Luận văn Đặc điểm của tùy bút, bút kí trong văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975

Trong lịch sử văn học Việt Nam, kí có một dấu ấn khá rõ nét, tuy nhiên tùy theo từng giai đoạn lịch sử cụ thể mà dấu ấn đó được thể hiện ở những mức độ khác nhau. Sự phát triển của thể kí đã góp phần làm phong phú diện mạo văn học 1930 – 1945. Trong chín năm kháng chiến chống Pháp, thể kí phát triển mạnh mẽ và đến giai đoạn 1954 – 1975 kí thực sự là một thể loại chủ lực, bám sát và phản ánh hiện thực một cách chân thực, rõ nét. Cùng với thơ ca và tiểu thuyết, sự phát triển của thể kí đã làm nên không khí sôi nổi, sinh động cho đời sống văn học lúc bấy giờ. Trong thành tựu kí văn học giai đoạn này, tùy bút và bút kí là hai thể loại tiêu biểu. Đây là hai thể loại đã gặt hái được những thành công đáng kể, có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của văn học cách mạng Việt Nam 1954 – 1975, đặc biệt làm nên tên tuổi của nhiều nhà văn. Nghiên cứu về hai thể loại này, đã có những công trình có giá trị như công trình nghiên cứu về tùy bút giai đoạn 1930 – 1945 hay giai đoạn 1975 – 2000. Nhưng tùy bút, bút kí giai đoạn 1954 – 1975 thì vẫn chưa được chú ý nhiều, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện. Chính vì thế nghiên cứu tùy bút, bút kí giai đoạn 1954 – 1975 thật sự là một điều cần thiết để có cái nhìn tổng thể về hai thể loại này trong lịch sử văn học Việt Nam

pdf102 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 4628 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm của tùy bút, bút kí trong văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Võ Thị Hải Chi Chuyên ngành : Lí luận Văn Học Mã số : 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HOÀI THANH Thành Phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc đến: - TS. Nguyễn Hoài Thanh – người đã gợi ý cho tôi về đề tài luận văn này, đồng thời cũng là người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn. - Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương, Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương, Trường THPT chuyên Hùng Vương – Bình Dương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học và thực hiện luận văn. - Thư viện trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Thư viện Khoa học tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, Thư viện Quân Đoàn 4, Thư viện trường THPT chuyên Hùng Vương – Bình Dương đã giúp đỡ tôi về mặt tài liệu để làm luận văn. - Gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, các em học sinh đã động viên, khích lệ tôi hoàn thành luận văn. Tác giả Võ Thị Hải Chi DẪN NHẬP 1. Lí do chọn đề tài Trong lịch sử văn học Việt Nam, kí có một dấu ấn khá rõ nét, tuy nhiên tùy theo từng giai đoạn lịch sử cụ thể mà dấu ấn đó được thể hiện ở những mức độ khác nhau. Sự phát triển của thể kí đã góp phần làm phong phú diện mạo văn học 1930 – 1945. Trong chín năm kháng chiến chống Pháp, thể kí phát triển mạnh mẽ và đến giai đoạn 1954 – 1975 kí thực sự là một thể loại chủ lực, bám sát và phản ánh hiện thực một cách chân thực, rõ nét. Cùng với thơ ca và tiểu thuyết, sự phát triển của thể kí đã làm nên không khí sôi nổi, sinh động cho đời sống văn học lúc bấy giờ. Trong thành tựu kí văn học giai đoạn này, tùy bút và bút kí là hai thể loại tiêu biểu. Đây là hai thể loại đã gặt hái được những thành công đáng kể, có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của văn học cách mạng Việt Nam 1954 – 1975, đặc biệt làm nên tên tuổi của nhiều nhà văn. Nghiên cứu về hai thể loại này, đã có những công trình có giá trị như công trình nghiên cứu về tùy bút giai đoạn 1930 – 1945 hay giai đoạn 1975 – 2000. Nhưng tùy bút, bút kí giai đoạn 1954 – 1975 thì vẫn chưa được chú ý nhiều, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện. Chính vì thế nghiên cứu tùy bút, bút kí giai đoạn 1954 – 1975 thật sự là một điều cần thiết để có cái nhìn tổng thể về hai thể loại này trong lịch sử văn học Việt Nam. Mặt khác, hiện nay có khá nhiều tác phẩm kí được trích giảng trong chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, tôi thiết nghĩ việc tìm hiểu tùy bút, bút kí giai đoạn 1954 – 1975 là rất quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn. Vì thế tôi chọn đề tài Đặc điểm của tùy bút, bút kí trong văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 cho bản luận văn này. 2. Mục đích, phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu tùy bút, bút kí giai đoạn 1954 - 1975 nhằm xác định những đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm thuộc hai thể loại này, qua đó thấy được những đóng góp của tùy bút, bút kí đối với văn học cách mạng Việt Nam. Từ đó sẽ có được những tư liệu quan trọng phục vụ công tác giảng dạy. Văn học 1954 – 1975 là giai đoạn văn học gặt hái được nhiều thành tựu ở nhiều thể loại như tiểu thuyết, thơ, truyện ngắn, kí. Đặc biệt là vào thập niên sáu mươi, thể kí với sự nở rộ của nhiều thể loại đã tạo được sự chú ý của đông đảo bạn đọc và giới nghiên cứu. Riêng tùy bút, bút kí, đã có rất nhiều tác phẩm ra đời có giá trị cao cả về nội dung lẫn nghệ thuật định hình được phong cách của nhiều nhà văn. Tuy nhiên trong khuôn khổ của luận văn, người viết không thể bao quát được tất cả những tác phẩm của hai thể loại ra đời trong hơn hai mươi năm mà chỉ tiếp cận những tác phẩm nổi bật, có sức ảnh hưởng lớn đối với đời sống văn học và cũng phần nào làm nên tên tuổi của nhà văn. Đó là những tác phẩm tiêu biểu của những nhà văn như: Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên, Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Anh Đức, Bùi Hiển, Thép Mới, Trần Hiếu Minh, Khánh Vân, và một số tác phẩm của các tác giả khác đã in chung ở một số sách. 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3.1. Nghiên cứu chung về tùy bút, bút kí giai đoạn 1954 – 1975 Cho đến nay (thời điểm người viết hoàn thành luận văn), chưa có một công trình hay một bài viết nào bàn riêng về tùy bút, bút kí trong văn học giai đoạn 1954 – 1975 mà chỉ xuất hiện những ý kiến trong những bài viết chung về thể kí. Hà Minh Đức trong cuốn Kí viết về chiến tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong mục nói về Bút kí có đề cập đến bút kí của Chế Lan Viên, Thép Mới, và khẳng định có nhiều đóng góp. Còn trong mục Tùy bút, nhắc đến tùy bút Nguyễn Tuân sau cách mạng. Phạm Văn Sĩ trong cuốn Văn học giải phóng miền Nam có những bài viết riêng về các tác giả như Nguyễn Thi, Anh Đức, Trần Hiếu Minh, Nguyễn Trung Thành trong đó khẳng định sự đóng góp của các tùy bút, bút kí trong sự phát triển của kí miền Nam. Trong cuốn Văn học Việt Nam tập hai (1945 – 1975) do Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên viết về một số tác giả tiêu biểu như Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân, Nguyễn Thi và có những nhận xét, đánh giá về tùy bút, bút kí của họ trong giai đoạn này. Ngoài ra, từ năm 1966 đến 1968, khi Tạp chí Văn học mở đợt trao đổi ý kiến về Thể kí và vấn đề viết về người thật, việc thật đã có rất nhiều bài viết gửi đến. Trong các bài viết, các tác giả đề cập nhiều đến tùy bút và bút kí giai đoạn này. Như bài viết của Phan Nhân – Suy nghĩ về khả năng của thể kí (Qua một số bút kí ghi chép, hồi kí của miền Nam) quan tâm đến bút kí Cửu Long cuộn sóng của Trần Hiếu Minh “đã đạt được yêu cầu trước mắt: ghi nhanh những biến cố, những mẩu chuyện những con người trong một lúc và trình bày có hệ thống cả quá trình chuyển biến của từng sự kiện quan trọng dưới một chủ đề nhất định”[62]. Ông cũng nói đến tùy bút của Nguyễn Trung Thành, “Đọc Đường chúng ta đi của Nguyễn Trung Thành tôi càng tin vào tiền đồ phát triển của thể tùy bút trong văn học cách mạng miền Nam”[62], hay bút kí của Anh Đức, Nguyễn Thi Trong bài viết Phân loại tùy bút đăng trên tạp chí Khoa học xã hội, số 04/2009, tác giả Trần Văn Minh đã phân chia các loại tùy bút, trong đó các tùy bút thuộc giai đoạn văn học 1954 – 1975 được tác giả xếp vào tiểu loại tùy bút chiến tranh và ông nhận xét “Nhưng hình như cứu cánh của những trang tùy bút chiến tranh không ở chỗ phục dựng lại không khí lịch sử. Nó tỏ ra quan tâm nhiều hơn đến việc giãi bày tâm tư tình cảm của con người Việt Nam đằng sau những biến cố lịch sử ấy. Đó là tình yêu quê hương đất nước mãnh liệt, là nỗi đau xé lòng trước cảnh loạn li tang tóc, là lòng căm thù giặc sâu sắc, là quyết tâm chiến đấu để giành lại độc lập tự do”[48]. Trong năm 2007, luận văn thạc sĩ của Võ Thị Bích Hiền – Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh với đề tài Tùy bút Việt Nam giai đoạn 1975 – 2000, có phác thảo một vài nét về tùy bút giai đoạn 1954 – 1975 trong quá trình phát triển của tùy bút Việt Nam 3.2. Nghiên cứu về từng tác giả 3.2.1. Bút kí Anh Đức Chu Nga trong bài viết bàn về Phong cách trữ tình trong sáng tác của Anh Đức, đã lấy bút kí của Anh Đức làm đối tượng trung tâm để nghiên cứu “Đọc các bút kí của anh, chúng ta luôn luôn có cảm giác như anh đang trực tiếp nói chuyện với ta. Anh kể cho ta nghe về vùng quê anh – Cà Mau – nơi “cuối đất” của Tổ quốc, về những gian nan vất vả mà đồng bào ta trong ấy đã trải qua trên hai mươi năm trời chiến đấu. Nhưng điều chính nhất mà anh kể trong thư có lẽ vẫn là những thắng lợi ngày càng lớn mà đồng bào miền Nam đã giành được kể từ sau ngày đồng khởi”[56]. Diệp Minh Tuyền đánh giá cao bút kí của Anh Đức ở nhiều khía cạnh như nghệ thuật miêu tả, ngôn ngữ. Tác giả kết luận “Các bài bút kí của anh có cái chiều dài rộng lớn của không gian bao la và cái chiều dài của thời gian đằng đẵng”[89]. Trong bài viết về tác giả Anh Đức, tác giả Phạm Văn Sĩ nhận xét “bút kí của Anh Đức giàu tính chất hiện thực và viết khá duyên dáng”[68/253], tiếp đó tác giả phân tích những biểu hiện nội dung, nghệ thuật của các bài bút kí để minh chứng cho nhận định trên. Bàn về thiên nhiên trong tác phẩm của Anh Đức, đặc biệt trong bút kí, tác giả Hoài Anh nhận xét “Anh không những đã có vốn sống viết về những cái thực sự mình nếm trải mà còn có năng lực cảm thụ thiên nhiên, nhạy bén nắm bắt những thay đổi tinh tế trong cảnh sắc thiên nhiên ở vùng đất Rạch Giá, Cà Mau và nói chung là miền Tây Nam Bộ”[2], . 3.2.2. Tùy bút, bút kí Nguyễn Trung Thành Phạm Văn Sĩ đã có những nhận xét rất xác đáng về tùy bút cũng như bút kí của Nguyễn Trung Thành, đặc biệt là về giá trị và sức ảnh hưởng của những tác phẩm này, ông cho rằng “Tùy bút của Nguyễn Trung Thành mang những suy nghĩ của tác giả về cuộc kháng chiến hôm nay, về lịch sử dân tộc hôm qua và nói lên thái độ sắt son khảng khái của nhà văn được bạn đọc chúng ta xem như một tuyên ngôn chống Mĩ, cứu nước của nhà văn miền Nam.”[68/305]. Và “tùy bút của Nguyễn Trung Thành gợi cho người đọc nhận thức đúng về lịch sử của dân tộc mình và tìm cách vận dụng những bài học hay của lịch sử để tăng thêm sức mạnh chiến đấu hôm nay của chúng ta và để làm cho cuộc sống của chúng ta thêm ý nghĩa”[68/305]. Bàn về cách viết của Nguyễn Trung Thành, Phan Nhân viết: “Nguyễn Trung Thành suy nghĩ, lí luận và kể chuyện toàn bằng hình ảnh rút ra từ cuộc sống nên vừa trong sáng vừa chân thật đầy sức thuyết phục. Anh chứng minh bằng những mẩu chuyện, đúng hơn là bằng những tính cách, những nét tiêu biểu có tính chất điển hình trong cuộc sống, nên nội dung càng phong phú, tư tưởng càng cao đẹp.”[62]. 3.2.3. Tùy bút, bút kí Nguyễn Thi Phan Nhân trong Suy nghĩ về khả năng của thể kí đã nhận xét về Nguyễn Thi và tùy bút Dòng kinh quê hương của ông “Nguyễn Thi một cây bút vốn giàu chất thơ, trước cảnh quê hương bị tàn phá, đã truyền cho ta tất cả những rung cảm đậm đà tình thương và lòng tự hào bằng những hình ảnh quen thuộc của đất nước rất nên thơ”[62]. Trong bài viết của mình về Nguyễn Thi, tác giả Phạm Văn Sĩ đánh giá chung về khả năng viết tùy bút của Nguyễn Thi, “Trong thể kí thì tùy bút được viết với bút pháp thiên về trữ tình, với những liên hệ về truyền thống, về lịch sử anh hùng của dân tộc”[68/219], sau đó ông tập trung phân tích các tùy bút, bút kí tiêu biểu như Dòng kinh quê hương, Đại hội anh hùng, Những câu nói ghi trong đại hội, Ước mơ của đất Theo Hà Minh Đức, trong bài viết chung về Kí trong thời kì chống Mĩ cứu nước, khi nhắc đến kí Nguyễn Thi, đặc biệt là tùy bút ông viết “Nguyễn Thi có nhiều cảm xúc đẹp trên những trang tùy bút Dòng kinh quê hương, nhưng dường như anh muốn tập trung và ưu tiên dành những trang viết để ghi chép về những người anh hùng đẹp của đất nước quê hương”[16/158]. 3.2.4. Bút kí Trần Hiếu Minh Chủ yếu ca ngợi tập bút kí Cửu Long cuộn sóng, các tác giả Phạm Văn Sĩ, Phan Nhân, Hà Minh Đức, Bích Thu đều có những nhận xét xác đáng và đáng ghi nhận về việc ghi chép của Trần Hiếu Minh và giá trị của các tác phẩm: “Cửu Long cuộn sóng của Trần Hiếu Minh đã ghi lại được một khí thế cách mạng chưa từng thấy trong mỗi con người và từng thôn xóm ở mảnh đất Bến Tre”[80]. “Tập bút kí của Trần Hiếu Minh có tác dụng giáo dục tích cực, kịp thời, trước hết là vì những chất liệu mà tác giả khai thác là những chất liệu rất quý giá, rút ra từ trong thực tế máu lửa của chiến tranh và của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, rút ra từ trong ngọn lửa đồng khởi, ngay trên mảnh đất quê hương của đồng khởi. Tập bút kí viết kịp thời nóng hổi không khí cách mạng và khí thế anh hùng của người Bến Tre, đóng góp vào việc thúc đẩy sự nghiệp chống Mĩ của nhân dân miền Nam.”[68/289]. 3.2.5. Bút kí Bùi Hiển Trong quá trình đi lâu dài trên trên vùng tuyến lửa khu 4, Bùi Hiển viết khá nhiều bút kí. Phần lớn những bài viết đó đã được tập hợp trong Đường lớn và tập Trong gió cát (Trong gió cát in chung với một số truyện ngắn). Nguyễn Cương trong bài Đọc Đường lớn, bút kí của Bùi Hiển viết “Ấn tượng sâu nhất còn để lại sau khi đọc tập bút kí này là những bài viết về tội ác đẫm máu của giặc Mĩ. Những bài viết đó tuy chiếm số ít nhưng gây được nhiều xúc động ở người đọc. Đó là Nợ máu và đặc biệt: Chúng nó là một lũ đê hèn”[8]. Tuy nhiên người viết bài này cũng có nhắc đến một vài khuyết điểm của tập bút kí “Nếu như chỗ mạnh của anh là quan sát tỉ mỉ, công phu, sử dụng đến mức cao nhất tiếng nói của bản thân chất liệu cuộc sống thì chỗ yếu của anh lại chính là sự việc có lúc bị đưa vào quá nhiều, chưa thành những điểm tựa để khi đứng cạnh nhau làm bật lên những vấn đề của cuộc sống. Nhược điểm đó làm cho vài bài viết của anh trở nên bằng phẳng và tản mạn”[8]. Tác giả Nguyễn Phan Ngọc lại ấn tượng với năm bài bút kí của Bùi Hiển, đó là Bám biển, Về Đại Phong, Nhật kí Vĩnh Linh, Trong gió cát, Chúng ta chiến đấu và chiến thắng, ông viết “Năm bài bút kí đã giúp tôi hiểu thêm những con người Việt Nam mới, dũng cảm, đầy khí phách anh hùng, đầy tinh thần chiến đấu và chiến thắng; biết rõ thêm cuộc sống mới, cuộc sống mỗi ngày mỗi phát triển vô cùng nhanh chóng và diệu kì.”[60]. 3.2.6. Tùy bút, bút kí Chế Lan Viên. Các bài viết của Phan Hồng Giang, Hoàng Như Mai đều ca ngợi giá trị của tập bút kí Những ngày nổi giận. Đọc xong cuốn sách, Hoàng Như Mai có cảm giác “Tôi thấy lòng mình bình tĩnh, và tôi chắc rằng đó cũng là cảm tưởng của nhiều người” và khẳng định “tập bút kí của Chế Lan viên những điều anh nói, cái cách anh nói đều toát lên điều đó – đánh giặc Mĩ, đánh thắng”[39]. Phan Hồng Giang thì lại suy nghĩ “Đọc xong Những ngày nổi giận, ấn tượng sâu sắc để lại trong lòng người đọc là những trang sách của Chế Lan Viên đã bám sát được thời sự và cuộc sống của chúng ta”[20/47]. Bên cạnh đó, trong bài viết của mình, hai tác giả này cũng đã chỉ ra những tồn tại mà tập bút kí này mắc phải, chủ yếu là ở mặt ngôn ngữ, cách tạo dựng hình ảnh. “Nhưng sao rải rác trong một số trang viết của anh, người đọc vẫn thường bắt gặp một số ý nghĩ chung chung, một số hình ảnh, một số từ đã bị lắp lại hơi nhiều làm cho từng đoạn văn chìm đi, ít khêu gợi”[39] và “Anh vận dụng những kĩ xảo về mặt ngôn ngữ hơi nhiều và nghĩ rằng giá được đọc anh giản dị hơn, tự nhiên hơn còn có cảm tưởng sâu sắc hơn về sức sống anh dồn lên ngòi bút”[39]. Tương tự như thế, Phan Hồng Giang cho rằng một số bài trong tập bút kí có cái ấn tượng “khách quan lạnh lùng” và “cầu kì kiểu cách”. Tác giả bài viết cho rằng Chế Lan Viên “đã nhìn hiện thực có phần nào lạnh lùng”; hay “có khi Chế Lan Viên lạm dụng những biểu tượng ngôn ngữ, kết quả là những biện pháp tu từ đã che lấp mất cảm xúc thực”[20/65]. Về tập bút kí Thăm Trung Quốc, Nguyễn Xuân Nam trong bài viết Chất thơ và chất suy nghĩ của tập bút kí Thăm Trung Quốc nhận xét “Nhìn chung đây là tập bút kí viết khá đều tay, mang nhiều chất thơ và chất suy nghĩ”[53]. Tác giả bài viết đã phân tích những biểu hiện của chất thơ và chất suy nghĩ đó ở các mặt như hình ảnh, bố cục, lời văn . 3.2.7. Bút kí Thép Mới Thép Mới là nhà văn chuyên viết tùy bút, bút kí, ông viết bút kí từ những năm kháng chiến chống Pháp, trong thời kì chống Mĩ, bút lực của Thép Mới vẫn dồi dào và để lại được ấn tượng đẹp. Vũ Đức Phúc trong bài viết Bàn về các thể kí trong văn học từ cách mạng tháng Tám đến nay có bàn về bút kí của Thép Mới “Thép Mới xuất phát từ những chi tiết nhỏ, đi sâu vào bản chất của các sự kiện; anh cũng nghiên cứu toàn diện vấn đề trình bày những khía cạnh chủ yếu của nó, với một lối văn đanh thép hùng hồn, giàu tính chất trữ tình khỏe mạnh”[66] nhưng bên cạnh đó bút kí cũng có những nhược điểm cơ bản, theo tác giả này là “chỉ mới phác họa được qua loa những nhân vật làm anh chú ý”[66]. Riêng Lê Thị Đức Hạnh thì có một bài riêng nghiên cứu về bút kí Thép Mới, đó là bài Bút kí Thép Mới. Tác giả nhận xét “Sở dĩ những bút kí của Thép Mới có sức truyển cảm khá mạnh là do tác giả có tình cảm cách mạng phong phú, sôi nổi và những tình cảm đó được thể hiện trong mỗi suy nghĩ, mỗi hình tượng mà anh xây dựng”[24]. Cũng như tác giả Vũ Đức Phúc, Lê Thị Đức Hạnh cũng nói đến nhược điểm trong bút kí Thép Mới “Thép Mới viết chưa đều tay, hãy còn những đoạn văn hơi khô, thiếu những hình tượng thật cụ thể, sinh động và có lúc lại quá thiên về triết lí. Đó đây còn nhắc đi nhắc lại một số hình ảnh quá quen. Một ít bài còn ở mức tường thuật.”[24]. 3.2.8. Tùy bút Nguyễn Tuân Có thể nói đây là tác giả mà tác phẩm của ông được giới nghiên cứu quan tâm nhiều nhất. Tuy nhiên tùy bút Nguyễn Tuân trong giai đoạn chống Mĩ thì nổi bật ở một số ý kiến của các nhà nghiên cứu như Nguyễn Đăng Mạnh, Vương Trí Nhàn, Hà Văn Đức Nguyễn Đăng Mạnh trong bài “Con đường Nguyễn Tuân đi đến bút kí chống Mĩ” đã lí giải, phân tích những đổi thay trong quan niệm nghệ thuật cũng như trong tác phẩm tùy bút trước và sau cách mạng. “Đến bút kí chống Mĩ, quả thực cuộc sống xã hội đi vào Nguyễn Tuân có tấp nập hơn, sôi nổi hơn và điều đáng chú ý là những con người trong đó phần nhiều được anh mô tả một cách khách quan hơn.”[43]. Quan tâm đến đặc điểm thể loại, Hà Văn Đức có bài viết “Tùy bút Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám”, ông nhận thấy tùy bút giai đoạn chống Mĩ của Nguyễn Tuân “Chất trữ tình đậm đà được kết hợp với chất trí tuệ sắc sảo, với những liên tưởng phong phú, táo bạo bất ngờ đã làm nên nét độc đáo riêng biệt của Nguyễn Tuân” hay “đặc sắc trong tùy bút của Nguyễn Tuân còn ở cái tài kể chuyện rất vui, rất hóm và có duyên của ông.”[18]. Gần đây, năm 2004, Nguyễn Thị Hồng Hà trong luận án tiến sĩ Ngữ Văn Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, với đề tài Đặc trưng tùy bút Nguyễn Tuân, đã nêu lên toàn bộ đặc trưng tùy bút Nguyễn Tuân cả về nội dung và nghệ thuật, trong đó những tác phẩm tùy bút giai đoạn 1954 – 1975 của Nguyễn Tuân cũng được quan tâm rất nhiều. Đặc biệt về hai tập tùy bút nổi tiếng Sông Đà và Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi, tác giả luận án đã cho rằng: “Nếu Sông Đà là một bộ tranh liên hoàn hoành tráng diễn tả vẻ đẹp độc đáo cùng khí thế mở mang lao động đất nước, với chất men lãng mạn đầy chất thơ; thì Hà nội ta đánh Mĩ giỏi là thiên anh hùng ca của tọa độ lửa kiên cường, do chính một nhà văn gốc Hà Nội viết. Nó thể hiện được bản lĩnh văn hóa cao đẹp của thủ đô nghìn năm văn hiến”[22/33] 4. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài Đặc điểm tùy bút, bút kí trong văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975, chúng tôi đã sử dụng kết hợp những phương pháp nghiên cứu sau: 4.1. Phương pháp khảo sát các tác phẩm tùy bút, bút kí của các tác giả đã nêu trong mục 2, trên cơ sở đó chọn lọc những tác phẩm tiêu biểu để phục vụ những yêu cầu cụ thể của từng chương. 4.2. Phương pháp so sánh, chúng tôi sử dụng so sánh lịch đại – so sánh những tác phẩm thời kì trước, so sánh đồng đại – so sánh những tác phẩm của các tác giả cùng thời với nhau từ đó rút ra những đặc trưng chung nhất của tùy bút, bút kí giai đoạn này cũng như nhận ra được nét khác biệt của mỗi tác giả. 4.3. Phương pháp phân tích, người viết sử dụng phương pháp này nhằm đi sâu vào các tác phẩm về mặt nội dung và nghệ thuật. 4.4. Phương pháp nghiên cứu lịch sử nhằm tái hiện những giai đoạn lịch sử dân tộc và những chặng đường phát triển của hai thể loại. 5. Đóng góp của luận văn Với đề tài Đặc điểm của tùy bút, bút kí trong văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975, luận văn kì vọng sẽ có những đóng góp khoa học nhất định. Luận văn khảo sát và xác định những đặc điểm về nội dung và đặc sắc nghệ thuật của tùy bút, bút kí trong văn học cách mạng Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975. Trên cơ sở đó, Luận văn ghi nhận những thành công, những đóng góp cũng như những hạn chế của tùy bút, bút kí giai đoạn 1954 – 1975 đối với vă
Luận văn liên quan