Luận văn Đặc điểm sinh học của một số loài thuộc họ cá bống phân bố ở tỉnh Trà Vinh

Cá bống là một trong những loài phân bố rất rộng rãi và có sản lượng tương đối cao ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiện hiện nay do nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người dân đặc biệt là bộ phận dân nghèo, trong khi đó nguồn cung cấp này chủ yếu từ khai thác ngoài tự nhiên. Và cá bống là một trong những loài được khai thác nhiều, dẫn đến nguồn tàinguyên này có nguy cơ cạn kiệt. Đề tài:“Đặc điểm sinh học của một số loàicá thuộc họ cá bống phân bố ở tỉnh Trà Vinh”được tiến hành từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 5 năm 2009 với mục tiêu xác định thành phần loài và tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của các loài cá thường gặp thuộc họ cá bống phân bố ở tỉnh Trà Vinh nhằm làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về nuôi trồng và quản lý nguồn lợi thủy sản.Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm quản lý và bảo vệ nguồn lợi cá Bống trong tương lai. Qua kết quả nghiên cứu đã xác định được 16 loài cá bống thuộc bộ cá Vược (Perciformes).Trong đó, có 5 loài thuộc họ Eleotridae: Cá bống Trân (Butis butis), Cá bống Cửa (Butis koilomatodon), Cá bống Dừa (Oxyeleotris urophthalmus), Cá bống Trứng(Eleotris balia), Cá bống Tượng (Oxyeleotris marmoratus) và 11 loài thuộc họ Gobiidae: Cá bống chấm bụng (Acentrogobius chlorostigmatoides), Cá bống chấm thân (Acentrogobius viridipunctatus), Cá bống Gia Nét (Aulopareia janeta), Cá bống Cát (Glossogobius giuris), Cá bống kèo vẩy to (Parapocryptes serperaster), Cá bống kèo vẩy nhỏ (Pseudapocryptes elongatus), Cá bống sao (Boleophthalmus boddarti), cá Lưỡi Búa ( Taenioides gracilis), bống kèo Đỏ (Taenioides nigrimarginatus), cá bống Vảy cao (Trypauchen vagina), cá bống (Gobiopsis macrostoma). Trong đó, cá bống Tượng là loài có kích thước to nhất, loài có kích thước nhỏ nhất là cá bốngTrứng cũng là loài chiếm số lượng mẫunhiều nhất (13,89% tổng số loài).

pdf138 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3319 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm sinh học của một số loài thuộc họ cá bống phân bố ở tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGÔ TRÚC BÌNH ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI THUỘC HỌ CÁ BỐNG PHÂN BỐ Ở TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGÔ TRÚC BÌNH ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA MỘT SỐ LOÀI THUỘC HỌ CÁ BỐNG PHÂN BỐ Ở TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts.TRẦN ĐẮC ĐỊNH Ks.LÊ THỊ NGỌC THANH 2009 MỤC LỤC Trang Lời cảm tạ……………………………………………………………………... i Tóm tắt………………………………………………………………………… ii Danh sách bảng………………………………………………………………… iii Danh sách hình………………………………………………………………… iv Chương 1: Giới thiệu…………………………………………………………... 1 1.1 Đặt vấn đề…………………………………………………………... 1 1.2 Mục tiêu của đề tài………………………………………………….. 3 1.3 Nội dung của đề tài………………………………………………….. 3 Chương 2: Tổng quan tài liệu…………………………………………………. 4 2.1 Nguồn lợi thủy sản nước ngọt Việt Nam…………………………… 4 2.2 Nguồn lợi thủy sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long ……………… 5 2.3 Tổng quan về tỉnh Trà Vinh……………………………………….. 6 2.4.1 Điều kiện tự nhiên của tỉnh Trà Vinh………………………… 6 2.4.2 Nguồn lợi thủy sản tỉnh Trà Vinh…………………………….. 7 2.4 Tình hình nghiên cứu cá bống……………………………………..... 7 2.5 Đặc điểm phân loại của cá bống…………………………………….. 8 2.6 Đặc trưng phân bố của cá bống……………………………………... 8 2.7 Đặc điểm phân loại của 1 số loài cá bống…………………………... 8 2.7.1 Họ Eleotridae……………………………………………...…. 8 2.7.2 Họ cá bống trắng Gobiidae…………………………………… 11 Chương 3: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu……………………………… 17 3.1 Địa điểm ………………………..………………………………….. 17 3.2 Thời gian thực hiện đề tài……………………………………………17 3.3 Vật liệu nghiên cứu………………………………………………… 17 3.4 Phương pháp nghiên cứu……………………………………………. 17 3.4.1 Phương pháp thu và xử lý mẫu………………………………... 17 3.4.2 Các chỉ tiêu nghiên cứu hình thái cá………………………….. 19 3.4.3 Tương quan chiều dài và trọng lượng………………………… 19 3.4.4 Phương pháp nghiên cứu sinh học sinh sản…………………… 20 3.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu…………………………….. 23 Chương 4: Kết quả và thảo luận……………………………………………….. 24 4.1 Thành phần loài cá bống phân bố ở tỉnh Trà Vinh…………………. 24 4.2 Một số chỉ tiêu sinh học ……………………………………………. 31 4.2.1 Mối tương quan giữa chiều dài và trọng lượng………………..31 4.2.2 Đặc điểm sinh học 1 số loài cá bống ở Trà Vinh………………34 Chương 5: Kết luận và đề xuất………………………………………………… 65 5.1 Kết luận ……………………………………………………………. 65 5.2 Đề xuất……………………………………………………………… 65 Tài liệu tham khảo…………………………………………………………….. 66 Phụ lục………………………………………………………………………… 67 i LỜI CẢM TẠ Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy Trần Đắc Định đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Võ Thành Toàn, Thầy Mai Viết Văn, Thầy Trần văn Việt và anh Trần Xuân Lợi đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Thường là cố vấn học tập lớp Quản lý nghề cá khóa 31 đã dìu dắt chúng em cho đến tận ngày hôm nay. Xin cảm ơn tập thể các thầy cô khoa thủy sản và các bạn lớp Quản lý nghề cá khóa 31 đã nhiệt tình giúp cũng như động viên em trong suốt thời gian học tập tại trường cũng như trong thời gian nghiên cứu đề tài này. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan chính quyền địa phương huyện Châu Thành, Cầu Ngang và Duyên Hải tỉnh Trà Vinh để đề tài nghiên cứu này hoàn thành thuận lợi. Xin chân thành cảm ơn! ii TÓM TẮT Cá bống là một trong những loài phân bố rất rộng rãi và có sản lượng tương đối cao ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiện hiện nay do nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người dân đặc biệt là bộ phận dân nghèo, trong khi đó nguồn cung cấp này chủ yếu từ khai thác ngoài tự nhiên. Và cá bống là một trong những loài được khai thác nhiều, dẫn đến nguồn tài nguyên này có nguy cơ cạn kiệt. Đề tài:“Đặc điểm sinh học của một số loài cá thuộc họ cá bống phân bố ở tỉnh Trà Vinh” được tiến hành từ tháng 12 năm 2008 đến tháng 5 năm 2009 với mục tiêu xác định thành phần loài và tìm hiểu một số đặc điểm sinh học của các loài cá thường gặp thuộc họ cá bống phân bố ở tỉnh Trà Vinh nhằm làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về nuôi trồng và quản lý nguồn lợi thủy sản. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm quản lý và bảo vệ nguồn lợi cá Bống trong tương lai. Qua kết quả nghiên cứu đã xác định được 16 loài cá bống thuộc bộ cá Vược (Perciformes).Trong đó, có 5 loài thuộc họ Eleotridae: Cá bống Trân (Butis butis), Cá bống Cửa (Butis koilomatodon), Cá bống Dừa (Oxyeleotris urophthalmus), Cá bống Trứng (Eleotris balia), Cá bống Tượng (Oxyeleotris marmoratus) và 11 loài thuộc họ Gobiidae: Cá bống chấm bụng (Acentrogobius chlorostigmatoides), Cá bống chấm thân (Acentrogobius viridipunctatus), Cá bống Gia Nét (Aulopareia janeta), Cá bống Cát (Glossogobius giuris), Cá bống kèo vẩy to (Parapocryptes serperaster), Cá bống kèo vẩy nhỏ (Pseudapocryptes elongatus), Cá bống sao (Boleophthalmus boddarti), cá Lưỡi Búa ( Taenioides gracilis), bống kèo Đỏ (Taenioides nigrimarginatus), cá bống Vảy cao (Trypauchen vagina), cá bống (Gobiopsis macrostoma). Trong đó, cá bống Tượng là loài có kích thước to nhất, loài có kích thước nhỏ nhất là cá bống Trứng cũng là loài chiếm số lượng mẫu nhiều nhất (13,89% tổng số loài). Qua kết quả chạy tương quan chiều dài và trọng lượng cho thấy đa số các loài đều có mối tương quan chặt chẽ giữa chiều dài và trọng lượng. Trong đó cao nhất là loài Eleotris balia với hệ số tương quan R2=0,9837, thấp nhất là loài Pseudapocryptes elongatus với R2=0,8236. Giai đoạn phát triển của tuyến chỉ dục của đa số các loài chỉ đạt đến III, một số loài buồng trưng đạt đến giai đoạn IV như: Butis koilomatodon, Acentrogobius viridipunctatus, Acentrogobius chlorostigmatoides…Trong đó, loài Acentrogobius viridipunctatus có số mẫu đạt đến giai đoạn IV nhiều nhất, cho nên chỉ xác định được sức sinh sản của một số loài. Mức độ tích lũy năng lượng của các loài biến động theo thời gian. Trong đó, cao nhất là loài Pseudapocryptes elongatus (8,22-9,46%), thấp nhất là loài Butis butis (1,90-2,72%). iii DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1 Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản Việt Nam………………………… 4 Bảng 2.2 Sản lượng khai thác ở Đồng bằng sông Cửu Long ……………………….. 5 Bảng 3.1 Bậc thang thành thục sinh dục……………………………………………. 20 Bảng 4.1 Số lượng và tỷ lệ % các loài thuộc họ Eleotridae………………………... 25 Bảng 4.2: Số lượng và tỷ lệ % các loài thuộc họ Gobiidae…………………………. 26 Bảng 4.3 Thành phần loài cá Bống xuất hiện ở Trà Vinh………………………….. 28 Bảng 4.4 Số lượng và địa bàn cá bống xuất hiện ở Trà Vinh……………………….. 29 Bảng 4.5 Các hệ số tương quan chiều dài tổng và trọng lượng………………………32 Bảng 4.6 So sánh tương quan chiều dài- trọng lượng Với Fishbase (2008)………… 33 Bảng 4.7 Tỷ lệ (%) các giai đoạn thành thục của cá kèo vẩy nhỏ…………………… 35 Bảng 4.8 Chỉ số thành thục GSI (%) của cá kèo vảy nhỏ…………………………… 37 Bảng 4.9 Hệ số tích lũy năng lượng HSI (%) của cá Kèo vảy nhỏ…………………. 38 Bảng 4.10 Tỷ lệ (%) các giai đoạn thành thục của Acentrogobius Chlorostigmatoide41 Bảng 4.11 Chỉ số thành thục GSI (%) và độ lệch chuẩn của loài Acentrogobius Chlorostigmatoide…………………………………………………………………… 42 Bảng 4.12 Hệ số tích lũy năng lượng HSI (%) và độ lệch chuẩn của Acentrogobius Chlorostigmatoide…………………………………………………………………… 43 Bảng 4.13 Sức sinh sản Acentrogobius Chlorostigmatoide………………………... 43 Bảng 4.14 Tỷ lệ (%) các giai đoạn thành thục của loài Butis butis…………………. 45 Bảng 4.15 Chỉ số thành thục GSI (%) và độ lệch chuẩn của loài Butis butis……….. 46 Bảng 4.16 Hệ số tích lũy năng lượng HSI (%) và độ lệch chuẩn của Butis butis….. 48 Bảng 4.17 Sức sinh sản tương đối và tuyệt đối của loài Butis butis………………. 49 Bảng 4.18 Tỷ lệ (%) các giai đoạn thành thục của loài Butis koilomatodon……….. 51 Bảng 4.19 Chỉ số thành thục GSI (%) và độ lệch chuẩn của loài Butis koilomatodon 52 Bảng 4.20 Hệ số tích lũy năng lượng HSI (%) và độ lệch chuẩn của loài Butis koilomatodon………………………………………………………………………… 54 Bảng 4.21 Sức sinh sản tương đối và tuyệt đối của loài Butis koilomatodon………. 55 Bảng 4.22 Tỷ lệ (%) các giai đoạn thành thục của loài Acentrogobius viridipunctatus………………………………………………………………………. 56 Bảng 4.23 Chỉ số thành thục GSI (%) và độ lệch chuẩn của loài Acentrogobius viridipunctatus………………………………………………………………………. 58 Bảng 4.24 Hệ số tích lũy năng lượng HSI (%) và độ lệch chuẩn của Acentrogobius viridipunctatus………………………………………………………………………. 59 Bảng 4.25 Sức sinh sản của loài Acentrogobius viridipunctatus……………… 60 iv DANH SÁCH HÌNH Hình 3.1: Bản đồ khu vực nghiên cứu .......................................................................17 Hình 4.1 Tỷ lệ (%) thành phần loài thuộc các họ cá bống phân bố ở Trà Vinh ..........24 Hình 4.2 Tỷ lệ (%) các loài thuộc họ Eleotridae phân bố ở Trà Vinh........................25 Hình 4.3 Tỷ lệ (%) các loài thuộc họ Gobiidae phân bố ở tỉnh Trà Vinh ...................27 Hình 4.4 Tương quan giữa chiều dài tổng (TL) và tổng trọng lượng (W) loài Pseudapocryptes elongatus .......................................................................................34 Hình 4.5 Tương quan giữa chiều dài chuẩn (SL) và tổng trọng lượng (W) loài Pseudapocryptes elongatus .......................................................................................35 Hình 4.6 Tỷ lệ (%) các giai đoạn thành thục của cá kèo vẩy nhỏ ..............................36 Hình 4.7 Chỉ số thành thục (GSI) của cá kèo vẩy nhỏ (con cái).................................37 Hình 4.8 Chỉ số thành thục (GSI) của cá Kèo vẩy nhỏ (con đực)...............................38 Hình 4.9 Hệ số tích lũy năng lượng (HSI) của cá Kèo vẩy nhỏ...............................39 Hình 4.10 Tương quan giữa chiều dài tổng (TL) và tổng trọng lượng (W) loài Acentrogobius Chlorostigmatoide.............................................................................40 Hình 4.11 Tương quan giữa chiều dài chuẩn (SL) và tổng trọng lượng (W) loài Acentrogobius Chlorostigmatoide.............................................................................40 Hình 4.12 Tỷ lệ (%) các giai đoạn thành thục của loài Acentrogobius Chlorostigmatoide ....................................................................................................41 Hình 4.13 Tương quan giữa chiều dài tổng (TL) và tổng trọng lượng (W) loài Butis Butis.........................................................................................................................44 Hình 4.14 Tương quan giữa chiều dài chuẩn (SL) và tổng trọng lượng (W) loài Butis Butis.........................................................................................................................45 Hình 4.15 Tỷ lệ (%) các giai đoạn thành thục của loài Butis butis.............................46 Hình 4.16 Chỉ số thành thục (GSI) của loài Butis butis (con cái)...............................47 Hình 4.17 Chỉ số thành thục (GSI) của loài Butis butis (con đực) .............................47 Hình 4.18 Mức độ tích lũy năng lượng (HSI) của loài Butis butis .............................48 Hình 4.19 Tương quan giữa chiều dài tổng (TL) và tổng trọng lượng (W) loài Butis koilomatodon ..................................................................................................50 Hình 4.20 Tương quan giữa chiều dài chuẩn (SL) và tổng trọng lượng (W) loài Butis koilomatodon ..................................................................................................50 Hình 4.21 Tỷ lệ (%) các giai đoạn thành thục của loài Butis koilomatodon...............51 Hình 4.22 Chỉ số thành thục (GSI) của loài Butis koilomatodon ...............................53 Hình 4.23 Chỉ số thành thục (GSI) của loài Butis koilomatodon ...............................53 Hình 4.24 Hệ số tích lũy năng lượng (HSI) của loài Butis koilomatodon ..................54 Hình 4.25Tương quan giữa chiều dài tổng (TL) và tổng trọng lượng (W) loài Acentrogobius viridipunctatus ..................................................................................55 Hình 4.26 Tương quan giữa chiều dài chuẩn (SL) và tổng trọng lượng (W) loài Acentrogobius viridipunctatus ..................................................................................56 Hình 4.27 Tỷ lệ (%) các giai đoạn thành thục của loài Acentrogobius viridipunctatus .................................................................................................................................57 Hình 4.28 Chỉ số thành thục (GSI) của loài Acentrogobius viridipunctatus (con cái) ………………………………………………………………………………………..58 Hình 4.29 Chỉ số thành thục (GSI) của loài Acentrogobius viridipunctatus(con đực) 59 Hình 4.30 Hệ số tích lũy năng lượng (HSI) của loài Acentrogobius viridipunctatus ..60 v Hình 4.31 Tương quan giữa chiều dài tổng (TL) vàới sức sinh sản (F) của loài Acentrogobius viridipunctatus ..................................................................................62 Hình 4.32 Tương quan giữa trọng lượng với sức sinh sản (F) của loài Acentrogobius viridipunctatus..........................................................................................................62 Hình 4.33 Tương quan giữa trọng lượng buồng trứng với sức sinh sản (F) của loài Acentrogobius viridipunctatus………………………………………………………..63 vi 1 Chương I GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Việt Nam là một nước thuộc Bắc bán cầu với hình dạng chữ S, nằm trên trục giao thông của nhiều quốc gia nên chiếm một vị trí đặc biệt trong kinh tế và chính trị trong khu vực Đông Nam Á. Được mệnh danh là một vùng đất với “rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu”, trong đó thủy sản được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Đồng bằng sông Cửu Long gồm 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương với 17 triệu dân là một trong bảy vùng kinh tế trọng điểm quan trọng nằm ở cực Nam.Tổng diện tích tự nhiên khoảng 39.747 km2, chiếm 12% diện tích cả nước. Khí hậu ổn định, nhiệt độ trung bình 280C, chế độ nắng cao, số giờ nắng trung bình từ 2.226-2.790 giờ, ít xảy ra thiên tai đặc biệt là bão. Nguồn nước lấy từ 2 nguồn chính là sông Mêkông và nước mưa. Hàng năm sông Mêkông chảy qua đem lại lượng nước bình quân khoảng 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150-200 triệu tấn phù sa. Có vùng đặc quyền kinh tế rộng khoảng 360.000 km2, chiếm 37% tổng diện tích vùng đặc quyền kinh tế của cả nước và hàng trăm đảo lớn nhỏ thuộc hai ngư trường trọng điểm là Đông và Tây Nam Bộ. Toàn vùng có khoảng 750 km chiều dài bờ biển, chiếm khoảng 23% tổng chiều dài bờ biển toàn quốc với 22 cửa sông, lạch và hơn 800.000 ha bãi triều, hệ thống sông ngòi chi chít. Chính những đặc điểm trên đã tạo cho Đồng bằng sông Cửu Long đa dạng về kiểu môi trường sinh thái: mặn, lợ, ngọt; tạo ra một thảm thực vật và một quần thể động vật phong phú và đa dạng với năng suất sinh học cao nhưng có tính đồng nhất tương đối trong toàn vùng. Đó là điều kiện thuận lợi để tổ chức sản xuất và phát triển sản xuất hàng hóa thủy sản tập trung. Trà Vinh là một tỉnh nằm ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm 1 thị xã (thị xã Trà Vinh) và 7 huyện (Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải) với tổng diện tích khoảng 2.369 km2 và dân số là 1.003.300 người nằm ở hạ lưu sông Mêkông được bao bọc bởi sông Tiền và sông Hậu, phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre, phía Tây và Tây Bắc giáp Vĩnh Long và Cần Thơ, phía Tây Nam giáp Sóc Trăng, phía Đông giáp biển Đông. Là một tỉnh đồng bằng giáp biển, nền kinh tế của Trà Vinh chủ yếu dựa vào trồng lúa và đánh bắt hải sản. Nơi đây có nhiều bãi chim, vùng nuôi tôm cá…Trà Vinh là một dải đồng bằng ven biển bao gồm vùng châu thổ được hình thành 2 lâu đời và những vùng đất trẻ mới bồi.Trà Vinh không có núi chỉ toàn là đồng bằng thấp với hàng trăm gò, gồng đất và mạng lưới kênh rạch chằng chịt chảy khắp nơi. Hai sông chính của tỉnh là sông Cổ Chiên và Hậu Giang. Sông Cổ Chiên chảy dọc theo biên giới với tỉnh Khánh Hòa, rồi chảy ra cửa Cung Hầu. Sông Hậu Giang cũng chảy dọc theo phía Nam tỉnh Ba Xuyên và đổ ra cửa Định An. Các kênh rạch đáng kể là kinh Bà Liêu, Rạch Ba Túc…Trà Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nóng ẩm quanh năm, khí hậu chia làm hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Trà Vinh sử dụng 29.187 ha đất để nuôi trồng thủy sản, chiếm 12,7% diện tích tự nhiên. Trong đó, đất nuôi trồng thủy sản nước lợ và mặn là 28.036,93 ha (chiếm 96% đất nuôi trồng thủy sản) phân bố chủ yếu tai 17 xã thuộc 4 huyện: Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải và Châu Thành. Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt 1.151 ha phân bố ở các xã còn lại.Tuy nhiên, sản lượng khai thác hiện đã vượt quá ngưỡng cho phép và điều kiện môi trường luôn biến động bất ngờ ảnh hưởng trực tiếp làm cho thành phần loài và sản lượng cũng theo đó mà biến đổi để thích nghi hơn với điều kiện môi trường đặc biệt là các loài có khả năng chịu đựng kém. Do đó để đưa ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì việc quy hoạch, đầu tư để phát triển nuôi trồng thủy sản là việc làm cần thiết và cấp bách. Trong đó việc thường xuyên khảo sát lại thành phần loài và phân bố của các loài là rất quan trọng kể cả những loài không mang lại giá trị kinh tế cao như một số loài trong họ cá bống. Đa phần các loài cá bống đều có kích thước nhỏ và không có giá trị kinh tế cao như những loài cá khác nhưng lại phân bố rộng rãi ở Đồng bằng sông Cửu Long với sản lượng tương đối nhiều lại phù hợp với khẩu vị của người dân Đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt họ cá Bống (Gobiidae) là một trong những loài cá góp phần rất đáng kể trong vấn đề giải quyết nhu cầu lương thực thực phẩm cho dân số ngày càng tăng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Trà Vinh nói riêng, nhất là những hộ dân có thu nhập thấp và người dân sống ở các vùng nông thôn. Cho nên vấn đề nghiên cứu loài cá này là rất cần thiết để đánh giá lại tình trạng nguồn lợi cá bống hiện nay nhằm tìm ra những giải pháp, định hướng quản lý, khai thác, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi cá bống ở tỉnh Trà Vinh nói riêng và Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến đề tài “Đặc điểm sinh học của một số loài cá thuộc họ cá bống phân bố ở tỉnh Trà Vinh ” được tiến hành. 3 1.2 Mục tiêu của đề tài Đề tài thực hiện nhằm xác định thành phần loài và một số đặc điểm sinh học của các loài cá thường gặp thuộc họ cá bống phân bố ở tỉnh Trà Vinh nhằm làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về nuôi trồng và quản lý nguồn lợi thủy sản. 1.3 Nội dung của đề tài Gồm 2 nội dung 1.3.1 Xác định các chỉ tiêu về hình thái, định danh các loài cá bống thường gặp phân bố ở tỉnh Trà Vinh. 1.3.2 Xác định một số chỉ tiêu sinh học (Tương quan chiều dài và trọng lượng, mức độ thành thục sinh dục, mức độ tích lũy năng lượng và sức sinh sản) của các loài cá bống thuộc phân bố ở tỉnh Trà Vinh. 4 Chương II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Nguồn lợi thủy sản nước ngọt Việt Nam Theo thống kê, tổng diện tích có thể nuôi trồng thủy sản trong cả nước là 1.379.038 ha. Đến nay, đã thống kê được 544 loài cá, thuộc 288 giống, 57 họ và 18 bộ, được đánh giá là một quốc gia đa dạng sinh học về cá nước ngọt cao trong khu vực (Mai Viết Văn, 2006). Bảng 2.1 Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản Việt Nam ĐVT: Nghìn ha Diện tích 2000 2001 2002 2003 2004 Tổng số 641,9 755,2 795,7 867,6 904,9 Diện tích nước mặn lợ 397,1 502,2 556,1 612,8 636,3 Nuôi cá 50,0 24,7 14,3 13,1 10,3 Nuôi tôm 324,1 454,9 509,6 574,9 596,5 Nuôi hỗn hợp và TS khác 22,5 22,4 31,9 24,5 29,0 Ươm nuôi giống TS 0,5 0,2 0,3 0,3 0,5 Diện tích nước ngọt 244,8 253,0 241,6 254,8 268,6 Nuôi cá 225,4 228,9 245,9 245,9 257,7 Nuôi tôm 16,4 21,8 6,6 5,5 6,7 Nuôi hỗn hợp và TS khác 2,2 0,5 0,4 1,0 2,0
Luận văn liên quan