
Phụ Lục D ------------------------------------------------------------------- 39
Phụ Lục E ------------------------------------------------------------------- 42
Phụ Lục F ------------------------------------------------------------------- 44
Phụ Lục G ------------------------------------------------------------------- 50
Phụ Lục H ------------------------------------------------------------------- 51
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
iv
DANH SÁCH HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ xử lý mẫu mô ........................................................................ 11
Hình 3.2: Sơ đồ qui trình nhuộm mẫu mô ....................................................... 12
Hình 4.1: Nội tạng cá khỏe và cá TGTM ........................................................ 13
Hình 4.2: Gan, Mang cá TGTM và cá khỏe .................................................... 13
Hình 4.3: Đĩa tách ròng vi khuẩn ................................................................... 16
Hình 4.4: Nhuộm Gram vi khuẩn E 100X ...................................................... 16
Hình 4.5: Test API 20E ................................................................................... 17
Hình 4.6: Đĩa cấy vi khuẩn trên TSA .............................................................. 17
Hình 4.7: Nhuộm Gram vi khuẩn E 100X ...................................................... 17
Hình 4.8: Test API 20E ................................................................................... 18
Hình 4.9: Mang cá khỏe .................................................................................. 19
Hình 4.10: Mang cá TGTM ............................................................................. 19
Hình 4.11: Mô học mang cá khỏe (H&E) ....................................................... 19
Hình 4.12: Mô học mang cá bệnh TGTM (H&E) ........................................... 20
Hình 4.13: Mô học mang cá TGTM & MG (H&E) ........................................ 21
Hình 4.14: Mô học gan cá khỏe (H&E) .......................................................... 21
Hình 4.15: Mô học gan cá bệnh TGTM (H&E) .............................................. 23
Hình 4.16: Mô học gan cá bệnh TGTM & MG (H&E) .................................. 24
Hình 4.17: Mô học thận cá khỏe (H&E) ......................................................... 25
Hình 4.18: Mô học thận cá bệnh TGTM (H&E) ............................................. 26
Hình 4.19: Mô học thận cá TGTM & MG (H&E) .......................................... 27
Hình 4.20: Mô học tỳ tạng cá khỏe (H&E) ..................................................... 27
Hình 4.21: Mô học tỳ tạng cá bệnh TGTM & MG (H&E) ............................. 29
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1: Tỉ lệ cảm nhiễm ký sinh trùng ........................................................ 14
Bảng 4.2: Cường độ cảm nhiễm ký sinh trùng ................................................ 15
Bảng 4.3: Kết quả mô học trên mang .............................................................. 19
Bảng 4.4: Kết quả mô học trên gan ................................................................. 22
Bảng 4.5: Kết quả mô học trên thận ................................................................ 25
Bảng 4.6: Kết Quả mô học trên tỳ tạng ........................................................... 28
Bảng 4.7: Các chỉ tiêu sinh hóa của kit API 20E ............................................ 38
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
v
TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
TGTM: Trắng gan, trắng mang
TGTM & MG: trắng gan trắng mang kết hợp mủ gan
H&E: Haematocyline & Eosin
MMC: trung tâm đại thực bào sắc tố
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
1
PHẦN I
GIỚI THIỆU
Cá tra là một trong những đối tượng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến
đầu tháng 12 năm 2008 kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 4 tỷ
USD. Trong đó 10 tháng đầu năm, sản lượng xuất khẩu đã đạt 1.054.600 tấn,
trị giá 3,828 tỷ USD, tăng 39,4% về lượng và 24,4% về giá trị so với cùng kỳ
năm 2007. Đặc biệt, các nước trong khối EU vẫn đứng đầu thị trường nhập
khẩu thủy sản Việt Nam, chiếm 25,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước
với gần 970 triệu USD, tăng 29,3% so với 10 tháng năm 2007.(Afasco, 2009)
Hiện nay nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL ngày càng phát triển với mức độ
thâm canh hóa ngày càng tăng, để đáp ứng nhu cầu thì con giống đang là vấn
đề cấp thiết. Đồng Tháp là một trong những tỉnh có nghề sản xuất cá giống
phát triển mạnh, khoảng 300 cơ sở, tổng diện tích sản xuất khoảng 4.000 ha,
cung ứng 65-70% cá tra giống cho toàn vùng ĐBSCL (Thanh sơn, 2008). Với
tình trạng nuôi cá tra như hiện nay dẫn đến bệnh thường xuyên xảy ra như
bệnh xuất huyết, bệnh mủ gan, bệnh ký sinh trùng …gây thiệt hạị nặng. Bên
cạnh đó, trong những năm gần đây đã xuất hiện bệnh “trắng gan, trắng mang”
gây ảnh hưởng đến sản lượng cá tra nuôi. Đặc biệt gây chết vào giai đoạn
giống trầm trọng và vẫn chưa được xác định chính xác tác nhân gây bệnh.
Bệnh trắng gan trắng mang thường xuất hiện ở giai đoạn cá tra giống
(khoảng 1 tháng tuổi), và gây tỉ lệ chết cao từ vài trăm đến vài nghìn con/ngày,
kéo dài từ 7 đến 10 ngày (thông tin từ người nuôi). Theo Huy và Tiến vào năm
2008, đã có nghiên cứu về mô học và huyết học trên cá tra bệnh trắng gan
trắng mang. Và các thông tin khoa học cụ thể về bệnh trắng gan trắng mang
trên đối tượng nuôi này hầu như chưa có. Chính vì vậy mà đề tài “Đặc điểm
bệnh học bệnh trắng gan, trắng mang trên cá tra (pangasianodon
hypophthalmus) giống ở tỉnh Đồng Tháp” được thực hiện.
Mục tiêu đề tài
Tìm hiểu sự thay đổi về đặc điểm bệnh học trong quá trình bệnh diễn ra
ở các ao ương nhằm đưa ra cơ sở khoa học cần thiết để góp phần giảm thiệt
hại phát sinh bệnh này giúp cho việc điều trị hiệu quả hơn.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
2
Nội dung
Định kỳ thu mẫu và xác định thành phần loài ký sinh trùng và vi khuẩn
trong 4 ao ương cá tra ở tỉnh Đồng tháp.
Xác định sự thay đổi cấu trúc mô học trên cá tra bệnh trắng gan trắng
mang trong 4 ao ương.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
3
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số bệnh thường gặp trên cá tra
Theo Nguyễn Trọng Bình từ năm 1996-2006, hiện nay diện tích nuôi cá
tra, basa ở 3 miền: Nam, Trung và Bắc tăng gấp 7 lần, sản lượng tăng 36,2 lần.
Và cá tra đã được xuất khẩu sang 80 quốc gia và vùng lãnh thổ. Để có sản
lượng cao cung cấp cho xuất khẩu, bên cạnh của tăng diện tích nuôi trồng thì
còn có nuôi cá tra ở mật độ cao và nuôi thâm canh đã làm xuất hiện nhiều loại
bệnh như bệnh vi khuẩn, một số bệnh do nấm, ký sinh trùng gây ra.v.v.
(
Bệnh được xem là một thách thức quan trọng mà người nuôi thủy sản
đang phải đối mặt. Theo Từ Thanh Dung và ctv (2005), tác nhân gây bệnh trên
động vật thủy sản chủ yếu là vi khuẩn, virus, nấm và nguyên sinh động vật.
Bên cạnh đó, một khảo sát của Nguyễn Chính (2005), tại các vùng nuôi cá tra
thâm canh ở An Giang và Cần Thơ thì cá mắc nhiều loại bệnh với các tần số
xuất hiện khác nhau, bệnh thường gặp và gây thiệt hại nhiều nhất là bệnh gan
thận có mủ, xuất hiện trên 82% ao và 100% bè nuôi cá đồng thời tỷ lệ cá chết
có thể lên đến 80 – 90% nếu không chữa trị kịp thời.
2.1.1 Bệnh do ký sinh trùng
Theo Bùi Quang Tề (2001), cho rằng ký sinh trùng phụ thuộc vào giai
đoạn phát triển của cá. Trong giai đoạn cá hương (từ 1 – 1,5 tháng tuổi) và giai
đoạn gống (từ 2 – 3 tháng tuổi) gặp chủ yếu là trùng đơn bào ngoại ký sinh
như nhóm trùng bánh xe (Trichodina, Trichodinella spp và Tripartiella spp)
và một số loài sán lá song chủ. Ở giai đoạn giống thì cá tra thường dễ bị nhiễm
các loài ký sinh trùng như: Trichodina, Dactylogyrus, Gyrodactylus,
Myxobolus, Ichthyophthyrius, Henneguya,…ký sinh gây bệnh.
Bệnh trùng bánh xe
Tác nhân gây bệnh là một số loài kí sinh trùng thuộc họ Trichodinidea
bao gồm các loài thuộc giống Trichodina ký sinh ở da và mang cá, các đối
tượng cá tra giống, cá trê giống, bống tượng, mè vinh,…đều bị nhiễm trùng
bánh xe gây thành dịch làm cá chết từ 50 – 90% trong ao nuôi (Bùi Quang Tề
và ctv, 2004). Theo Từ Thanh Dung (2005), thì nhiệt độ thích hợp cho trùng
bánh xe là từ 20 – 300 C, bệnh thường xảy ra ở thời điểm cuối mùa Xuân đến
đầu mùa Thu, chúng ký sinh ở hầu hết các loài cá nhưng chủ yếu gây bệnh và
làm chết cá hương và cá giống trong các ao ương có mật độ dày và điều kiện
sống không tốt.
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
4
Bệnh trùng quả dưa
Tác nhân gây bệnh là trùng quả dưa Ichthyophthyrius multifiliis, nhiệt
độ thích hợp cho trùng phát triển từ 22 – 280 C, bệnh gây thiệt hại chủ yếu ở
giai đoạn cá hương và cá giống. Ở Việt Nam, bệnh phát sinh rộng trên nhiều
loài cá khác nhau như cá chép, trắm cỏ, cá trê, cá tra, bống tượng…Trùng quả
dưa đã gây thành dịch bệnh của cá giống ở các loài kể trên với tỷ lệ cảm
nhiễm 70-100%, cường độ cảm nhiễm 5-10 trùng/lamelle được xem là nguy
hiểm ( Bùi Quang Tề và ctv 2004). Theo Gratzek (1984), (trích dẫn bởi Cao
Tuấn Anh, 2005) cho rằng bệnh trùng quả dưa thường bộc phát vào mùa mưa,
nhiệt độ thấp kéo dài và những nơi nuôi không có ánh sáng mặt trời, chúng
gây thiệt hại nặng ở cá giống. Bệnh rất khó trị nhất là ở giai đoạn cyst vì
thuốc không có tác dụng. Theo Nguyễn Quang Hưng (2001), Ichthyophthyrius
là một trong những ký sinh trùng nguy hiểm đối với cá tra ở giai đoạn giống.
Bệnh bào tử trùng
Tác nhân gây bệnh là Myxobolus, Henneguya và Thelohanellus. Theo
nghiên cứu của Bùi Quang Tề (2001), thì Henneguya được tìm thấy rất nhiều
trên da cá tại các ao ương cá tra giống ở Long Khánh, Hồng Ngự - Đồng Tháp.
Myxobolus ký sinh ở hơn 30 loài cá nước ngọt Việt Nam, bệnh gặp ở mọi
vùng miền. Mức độ cảm nhiễm Myxobolus ở một số loài cá khá cao và đã gây
thành bệnh làm cá chết hàng loạt. Bệnh phát triển mạnh ở nhiệt độ nước cao
32-400C, Myxobolus có khả năng ký sinh ở nhiều cơ quan khác nhau như da,
mang, ruột, nào, tủy sống, mật…của cá.
Bệnh do nhóm Monogenea
Tác nhân gây bệnh là Dactylogyrus và Gyrodactylus với tỷ lệ nhiễm
cao (60 – 80%) bệnh xuất hiện vào những tháng mưa nhiều và gây chết cho cá
giống ương trong ao lẫn bè là rất cao. Giống Dactylogyrus ký sinh trên da và
mang cá nhưng chủ yếu là mang, chúng ký sinh ở nhiều loài cá nước ngọt với
nhiều lứa tuổi nhưng gây bệnh nghiêm trọng nhất là đối tượng cá hương và cá
giống. Bệnh này phát triển mạnh trong các ao nuôi mật độ dày, điều kiện môi
trường ô nhiễm hữu cơ, nhiệt độ thích hợp cho chúng phát triển khoảng 22-
280C (Bùi Quang Tề, 2004). Tác giả còn cho biết cá mè hoa giai đoạn cá
hương bị cảm nhiễm Dactylogyrus, có ao tỷ lệ cảm nhiễm bệnh 100%, cường
độ cảm nhiễm 210-325 trùng/con cá, làm cá chết 75%.
2.1.2 Bệnh vi khuẩn
Vi khuẩn là một trong những nhóm tác nhân gây bệnh trên động vật
thủy sản mà chủ yếu và thường gặp nhất là nhóm vi khuẩn Gram âm. Tác nhân
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
5
vi khuẩn có thể được coi là tác nhân sơ cấp hoặc thứ cấp gây bệnh cho các loài
thủy sản (Inglis et al, 1993).
Theo Từ Thanh Dung và ctv (2004), đã phân lập từ 181 mẫu cá tra bệnh
mủ gan thu được 108 dòng vi khuẩn Edwardsiell ictaluri. Mẫu thu được từ
các vùng nuôi cá tra phát triển mạnh như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ. Từ
năm 1998 bệnh mủ gan phát hiện đầu tiên trên cá tra nuôi ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long (ĐBSCL) và gọi là bệnh BNP (bacillary necrosis of Pagasius)
(Ferguson et al, 2001). Ngoài ra vi khuẩn này cũng là nguyên nhân gây bệnh
nhiễm trùng máu cấp tính trên cá nheo Mỹ với tỷ lệ hao hụt khá cao (Autin và
Autin, 1993). Một số tác giả đã tìm thấy một số bệnh phổ biến trên cá tra như:
bệnh gan thận mủ do vi khuẩn E. ictaluri, bệnh xuất hyết do vi khuẩn A.
hydrophila, A. sobria và A. caviae. Trong đó, vi khuẩn E. ictaluri là nguyên
nhân gây thiệt hại kinh tế nguy hiểm nhất trong các mô hình nuôi công nghiệp
ở ĐBSCL. (Dung et al., 2008).
Một loại vi khuẩn cũng gây thiệt hại không kém trên động vật thủy sản
là Aeromonas, tác nhân gây nhiễm trùng máu xuất huyết ở một số loài cá như:
cá basa, cá bống tượng, cá rô phi, cá trê giống,… Đây là bệnh nhiễm khuẩn
nên có thể xảy ra ở các giai đoạn khác nhau từ cá giống , cá thịt và cá bố mẹ
đều có thể bị tác hại bởi bệnh này. Tỷ lệ tử vong ở động vật thủy sản từ 30 –
70% nhưng ở giai đoạn giống của ba ba và cá trê có thể lên đến 100% (Đỗ Thị
Hòa và ctv, 2004).
2.2 Các nghiên cứu mô học
Từ khi học thuyết tế bào ra đời, cùng với sự hoàn thiện về việc chế tạo
ra kính hiển vi và kỹ thuật hiển vi đã đưa mô học phát triển mạnh. Đến cuối
thế kỉ XIX, bắt đầu thời kỳ phát triển rầm rộ của mô học mô tả. Những thành
phần cấu tạo khác nhau của các cơ quan và các mô đã nghiên cứu một cách
cẩn thận. Những thành công lớn lao trong kỹ thuật mô học nữa sau thế kỉ XIX,
như việc chế tạo ra máy cắt lát mỏng cho phép người ta nghiên cứu tỉ mỉ cấu
trúc vi thể của tế bào và mô ( Phạm Phan Địch, 1988).
Theo Roberts (1995), việc phân tích mô bệnh học về vi thể là nghiên
cứu những thay đổi hiển vi diễn ra trong mô cơ thể trong suốt quá trình bệnh.
Những thay đổi này thường là những đặc điểm đặc trưng của cơ thể và nó góp
phần không nhỏ vào việc xác định ra tác nhân gây bệnh.
Đề cập đến các công trình nghiên cứu mô học đã có không ít những nhà
khoa học nghiên cứu về lĩnh vực này như Chinabut và limsuwan (1983),
nghiên cứu mô học trên cá trê trắng (Clarias batrachus) bị nhiễm vi khuẩn
PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version
6
Aeromonas hydrophyla. Mô bệnh học được kiểm tra hầu hết các cơ quan theo
đối tượng nghiên cứu gan, thận và tỳ tạng. Kết quả quan sát được gan, thận
sau bị thoái hóa, hoại tử, tỳ tạng bị xung huyết, mô liên kết gia tăng, các tế
bào lymphoi giảm đi ở một số cá bị nhiễm khuẩn, thận trước xuất huyết và
hoại tử. Bên cạnh đó Nash và ctv (19