Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, hỏi là một trong những hành động được người bản ngữ sử
dụng nhiều khi giao tiếp nhằm thể hiện điều hoài nghi và mong muốn sự giải đáp của người đối
thoại. Không riêng ở hành động hỏi mà tất cả các hành động ngôn ngữ đều đòi hỏi phải có sự
hồi đáp. Và “không có gì đáng sợ bằng sự thiếu vắng lời hồi đáp” như người ta đã từng nói.
Vấn đề hồi đáp thuộc hành động hỏi trực tiếp trong tiếng Việt giao tiếp cũng đã được đề cập
không ít trong các tài liệu ngữ dụng học tiếng Việt, cũng như trong những công trình, những bài
viết đăng trên một số tạp chí. Nhưng nhìn chung, cho đến nay, vấn đề này vẫn chưa được nghiên
cứu một cách sâu rộng, toàn diện, có tính hệ thống.
Việc đi sâu nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp ta xác định đặc điểm lượt lời hồi đáp thuộc hành
hỏi trực tiếp trong ngôn ngữ giao tiếp. Nhờ đó chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về vị trí, vai trò
và chức năng của nó trong hoạt động giao tiếp. Đồng thời, từ đó, chúng ta xác định được các quy
tắc văn hóa ứng xử khi sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của người Việt, nói chung, của học sinh, nói
riêng. Đó là tính cấp thiết của vấn đề. Chính vì vậy chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài cho
luận văn của mình là: Đặc điểm lượt lời hồi đáp thuộc hành động hỏi trực tiếp trong tiếng Việt
giao tiếp
130 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1822 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm lượt lời hồi đáp thuộc hành động hỏi trực tiếp trong tiếng Việt giao tiếp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------------------------
Nguyễn Thị Ngọc Hân
ĐẶC ĐIỂM LƯỢT LỜI HỒI ĐÁP THUỘC
HÀNH ĐỘNG HỎI TRỰC TIẾP TRONG
TIẾNG VIỆT GIAO TIẾP
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ HAI
Thành phố Hồ Chí Minh – 2006
Lời cảm ơn
Luận văn này hoàn thành ngoài sự trau dồi học hỏi, nỗ lực học tập và nghiên cứu
của bản thân, còn nhờ có sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của quý thầy cô, các anh chị và
các bạn học cùng khóa.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng kính yêu và tri ân sâu sắc PGS.TS Nguyễn Thị
Hai, người đã tận tâm, tận tình hướng dẫn khoa học, đã định hướng, gợi mở và truyền
đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô cùng các em học sinh Trường THCS bán
công Phú Thọ, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh đã hết lòng giúp đỡ và động viên tôi
hoàn thành khóa luận.
Xin cảm ơn Phòng Khoa học Công nghệ – Sau đại học và Khoa Ngữ văn Trường
Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để tôi thực hiện và bảo vệ
luận văn.
Sau cùng, tôi vô vàn biết ơn gia đình và chân thành cảm ơn bạn bè gần xa đã cổ
vũ, khích lệ để tôi an tâm học tập và nghiên cứu.
Xin cảm ơn chân thành và sâu sắc!
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2006
Nguyễn Thị Ngọc Hân
MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, hỏi là một trong những hành động được người bản ngữ sử
dụng nhiều khi giao tiếp nhằm thể hiện điều hoài nghi và mong muốn sự giải đáp của người đối
thoại. Không riêng ở hành động hỏi mà tất cả các hành động ngôn ngữ đều đòi hỏi phải có sự
hồi đáp. Và “không có gì đáng sợ bằng sự thiếu vắng lời hồi đáp” như người ta đã từng nói.
Vấn đề hồi đáp thuộc hành động hỏi trực tiếp trong tiếng Việt giao tiếp cũng đã được đề cập
không ít trong các tài liệu ngữ dụng học tiếng Việt, cũng như trong những công trình, những bài
viết đăng trên một số tạp chí. Nhưng nhìn chung, cho đến nay, vấn đề này vẫn chưa được nghiên
cứu một cách sâu rộng, toàn diện, có tính hệ thống.
Việc đi sâu nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp ta xác định đặc điểm lượt lời hồi đáp thuộc hành
hỏi trực tiếp trong ngôn ngữ giao tiếp. Nhờ đó chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về vị trí, vai trò
và chức năng của nó trong hoạt động giao tiếp. Đồng thời, từ đó, chúng ta xác định được các quy
tắc văn hóa ứng xử khi sử dụng ngôn ngữ giao tiếp của người Việt, nói chung, của học sinh, nói
riêng. Đó là tính cấp thiết của vấn đề. Chính vì vậy chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài cho
luận văn của mình là: Đặc điểm lượt lời hồi đáp thuộc hành động hỏi trực tiếp trong tiếng Việt
giao tiếp.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nhìn lại lịch sử nghiên cứu ngữ dụng học tiếng Việt, trong khoảng mươi năm trở lại đây,
trong các công trình nghiên cứu của mình, các nhà nghiên cứu cũng đã đề cập đến vấn đề hồi
đáp thuộc hành động hỏi trên bình diện rộng gắn với ba cuộc vận động đặc trưng của hội thoại:
trao lời, trao đáp và tương tác. Gần đây, có thể kể đến một số công trình, bài viết gần gũi với đề
tài luận văn như:
- Lê Đông, trong Luận án Phó tiến sĩ KHNV, 1996, đã tập trung nghiên cứu câu hỏi chính
danh trên bình diện ngữ nghĩa – ngữ dụng gắn với sự tác động qua lại của câu trả lời. Qua
đó, tác giả khẳng định: trả lời là phản ứng đặc trưng cho hành động hỏi, nó có nhiệm vụ
cung cấp lượng tin mà người hỏi cần biết.
- Lê Anh Xuân, Các dạng trả lời gián tiếp cho câu hỏi chính danh, Tạp chí Ngôn ngữ, 2000.
Bài viết tập trung mô tả nội dung, cách thức, của các dạng trả lời gián tiếp cho câu hỏi
chính danh. Chủ yếu khảo sát trên cứ liệu tác phẩm văn chương.
- Vũ Thanh Hương, Ngôn ngữ phản hồi của giáo viên trên lớp học ở bậc tiểu học, Tạp chí
Ngôn ngữ, 2003, tập trung vào miêu tả và cấu trúc thông tin trong ngôn ngữ phản hồi của
giáo viên và phân tích giá trị của nó đối với quá trình tiếp nhận kiến thức của học sinh.
- Phạm Văn Tình, Im lặng - một dạng tỉnh lược ngữ dụng, Tạp chí Ngôn ngữ, 2000, tác giả
đã xem xét các tình huống im lặng nhằm diễn đạt các nội dung ngữ nghĩa, biểu thị các
thái độ khác nhau khi trao đáp
Thế nhưng, đặc điểm lượt lời hồi đáp trong hội thoại, nhất là trong hành động hỏi trực tiếp
diễn ra trong môi trường dạy học chưa được các nhà nghiên cứu tập trung khai thác sâu và kĩ.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Như trên đã trình bày, mặc dù vấn đề này đã được các nhà nghiên cứu khai thác, nhưng nó
vẫn chưa được nghiên cứu một cách chi tiết, có hệ thống trên cứ liệu tiếng Việt giao tiếp trong
môi trường dạy - học. Do đó, việc nghiên cứu nó không phải là hoàn toàn đơn giản.
Do tính phức tạp của vấn đề, của việc thu nhập nguồn tư liệu, xử lý tư liệu, cũng như giới hạn
thời lượng nghiên cứu, và trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ cho phép, người viết luận
văn chỉ miêu tả lượt lời hồi đáp thuộc hành động hỏi trực tiếp trong tiếng Việt giao tiếp, dựa
trên nguồn tư liệu chủ yếu: một số băng thu từ các cuộc hội thoại trong giờ học của học sinh
trung học cơ sở ở thành phố Hồ Chí Minh.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
- Các phương pháp nghiên cứu khoa học: quan sát, thống kê, phân loại, miêu tả.
- Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học: phương pháp phân bố, phương pháp thay thế,
phương pháp phân tích ngữ nghĩa,
- Phương pháp điền dã: thu băng tự nhiên. Các băng ghi âm ngôn ngữ giao tiếp của thầy – trò
diễn ra tại các tiết học chính khóa từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường THCS bán công Phú Thọ,
quận 11, tp.HCM. Các tiết học này có nội dung thuộc kiểu bài lĩnh hội tri thức mới, thuộc
môn học Ngữ văn (tiếng Việt), và những cuộc hội thoại diễn ra giữa học sinh với nhau
trong giờ chơi.
5. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
- Tìm ra đặc điểm lượt lời hồi đáp thuộc hành động hỏi trực tiếp trong tiếng Việt giao tiếp.
- Xác định vị trí , vai trò và chức năng của lượt lời hồi đáp trong hội thoại.
- Hai mục đích trên dẫn đến việc xác định các quy tắc văn hóa ứng xử của người Việt trong
giao tiếp bằng ngôn ngữ .
- Cố gắng đưa ra một số đề nghị có tính biện pháp nhằm giáo dục cho học sinh có thói quen
đáp lại lời hỏi một cách văn hóa, trong các tình huống giao tiếp ở lớp học cũng như ở môi
trường sinh hoạt thường ngày.
6. GIÁ TRỊ CỦA ĐỀ TÀI
6.1. Giá trị khoa học
- Giúp các nhà nghiên cứu có cái nhìn tổng quan về đặc điểm lượt lời hồi đáp thuộc hành
động hỏi trực tiếp trong giao tiếp hội thoại.
- Trên cơ sở đó các kết quả cũng như các kết luận của luận văn có thể là tài liệu tham khảo
cho những nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề hành động ngôn ngữ, nói riêng, cũng như
các vấn đề thuộc ngữ dụng học, nói chung.
- Nếu đề tài này được triển khai tốt, thì sự thành công của nó sẽ là một đóng góp nhỏ
không chỉ vào việc làm sáng tỏ một số vấn đề thuộc lý thuyết ngữ nghĩa học và ngữ dụng
học, mà còn vào việc phát triển các lý thuyết này.
6.2. Giá trị thực tiễn
- Những kết quả của việc triển khai đề tài đưa lại sẽ có thể đóng góp được vào việc biên
soạn các giáo trình ngữ pháp học, ngữ dụng học và chuyên đề ngữ nghĩa học.
- Việc triển khai đề tài này có thể giúp các nhà sư phạm tìm ra một số giải pháp nhằm kích
ứng sự phát triển tư duy ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp của học sinh.
7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài
Chương 2: Phân loại và miêu tả các phát ngôn hồi đáp thuộc hành động hỏi trực tiếp trong
tiếng Việt giao tiếp
Chương 3: Mối quan hệ giữa lượt lời hồi đáp với một số vấn đề hội thoại, lập luận và lịch sự
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Ngôn ngữ học, khi đã có Lý thuyết Ngữ pháp tạo sinh của N. Chomsky, vẫn còn tồn tại những
khuynh hướng đi theo chức năng luận. Đến năm 1976, khi giáo trình Subject and topic của Ch.
N. Li và S. A. Thompson ra đời, các nhà nghiên cứu đã có thể chọn cho mình hướng đi nào (hình
thức luận, chức năng luận) thích hợp. Cuối cùng, người ta đã chọn hướng xem ngôn ngữ là
phương tiện giao tiếp nghĩa là, khi nghiên cứu, người ta xem xét ngôn ngữ trong hoạt động hành
chức của nó.
1.1. HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ
Vào những năm 60 của thế kỷ XX, “Lý thuyết hành động ngôn ngữ” (Speech acts theory) đã
được J. Austin và J. Searle đi sâu nghiên cứu và đề xuất trên khái niệm “trò chơi ngôn ngữ”
(Linguistic games) mà Wittgenstein đã nêu ra trước đó.
Thuật ngữ Speech atcs theory được các nhà Việt ngữ học dịch khác nhau, cụ thể:
1. Nguyễn Đức Dân gọi là: Lý thuyết hành vi ngôn ngữ [9]
2. Nguyễn Thiện Giáp gọi là: Lý thuyết hành động ngôn từ [23]
3. Đỗ Hữu Châu gọi là: Lý thuyết hành động ngôn ngữ/ Lý thuyết hành vi ngôn ngữ [3]
4. Cao Xuân Hạo gọi là: Lý thuyết hành động ngôn từ/ Lý thuyết hành động ngôn ngữ [26]
Để thống nhất cách dùng thuật ngữ trên, trong luận văn, chúng tôi gọi theo cách dịch của
Cao Xuân Hạo: Lý thuyết hành động ngôn ngữ.
1.1.1. Hành động ngôn ngữ và các loại hành động ngôn ngữ
Thực ra, trước khi có sự ra đời của Lý thuyết hành động ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ học đã
nghiên cứu ngữ pháp của câu chủ yếu là phân tích cấu trúc. Câu được đánh giá đúng sai về ngữ
nghĩa theo tiêu chuẩn logic. Chẳng hạn, so sánh bốn câu: [9, tr. 16].
(1) - Con coi băng học tiếng Anh này.
(2) - Con coi băng học tiếng Anh này đa õ.
(3) - Con coi băng học tiếng Anh này chứ bộ.
(4) - Con coi băng học tiếng Anh này kia/cơ.
Nghiên cứu dưới góc độ của ngữ pháp truyền thống, cả bốn câu trên đều đồng nhất về cấu
trúc và hầu như đồng nhất về từ ngữ. Các nhà ngữ pháp chưa chú ý đến giá trị tạo nghĩa câu của
các tiểu từ tình thái đứng ở cuối câu.
Tuy nhiên, xem xét các hiện tượng hoạt động lời nói theo quan điểm Lý thuyết hành động
ngôn ngữ thì bản chất ngữ nghĩa và cú pháp của bốn câu trên khác nhau về cơ bản vì chúng thể
hiện mục đích dùng khác nhau, những hành động ngôn ngữ khác nhau.
Câu (1): là một lời tường thuật, dùng để trả lời một câu hỏi mà tiền giả định có thể: “Con coi
băng học tiếng Anh nào?”.
Câu (2): được dùng để trả lời cho câu đề nghị mà tiền giả định có thể: “Con có đi với mẹ
không thì bảo”. Ở đây chủ thể tiếp nhận “con” không từ chối việc “đi” với “mẹ”, nhưng trước
hết “con” cần thực hiện việc “coi” xong băng học tiếng Anh. Chính từ “đã” làm cho câu (2) có
nét nghĩa trên.
Câu (3): là một lời thanh minh khẳng định rằng “Con coi băng học tiếng Anh này” nhằm bác
bỏ một kết luận rằng “con” đã làm một việc gì đó mà việc đó được coi là không hài lòng. Tiền
giả định có thể: “Con lại coi cái gì nữa đấy!”.
Câu (4): tiền giả định có thể là có rất nhiều loại băng học tiếng Anh nhưng người ta đã chọn
đưa ra một loại băng chưa đúng “ý” của “con”, nên “con” từ chối bằng cách đưa ra một đề nghị
như trên.
Rõ ràng, cả bốn câu nêu trên đều diễn ra trong hoàn cảnh giao tiếp nhất định nào đó, mà
người mở lời mẹ - có vai xã hội cao hơn so với người đáp lời – “con”. Bằng phương tiện “lời”,
chủ thể “con” đã thể hiện hành động, diễn tả ý định trong từng trường hợp một khác nhau. “Các
hành động được thể hiện bằng lời gọi là hành động ngôn từ (speech act). Hành động ngôn từ
chính là ý định về mặt chức năng của một phát ngôn” [23, tr. 38].
“Khi chúng ta nói năng là chúng ta hành động, chúng ta thực hiện một loại hành động đặc
biệt mà phương tiện là ngôn ngữ” [3, tr. 88]. Cũng theo Đỗ Hữu Châu: “Trong khi cố gắng biểu
hiện mình người ta không chỉ tạo ra các phát ngôn chứa các cấu trúc ngữ pháp và các từ, mà
người ta còn thực hiện các hành động bằng các phát ngôn đó”. Chẳng hạn: Phát ngôn sau đây:
(5) - Con xin lỗi ngoại, con hổng dám nữa.
Trong phát ngôn trên, đứa cháu nói ra lời “xin lỗi” tức là hành động xin lỗi đã được thực
hiện. “Các hành động được thực hiện bằng các phát ngôn được gọi chung là hành động nói” [26,
tr. 96]. Tuy nhiên, một phát ngôn không giản đơn chỉ có thể tương ứng với một hành động mà nó
có thể có nhiều hơn, ví dụ: phát ngôn sau:
(6) - Bài toán này khó thực.
Trước hết, đây có thể là lời “than” của học sinh khi đứng trước bài toán mà khả năng giải
của em chưa đủ tầm. Hoặc, phát ngôn này có thể là lời “khen ngợi” qua nhận xét đánh giá của
người kiểm tra theo sát việc học của em học sinh nào đó và nhận thấy rõ sự tiến bộ trong việc
tiếp thu kiến thức toán học của em.
Xuất phát từ quan điểm cho rằng: “Mục đích cuối cùng của hoạt động ngôn ngữ là thực hiện
sự giao tiếp giữa người và người trong xã hội” [26, tr. 6], cho nên việc nghiên cứu câu phải được
tiến hành với ý thức không chỉ để lập danh sách các đơn vị ngôn ngữ mà còn để theo dõi cách
hành chức của ngôn ngữ thông qua những biểu hiện sinh động của nó khi được sử dụng; quan
tâm tới mối quan hệ ngữ nghĩa – ngữ dụng giữa các câu với tính cách là những hành động ngôn
ngữ hiện thực, thực hiện ý đồ giao tiếp, chiến lược giao tiếp của các chủ thể nói trong quá trình
tương tác liên chủ thể, với cả những yếu tố hiển ngôn lẫn những yếu tố tiền giả định và hàm
ngôn Mối quan hệ giữa các nhân tố đó trong một chỉnh thể thống nhất phản ánh cái logic của
sự tổ chức ngôn từ, của hành vi hoạt động, của nhận thức.
Theo các nhà nghiên cứu, trong bất kỳ trường hợp nào, một phát ngôn được tạo ra bởi ba
hành động liên quan nhau. Đó là hành động tạo lời (locutionary act), hành động ở lời
(illocutionary act) và hành động mượn lời (perlocutionary act).1
Hành động tạo lời là hành động cơ sở của phát ngôn, là hành động thực hiện một phát ngôn
với ý nghĩa và sở chỉ xác định. Trong đó, một phát ngôn được tạo ra (về hình thức và nội dung)
từ việc sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ (ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành câu).
Thông thường một phát ngôn đúng được tạo ra bao giờ cũng hướng đến mục đích nhất định.
Thực ra khi tạo nên một phát ngôn là trong ý nghĩ chúng ta đã gán cho nó một chức năng nào đó
1 Thuật ngữ này chúng tôi dùng theo cách gọi của Đỗ Hữu Châu
và mong muốn làm cho nó có một hiệu quả. Nói khác đi, đó chính là hành động ở lời và hành
động mượn lời mà chúng tôi sẽ đề cập dưới đây trong các kiểu hành động ngôn ngữ.
Hành động mượn lời thực chất là những kiểu tác động khác nhau về tâm lý, tình cảm của
người nói đến người tham gia giao tiếp. Chẳng hạn, làm cho người ta quan tâm, chú ý, tin tưởng
hay hoài nghi, lo lắng, run sợ
Trong các kiểu hành động ngôn ngữ, người ta đặc biệt quan tâm đến hành động ở lời.
1.1.2. Hành động ngôn ngữ ở lời
Hành động ở lời thực chất là những hành động thể hiện các kiểu mục đích phát ngôn: hỏi,
yêu cầu, ra lệnh, mời mọc, hứa hẹn, khuyên bảo
1.1.2.1. Những hiểu biết cần thiết về hành động ở lời
Theo Đỗ Hữu Châu,“Hành động ởø lời là những hành động người nói thực hiện ngay khi nói
năng” [3, tr. 89]. Hành động ở lời được thực hiện nhờ hiệu lực giao tiếp của phát ngôn. Nó thực
chất là những hành động thể hiện các kiểu mục đích phát ngôn như hỏi, trả lời, hứa hẹn, ra lệnh,
yêu cầu, điều khiển Ví dụ:
(7) - Anh có khỏe không?
(8) - Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? (Ngữ văn 8, tập I, NXB Giáo dục)
Câu (7): đây là lời thăm hỏi nhau của những người quen biết lâu ngày mới gặp lại. Người hỏi
muốn hỏi thăm về tình trạng sức khỏe.
Câu (8): hành động hỏi trong phát ngôn của tên cai lệ được phát ra không nhằm mục đích hỏi
mà là thể hiện hàm ý đe dọa chị Dậu khi chị nài nỉ xin khất tiền sưu.
“Hành động ở lời của phát ngôn là ý đồ giao tiếp của người nói hoặc chức năng mà phát ngôn
nhắm thực hiện” [23, tr. 46]. Làm sao người nghe có thể nhận biết được ý đồ giao tiếp của người
nói cũng như làm thế nào để người nói dám chắc rằng hành động ở lời mà mình chủ định đó sẽ
được người nghe nhận biết? Chẳng hạn, phát ngôn: (9) -“Em sẽ báo anh sau” có thể được giải
thích là: a) một lời từ chối, b) một lời hứa.
a) Em sẽ báo anh sau.
b) Em hứa rằng em sẽ báo anh sau.
Như vậy, cùng một phát ngôn nhưng có thể tiềm tàng nhiều hành động ở lời khác nhau. Gần
đây, người ta cũng phân biệt hai hành động ở lời: Hành động ở lời trực tiếp và hành động ở lời
gián tiếp.
1.1.2.2. Hành động ở lời trực tiếp
“Hành động ở lời trực tiếp là hành động ngôn ngữ được biểu hiện, được cảm nhận một cách
trực tiếp nhờ vào các phương tiện hay dấu hiệu ở lời riêng vốn có trong ngôn ngữ”[19]. Căn cứ
vào mục đích phát ngôn, người ta chia câu tiếng Việt thành 4 loại là: câu trần thuật
(declarative), câu hỏi (interrogative), câu cầu khiến (imperative) và câu cảm thán (interfetive).
Mỗi kiểu câu đều ứng với cấu trúc và chức năng riêng. Chẳng hạn: dùng các hình thức hỏi để
biểu hiện ý hỏi: Anh có khỏe không? Cháu về à? Em là Nam phải không?... dùng các hình thức
cầu khiến để biểu thị các dạng yêu cầu, mệnh lệnh: Cả lớp giữ trật tự! Hãy im lặng! Cứ tự nhiên
đi, em!...
“Những phát ngôn có quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc với một chức năng là những phát
ngôn có hành động ngôn ngữ trực tiếp (direct speech act). Nói cách khác, hành động ngôn ngữ
trực tiếp là hành động ngôn ngữ được thực hiện ở những phát ngôn có quan hệ trực tiếp giữa một
cấu trúc và một chức năng” [23, tr. 54].
1.1.2.3. Hành động ở lời gián tiếp
Hành động ở lời g