Cuốn theo những vòng quay của sự phát triển văn học Việt Nam, văn học mạng đã ra đời như một sản phẩm tất yếu của thời kì bùng nổ Internet trên toàn cầu hiện nay. Đó như một luồng gió mới thổi vào nền văn chương nước ta, vừa như một món ăn lạ hấp dẫn lại vừa chập chững rụt rè trẻ thơ. Với những trang blog (nhật kí mạng) hết sức ngẫu nhiên, những dòng tâm sự đến khắc khoải của các tác giả trên đó như chạm đúng vào tâm tư, trái tim của người đọc, rồi được hiện dần lên qua các trang sách ngoài đời đã tạo nên một làn sóng mới đầy sinh khí – làn sóng của VĂN HỌC MẠNG.
Nhưng cũng giống như một sản phẩm vừa tung ra trên thị trường, những quan điểm, những bình luận về sản phẩm đó là không thể tránh khỏi. Và văn học mạng cũng vậy, cũng vấp phải những “rào cản” đó. Một đội ngũ những nhà phê bình, nghiên cứu, lí luận văn học mạng đã ra đời, lúc đầu còn khá mới mẻ, nhưng dần dần cũng đã có những quan điểm nhất quán và rõ ràng. Nên chăng, văn học mạng đang rất cần những nhà phê bình – cả chuyên và không chuyên – cùng góp tay tạo nên một dòng chảy riêng rẽ trong nền phê bình văn học hiện nay, song song với văn học truyền thống?
Từ những nhận định đó, chúng em – nhóm 5 thuộc lớp Truyền hình K30-A2 đã cùng nhau xây dựng nên một bài tiểu luận chi tiết với chủ đề: Đặc điểm phát triển phê bình và nghiên cứu lí luận văn học trên mạng. Với đề tài này, chúng em sẽ đưa ra 2 nội dung chủ chốt: 1.Tổng quan về văn học mạng, 2. Sự phát triển phê bình, nghiên cứu về văn học mạng, trong đó phần 2 sẽ là phần trọng tâm.
Với những bài giảng ở trên lớp cộng với sự hướng dẫn cụ thể của cô giáo Trần Thị Trâm – giảng viên bộ môn văn học dân gian Việt Nam, chúng em đã có được một hướng đi vững vàng hơn. Tuy vậy nhưng bài tiểu luận này chắc chắn không thể thiếu những phần sơ xuất và thiếu sót nên chúng em rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô giáo và các bạn. Chúng em xin chân thành cám ơn.
23 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2012 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm phát triển phê bình và nghiên cứu lý học trên mạng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TRUYÊN TRUYỀN
-----&-----
BÀI TIỂU LUẬN
®Æc ®iÓm ph¸t triÓn phª b×nh vµ nghiªn cøu lÝ luËn v¨n häc trªn m¹ng
Lớp: Truyền hình K30-A2
Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Thị Trâm
Hà Nội – Tháng 11 năm 2010
Nhóm 5 Lớp TH K30 – A2 gồm các sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thúy Phương
Phạm Thị Quỳnh
Trần Thị Quỳnh
Phạm Thị Tâm
Dương Văn Thành
Nguyễn Anh Thư
Nguyễn Thị Ngọc Thúy
Nguyễn Thị Thủy
Vũ Thị Kiều Trang
Ngô Minh Trang
MỤC LỤC
TRANG
LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………
Phần 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HỌC MẠNG…………………..
Các tác giả trên văn học mạng………………………………….
Khái quát nội dung văn học mạng………………………………
Phần 2: SỰ PHÁT TRIỂN PHÊ BÌNH, NGHIÊN CỨU VĂN HỌC MẠNG
Nhà phê bình văn học mạng…………………………………….
Họ là ai………………………………………………………...
Nguyên nhân họ có sự quan tâm đến văn học mạng…………..
Nội dung chính của sự nghiên cứu, lí luận văn học mạng………
1. Nhận xét về những cây bút trẻ hiện nay trên văn học mạng……
2. Các nhà phê bình chuyên nghiệp……………………………….
3. Các nhà phê bình không chuyên………………………………..
4. Xu hướng phát triển của phê bình văn học mạng……………….
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI NÓI ĐẦU
C
uốn theo những vòng quay của sự phát triển văn học Việt Nam, văn học mạng đã ra đời như một sản phẩm tất yếu của thời kì bùng nổ Internet trên toàn cầu hiện nay. Đó như một luồng gió mới thổi vào nền văn chương nước ta, vừa như một món ăn lạ hấp dẫn lại vừa chập chững rụt rè trẻ thơ. Với những trang blog (nhật kí mạng) hết sức ngẫu nhiên, những dòng tâm sự đến khắc khoải của các tác giả trên đó như chạm đúng vào tâm tư, trái tim của người đọc, rồi được hiện dần lên qua các trang sách ngoài đời đã tạo nên một làn sóng mới đầy sinh khí – làn sóng của VĂN HỌC MẠNG.
Nhưng cũng giống như một sản phẩm vừa tung ra trên thị trường, những quan điểm, những bình luận về sản phẩm đó là không thể tránh khỏi. Và văn học mạng cũng vậy, cũng vấp phải những “rào cản” đó. Một đội ngũ những nhà phê bình, nghiên cứu, lí luận văn học mạng đã ra đời, lúc đầu còn khá mới mẻ, nhưng dần dần cũng đã có những quan điểm nhất quán và rõ ràng. Nên chăng, văn học mạng đang rất cần những nhà phê bình – cả chuyên và không chuyên – cùng góp tay tạo nên một dòng chảy riêng rẽ trong nền phê bình văn học hiện nay, song song với văn học truyền thống?
Từ những nhận định đó, chúng em – nhóm 5 thuộc lớp Truyền hình K30-A2 đã cùng nhau xây dựng nên một bài tiểu luận chi tiết với chủ đề: Đặc điểm phát triển phê bình và nghiên cứu lí luận văn học trên mạng. Với đề tài này, chúng em sẽ đưa ra 2 nội dung chủ chốt: 1.Tổng quan về văn học mạng, 2. Sự phát triển phê bình, nghiên cứu về văn học mạng, trong đó phần 2 sẽ là phần trọng tâm.
Với những bài giảng ở trên lớp cộng với sự hướng dẫn cụ thể của cô giáo Trần Thị Trâm – giảng viên bộ môn văn học dân gian Việt Nam, chúng em đã có được một hướng đi vững vàng hơn. Tuy vậy nhưng bài tiểu luận này chắc chắn không thể thiếu những phần sơ xuất và thiếu sót nên chúng em rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô giáo và các bạn. Chúng em xin chân thành cám ơn.
Hà Nội ngày 07/11/2010
Nhóm 5 lớp Truyền hình K30-A2
Phần 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN HỌC MẠNG
ª
CÁC TÁC GIẢ TRÊN VĂN HỌC MẠNG
Nền văn học chính thống (văn học viết) từ xưa đến nay có lẽ vẫn được coi là môi trường đầu tiên và thuận lợi nhất cho việc phát triển một tài năng văn chương của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng. Một nhà văn, nhà thơ trẻ muốn nổi tiếng phải gửi thật nhiều bản thảo cho các nhà xuất bản, rồi chờ xem có được lên trang; một nhà báo giỏi phải đi thu thập thật nhiều thông tin nóng hổi rồi tức tốc đến tòa soạn viết bài, nộp tin…, tất cả đều phải thông qua kênh thông tin viết ra giấy rồi nộp bài. Và họ cũng ít khi được viết một sự thật trần trụi quá mức, được phô diễn hết mức cảm xúc của mình qua trang giấy, bởi độc giả không dễ chấp nhận như vậy (và cả những người biên tập).
Nhưng hiện nay, nếu đặt nền văn học mạng mới mẻ với những nhà văn dám nói lên cá tính của mình lên một chiếc cân thì chắc chắn, quan niệm trên đã dần bị xóa bỏ. Họ là Trần Thu Trang, Trang Hạ, Keng, Hà Kin, Giao Chi, Nguyễn Quang Lập,…những chàng trai, cô gái được coi là người tiên phong cho nền văn học mạng được biết đến chủ yếu thông qua kênh blog cá nhân. Họ là những người trẻ, rất trẻ, nếu tính từ năm 2005 – năm văn học mạng mới được người xem biết đến thì họ chỉ tầm độ tuổi từ 21-25, và mang đến nhiều suy nghĩ mới lạ cho văn học Việt Nam. Họ có thể viết truyện của chính họ trên blog, hay dịch các tác phẩm ở nước ngoài mà chủ yếu là Trung Quốc rồi in thành sách như Nhật ký tình yêu TIO (Trần Thu Trang), Khi nào anh thuộc về em (Cấn Vân Khánh)….
Trang Hạ, nổi tiếng là một dịch giả văn học mạng, mà đình đám là Xin lỗi em chỉ là con đĩ của Tào Đình. Nhưng cô còn nổi tiếng hơn với bức ảnh nằm dài trên mô tô như một tuyên ngôn “đời ta là những chuyến xe” được trưng bày ngạo nghễ trên blog cá nhân. Những đống lửa trên vịnh Tây Tử là tập truyện ngắn mang chất kí sự những vùng đất cô đã đi qua trên đất Đài Loan. Nơi đó có những con người, cảnh ngộ, và trên hết, là tâm trạng của một người đàn bà mỏng manh, yếu đuối, cô đơn vì đã trót chọn cho mình con đường phiêu lưu không dừng lại, đam mê tự do và khao khát tận hưởng, nhưng cũng sợ bị tổn thương và tuyệt vọng. Hình ảnh người đàn bà day dứt giữa nghĩa vụ và cá nhân Trang Hạ viết cũng chính là số đông phụ nữ chỉ dám mơ ước mà không dám thoát ra thực tế.
Ngô Thị Giáng Uyên, mà tác phẩm nổi tiếng là tập bút kí Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương, ghi lại cảm xúc đi qua mười bốn nước Châu Âu- Anh, Áo, Bỉ, Đức, Hà Lan, Hi Lạp, Liechtenstein, Pháp, Scotland, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Xứ Wales, Ý. Từng là một học sinh giỏi, nhận học bổng danh giá đi Anh học MBA ở đại học Southampton. Trong quá trình học, cô đi du lịch qua nhiều nước và viết. Từng trang viết là từng sự chăm chút nhưng chất du kí hiện rất rõ, đi để lang thang, để ăn những món ăn mình thích, để hít hà mùi cà phê mình ghiền, để chụp những tấm ảnh mình ao ước... Sự giản dị và tự nhiên ấy thu hút người đọc trẻ tuổi, truyền vào trong họ niềm đam mê du khảo, chinh phục và khám phá cuộc sống. Tác giả đem cái nữ tính, tươi trẻ của mình vào trang viết, không triết lí sâu sắc, không nghị luận khô khan, tả mà hóa ra kể, như là viết nhật kí.
Dương Thụy, tương tự như Ngô Thị Giáng Uyên, nhận học bổng đi Pháp du học, những khóa du học dài hạn và ngắn hạn tại Bỉ, Pháp, Anh... và sau khi tốt nghiệp cũng làm việc ở một số nước châu Âu không chỉ giúp cô trở thành một trong số ít cây bút trẻ có vốn tri thức dày dặn mà còn đủ vốn sống về mảng đề tài mà các nhà văn trong nước rất khó đụng đến: cuộc sống của giới sinh viên. Bước chân cô đặt chân trên hầu hết các nước châu Âu và một số nước châu Á. Ngoài những tập truyện ngắn, tiểu thuyết lấy bối cảnh nước ngoài như Cáo già, gái già và tiểu thuyết diễm tình, Oxford thương yêu, Bồ câu chung mái vòm, Hành trình những người trẻ... thì Venise và những cuộc tình gondola là tập bút kí du lịch đúng nghĩa khi cô đi qua các nước châu Âu như Pháp, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Áo... Viết trong tư thế của một người đi nhiều, học nhiều, ghi chép nhiều, hầu hết tác phẩm của Thụy đều có ít nhiều màu sắc báo chí (Dương Thụy từng làm việc như một nhà báo ở báo Hoa Học Trò) với nhiều chủ động đưa vào các thông tin về vùng đất, con người, cuộc sống của bối cảnh diễn ra câu chuyện. Qua tác phẩm của mình, cô muốn chia sẻ về những tâm tư của một người đi tìm kiến thức ở nơi xa, hạnh phúc nhiều nhưng khó khăn cũng không ít.
Đều là những nhà văn trẻ, từng đạt nhiều giải thưởng trong nước (Trang Hạ từng đạt giải Văn học tuổi xanh, Văn học tuổi 20..., Giáng Uyên đạt giải nhất thơ của tạp chí Áp Trắng...Dương Thụy đã có ba giải thưởng văn học... ), và có nghề nghiệp ổn định (Trang Hạ là phóng viên, Dương Thụy làm PR cho công ty dược phẩm Sanofi, Ngô Thị Giáng Uyên làm việc cho tập đoàn dược phẩm Wyeth), họ tìm đến việc viết văn như một nhu cầu chia sẻ, và những trang viết du kí của họ là một thôi thúc trong tâm hồn muốn khám phá thế giới. Chân dung họ phản ánh một lớp người trẻ xông xáo, năng động, vươn lên, hòa nhập toàn cầu mà vẫn không mất đi bản sắc, cá tính của mình
Cả một tập hợp những tác giả trẻ trên văn học mạng hầu như đều bước ra từ cuộc sống của những blogger. Họ chắc chắn phải thông thạo về Internet, phải biết tự chủ với chính những lời mình viết ra bởi chỉ một giây sau sẽ có ngay những lời nhận xét, bình phẩm về vấn đề đó. Việc tìm cho mình một phong cách riêng, một đề tài đúng “gu” của mình là không hề đơn giản. Vì vậy mà sự phong phú, đa dạng về nội dung trên văn học mạng cũng khá sôi nổi. Họ viết về những vấn đề gì, nội dung của những vấn đề đó ra sao sẽ được trình bày rõ hơn ở ngay mục II dưới đây.
KHÁI QUÁT NỘI DUNG VĂN HỌC MẠNG
Việc văn học mạng có phát triển như hiện nay một phần là do nó mới lạ về hình thức thể hiện (qua internet), nhưng một phần là do những nội dung trên đó có nhiều nét khác biệt về nội dung so với văn học viết thời trước. Nếu ở thời gian trước, văn học chủ yếu hướng về đất nước, nhân dân với hai cuộc chiến tranh khốc liệt của dân tộc thì bây giờ, văn học mạng đã có nhiều đề tài phong phú hơn, rộng mở hơn, đi sâu hơn vào đời sống, tâm tư tình cảm trong xã hội hiện đại. Có thể chia nội dung văn học mạng thành ba mảng đề tài lớn: 1. Tình yêu, 2.Đồng tính, tình dục, 3. Đề tài trinh thám, kinh dị.
Về mảng đề tài tình yêu, ta có thể thấy các tác giả trẻ ở văn học mạng khi viết thường xây dựng các tuyến nhân vật ít, nhiều tâm sự tự hỏi chính bản thân mình, tình cảm thường rối ren và có quan hệ với nhau giữa các nhân vật. Lấy ví dụ ở các tập truyện Chuyện tình New York – Hà Kin; Phải lấy người như anh - Trần Thu Trang, Tuyết đen – Giao Chi),… chủ yếu xoay quanh tình yêu đôi lứa và những cảm xúc, suy tư trước những vấn đề xã hội.
Về mảng đề tài đồng tính hay tình dục, Những đốm lửa trên vịnh Tây Tử (Trang Hạ), Dị bản (Keng), Cho em được gần em thêm chút nữa (Gào) có thể coi là những tác phẩm tiêu biểu viết về vấn đề khá nhạy cảm này. Lời văn của những câu chuyện có phần “hút” một lượng độc giả lớn đã gây nên nhiều sự tranh cãi trên diễn đàn văn học, cũng bởi nó đã quá nhạy cảm. Gần đây, có tiểu thuyết Sợi xích của Lê Kiều Như cũng viết về đề tài tình dục nhưng cuối cùng đã bị thu hồi lại bởi mức độ “phô” quá nhiều những từ ngữ nhạy cảm về chuyện thầm kín của vợ chồng. Thường khi viết về đề tài này, ví dụ như Những đốm lửa trên vịnh Tây Tử (Trang Hạ) chính là những trải nghiệm quý báu của cô về những năm tháng sống ở Đài Loan học tập và tiếp xúc, mới được độc giả coi như “tạm chấp nhận”.
Về mảng đề tài cuối cùng, đó là một đề tài nghe có vẻ như đã thu hút được một lượng độc giả nhất định đó là trinh thám và kinh dị. Năm 2009, sự xuất hiện tiểu thuyết trinh thám - kinh dị “Trại Hoa Đỏ” dày hơn 500 trang của Di Li được chú ý. Rất nhiều ý kiến đánh giá cao khả năng viết nhanh, lao vào một dòng văn sắp có nguy cơ “tiệt chủng” ở Việt Nam. Di Li được coi là nhà văn Việt Nam đầu tiên đặt bút viết về thể loại tiểu thuyết trinh thám kết hợp kinh dị. Hay có nhà văn trẻ Phan Hồn Nhiên rất “được lòng” các độc giả tuổi teen khi xuất bản một series truyện theo thể loại fantasy (một thể loại truyện kì ảo tưởng tượng) như Những đôi mắt lạnh, The Joker, Chuỗi hạt Azoth…Nội dung đi sâu vào vấn đề tình bạn, tình yêu ẩn đằng sau mỗi con chữ qua những trang văn vừa rùng mình lại thoáng chút hồi hộp.
Phần 2: SỰ PHÁT TRIỂN PHÊ BÌNH, NGHIÊN CỨU VĂN HỌC MẠNG
ª
NHÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC MẠNG
Họ là ai:
Khi nói đến cụm từ “nhà phê bình văn học”, người ta sẽ thường nghĩ đến đó là những người chuyên đi bình luận, bình phẩm các tác phẩm văn học trong nước và nước ngoài thông qua trang viết thường niên, và đó là những người có cái nhìn tổng thể rất rộng và lời văn sắc bén. Nhưng đối với văn chương trên mạng, các nhà phê bình văn học bỗng trở thành mới mẻ bởi sự phát triển của dòng văn học này chứ đủ lâu để tồn tại các chức danh riêng cho “nhà phê bình”. Nhưng ta hãy cứ định nghĩa “nhà phê bình văn học” rồi từ đó sẽ hiểu về “nhà phê bình văn học mạng”, tuy rằng có thể chưa được đầy đủ cho lắm. Bằng cách thông qua câu chuyện hài hước về một câu hỏi tưởng chừng như ngây ngô của đứa trẻ khi hỏi bố nó về định nghĩa một nhà phê bình văn học, ta chợt giật mình : “Ừ nhỉ, một cách đơn giản như vậy thôi sao, thật trẻ con!”. Đây là câu chuyện đã từng gây nhiều tranh cãi trong giới phê bình về nội dung lạ thường của nó…
Chân dung tác giả của câu chuyện biếm gây dư luận một thời
Bé Chích Chòe (*) học lớp hai. Ba của Bé Chích Chòe đang đọc báo. Bé sà vào ôm cổ Ba và ghé mắt đọc ké. Mới lẩm bẩm vài chữ, Bé hỏi Ba:
+ NHÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC là gì hở Ba ?
- Ờ ờ …
+ Là… Ờ Ờ hả Ba ?
- Không. Ba đang tìm cách trả lời cho con dễ hiểu. Ba kể chuyện này xong, con sẽ hiểu Nhà Phê Bình Văn học là gì. Chuyện vui ở quê mình thời đánh Mỹ.
Các chú bộ đội đóng quân trong một nhà dân. Các chú đang ăn cơm chiều. Một bạn bằng tuổi con đang chơi với em còn nhỏ. Bổng nhiên bạn ấy gọi:
+ Mạ ơi em ẻ !
- Đừng ỏm để mấy chú ăn con ! Mẹ bạn ấy trả lời.
Nghĩa là Mẹ của bạn ấy muốn nói: “Suỵt ! Các chú đang ăn cơm. Đừng gọi ầm lên như rứa mà làm các chú ăn cơm mất ngon”.
Chỉ đơn giản thế thôi. Nhưng một chú trong bàn ăn nghe thế thì làm toáng lên. Chú ấy nghĩ là Mẹ của bạn nhỏ ấy “chơi xỏ” các chú ấy bằng câu nói “đừng ỏm để mấy chú ăn”. Rồi chú ấy nói là Mẹ của bạn ấy thiếu văn hóa, mất lịch sự, quê mùa. Chú ấy nói “trời đánh còn tránh bữa ăn” là. Vân vân và vân vân. Đó, “Nhà Phê bình văn học” là thế con ạ.
+ A ! Con hiểu rồi. Hôm qua con nghe Ba nói với Mẹ: “chuyện bé xé ra to”. Nhà Phê bình văn học là người hay “xé chuyện nhỏ thành chuyện to”. Đúng không Ba ?
- Ừ. Gần đúng như thế !
+ Sao lại “gần đúng” hở Ba ? Ba vừa kể sự tích ra đời của Nhà Phê bình văn học mà ? Thế, sau đó Mẹ bạn ấy có giải thích cho chú ấy hiểu không?
- Không. “Gần đúng” là không hoàn toàn đúng y như rứa. Cô ấy không để ý vì còn bận công việc.
Mà chú ấy cũng chỉ nói trong mâm cơm thôi. Cũng có chú hiểu ý của Mẹ bạn đó và giải thích cho chú ấy. Chú khác thì bênh ý kiến chú kia. Rồi có chú bảo vệ ý kiến chú này. Thế là các chú cãi nhau ỏm tỏi cho đến hết buổi tối.
+ Sao thế nhỉ ? Các chú ấy phức tạp nhỉ? Như vậy,… chuyện bé tí mà xé ra to thế thì gọi là gì hở Ba?
- Gọi là “diễn đàn văn học” con ạ!
+ A ! Con hiểu rồi. Chuyện không có gì mà “cãi nhau ỏm tỏi” gọi là DIỄN ĐÀN VĂN HỌC.
-Thế,… giờ ra chơi thỉnh thoảng con và các bạn chia hai phe cãi nhau ỏm tỏi, có gọi là “diễn đàn văn học” được không ạ ?
- Có thể. Nhưng tụi con còn nhỏ nên người ta gọi là “diễn đàn chí chóe” của con nít. Hôm sau ngủ dậy quên hết chuyện cũ và đến lớp lại chơi với nhau. Nhà Phê bình văn học họ không như tụi con. Họ học nhiều, đọc nhiều nên họ nhớ dai và không chịu thua nên cứ cãi nhau hoài. Họ cãi nhau các hội nghị chưa xong họ đưa lên báo, lên mạng cãi tiếp.
…..+ Sao người lớn phức tạp thế hở Ba ?
- Không phức tạp không phải là người lớn con ạ. Người lớn sợ gọi nhau là “đứa con nít nhiều tuổi”.
….+ Thế ngày nào các bạn con cũng cãi nhau thì sau này có trở thành “Nhà Phê bình văn học”, không Ba ?
- Không chắc. Nhưng có thể trở thành… thầy cãi. Là Luật sư đó. Thôi, con đi chơi đi. Ba không muốn con trở thành Nhà Triết học sớm quá ! + Luật sư là thầy cãi. Thế Nhà triết học là gì ạ ?
- Thôi ! Thôi để Ba đọc đã. Hôm sau ba trả lời. OK? Đi chơi đi…
Chú thích (*): Bé Chích Chòe là tên biếm họa, không phải là nhân vật thật
Đọc xong câu chuyện này, chắc hẳn ai cũng phải phì cười vì độ hài hước của nó. Một nhà phê bình văn học lại đem so sánh với thầy…cãi (luật sư) và là một người chuyên đem “chuyện bé xé ra to”. Thế nhưng khi nhìn nhận vấn đề một cách nghiêm túc, ta có thể tổng kết rằng: những nhà phê bình văn học là những người đang ngồi trên một bàn tròn văn học để cùng bình luận, phân tích các khía cạnh khác nhau của một tác phẩm hay nhiều tác phẩm văn học. Mỗi người sẽ có một quan điểm khác nhau, một nhận định khác nhau, có thể đôi lúc gây ra những bất đồng quan điểm hay đồng thuận thì nó cũng trở thành một DIỄN ĐÀN VĂN HỌC. Các nhà phê bình văn học mạng cũng vậy. Họ cũng bình luận, bình bàn các tác phẩm, mổ xẻ các con chữ, các tầng ý nghĩa mà nhà văn muốn nhắn gửi. Họ khác các nhà phê bình giấy ở chỗ là họ sử dụng Internet làm công cụ trực tiếp cho các bài bình luận của mình. Họ thường là những người còn rất trẻ (Trần Ngọc Hiếu, Cao Việt Dũng, Trang Hạ, Nhà văn Ngô Thảo, Inrasara, các nhà xuất bản…) nhưng những lời bình của họ về văn học mạng vẫn có những ý kiến khá sắc nét.
Nguyên nhân họ có sự quan tâm đến văn học mạng:
Văn học mạng mang đến hơi thở của cuộc sống hiện đại. Đó có thể là những vấn đề khá mới mẻ mà các tác phẩm trước đây của nền văn học viết chưa đề cập tới nhiều. Đôi khi đơn giản chỉ là những cảm xúc rất riêng của cá nhân tác giả. Sự phát triển nhanh chóng của mạng lưới Internet đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của văn học mạng trong những năm gần đây. Các tác phẩm trên mạng được đăng tải trên các diễn đàn văn học hay những blog cá nhân, thu hút sự quan tâm của nhiều cư dân mạng. Việc gây được tiếng vang lớn trong lòng độc giả đã khiến cho các tác phẩm này trở thành đề tài mới mẻ cho giới phê bình nghiên cứu nhìn nhận và đánh giá, góp phần cho các tác phẩm ra đời sau này ngày càng hoàn thiện hơn. Đó chỉ là một trong nhều lí do mà khiến cho các nhà phê bình nghiên cứu quan tâm đến văn học mạng.
Sự ra đời hàng loạt của các tác phẩm trên mạng khiến cho nền văn học mạng bị bão hòa, chưa tạo được điểm nhấn, bản sắc cho riêng mình. Các nhà nghiên cứu phê bình nên vào cuộc, đóng góp ý kiến của giới chuyên môn để các tác giả trẻ lựa chọn cho mình được con đường đi đúng đắn và phù hợp nhất.
Cũng có thể mảnh đất màu mỡ này còn tiềm ẩn bao điều mới mẻ chưa được khám phá. Nó có những góc cạnh rất mới và rất riêng đòi hỏi người đọc phải tự suy ngẫm và nhìn nhận vấn đề theo nhiều chiều hướng khác nhau. Nghiên cứu một tác phẩm để tìm thấy những giá trị quý báu mà tác giả muốn gửi gắm. Phê bình để làm nổi bật rõ những mặt mạnh và mặt yếu của một tác phẩm. Từ đó để góp phần cho các tác phẩm ra đời sau này ngày càng hoàn thiện hơn.
Xã hội luôn không ngừng vận động và phát triển. Và văn học cũng không nằm ngoài quy luật đó. Văn học cũng chuyển mình đổi mới, tiếp thu những giá trị mới mẻ của cuộc sống hiện đại. Các nhà nghiên cứu phê bình chuyên môn hãy tìm cho mình một mảnh đất mới để kiếm tìm thêm những giá trị văn học đích thực, làm giàu có thêm truyền thống văn học lâu đời.
NỘI DUNG CHÍNH CỦA SỰ NGHIÊN CỨU, LÍ LUẬN VĂN HỌC MẠNG
Nhận xét về những cây bút trẻ hiện nay trên văn học mạng
Một đặc điểm chung của những nhà văn trên mạng là họ dường như rất thích bộc lộ những quan điểm riêng và những suy nghĩ của mình về các sự việc trong cuộc sống. Một chiếc lá thu rơi cuối mùa, một ánh mắt đi ngang qua cũng đủ làm cho họ viết nên câu chuyện tình đậm chất cái tôi cá nhân. Nhưng tuy vậy, dường như mỗi người vẫn có một cái tôi riêng, một định kiến riêng về công việc viết văn trên mạng của mình. Tác giả Doãn Dũng nếu ngày trước rất thích gửi các truyện của mình lên báo tạp chí, bất kể bài hay hay không hay và lại rất ghét sự chờ đợi bài mình vì không thấy được đăng thì tác giả của Dị Bản (Keng) lại không ưa hình thức ấy. Cô đòi hỏi sự toàn vẹn trong con chữ, nhiều người nói tác phẩm của cô chỉ là sự phù phiếm nhưng nó lại chính là những gì bước ra từ cuộc sống thật của chính cô. Trang Hạ đi lên từ những trang bản dịch của Trung Quốc (Xin lỗi em chỉ là con đĩ, Mẹ điên…) và 4 triệu lượt người đọc trên blog đã chứng tỏ sức hút của các tác phẩm đến từ văn học mạng đã cuốn hút đến thế nào. Phan An với tự nhận mình là nhà lãng mạn quạnh quẽ đã tuyên bố không thích việc PR truyện của…chính mình, mà chỉ có thể PR cho truyện của người khác!. Nhưng dù anh có nhiều bạn bè cả trên mạng lẫn ngoài đời nhưng sao vẫn thấy quạnh quẽ bên đời!. Và một nhân vật khác cũng từng “làm mưa làm gío” không chỉ ở Việt Nam mà còn được dịch ra bản tiếng Anh và tặng kèm đĩa CD thì đấy chỉ có thể là Hà Kin với Chuy