Không chỉ có nền kinh tế phát triển, nước Anh còn là quê hương của nền văn hóa
nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng đầy hương sắc, phong phú với nhiều tác gia
nổi danh khắp thế giới. Những con người ấy dù đã đi về một thế giới khác nhưng tên
tuổi của họ vẫn còn sống mãi với thời gian và những đứa con tinh thần của họ không chỉ
là tinh hoa của nước Anh mà còn là tinh túy của toàn nhân loại.
Nhắc đến văn học Anh chúng ta không thể không nhắc đến kịch gia William
Shakespear cùng với những vở kịch bất hủ của ông. Đã bao thế kỉ trôi qua mà ánh hào
quang của nhà viết kịch tài ba này vẫn chói lọi trên bầu trời nghệ thuật thế giới. Hay cho
đến nay tình cảm của người đọc khắp năm châu bốn biển đối với nhà văn Daniel Defoe
– tác giả của Cuộc đời và những chuyến phiêu lưu kì lạ của Robinson Cruso vẫn không
hề phai nhạt. Đến thế kỉ XIX, vị thế của nền văn chương Anh càng được khẳng định
chắc chắn trên văn đàn thế giới bởi sự xuất hiện của hàng loạt các nhà văn nhà thơ tài
hoa. Những ai yêu thơ hẳn là không thể không biết đến Percy Bysshe Shelley, Lord
Byron, John Keats qua những vần thơ lãng mạn, đa sầu đa cảm của họ. Đặc biệt, vườn
hoa văn học của xứ sở sương mù ở thời kì này càng trở nên sống động hơn nhờ các ngòi
bút văn xuôi như Charles Dickens, William Thackeray, Eliot, Meredith, trong đó có
hai chị em nhà Bronte – Charlotte Bronte và Emily Bronte.
114 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2323 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết jane eyre và wuthering heights của hai chị em nhà Bronte, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
______________________________
Nguyễn Thị Phương
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT JANE EYRE
VÀ WUTHERING HEIGHTS
CỦA HAI CHỊ EM NHÀ BRONTE
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
______________________________
Nguyễn Thị Phương
ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT
TRONG TIỂU THUYẾT JANE EYRE
VÀ WUTHERING HEIGHTS
CỦA HAI CHỊ EM NHÀ BRONTE
Chuyên ngành : Văn học nước ngoài
Mã số : 60 22 30
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ ANH THẢO
Thành phố Hồ Chí Minh – 2011
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu khoa học, tôi đã nhận được rất nhiều tình
cảm, sự quan tâm, giúp đỡ quý báu của nhiều người. Nay luận văn đã hoàn thành, với lòng
biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời tri ân chân thành đến:
TS. Nguyễn Thị Anh Thảo – người đã hết lòng yêu thương, tận tình hướng dẫn, góp ý
và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh cùng
những thầy cô trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập.
Các thầy cô thuộc Phòng Sau đại học cùng toàn thể cán bộ, nhân viên thư viện Trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc tìm kiếm
những nguồn tài liệu quý.
Thầy Phạm Văn Lương và BGH, đồng nghiệp Trường THCS Nguyễn Trãi (Bà Rịa –
Vũng Tàu) đã tạo nhiều điều kiện để tôi có cơ hội được học tập nâng cao trình độ.
Cuối cùng xin cảm ơn sự ủng hộ, động viên của gia đình, bạn bè và những tấm lòng
nhân ái đã đồng hành và chia sẻ cùng tôi trên những bước đường khó khăn đã qua.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Phương
MỤC LỤC
5TLỜI CẢM ƠN5T ...................................................................................................................... 1
5TMỤC LỤC5T ............................................................................................................................ 2
5TPHẦN MỞ ĐẦU5T .................................................................................................................. 4
5TI. Lí do chọn đề tài5T .................................................................................................................................... 4
5TII. Lịch sử vấn đề5T ..................................................................................................................................... 5
5TIII. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu5T ..................................................................................................... 10
5TIV. Phương pháp nghiên cứu5T .................................................................................................................. 11
5TV. Đóng góp của luận văn5T ...................................................................................................................... 11
5TVI. Cấu trúc của luận văn5T ....................................................................................................................... 11
5TChương 1. HAI CHỊ EM NHÀ BRONTE - MỘT HIỆN TƯỢNG ĐẶC BIỆT TRONG
NỀN VĂN HỌC ANH THẾ KỈ XIX5T ............................................................................... 13
5T1.1. Nước Anh thế kỉ XIX - Một xã hội hai bộ mặt 5T ................................................................................. 13
5T1.1.1. Thời đại xã hội “vừa lạc quan vừa bi quan”5T ............................................................................. 13
5T1.1.2. Thời đại của những mâu thuẫn xã hội5T ....................................................................................... 17
5T1.1.2.1. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp quý tộc5T .......................................................... 17
5T1.1.2.2. Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản5T ........................................................... 18
5T1.2. Charlotte Bronte và Emily Bronte - Những con người tài hoa bạc mệnh5T ......................................... 20
5T1.2.1. Hoàn cảnh xuất thân5T ................................................................................................................. 20
5T1.2.2. Trí tuệ và tâm hồn5T .................................................................................................................... 24
5T1.3. Jane Eyre và Wuthering Heights - Bước tiến mới của tiểu thuyết Gothic5T ......................................... 30
5T1.3.1. Tiểu thuyết Gothic5T ................................................................................................................... 30
5T1.3.2. Yếu tố Gothic trong Jane Eyre và Wuthering Heights5T ............................................................. 31
5T1.3.2.1. Yếu tố kì bí siêu nhiên5T ...................................................................................................... 31
5T1.3.2.2. Nhân vật với những cảm xúc dâng trào mãnh liệt 5T.............................................................. 32
5T1.3.2.3. Sự cầm tù và cửa sổ giải thoát5T........................................................................................... 33
5TChương 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG JANE EYRE VÀ
WUTHERING HEIGHTS5T .................................................................................................. 35
5T2.1. Các motiv nhân vật trong Jane Eyre và Wuthering Heigths5T.............................................................. 35
5T2.1.1. Motiv cặp đôi nhân vật đối lập5T ................................................................................................. 35
5T2.1.2. Motiv cặp đôi nhân vật hoà hợp5T ............................................................................................... 41
5T2.2. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật Jane Eyre và Wuthering Heights5T ........................................ 45
5T2.2.1. Jane Eyre – Miêu tả chi tiết, tỉ mỉ ngoại hình nhân vật 5T ............................................................. 45
5T2.2.2. Wuthering Heights – Miêu tả ngoại hình nhân vật bằng những nét chấm phá đặc trưng5T ............ 49
5T2.3. Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật trong Jane Eyre và Wuthering Heights5T ............................... 51
5T2.3.1. Jane Eyre - Khắc họa tính cách nhân vật dưới cái nhìn một chiều5T ............................................ 51
5T2.3.2. Wuthering Heights - Khắc họa tính cách nhân vật qua cái nhìn dịch chuyển đa chiều5T ............... 55
5TChương 3. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG KẾT CẤU TRONG JANE EYRE VÀ
WUTHERING HEIGHTS5T .................................................................................................. 66
5T3.1. Người kể chuyện trong Jane Eyre và Wuthering Heights5T ................................................................. 66
5T3.1.1. Jane Eyre – Tự sự ở ngôi thứ nhất với điểm nhìn đơn tuyến5T ..................................................... 66
5T3.1.2. Wuthering Heights – Tự sự ở ngôi thứ nhất với điểm nhìn đa tuyến5T ......................................... 70
5T3.2. Thời gian nghệ thuật trong Jane Eyre và Wuthering Heights5T ........................................................... 76
5T3.2.1. Jane Eyre - Thời gian hồi tưởng theo trình tự trước sau5T ............................................................ 76
5T3.3. Cốt truyện trong Jane Eyre và Wuthering Heights5T ........................................................................... 86
5T3.3.1. Jane Eyre – Cốt truyện liền mạch5T ............................................................................................. 87
5T3.3.2. Wuthering Heights – Cốt truyện phân rã, lồng khung5T ............................................................... 91
5TPHẦN KẾT LUẬN5T ............................................................................................................ 96
5T ÀI LIỆU THAM KHẢO5T ................................................................................................. 98
5TPHỤ LỤC5T ......................................................................................................................... 105
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Không chỉ có nền kinh tế phát triển, nước Anh còn là quê hương của nền văn hóa
nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng đầy hương sắc, phong phú với nhiều tác gia
nổi danh khắp thế giới. Những con người ấy dù đã đi về một thế giới khác nhưng tên
tuổi của họ vẫn còn sống mãi với thời gian và những đứa con tinh thần của họ không chỉ
là tinh hoa của nước Anh mà còn là tinh túy của toàn nhân loại.
Nhắc đến văn học Anh chúng ta không thể không nhắc đến kịch gia William
Shakespear cùng với những vở kịch bất hủ của ông. Đã bao thế kỉ trôi qua mà ánh hào
quang của nhà viết kịch tài ba này vẫn chói lọi trên bầu trời nghệ thuật thế giới. Hay cho
đến nay tình cảm của người đọc khắp năm châu bốn biển đối với nhà văn Daniel Defoe
– tác giả của Cuộc đời và những chuyến phiêu lưu kì lạ của Robinson Cruso vẫn không
hề phai nhạt. Đến thế kỉ XIX, vị thế của nền văn chương Anh càng được khẳng định
chắc chắn trên văn đàn thế giới bởi sự xuất hiện của hàng loạt các nhà văn nhà thơ tài
hoa. Những ai yêu thơ hẳn là không thể không biết đến Percy Bysshe Shelley, Lord
Byron, John Keatsqua những vần thơ lãng mạn, đa sầu đa cảm của họ. Đặc biệt, vườn
hoa văn học của xứ sở sương mù ở thời kì này càng trở nên sống động hơn nhờ các ngòi
bút văn xuôi như Charles Dickens, William Thackeray, Eliot, Meredith, trong đó có
hai chị em nhà Bronte – Charlotte Bronte và Emily Bronte.
Manh nha từ thời Elizabeth đến thế kỉ XIX thì thể loại tiểu thuyết ở Anh đã phát
triển thành một hình thức nghệ thuật rõ rệt và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ gắn liền
với một đội ngũ sáng tác đông đảo, hùng hậu không phân biệt tuổi tác, giới tính, giai
cấp. Sống và sáng tác dưới triều đại của nữ hoàng Victoria, Charlotte Bronte và Emily
Bronte đã có nhiều đóng góp cho thể loại văn chương này. Mặc dù con đường văn
nghiệp của hai cô gái nhà Bronte không mấy suôn sẻ nhưng họ đã vượt lên những định
kiến của xã hội và hoàn cảnh bất hạnh của gia đình, kiên trì với cây bút để tài năng của
mình được khẳng định. Jane Eyre và Wuthering Heights ra đời đánh dấu một cột mốc
quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của hai nữ văn sĩ. Khi mới ra đời hai tác phẩm đã
tạo nên một làn sóng mạnh mẽ trong dư luận, người đọc xôn xao đi tìm hiểu Currer
Bell, Ellis Bell (bút danh của Charlotte và Emily lúc bấy giờ) là ai, nam hay nữ, bao
nhiêu tuổi, xấu đẹp ra sao,..
Dù sáng tác không nhiều nhưng những gì Charlotte và Emily viết ra đều bằng tất
cả tài năng và tình yêu đối với văn chương, đối với cuộc đời nên chúng có sức hút
mãnh liệt đối với độc giả. Ra đời cho đến nay đã gần hai trăm năm nhưng Jane Eyre và
Wuthering Heights vẫn được người đọc dành cho những tình cảm hết sức trìu mến.
Không những thế, hai tác phẩm này còn được được các nhà đạo diễn điện ảnh nhiều lần
dựng thành phim. Cũng vì mến mộ tài năng và ý chí của những cô gái mang họ Bronte
mà vùng đồng quê 8Tmiền Tây Yorkshire ở phía Bắc nước Anh, vùng quê luôn được coi là
“ảm đạm, hiu quạnh” và ngôi làng nhỏ Haworth – nơi sinh sống của chị em Bronte lâu
nay trở thành điểm đến của nhiều du khách trong đó có những độc giả dành trọn niềm
say mê cho các sáng tác của họ.
8TỞ Việt Nam, hai tác phẩm Jane Eyre và Wuthering Heights được đông đảo người
đọc biết đến và dành cho chúng nhiều thiện cảm. Vì vậy, người viết đã lựa chọn đề tài
“Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Jane Eyre và Wuthering Heights của hai chị em
nhà Bronte” nhằm đi vào 8T
8T khám phá thế giới nghệ thuật của hai nữ sĩ tài hoa bạc mệnh này cũng như mong muốn
góp phần khẳng định những cống hiến mà họ để lại cho đời qua những trang văn.
II. Lịch sử vấn đề
Khi nói đến chị em nhà Bronte, người đọc nghĩ ngay đến ba nhà văn nữ nổi tiếng
có tên là Charlotte, Emily và Ann Bronte. Trong một gia đình mà cả ba cô gái đều tài
hoa và theo nghiệp văn chương, có thể nói đây là một trường hợp đặc biệt trong lịch sử
văn chương Anh quốc và thế giới.
Trong cuốn Lịch sử văn học Anh (tập II), Đỗ Khánh Hoan đã xếp ba chị em
Bronte thành một văn phái độc lập bên cạnh văn phái Dickens, văn phái Thackeray-
Trollope và văn phái G. Eliot,.. Ông đã nhận xét chung về những sáng tác của ba chị em
họ như sau : “ Ưu điểm mới của họ là đã trình bày một quan niệm mới mẽ về nhân vật
nữ, truyện của họ là sản phẩm của tri thức, của cảm xúc tri thức và trí tưởng tượnglấy
tâm hồn con người làm đối tượng, họ đã mở đường cho George Eliot và Meredith đi
theo” [56, tr. 136].
Ở bài Các nhà văn nữ và một số thể loại hư cấu trong văn học phương Tây và Việt
Nam hiện đại, tác giả Đặng Thị Hạnh có đề cập đến hiện tượng văn học chị em Bronte
và sự ảnh hưởng của họ đến tình hình văn học ở nước Anh thời bấy giờ : “Ba chị em
Brontë (Charlotte, Emily, Ann) đều sống hầu như bị cấm đoán trong một gia đình mục
sư nông thôn, tách biệt khỏi xã hội. Chết trẻ và hầu như không có kinh nghiệm đời, họ
vẫn đã để lại những cuốn truyện đầy sức mê hoặc - “những cấu trúc lớn u ám” (Citati) -
về những gia đình quý tộc nhỏ của vùng nông thôn Anh, tắm trong không khí phong bế
của những bi kịch bị che giấu. Charlotte, người đi xa nhất, du nhập được nhân cách
thực của người phụ nữ với những yêu cầu riêng tư và xã hội; Emily dựng những nhân
vật có cá tính cực đoan sống giữa vùng đồi đầy hoa thạch thảo, trong một tiểu thuyết
trữ tình giàu sự cố biến động nhưng vẫn giữ được sự mực thước (rất “Anh”) qua lời kể
của một nhân vật xưng tôi không tham gia vào cốt truyện; Ann chuyển tải nỗi lo âu siêu
hình vào những truyện kể có tính giáo huấn: cả ba đều đã làm đảo lộn tiểu thuyết
Anh”P0F1P.
Tuy nhiên, đặt tác phẩm của ba cô gái nhà Bronte dưới ánh sáng so sánh thì các
học giả đều thừa nhận tài năng sáng tạo tuyệt vời của Emily và Charlotte hơn Ann :
Charlotte là “người sáng tác nhiều và khéo léo nhất” [56, tr. 214], “Emily là một thiên
tài kì lạ bất thường” [56, tr. 214] còn “Ann thuộc loại nhà văn có tài hơn nhà văn vĩ
đại. Tương đối, trong ba chị em, Ann Bronte ít quan trọng hơn nếu xét địa vị nhà văn
của nàng” [56, tr. 214]. Với hai tiểu thuyết Jane Eyre và Wuthering Heights,
Charlotte và Emily được sánh ngang hàng với Lev Tolstoi, DostoievskiNgay từ khi
mới ra đời, hai tác phẩm Jane Eyre và Wuthering Heights đã gây chấn động nơi người
đọc lẫn giới phê bình văn học. Người ta cho rằng lâu lắm rồi mới có dịp đọc những
cuốn tiểu thuyết hay đến vậy.
Về tác giả Charlotte Bronte và tác phẩm Jane Eyre, Karl Marx trong Nữu ước thời
báo (ngày 1 tháng 8 năm 1854) đã đặt bà ngang hàng cùng với Charles Dickens,
William Makepeace Thackery, Elizabeth Gaskell, mà ông gọi là “trường phái xuất sắc
của tiểu thuyết Anh hiện đại”. Còn trong The Book of great books đã có lời nhận xét về
Jane Eyre như sau : “Cuốn tiểu thuyết này là một thành công lớn khi nó được xuất bản
vào năm 1847. Bronte đã sử dụng bút danh Currer Bell và hầu hết các nhà phê bình kết
1
luận rằng tác giả là một người đàn bà, bởi vì người kể chuyện là một người phụ nữ”
[113, tr. 424].
Trong Lịch sử văn học Anh quốc, tác giả Michael Alexander cũng có sự đánh giá
cao về văn phong của tác phẩm Jane Eyre : “Jane Eyre đã tạo được nhiều ảnh hưởng
bởi văn phong gợi cảm và tính nghiêm túc về luân lí trong nội dung câu chuyện. Jane
Eyre sử dụng lối mô tả với những đường nét hấp dẫn, tinh tế mang tính tượng trưng,
chẳng hạn như đoạn tả cây dẻ ngựa trong khu vườn của Rochester và căn phòng màu đỏ
tại nhà dì Reed. Căn phòng kinh khủng ấy là dấu hiệu Gothic của một tác phẩm được sự
đam mê thách thức và tổn thương dẫn dắt. “Ông chủ” của Jane, Creole điên loạn bị
nhốt trên tầng gác, đám cưới bất thành, di sản bất ngờ mà Jane được hưởng, tiếng gọi
thần giao cách cảm, tòa lâu đài bị cháy, tất cả đều là những hình ảnh của tiểu thuyết
Gothic, loại tiểu thuyết mà chị em Bronte đã được đọc thưở ấu thời. Hơn nữa trong gia
đình Bronte, cuộc sống của họ đã mang những đặc tính Gothic rồi” [1. tr. 418].
Đặng Thị Hảo trong Từ điển văn học bộ mới, Nxb Thế giới cũng có nhắc đến sự
ảnh hưởng của tiểu thuyết Gothic đối với Jane Eyre, bên cạnh đó bà còn bình luận về sự
thành công của Charlotte trong việc miêu tả tâm lí nhân vật : “Về nghệ thuật, trước hết,
Jên Erơ là bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp của thiên nhiên Anh. Có thể thấy trong tập
sách vô số bức họa lớn nhỏ và cảnh sắc thiên nhiên mà Bronti đã say mê ca ngợi và
miêu tả bằng ngôn ngữ văn học tinh vi, chính xác. Bà cũng đã thể hiện tài tình sự hòa
hợp giữa thiên nhiên với đời sống nội tâm nhân vật, tạo nên bầu không khí thi vị và thơ
mộng cho cuốn tiểu thuyết. Tuy nhiên, những tình tiết ly kỳ và không khí bí ẩn của lâu
đài Thornơfin được nhà văn đưa vào tác phẩm khiến độc giả vốn quen thuộc với loại
“tiểu thuyết gôtich” – loại sách rất thịnh hành ở Anh thế kỷ XVIII, XIX... không khỏi
nghĩ rằng Bronti chịu ảnh hưởng của phong cách nghệ thuật này” [53, tr. 696].
Bàn về nghệ thuật của tác phẩm Jane Eyre, nhà nghiên cứu Đỗ Khánh Hoan còn
có lời nhận xét như sau : “Cốt truyện kém vững vàng, song nhân vật chính đã được tác
giả miêu tả tỉ mỉ” [56, tr. 215].
Cũng trong Lịch sử văn học Anh quốc, Michael Alexander đã đề cập đến cấu trúc
của Wuthering Heights : “Những ai đến với Wuthering Heights của Emily Bronte đều
phải kinh ngạc trước sự phức tạp của một câu chuyện, mà ngay cả người đọc dày dặn
cũng cảm thấy bí ẩn khó hiểu” [1, tr. 418].
Có lẽ phần nào chính vì “sự phức tạp” ấy và tính cách nhân vật quá “mãnh liệt”
mà khi vừa được xuất bản, Wuthering Heights đã làm dấy lên những cuộc tranh luận
“sấm sét” từ phía độc giả. Tác phẩm bên cạnh nhận được nhiều lời khen ngợi thì còn
gặp phải không ít lời chỉ trích dữ dội.
Trước tình thế đó, Charlotte đã phải lên tiếng để bênh vực cho em gái trong một
lời tựa ở lần xuất bản thứ hai : “Wuthering Heights được đẽo tạc trong một xưởng
hoang dại bằng những chất liệu mộc mạc. Nhà điêu khắc lấy một khối đá granit trên
một cánh đồng hoang quạnh quẽ, nhìn kĩ chàng thấy từ tảng đá, có thể tạo được một cái
đầu như thế nào, man rợ, đen đúa, hung hãn; một hình dáng được đắp nặn, với ít nhất
là một yếu tố hùng vĩ, sức cường. Chàng làm việc với một cái đục thô sơ và không theo
mẫu nào ngoài thi ảnh từ suy tư của chàng. Với thời gian và lao động khối đá mang
hình người. Và kia, nó sừng sững đứng, đồ sộ, đen đúa và cau có, nửa tượng nửa núi
đá; là tượng thì khủng khiếp và giống như quỷ; là núi đá thì hầu như đẹp, vì nó mang
màu xám dịu và mặc lớp rêu của đồng hoang; và đá, thạch nam với những chùm hoa
hình chuông và hương thơm ngào ngạt của nó, vẫn thủy chung mọc sát dưới chân gã
khổng lồ ấy” [13, tr. 14].
Tuy nhiên càng về sau người ta càng nhận ra giá trị của tác phẩm Wuthering
Heights và tài năng của Emily : “Wuthering Heights được đánh giá là một tác phẩm độc
nhất vô nhị” [1, tr. 419], “thật độc đáo và đặc biệt trong văn chương Anh” [56, tr. 214].
Wuthering Heights được sánh ngang hàng với vở kịch Vua Lear của Shakespeare.
Trước kia, người ta cho rằng cấu trúc của quyển tiểu thuyết quá rối rắm, phức tạp
còn ngày nay giới phê bình văn học hiện đại công nhận cấu trúc của tác phẩm là một sự
sáng tạo tuyệt vời của Emily Bronte : “Ngày nay, tác phẩm này được coi là một tiểu
thuyết kinh điển của 5TVăn học Anh 5T với một cấu trúc rất sáng tạo, đó là cấu trúc truyện
như một chuỗi 5Tbúp bê Matryoshka 5T, cũng vì sự sáng tạo này mà ý kiến của giới phê bình
trong lần xuất bản đầu tiên của Đồi gió hú là rất khác nhau” P1F2P.
Dương Tường trong khi dịch Wuthering Heights cũng đã nhận xét “đây là viên
kim cương của văn học Anh”.
Theo Đặng Thị Hảo thì : “Viết Đỉnh gió hú, Emily Brontë đã vận dụng những chất
liệu hiện thực cộng với các motip tưởng tượng và phó