Mỗi sự vật hiện tƣợng trong thế giới khách quan đều có tên gọi cụ
thể, đó có thể là tên làng, tên núi, tên sông, tên những vật dụng .những tên
gọi đó đều do con ngƣời đặt tên và mỗi tên gọi của đối tƣợng này phải có giá
trị khu biệt nó với những cái khác. Những tên gọi đó là những tên riêng, mà
việc nghiên cứu về chúng đã hình thành nên một chuyên ngành riêng gọi là
Danh xƣng học. Danh xƣng học nghiên cứu tên ngƣời đƣợc gọi là Nhân danh
học, còn nghiên cứu tên gọi của đối tƣợng địa lí thì là Địa danh học. Nghiên
cứu địa danh là một lĩnh vực quan trọng và cần thiết trong ngôn ngữ học
truyền thống cũng nhƣ trong ngôn ngữ học hiện đại. Việc nghiên cứu địa danh
nói chung, các địa danh của một địa phƣơng nói riêng, sẽ giúp chúng ta hiểu
đƣợc ngôn ngữ của một dân tộc nói chung, ngôn ngữ đƣợc sử dụng ở một
vùng miền nói riêng.
2. Nghiên cứu địa danh cũng là một trong những bộ môn Ngôn ngữ học
góp phần nghiên cứu văn hoá một vùng lãnh thổ, một trong những vấn đề
quan trọng đang đƣợc đặt ra hiện nay. Nghiên cứu địa danh của một ngôn ngữ
cũng nhƣ của một địa phƣơng đồng thời cũng giúp hiểu đƣợc đặc điểm văn
hoá - lịch sử của một dân tộc hoặc của công đồng cƣ dân địa phƣơng nhƣ lớp
trầm tích đọng lại trong các địa danh của họ. Chẳng hạn, nếu một địa danh có
nguồn gốc Môn – Khơme hoặc Tày - Thái thì chủ thể xa xƣa của vùng đất ấy
là cộng đồng ngƣời Môn – Khơme hoặc ngƣời Tày - Thái và kèm theo đó
là những đặc điểm văn hoá của họ đƣợc thể hiện qua chất liệu ngôn ngữ của
vùng này.
3. Nghiên cứu địa danh Võ Nhai góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ
giữa văn hoá và ngôn ngữ trong một vùng lãnh thổ nói chung và của Võ Nhai
nói riêng, qua đó có thể hiểu thêm đƣợc sự phát triển của tiếng Việt trong mối
quan hệ vơí các tiếng địa phƣơng thuộc các lĩnh vực ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp qua các thời kì, giai đoạn khác nhau.
4. Võ Nhai là một vùng quê cách mạng nên rất cần tìm hiểu về lịch sử,
văn hoá của địa phƣơng nơi đây nhằm giới thiệu và giáo dục lòng yêu nƣớc
và tinh thần cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay và mai sau. Hiện
nay chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và có
hệ thống về địa danh Võ Nhai dƣới góc độ ngôn ngữ - văn hoá. Do tầm quan
trọng, ý nghĩa của vấn đề, luận văn đã chọn đối tƣợng địa da nh của Võ Nhai
để nghiên cứu.
127 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3147 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm của các địa danh thuộc huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) từ góc độ văn hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-------
TRƢƠNG THỊ MỲ
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐỊA DANH
THUỘC HUYỆN VÕ NHAI (THÁI NGUYÊN)
TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
THÁI NGUYÊN - NĂM 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-------
TRƢƠNG THỊ MỲ
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐỊA DANH
THUỘC HUYỆN VÕ NHAI (THÁI NGUYÊN)
TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ
CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC
MÃ SỐ: 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC TỒN
THÁI NGUYÊN, NĂM 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong
bất cứ công trình nào.
Tác giả luận văn
Trương Thị Mỵ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của của PGS. TS
Nguyễn Đức Tồn. Em xin gửi đến thầy lời cảm ơn sâu sắc.
Luận văn là kết quả của một quá trình học tập. Vì vậy em xin bày tỏ
lòng biết ơn đến những người Thầy, người Cô đã giảng dạy các chuyên đề
Cao học cho lớp Ngôn ngữ khóa 2007-2009.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là các
em học sinh các trường THPT và nhân dân huyện Võ Nhai (Thái Nguyên),
những người đã giúp đỡ tôi nhiệt tình trong quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả luận văn
Trương Thị Mỵ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................. 8
I. TÍNH THỜI SỰ CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 8
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGIÊN CỨU ............................................................. 9
1. Mục đích nghiên cứu ........................................................................... 9
2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 9
III. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ .................................................................................. 10
1. Tình nghiên cứu địa danh trên thế giới ............................................... 10
2. Tình hình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam ....................................... 12
3. Vấn đề nghiên cứu địa danh của Võ Nhai .......................................... 15
IV. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................ 15
1. Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................ 15
2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 16
V. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN .................................................................. 16
VI. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 16
VII. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ................................................................... 17
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH DANH VÀ
ĐỊA DANH HỌC .....................................................................................................18
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊNH DANH NGÔN NGỮ ................................. 18
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT VỀ ĐỊA DANH ........................................ 21
1.2.1. Định nghĩa về địa danh ................................................................ 21
1.2.2. Phân loại địa danh theo tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên ......... 22
1.2.3. Vị trí địa danh học trong ngôn ngữ học ........................................ 23
1.2.4. Hƣớng tiếp cận và phát triển khi nghiên cứu địa danh Việt Nam . 24
1.3.ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊNH DANH NÓI CHUNG VÀ ĐỊA DANH NÓI RIÊNG ..... 24
1.3.1. Về nguồn gốc của các định danh .................................................. 24
1.3.2. Về kiểu ngữ nghĩa của các định danh ........................................... 25
1.3.3. Cách thức biểu thị của các định danh ........................................... 26
1.4. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ......................................................................... 29
Chƣơng 2: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA ĐỊA DANH
VÕ NHAI ....................................................................................................................31
2.1. VẤN ĐỀ TƢ LIỆU THỰC TẾ CỦA ĐỊA BÀN, ĐỊA DANH VÕ NHAI ........... 31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện Võ Nhai ............................ 31
2.1.2. Phân loại địa danh Võ Nhai theo tiêu chí tự nhiên- không tự nhiên . 37
2.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA CÁC ĐỊA DANH THUỘC VÕ NHAI ............ 39
2.2.1. Xét theo nguồn gốc ngôn ngữ .......................................................... 39
2.2.2. Đặc điểm của các địa danh thuộc Võ Nhai xét theo kiểu ngữ
nghĩa của chúng ........................................................................................ 43
2.2.3. Đặc điểm của các địa danh thuộc Võ Nhai xét theo cách thức biểu thị
của chúng .................................................................................................. 44
2.2.4 Đặc điểm việc chọn đặc trƣng làm cơ sở cho việc đặt các địa danh
thuộc Võ Nhai ............................................................................................ 51
2.3. KIỂU MÔ HÌNH CẤU TẠO PHỨC THỂ ĐỊA DANH VÕ NHAI ................... 53
2.3.1 Mô hình cấu trúc phức thể địa danh Võ Nhai ................................... 53
2.3.2. Phân tích thành tố chung trong phức thể địa danh Võ Nhai ............ 55
2.4.2. Đặc điểm một số kiểu cấu tạo của địa danh Võ Nhai do các
phƣơng thức định danh chi phối ................................................................ 70
2.5. TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ......................................................................... 75
Chƣơng 3: ĐẶC TRƢNG VĂN HOÁ CỦA ĐỊA DANH VÕ NHAI ...............79
3.1 MỘT VÀI VẤN ĐỀ VỀ VĂN HOÁ VÀ NGÔN NGỮ .................................. 79
3.2. ĐẶC TRƢNG VĂN HOÁ THỂ HIỆN TRONG ĐỊA DANH VÕ NHAI ............ 82
3.2.1. Đặc trƣng văn hoá đƣợc thể hiện qua thành tố ngôn ngữ ................. 82
3.2.2. Sự thể hiện các dạng tồn tại của văn hoá trong địa danh Võ Nhai ... 87
3.3. MỘT VÀI NHẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA DANH VÕ NHAI SO VỚI
BẮC KẠN ................................................................................................... 96
3.4. TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ......................................................................... 99
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 108
PHỤ LỤC.................................................................................................................. 113
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
1. Quy ƣớc về cách viết tắt trong địa danh các xã, thị trấn
- BL: Bình Long
- ĐC: Thị trấn Đình Cả
- DT: Dân Tiến
- LH: La Hiên
- LT: Lâu Thƣợng
- LM: Liên Minh
- NT: Nghinh Tƣờng
- PT: Phú Thƣợng
- PG: Phƣơng Giao
- SM: Sảng Mộc
- TS: Thần Sa
- TN: Thƣợng Nung
- TX: Tràng Xá
- VC: Vũ Chấn
2. Quy ƣớc về cách viết tắt trong loại hình địa danh
- ĐDCTGT: Địa danh các công trình giao thông
- ĐDCTXD: Địa danh các công trình xây dựng
- ĐDCTNT: Địa danh các công trình nhân tạo
- ĐDĐHTN: Địa danh địa hình tự nhiên
- ĐDĐVDC: Địa danh đơn vị dân cƣ
- ĐVDCHC: Địa danh các đơn vị dân cƣ do chính quyền hành chính đặt
- ĐVDCPK: Địa danh các đơn vị dân cƣ có từ thời chính quyền phong kiến
- SD: Sơn danh
- TD: Thủy danh
- ĐDVĐN: Địa danh các vùng đất nhỏ phi dân cƣ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả thu thập địa danh huyện Võ Nhai
Bảng 2.2. Kết quả thống kê theo nguồn gốc ngôn ngữ các yếu tố
Bảng 2.3. Kết quả thống kê cấu tạo của thành tố chung trong địa
danh Võ Nhai
Bảng 2.4. Kết quả thống kê sự phân bố của thành tố chung khi chuyển
hóa thành các yếu tố trong địa danh
Bảng 2.5. Thống kê địa danh Võ Nhai theo kiểu cấu tạo
DANH MỤC CÁC MÔ HÌNH SƠ ĐỒ
Mô hình 2.1. Sự phân bố các loại hình ở địa danh Võ Nhai
Mô hình 2.2. Số lƣợng các loại hình địa danh theo nguồn gốc ngôn ngữ
Mô hình 2.3.Mô hình cấu trúc phức thể địa danh Võ Nhai
Mô hình 2.4. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh khi thành tố chung
chuyển hóa thành yếu tố thứ nhất trong địa danh
Mô hình 2.5. Mô hình cấu trúc phức thể địa danh khi thành tố chung
chuyển hóa thành yếu tố thứ hai trong địa danh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
MỞ ĐẦU
I. TÍNH THỜI SỰ CỦA ĐỀ TÀI
1.Mỗi sự vật hiện tƣợng trong thế giới khách quan đều có tên gọi cụ
thể, đó có thể là tên làng, tên núi, tên sông, tên những vật dụng….những tên
gọi đó đều do con ngƣời đặt tên và mỗi tên gọi của đối tƣợng này phải có giá
trị khu biệt nó với những cái khác. Những tên gọi đó là những tên riêng, mà
việc nghiên cứu về chúng đã hình thành nên một chuyên ngành riêng gọi là
Danh xƣng học. Danh xƣng học nghiên cứu tên ngƣời đƣợc gọi là Nhân danh
học, còn nghiên cứu tên gọi của đối tƣợng địa lí thì là Địa danh học. Nghiên
cứu địa danh là một lĩnh vực quan trọng và cần thiết trong ngôn ngữ học
truyền thống cũng nhƣ trong ngôn ngữ học hiện đại. Việc nghiên cứu địa danh
nói chung, các địa danh của một địa phƣơng nói riêng, sẽ giúp chúng ta hiểu
đƣợc ngôn ngữ của một dân tộc nói chung, ngôn ngữ đƣợc sử dụng ở một
vùng miền nói riêng.
2. Nghiên cứu địa danh cũng là một trong những bộ môn Ngôn ngữ học
góp phần nghiên cứu văn hoá một vùng lãnh thổ, một trong những vấn đề
quan trọng đang đƣợc đặt ra hiện nay. Nghiên cứu địa danh của một ngôn ngữ
cũng nhƣ của một địa phƣơng đồng thời cũng giúp hiểu đƣợc đặc điểm văn
hoá - lịch sử của một dân tộc hoặc của công đồng cƣ dân địa phƣơng nhƣ lớp
trầm tích đọng lại trong các địa danh của họ. Chẳng hạn, nếu một địa danh có
nguồn gốc Môn – Khơme hoặc Tày - Thái thì chủ thể xa xƣa của vùng đất ấy
là cộng đồng ngƣời Môn – Khơme hoặc ngƣời Tày - Thái …và kèm theo đó
là những đặc điểm văn hoá của họ đƣợc thể hiện qua chất liệu ngôn ngữ của
vùng này.
3. Nghiên cứu địa danh Võ Nhai góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ
giữa văn hoá và ngôn ngữ trong một vùng lãnh thổ nói chung và của Võ Nhai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
nói riêng, qua đó có thể hiểu thêm đƣợc sự phát triển của tiếng Việt trong mối
quan hệ vơí các tiếng địa phƣơng thuộc các lĩnh vực ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp qua các thời kì, giai đoạn khác nhau.
4. Võ Nhai là một vùng quê cách mạng nên rất cần tìm hiểu về lịch sử,
văn hoá của địa phƣơng nơi đây nhằm giới thiệu và giáo dục lòng yêu nƣớc
và tinh thần cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay và mai sau. Hiện
nay chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và có
hệ thống về địa danh Võ Nhai dƣới góc độ ngôn ngữ - văn hoá. Do tầm quan
trọng, ý nghĩa của vấn đề, luận văn đã chọn đối tƣợng địa danh của Võ Nhai
để nghiên cứu.
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu những đặc điểm của địa
danh Võ Nhai về các phƣơng diện khác nhau: ngôn ngữ, văn hoá, lịch
sử,v.v…, nhằm làm nổi bật những đặc điểm về phƣơng thức định danh từ góc
độ ngôn ngữ - văn hoá, qua đó làm sáng tỏ truyền thống lịch sử - văn hoá của
địa phƣơng.
Việc nghiên cứu đặc điểm của hệ thống địa danh Võ Nhai cũng nhằm
góp phần xây dựng bộ môn địa danh học vốn chƣa đƣợc phát triển ở
Việt Nam, đồng thời phục vụ cho việc viết cuốn dƣ địa chí, sổ tay địa danh
của huyện.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích đã nêu, luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
- Nghiên cứu các vấn đề lí thuyết về định danh, danh học nói chung, về
địa danh nói riêng, và vấn đề đặc trƣng văn hoá của địa danh để làm cơ sở cho
việc nghiên cứu tiếp theo;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
- Tiến hành điều tra điền dã, khảo sát thực tế, thu thập tất cả các địa
danh thuộc các loại hình, đối tƣợng địa lí khác nhau đƣợc phân bố và tồn tại
trong phạm vi địa bàn huyện Võ Nhai;
- Thống kê, phân loại và phân tích, miêu tả hệ thống địa danh Võ Nhai
theo các tiêu chí danh học, sau đó rút ra những nhận xét về mặt đặc điểm cấu
tạo, phƣơng thức định danh, nguồn gốc ngôn ngữ và các yếu tố cấu tạo nên
địa danh;
- Tìm hiểu các đặc điểm văn hoá - lịch sử còn đƣợc tàng trữ trong hệ
thống địa danh của vùng dân cƣ này.
III. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
1. Tình hình nghiên cứu địa danh trên thế giới
Địa danh là những từ ngữ đƣợc dùng làm tên riêng của các đối tƣợng
địa lí cụ thể có vị trí xác định trên bề mặt trái đất. Đối tƣợng này có thể là đối
tƣợng địa lí tự nhiên hay nhân tạo. Vấn đề nghiên cứu địa danh đã đƣợc ngôn
ngữ học thế giới quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Từ đầu Công nguyên ở
phƣơng Đông đã diễn ra giai đoạn khởi nguồn. Thao tác chủ yếu ở giai đoạn
này là ghi chép, sƣu tập, tổng hợp và giải thích về cách đọc, về ý nghĩa của
địa danh.Tiêu biểu nhƣ các tác phẩm Hán thư ghi chép đƣợc hơn 4000 địa
danh, Thuỷ kinh chú đề cập trên 20 000 địa danh, số đƣợc giải thích là khoảng
2300 địa danh.
Ở phƣơng Tây bộ môn địa danh học bắt đầu đƣợc nghiên cứu nhiều từ
cuối thế kỉ XIX, nhƣng trên thực tế nó đã xuất hiện từ trƣớc. Trong Thánh
Kinh của Thiên chúa giáo cũng thu thập đƣợc rất nhiều địa danh. Cuối thế kỉ
XIX, đầu thế kỉ XX là thời điểm nở rộ các công trình nghiên cứu về địa danh
và đã mang tính chất lí luận cao. Tiêu biểu là các cuốn “Địa lí từ nguyên
học”(1835) của T.A. Gibson hƣớng đến một danh sách phân loại về từ ngữ
thƣờng gặp nhƣ tiền tố, hậu tố trong phức thể của tên địa lí; cuốn “ Từ và các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
địa điểm hay sự minh hoạ có tính nguyên lai về lịch sử, dân tộc học và địa lí
học” (1864) của I ssac Taylor; cuốn “Địa danh học” (1872) của J.J. Egli; cuốn
“Địa danh học” (1903) của J. W. Nagh.
Từ đầu thế kỉ XX có thêm nhiều công trình nghiên cứu đi sâu về địa
danh. Ví dụ nhƣ cuốn “Nguồn gốc và sự phát triển địa danh” (1926) của A.
Dauzat, “Các tên gọi, một khảo sát về việc đặt tên địa điểm” (1958) của
George, “Thực hành địa danh học” (1977) của P. E. Raper. Ngoài ra còn có
hàng loạt công trình của các nhà địa danh học Nga đặt nền tảng đầu tiên cho
việc xây dựng hệ thống lí luận về địa danh học. Đó là E.M.Murzaev với
“Những khuynh hướng nghiên cứu địa danh học”, A.Kapenko với tác phẩm
“Bàn về địa danh học đồng đại”, hay “Những nguyên tắc cơ bản của công
tác nghiên cứu địa danh” của A.I.Popôv, đặc biệt là công trình “Địa danh học
là gì” của A.V. Superanskaja [30] đã mang lại những định hƣớng mới cho
việc nghiên cứu địa danh, tạo ra những giá trị nhất định trong quá trình phát
triển của địa danh học.
Trong quá trình tìm hiểu địa danh, các nhà nghiên cứu đã có rất nhiều
cách phân loại địa danh khác nhau. Đáng chú ý là cách phân loại của các nhà
địa danh học Nga dựa vào đối tƣợng mà địa danh biểu thị. Chẳng hạn, G. L.
Somolisnaja và M.V. Gorbanevskij đã chia địa danh thành 4 loại:
1. Phƣơng danh: Tên các địa phƣơng.
2. Sơn danh: Tên núi, gò, đồi…
3. Thuỷ danh: Tên các dòng chảy nhƣ hồ. vũng…
4. Phố danh: Tên các đối tƣợng trong thành phố.
A. V. Superanskaja (1985) trong cuốn “Địa danh là gì” [ 30, tr.3] lại
chia địa danh thành 8 loại:
1. Tên gọi của các điểm dân cƣ;
2. Tên gọi các con sông;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
3. Tên gọi núi non;
4. Tên gọi công trình trong thành phố;
5. Tên gọi các đƣờng phố;
6. Tên gọi quảng trƣờng;
7. Tên gọi mạng lƣới giao thông;
8. Tên gọi địa điểm phi dân cƣ nhỏ.
Cách phân chia của Superanskaja tuy mở rộng hơn cách nhìn nhận về
địa danh, nhƣng nếu áp dụng vào từng vùng, miền thì rất khó khăn cho việc
nghiên cứu bởi quá chi tiết, dẫn đến nhiều khi các tiêu chí dẫm đạp nhau.
2. Tình hình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
Tuy việc nghiên cứu địa danh ở Việt Nam đƣợc bắt đầu muộn hơn so
với các nƣớc phƣơng Tây, nhƣng chúng ta cũng đã có những tác phẩm đánh
dấu sự mở đầu cho việc nghiên cứu địa danh từ thế kỉ XIII trở đi. Đó là các
tác phẩm “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, “Đại Việt sử kí toàn thư” của Ngô
Sĩ Liên, “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú…
Đến những năm 1960, các công trình nghiên cứu địa danh ở Việt Nam
khá phát triển và mang tính lí luận cao. Tiêu biểu nhƣ Hoàng Thị Châu (1964)
đã đề cập đến địa danh gọi tên sông qua “Mối liên hệ về ngôn ngữ cổ đại ở
Đông Nam Á qua một vài tên sông”, Lê Trung Hoa (1991) nêu những
đặc điểm về cấu tạo, nguồn gốc và ý nghĩa của “Địa danh thành phố Hồ
Chí Minh”.
Đến năm 1993 Nguyễn Văn Âu với tác phẩm “Địa danh Việt Nam” và
“Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam” (2003) đã có những đóng góp mới
mẻ, quan trọng cho ngành nghiên cứu địa danh ở Việt Nam.
Về vấn đề phân loại, ở Việt Nam, Nguyễn Văn Âu trong hai tác phẩm
[ 2 ] và [ 3 ] đã phân loại địa danh theo 3 cấp:
1. Loại địa danh (2 loại):
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
- Địa danh tự nhiên
- Địa danh kinh tế- xã hội.
2. Kiểu địa danh (7 kiểu): Thuỷ danh; Sơn danh; Lâm danh; Làng xã;
Huyện thị; Tỉnh; Thành phố; Quốc gia.
3. Dạng địa danh (11 dạng ): Sông ngòi; Hồ đầm; Đồi núi; Hải đảo;
Rừng rú; Truông trảng; Làng xã; Huyện quận; Thị trấn; Tỉnh; Thành phố;
Quốc gia.
Cách phân loại của Nguyễn Văn Âu quá chi tiết và rối, trùng lặp, bởi lẽ
nếu việc phân chia dựa trên các kiểu, các dạng địa lí…thì vô kể và thiếu tính
khái quát.
Lê Trung Hoa [ 22 ], [ 23 ] chia địa danh thành hai nhóm lớn:
1. Địa danh chỉ các đối tƣợng tự nhiên
2. Địa danh chỉ các đối tƣợng nhân tạo
- Địa danh chỉ các công trình xây dựng thiên về không gian hai chiều.
- Địa danh chỉ các đơn vị hành chính.
- Địa danh chỉ các vùng lãnh thổ không có ranh giới rõ ràng.
Lê Trung Hoa đƣa ra cách phân loại theo nguồn gốc địa danh:
1. Địa danh thuần Việt
2. Địa danh Hán Việt
3. Địa danh bằng các ngôn ngữ đân tộc thiểu số
4. Địa danh bằng ngoại ngữ.
Cách phân loại của Lê Trung Hoa khá dễ hiểu, rõ ràng và lôgích. Việc
tách bạch riêng rẽ theo đối tƣợng và theo nguồn gốc để phân định là khá
hợp lí.
Gần đây đã có một số luận án, luận văn nghiên cứu về địa danh thuộc
các địa phƣơng cụ thể khác nhau: Nguyễn Kiên Trƣờng với luận án “Những
đặc điểm chính của địa danh Hải Phòng”(1996), Từ Thu Mai với luận án Tiến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
sĩ về các địa danh Quảng Trị (2004). Ngoài ra còn có luận văn thạc sĩ về địa
danh thuộc tỉnh Bắc Kạn của Hà Thị Hồng (2008), luận văn của Phạm Thị
Thu Trang (2008): Khảo sát địa danh quận Ba Đình - Hà Nội,v.v…
Các Luận án, luận văn này tập trung đi sâu vào cách lựa chọn các đặc
trƣng làm cơ sở cho cách đặt địa danh, nghiên cứu các đặc điểm văn hoá - lịch
sử đƣợc phản ánh trong địa danh của địa phƣơng đƣợc khảo sát cho nhiều kết
quả hữu ích.
Đặc biệt luận án Tiến sĩ của Nguyễn Kiên Trƣờng [46] đã có sự bổ
sung những vấn đề lí thuyết mà Lê Trung Hoa đã đề cập trƣớc đó. Ông đã so
sánh địa danh Hải Phòng với địa danh thuộc các vùng khác ở Việt Nam, đƣa
ra ba tiêu chí phân loại địa danh Hải Phòng:
1. Căn cứ tiêu chí đối tƣợng địa lí, gồm 2 loại:
- Địa danh tự nhiên
- Địa danh chỉ đối tƣợng địa lí nhân văn:
+ Địa danh các đơn vị dân cƣ - hành chính và địa danh gắn với hoạt động .
+ Địa danh đƣờng phố và địa danh chỉ công trình xây dựng.
2. Căn cứ tiêu chí nguồn gốc, gồm 5 loại:
- Địa danh Hán Việt
- Địa danh thuần Việt
- Địa da